Bài ca Trường Nguyễn Văn Trỗi

Nhạc và lời: Hồng Tuyến

Thứ Sáu, 31 tháng 1, 2014

Hà nội sáng mùng 1 Tết

Cả năm cơ hội chỉ có 1 lần, tại sao lại không dậy sớm ra đường? Ghi lại được một số hình ảnh không gian tĩnh lặng sáng mùng 1 Tết tại Hà nội.
Cổng làng Đại yên

Phố Đội Cấn

Thứ Năm, 30 tháng 1, 2014

Chúc mừng năm mới 2014

Sang năm mới Giáp Ngọ. Chúc các Bạn Trỗi một năm an lành!
Photo by Hoàng Minh Long K8
Waves of the Danube - Iosif Ivanovici

Tết vào nhà

 Không khí Tết đã vào nhà. Cây Tết rất "mi nhon", tuy đào cũng không đến nỗi đắt lắm, nhưng lại thích cây này. Chơi đào, sau Tết lại lo đi dọn hoặc cho. Em "mi nhon" này chỉ việc cho lên sân thượng là xong. Khéo chăm, năm sau Tết lại có cái dùng.
Cũng "Photo water mark" cho nó "oách" :)

Thứ Ba, 28 tháng 1, 2014

Lễ rải tro cốt ông Lê Hiếu Đằng xuống sông Sài gòn

Sau lễ tang ông Lê Hiếu Đằng. Thực hiện di chúc của ông, gia đình đã tổ chức lễ rải tro cốt của ông xuống sông Sài gòn. Chưa biết học ông được điều gì, nhưng việc này chắc chắn cũng nên học và chắc là học được.

Thứ Hai, 27 tháng 1, 2014

Nguồn gốc của một biệt danh.

Theo lịch làm việc của CQNN, sáng nay vẫn phải vào CQ, rỗi việc sang blog K6, thấy trong danh sách K6 có cái tên Khôi (mỳ) lại nhớ đến cái "nickname" của mình thời "hậu" Trường Trỗi. Định xem ảnh của Khôi "mỳ" K6, thì lại chưa có phần "dung nhan"... là khởi nguồn cái tên biệt danh mà sau này nhiều bạn bè (cả trong và ngoài trường Trỗi) vẫn gọi tôi. 
 Hồi ở trường trong lớp tôi (B3 K8) rất nhiều người có biệt danh riêng như: Cúc "lồi", Hiền "ve", Hòa "ve", Châu "tiu", Dũng "tiểu", Liêm "bô", Tường "giề", Thành "tôm", Hưng "gô", Bảo "min"...và còn nhiều cái tên khác. Nhưng với tôi, rất tiếc không được bạn bè "yêu mến" đặt cho một cái "nick" nào. Cho đến, sau khi giải tán trường Trỗi về Hà nội. Cạnh nhà tôi (TT Viện 108) là một gia đình có 2 anh em đều học trường Trỗi, đó là Nguyễn Thiện Quang K6, Nguyễn Thiện Luận K5, riêng cậu em út Nguyễn Thiện Khôi kém lứa K8 1 tuổi nên không kịp vào trường Trỗi. Trong khu TT vì cùng trang lứa nên tôi cũng hay sang nhà và chơi với Khôi. Hồi đó vẫn nhớ bác Thiện Quang K6 khi nói về các bạn trường Trỗi có hay nhắc đến một người có biệt danh Khôi "mỳ" không biết ở trường các bác có thân nhau hay không? nhưng cái tên Khôi "mỳ" hay được bác Quang nhắc tới. Vì chơi thân với cậu Khôi em bác, thỉnh thoảng trêu đùa tôi lại lấy cái biệt danh Khôi "mỳ" trường Trỗi đặt luôn cho cậu ta, nhiều lúc đùa quá cậu Khôi "bực" lên gọi ngược lại, đặt luôn biệt danh cho tôi là Vinh "mỳ" chứ không gọi kèm theo tên bố mẹ như trẻ con thường vẫn gọi nhau trong các khu TT Quân đội thời bấy giờ. 
Cũng chẳng để ý, chẳng biết từ khi nào cái biệt danh đó của tôi nó không còn trong phạm vi khu TT viện 108 nữa, sau này học phổ thông ở ngoài và vào đại học, cái biệt danh đó được nhiều bạn bè "yêu mến" vẫn gọi. Nhiều người thắc mắc hỏi nguồn gốc xuất xứ của cái biệt danh, tránh giải thích dài dòng tôi chỉ trả lời: "vì hồi nhỏ rất thích ăn những sản phẩm từ bột mỳ như bánh mỳ hay mỳ sợi nên bạn bè gọi như vậy". Quả thật bánh mỳ và mỳ sợi cũng là những khoái khẩu của tôi. 
Thỉnh thoảng, bây giờ những bạn bè cũ của tôi vẫn gọi cái biệt danh đó, chứ Bạn Trỗi K8 lại ít người biết đến. 

