Bắt chước mấy anh nhà báo, dù là “Báo chữ to” mình cũng phải “giật tít” thế này cho hoành tráng, Tết rồi!
Số là ngày xưa, nhờ có cơ duyên mà tôi được một môn đệ ( chứ không phải võ sư) truyền cho ngón võ chân truyền của môn phái “ Ẩm thực CHOLON”. Bí kíp này tuy đơn giản nhưng rất hiệu quả. Thôi thì năm hết tết đến xin bật mí cùng AE kẻo để lâu mai một, thất truyền thì uổng.
Gần như “mặc định”, Tết bao giờ cũng đi kèm “Thịt mỡ - dưa hành – câu đối đỏ”. Dưa hành là món không thể thiếu để làm nên cái ngon, cái ấm cúng , đậm đà của hương vị tết. AE ta thường chỉ xử lý khâu cuối - “ kiểm tra chất lượng” nên chưa chắc đã biết cái sự nhiêu khê của nó. Thôi thì tôi cứ giới thiệu “võ ta “ so với “võ tàu". Ae tự so sánh và kết luận.
“Võ ta”: Ta thường dùng củ hành khô, cắt rễ, bóc lớp vỏ ngoài, rửa sạch, phơi nắng cho khô, đem bỏ vào keo. Đổ ngập dung dịch nước dấm, đường , muối rồi ép chìm hành xuống gài lại, đậy nắp. Như vậy chỉ cần chờ ít hôm là có thể lôi ra chén được. Đó là trên lý thuyết, thực tế để dưa hành giòn, ngon còn cần một vài thủ thuật, nếu không dưa rất dễ bị hỏng như để lâu sẽ bị mềm, ủng lên men…Và dở nhất là toàn bộ “lô hàng” ở vào thế bị động không cứu vãn , điều chỉnh được gì về mặt chất lượng.
“ Võ Tàu” : Thâm hậu hơn bởi cách xử lý quá đơn giản, ai cũng có thể làm ..ngon được. Việc đầu tiên bạn cần làm là lấy mớ hành khô nguyên liệu ngâm vào dung dịch nước muối bão hòa ( đổ ngập mặt). Khi nào muốn ăn, bạn lấy ra một lượng vừa đủ theo yêu cầu ( số còn lại để bao lâu cũng được, không hỏng vì ngâm nước muối bão hòa), lôi ra cắt rễ , bóc lớp vỏ ngoài sạch sẽ, rửa lại bằng nước sôi để nguội. Sau đó bạn cho vào keo và làm như “võ ta” nhưng chú ý dung dịch đổ vào chỉ có dấm , đường. Khoảng 1-2 ngày là chén được, rất giòn , ngon, nước trong keo luôn tím hồng trong vắt.
Do củ hành vốn đã rất mặn, đem ngâm vào dung dịch dấm , đường, “chất” mặn sẽ từ từ thoát ra, “chất” chua ngọt từ từ ngấm vào nên dưa không không bị hỏng. Ngâm càng lâu càng bớt vị mặn nên bạn có thể “ điều chỉnh” được vị theo thời gian. Ăn hết keo này ta lại vớt tiếp hành mặn nguyên liệu làm tiếp keo khác gối đầu, rất chủ động…
* Kinh nghiệm: Các loại dưa, đều nên nấu sôi dung dịch dấm đường để diệt khuẩn, tránh nhiễn bệnh cho sản phẩm. Có người ngâm một hôm xong đem chắt dung dịch ra nấu sôi, để nguội rồi đổ trở lại, kết quả rất tốt.
Các bác giai thấy đấy. Không cần võ công cái thế, các bác vẫn có thể dọa được vợ bởi món dưa hành?! Biết đâu đấy, hạnh phúc gia đình ai đó lại có thêm chút hương vị nồng nồng , cay cay nhờ hũ dưa hành trong những ngày xuân mới?
TM
Số là ngày xưa, nhờ có cơ duyên mà tôi được một môn đệ ( chứ không phải võ sư) truyền cho ngón võ chân truyền của môn phái “ Ẩm thực CHOLON”. Bí kíp này tuy đơn giản nhưng rất hiệu quả. Thôi thì năm hết tết đến xin bật mí cùng AE kẻo để lâu mai một, thất truyền thì uổng.