Thư Têt của trường Trỗi

HMK6 là người sưu tầm được rất nhiều kỷ niệm về Trường Trỗi, dưới đây là một sưu tập của HMK6 đăng trên blog K6.  Mời các bác xem lại.. Khi có bức thư này thì K8 còn chưa có mặt tại trường.

Trên 15.000 ngàn chữ ký vì Hoàng Sa gởi đến Liên Hiệp Quốc

Thụy My
Chỉ trong vòng một tuần lễ, đã có 15.588 người từ nhiều nơi trên thế giới ký tên vào lá thư gởi cho Liên Hiệp Quốc nhân dịp kỷ niệm 40 năm Trung Quốc dùng vũ lực xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Lá thư được gởi đi trưa 24/01/2014 từ Paris, nhằm nhắc nhở trước thế giới « Hoàng Sa là của Việt Nam », và kêu gọi đưa vấn đề ra trước Tòa án Công lý Quốc tế.
Ds 15.888 người ký tên được kèm theo lá thư về HS gởi đến LHQuốc  24/01/2014.

Từ sáng kiến của Quỹ Nghiên cứu Biển Đông và nhóm Biển Đông tại Pháp đã cùng soạn thảo lá thư và vận động thu thập chữ ký. Lá thư nhắc lại sự kiện lịch sử bi hùng ngày 19 và 20/01/1974, quân Trung Quốc đã tấn công và chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa sau trận hải chiến ác liệt với Hải quân Việt Nam Cộng Hòa. Đồng thời cũng khẳng định tầm quan trọng của việc thượng tôn luật pháp quốc tế, tố cáo hành động xâm lược của Trung Quốc đã vi phạm nguyên tắc giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.

Chỉ trong khoảng hơn một tuần lễ, đã có 15.588 chữ ký của đủ mọi tầng lớp, đủ mọi lứa tuổi ở trong và ngoài nước, chứng tỏ sự đồng lòng của những người yêu công lý đối với vấn đề Hoàng Sa. Đó là tiếng nói của các nhân sĩ trí thức và những người lao động, những cựu quân nhân cả hai miền Nam Bắc, các tu sĩ thuộc nhiều tôn giáo khác nhau trên mọi miền đất nước Việt Nam cũng như từ nhiều châu lục.

Các lá thư gởi đến Liên Hiệp Quốc.
Trong lá thư cám ơn đề ngày hôm nay, những người khởi xướng viết : « 15.558 chữ ký là 15.558 tiếng nói yêu thương cho Hoàng Sa, 15.558 bông hoa cho những người đã, đang và sẽ hy sinh để bảo vệ lẽ phải và những quyền chính đáng của mình, là 15.558 cái siết tay vì công lý và hòa bình, 15.558 lời phản kháng cường quyền và bạo lực…Chúng tôi xin tri ân 15.558 lần và hơn thế nữa những tấm lòng ấy ».

Thư cảm ơn nhấn mạnh : « Trên con đường giành lại công lý cho Hoàng Sa, mặc dù rất dài và gian nan, chúng ta không còn đơn độc ».
Trả lời RFI Việt ngữ hôm nay, tiến sĩ Lê Trung Tĩnh cho biết:
TS Lê Trung Tĩnh - Paris
Audio:
(03:15)
Nguồn: RFI

Chủ Nhật, 26 tháng 1, 2014

Năm Ngọ – Nói chuyện ngựa-Tản Mạn Về Những Chú Ngựa Huyền Thoại:

Ngựa là một biểu tượng cho sự nhanh lẹ, thăng tiến, trí thông minh và sức mạnh. Không những đi vào lịch sủ, truyền thuyết, Ngựa còn được xem là 1 linh vật trong đời sống tâm linh của con người. Ngày nay, trong nhà thường treo những bức tranh , những bức tượng hình ngựa nhằm mong muốn sự may mắn trong đời sống, thăng tiến trong công việc và sức khỏe dồi dào.
Là linh vật may mắn biểu trưng cho năm Giáp Ngọ 2014,  ngựa không những là con vật trung thành nhất, còn là biểu tượng của sự kiên nhẫn, bền bỉ, lâu dài, là con vật mang lại sự may mắn, tài lộc. Từ con vật đời thường, với bản tính tốt đẹp mà con người đã gán cho nó, thần thánh nó, huyền thoại nó do đó ngựa đã trở thành hình tượng nghệ thuật, trở thành con vật linh thiêng, hoá thân vào đời sống văn hoá tâm linh

Thứ Bảy, 25 tháng 1, 2014

Bắc Triều Tiên không tin vào nước mắt.

Đối với những bạn thích tìm hiểu thêm có thể tham khảo bài viết [Bình Nhưỡng Du Ký] Bắc Triều Tiên không tin vào nước mắt trên diễn đàn Phuot.vn của một nhóm bạn Việt Nam đi du lịch sang Triều Tiên cách đây 2 năm. Các bạn ấy cũng hướng dẫn rất cụ thể về cách đặt tour sang Triều Tiên du lịch. Dưới đây tôi sẽ tổng hợp một số thông tin chính cho bài viết này (các hình ảnh sử dụng dưới đây là của nhóm bạn này chụp & cung cấp).

Thứ Tư, 22 tháng 1, 2014

Hậu duệ và trí tuệ

Xem ra bài này của Tạp chí CS, không đúng với Trường Trỗi hỉ!

TCCS - Nhiều năm nay, nói về hiện tượng tiêu cực trong công tác đề bạt, bổ nhiệm, tuyển chọn cán bộ của ta trong xã hội đã lưu truyền câu vè: “Thứ nhất quan hệ/ Thứ nhì tiền tệ/ Thứ ba hậu duệ/ Thứ tư trí tuệ”. Thật ra, câu vè này còn có tới mấy dị bản. Thí dụ: Dị bản 1, “Thứ nhất tiền tệ/ Thứ nhì hậu duệ/ Thứ ba đồ đệ/ Thứ tư trí tuệ”. Dị bản 2, “Thứ nhất hậu duệ/ Thứ nhì quan hệ/ Thứ ba tiền tệ/ Thứ tư trí tuệ”. Điều đáng chú ý là ở tất cả các dị bản đó, trí tuệ đều bị xếp ở cuối bảng tổng sắp.

Thứ Ba, 21 tháng 1, 2014

Một viên đá cắt, những tiếng loa và mấy cái đầu rỗng

Ghi chép Chủ nhật 19-1-2014

Cuộc gặp gỡ sáng hôm nay, chủ nhật 19 tháng 1 năm 2014, để tưởng niệm 74 chiến sĩ liệt sĩ trong trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974, đã diễn ra thật là… vui, vui đến tức cười. Mới đầu, thấy mình cười cợt, cũng chợt nghĩ thật là thất thố trước anh linh những người đã hy sinh mạng sống cho đất nước. Sau rồi nghĩ lại, thì thấy nếu các anh hùng được chứng kiến cảnh nhà cầm quyền phô trương những cái đầu rỗng của họ qua năng lực tổ chức những tiếng loa và tiếng máy khoan… cắt chơi vào một hòn đá, cốt phá phách cuộc tưởng niệm, có lẽ các anh cũng phải… cười theo luôn.