Gần như “mặc định”, Tết bao giờ cũng đi kèm “Thịt mỡ - dưa hành – câu đối đỏ”. Dưa hành là món không thể thiếu để làm nên cái ngon, cái ấm cúng , đậm đà của hương vị tết. AE ta thường chỉ xử lý khâu cuối - “ kiểm tra chất lượng” nên chưa chắc đã biết cái sự nhiêu khê của nó. Thôi thì tôi cứ giới thiệu “võ ta “ so với “võ tàu". Ae tự so sánh và kết luận.
“Võ ta”: Ta thường dùng củ hành khô, cắt rễ, bóc lớp vỏ ngoài, rửa sạch, phơi nắng cho khô, đem bỏ vào keo. Đổ ngập dung dịch nước dấm, đường , muối rồi ép chìm hành xuống gài lại, đậy nắp. Như vậy chỉ cần chờ ít hôm là có thể lôi ra chén được. Đó là trên lý thuyết, thực tế để dưa hành giòn, ngon còn cần một vài thủ thuật, nếu không dưa rất dễ bị hỏng như để lâu sẽ bị mềm, ủng lên men…Và dở nhất là toàn bộ “lô hàng” ở vào thế bị động không cứu vãn , điều chỉnh được gì về mặt chất lượng.
“ Võ Tàu” : Thâm hậu hơn bởi cách xử lý quá đơn giản, ai cũng có thể làm ..ngon được. Việc đầu tiên bạn cần làm là lấy mớ hành khô nguyên liệu ngâm vào dung dịch nước muối bão hòa ( đổ ngập mặt). Khi nào muốn ăn, bạn lấy ra một lượng vừa đủ theo yêu cầu ( số còn lại để bao lâu cũng được, không hỏng vì ngâm nước muối bão hòa), lôi ra cắt rễ , bóc lớp vỏ ngoài sạch sẽ, rửa lại bằng nước sôi để nguội. Sau đó bạn cho vào keo và làm như “võ ta” nhưng chú ý dung dịch đổ vào chỉ có dấm , đường. Khoảng 1-2 ngày là chén được, rất giòn , ngon, nước trong keo luôn tím hồng trong vắt.
Do củ hành vốn đã rất mặn, đem ngâm vào dung dịch dấm , đường, “chất” mặn sẽ từ từ thoát ra, “chất” chua ngọt từ từ ngấm vào nên dưa không không bị hỏng. Ngâm càng lâu càng bớt vị mặn nên bạn có thể “ điều chỉnh” được vị theo thời gian. Ăn hết keo này ta lại vớt tiếp hành mặn nguyên liệu làm tiếp keo khác gối đầu, rất chủ động…
* Kinh nghiệm: Các loại dưa, đều nên nấu sôi dung dịch dấm đường để diệt khuẩn, tránh nhiễn bệnh cho sản phẩm. Có người ngâm một hôm xong đem chắt dung dịch ra nấu sôi, để nguội rồi đổ trở lại, kết quả rất tốt.
Các bác giai thấy đấy. Không cần võ công cái thế, các bác vẫn có thể dọa được vợ bởi món dưa hành?! Biết đâu đấy, hạnh phúc gia đình ai đó lại có thêm chút hương vị nồng nồng , cay cay nhờ hũ dưa hành trong những ngày xuân mới?
TM
Anh Thanh Minh ơi,sao giờ này mớií "giở võ" ra thế. Đàn em không kịp thử nghiệm cho Tết này rồi. Đợi đến sang năm liệu không biết có còn thuộc bài không đây.
Trả lờiXóaĐề nghị sang năm anh đăng lại!
Trả lờiXóa@EGK9: Đấy mới là "võ" của anh TM. Sát ngày mới giở "bí kíp" ra cho "chúng" ko kịp...trở tay.
Trả lờiXóaXin lỗi nhé! Tôi hơi chủ quan vì nghĩ các bạn cũng có hành nguyên liệu ngâm muối sẵn như mình rồi.
Trả lờiXóaNhưng mà này: Với Trỗi(cả K9). Ngày nào ACE ta còn được cười nhiều với nhau thì ngày đó chẳng là ngày Tết?!
TM
Cũng được, làm mồi Nhậu quanh năm!
Trả lờiXóaEm thấy mẹ em làm ngày xưa còn có công đoạn ngâm tro bếp nữa, bà nói cho bớt hăng và ngon hơn. Có phải không bác TM?DĐK6
Trả lờiXóaQuả là có công đoạn ấy, các cụ bảo cho bớt hăng,dễ bóc vỏ và giòn hơn. Dân Thành phố giờ xài toàn bếp ga, muốn kiếm tro có khi lại phải phóng Honda về quê xin ấy nhỉ?
Trả lờiXóaTM