Thứ Hai, 20 tháng 1, 2014

Tin buồn

Bố vợ tôi (Đặng Kim Thành B5) mất. Lễ viếng từ 15h đến 16h ngày 21/1/2014.
Địa điểm: Nhà Tang lễ bệnh viện Thanh nhàn, Hà nội.
Trân trọng kính báo.
Đặng Kim Thành

Biểu tượng

Chuyện rằng : Có bức tranh trưng bày được ghi " Đàn bò gặm cỏ trên đồng nội" nhưng người xem chỉ có tấm vải trắng trơn trong khung tranh! Còn bức ảnh hôm nay thì... nó đây. Không biết nên đặt tên của bức ảnh là gì? Cõ lẽ "Vô đề" là cái tên có ý "mở" và thích hợp!

Video toàn cảnh buổi lễ tưởng niệm Hoàng sa tại HN 19/1/2014

Nguồn: You Tube

Chủ Nhật, 19 tháng 1, 2014

Lễ tưởng niệm 40 năm ngày Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa 17-19/01/1974 tại Hà nội

Trong không khí tưởng niệm chung của nhân dân Việt Nam trên toàn thế giới, sáng nay tại Hà nội đã diễn ra Lễ tưởng niệm 40 năm ngày Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa 17-19/01/1974 của người dân Thủ đô, buổi lễ được tiến hành tại tượng đài Lý Thái Tổ. Đương nhiên chính quyền HN không bao giờ chấp nhận để đồng bào tiến hành buổi lễ tưởng niệm Hoàng sa một cách trọn vẹn, họ đã dùng nhiều thủ đoạn (không biết nên dùng từ gì diễn tả cho chính xác) để ngăn cản. Dưới đây chùm ảnh ghi được tại HN sáng nay. trong số người dân sáng nay cũng có một số Bạn Trỗi tham dự.

 Từ xa đã thấy 2 chiếc xe bus để chờ "hốt" người dân tham dự buổi lễ. Rất may diễn biến buổi lễ đã không phải xử dụng đến, vì mọi người tiến hành buổi lễ một cách ôn hòa.
 Ngăn cản buổi lễ bằng cách mang một hòn đá ra cưa bụi mù để "che mắt" Lý Thái Tổ không thấy những hành động bỉ ổi của CQ ngăn cản người dân.

Thứ Bảy, 18 tháng 1, 2014

Thủy Tổ Trà đạo Nhật Bản (1141-1215)

Thiền sư Minh Am Vinh Tây (tên Nhật là Myōan Eisai), Ngài được tôn vinh đệ nhất Tổ trồng Trà hay thủy Tổ Trà đạo là người có công truyền thừa dòng Thiền phái Lâm Tế vào Nhật Bản

Các dấu hiệu báo trước đột quỵ não.


Đột quỵ não là một bệnh xảy ra khi cung cấp máu cho một bộ phận não bị đột ngột ngừng. Đột quỵ não còn được gọi là tai biến mạch máu não, thường do 2 nguyên nhân chính gây ra: Mạch não bị tắc có thể do mạch máu bị xơ vữa gây hẹp dần và tắc tại chỗ hoặc cục máu đông hay mảng xơ vữa di chuyển từ nơi khác lên động mạch não và gây tắc; mạch máu bị vỡ do tăng huyết áp đột ngột quá mức, vỡ phình động mạch não (mạch máu não bị dị dạng phình ra và gây vỡ).

Ý nghĩa của bức tranh ngựa: Mã đáo thành công

Tranh thêu ngựa là một trong những bức tranh đẹp và rất có ý nghĩa. Bởi theo phong thủy, ngựa không những là con vật trung thành nhất mà ngựa còn là biểu tượng của sự kiên nhẫn, bền bỉ, lâu dài, ngựa mang lại sự may mắn, tài lộc.

Chắc hẳn chúng ta ai cũng từng nhìn thấy bức tranh ngựa Mã đáo thành công, và hẳn nhiều người sẽ thắc mắc vì sao bức tranh chỉ có 8 con ngựa. Tất cả đều bắt nguồn từ những chiêm nghiệm sâu xa của cha ông.
Ý nghĩa của bức tranh ngựa: Mã đáo thành công - Ảnh 1


Ngựa trong tranh Từ Bi Hồng

Thứ Năm, 16 tháng 1, 2014

Để thế giới biết tới Hoàng Sa là của Việt Nam

Việt Nam cần phải có những hành động, hoặc ủng hộ hoặc tự mình làm, để chứng minh cho thế giới biết là Việt Nam đấu tranh để bảo vệ an ninh và luật pháp quốc tế.

LTS: Ngày 11/1/2014, sau 40 năm Hải Quân Trung Quốc cưỡng chiếm phần còn lại của Hoàng Sa từ tay Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa, một nhóm học giả Mỹ đã đứng ra tổ chức một cuộc hội thảo tại không viên
GS Ngô Vĩnh Long
Đại học Harvard. Tuần Việt Nam có bài phỏng vấn GS Lịch sử Ngô Vĩnh Long của Đại học Maine (Hoa Kỳ), người có bài tham luận lại hội thảo này.

Thứ Hai, 13 tháng 1, 2014

TIN BUỒN

Bạn Nguyễn Văn Trung - K8 (B4) trường Nguyễn Văn Trỗi - mới mất, ngày 10-1-2014 tại tp. HCM. Lễ tang được tổ chức ngày 13-1-2014, từ 9-13 giờ, tại 25 Lê Quí Đôn, tp. HCM. Hỏa táng tại Bình Hưng Hòa. Vô cùng thương tiếc báo tin! Xin chia buồn cùng gia đình!

Thứ Bảy, 11 tháng 1, 2014

Cận cảnh pho tượng kì lạ nhất Việt Nam.


Có lẽ nhiều người ở Hà Nội không hề hay biết rằng giữa thủ đô có một bức "dị tượng" không giống với bất kì bức tượng Phật nào khác.

 Chùa Hòe Nhai (Hà Nội) không quá xa lạ với những cư dân của thủ đô, đất tổ của phái Tào Động Việt Nam, nhưng có lẽ không nhiều người đã từng nhìn thấy bức tượng một ông vua đời Hậu Lê hàng ngày hàng giờ phủ phục, và trên lưng ông, là Phật Thích Ca.

2,9 tỉ lít bia một năm và bệnh xơ gan

 05/01/2014

Báo chí đưa tin, năm 2013, Việt Nam tiêu thụ hết 2,9 tỉ lít bia, tình hình tiêu thụ bia trong năm 2013 ổn định và tăng trưởng 7,4%.

Thứ Sáu, 10 tháng 1, 2014

Sự thật lịch sử và quyền lợi dân tộc.


TRẦN VĂN CHÁNH
Thứ tư, 25 Tháng 12 2013.

Năm 2007, trong khi tình hình quan hệ Việt-Trung vẫn tiếp tục có những diễn biến phức tạp, được biết có một quyển sách do NXB Lao Động vừa ấn hành xong thì có lệnh thu hồi. Sách này tập hợp những bài viết của một tác giả chuyên khảo về sử địa-văn hóa Việt Nam và khu vực Đông Á-Đông Nam Á, không có một lời nào chỉ trích Trung Quốc, nhưng chỉ vì có một bài viết liên quan đến cuộc đăng quang năm 2000 của tổng thống Trung Hoa Dân Quốc Trần Thủy Biển vốn bị Trung Quốc công kích kịch liệt vì chủ trương “Đài Loan độc lập” của ông này. Việc thu hồi quyển sách như vậy đã được thực hiện vội vã bởi một lý do khá mong manh, có lẽ xuất phát từ những chuyện nhạy cảm về ngoại giao giữa hai bên tranh chấp.

Thứ Tư, 8 tháng 1, 2014

Một bài học, một kỷ niệm ở Trường Trỗi

Chủ Nhật 29-12-2013 các bạn K8 đã họp mặt. Hôm đó sau khi Bùi Chuẩn phát biểu thì Thầy Chiêu kể lại kỷ niệm xưa. Đó là chuyển đi phà từ Trung Hà sang Hưng Hóa, một bạn K8 đạu bụng giữa sông. Thầy Chiêu kể khá tỉ mỉ về kỷ niệm ấy, nhưng người "tri kỷ" hôm đó vắng mặt nên không ai cảm được câu chuyện của thầy.
Thày Chiêu
Đến giữa buổi rượu, tôi mạnh dạn đến bên thầy, chúc thầy sức khỏe và kể về kỷ niệm cũ với thầy. Số là hồi đó các B của K8 bị xáo trộn mạnh, tôi từ B3 bị điều sang B1, một số bạn phải đi phân hiệu IV. Mỗi buổi trưa cán bộ đại đội phải cùng với các cán bộ trung đội đi tuần quanh doanh trại. Hôm đó đến lượt tôi tháp tùng thầy Chiêu. Cung đường tuần tra là từ Cột cờ trung tâm, đi về kho Công binh, ra bến phà, đi dọc mép Sông Đà về bến đò và khép vòng tại cổng chính. Bữa ấy đến giữa đường thì thấy Chiêu bảo tạm nghỉ. Cảnh ven sông Đà thật đẹp, gió thổi hây hây, mây nhẹ bồng bềnh, những sóng lá ngô non dập dìu đuổi nhau ra sát mép nước. Xa xa mầu xanh non mỡ màng của lá ngô hòa với mầu xanh thẫm của mặt nước Sông Đà thành một mầu tuyệt đẹp chỉ thiên nhiên mới trộn pha được, hoặc vài họa sỹ bậc thầy gần được như thế. Tận chân trời núi Ba Vì sừng sững hòa vào chân mây và nguồn nước. Bức tranh thiên nhiên đó đẹp hơn nhiều cảnh mây nước trong những áng văn chương thiên cổ. Tôi đang miên man ngắm cảnh thì thầy Chiêu giơ đồng hồ lên và kêu ô sao vẫn 12h30 nhỉ, hóa ra đồng hồ của thầy chết giây cót. Thầy tháo ra, vặn lại giây cót, nhưng không may cái núm nhỏ xíu bi văng ra rơi xuống giữa bãi cỏ. Hai thầy trò bới tìm một lúc chẳng thấy. Thầy liền lấy một cái que nhỏ, vòng một vòng tròn bao quanh chổ hai người ngồi, rồi lần lượt nhổ từng gốc cỏ rũ sạch đất, bỏ ra ngoài. Cứ kiên trì như vậy, khoảng 15 phút sau hai thầy trò đã tìm thấy cái núm kim loại nhỏ xíu của cái đồng hồ Liên Xô cũ.
Tôi kể lại câu chuyện trên, thầy Chiêu không nhớ, vì đã quá lâu rồi, mà chuyện cũng quá nhỏ nữa. Nhưng đối với tôi đó lại là một bài học lớn, tôi mang theo suốt cuộc đời. Cứ mỗi lần gặp khó khăn, tôi đều khoanh vùng vấn đề, lần lượt gỡ rối từng chi tiết và tất nhiên đạt kết quả mong đợi.
Bây giờ kể lại chuyện đó tôi thấy bữa đó mình thật sung sướng vừa được ngắm cảnh đẹp, vừa được học một bài học quan trọng. Bạn có khi nào đứng trước một cảnh đẹp vào cái tuổi không cón quá nhỏ, vừa đủ lớn để cảm thụ, nhưng cũng chưa quá lớn, để mà phải gánh chịu trách nhiệm. Cái tuổi đó là cỡ 14-15 đấy. Sau này đi nhiều nơi, được chiêm ngưỡng nhiều cảnh nhiều tình mà chưa khi nào tôi lấy lại được cái cảm giác thần tiên bữa đó. Luôn luôn bị câu thúc về một cái gì đó, nó làm cho cái giây phút thần tiên của mình bị vởn đục, ít nhiều lòng mình kém thư thái đi.
Vâng các bạn ạ, tôi kể lại câu chuyên đi tuần với thầy Chiêu. Thầy không nhớ, nhưng bảo em hãy viết để đưa vào tập IV "Sinh ra trong khói lửa" sắp xuất bản. Tôi cũng muốn nhân dịp này các bạn hãy viết về một giây phút đáng ghi nhớ nào đó của mình hồi tuổi 14-15 đi. Có thể có những kỷ niệm rất hay sẽ được kể lại. Vài dòng xiêu xiêu trên đây kính chúc các thầy và các bạn luôn luôn vui khỏe.

Thứ Bảy, 4 tháng 1, 2014

Không chiến trên bầu trời VN - nhìn từ hai phía - Kỳ cuối:

Ngày 28-12-1972 cũng là một ngày mà những phi công chiến đấu VN không thể quên được. Trong cùng một ngày họ đã mất hai phi công ưu tú.
Phi công Vũ Xuân Thiều và Phi công Hoàng Tam Hùng (Tư liệu)
Nhưng họ cũng đã có niềm vinh quang không gì sánh được: đồng đội của họ đã thật sự hạ gục B-52 bằng một cách quả cảm nhất của những phi công huyền thoại.

Không chiến trên bầu trời VN - nhìn từ hai phía - Kỳ 4:

Chiến dịch Bolo - cuộc không chiến ác liệt

Trưa 2-1-1967, đội hình của chiến dịch Bolo do đại tá Robin Olds dẫn đầu bay vào miền Bắc VN với mật danh liên lạc “Olds”. Trong đội hình 90 máy bay của đại tá Olds có 56 chiếc F-4C, 28 máy bay F-105 làm nhiệm vụ chế áp tên lửa SAM và 8 máy bay F-104 Starfighters, tổng số gần 100 chiếc. Ngoài ra, ít nhất cũng có số lượng gần 100 chiếc máy bay làm nhiệm vụ hỗ trợ (như các máy bay EB-66, EC-121, A-1 Skyraider, các máy bay trực thăng).
 
 
Phi công anh hùng Trần Hanh, trung đoàn trưởng Trung đoàn không quân 921, tại sở chỉ huy - Ảnh tư liệu

Thứ Sáu, 3 tháng 1, 2014

Tiến quân ca – Mạc xây e – Piano Concerto No.25 (P2)

P2. Bản Piano Concerto No.25 và GeiBelhiebe Polka – Op.60.

“Tiến quân ca” có đoạn “Tiến lên! Cùng tiến lên! Nước non Việt nam ta vững bền!” làm ta liên tưởng tới “Mạc xây e”. Đạo nhạc chăng?

Cần nhắc lại là hồi đó các cụ nhà mình chịu ảnh hưởng của văn hóa Pháp (80 năm chứ ít ỏi gì);

Đồng thời, việc sử dụng văn hóa, ngôn ngữ của nhau e cũng rất bình thường, ví dụ xã hội ta đã Việt hóa nhiều từ ngữ Pháp, chẳng hạn như sơ mi, xăng đan, xe buýt ; hay trong thời đại “thế giới phẳng”, các từ như com-pu-tơ, ti-vi, giá síp đã được xài như những từ ngữ tiếng Việt chính cống.

Ngoài ra, Quốc ca (trừ những Quốc ca theo đơn đặt hàng) phải ra đời trong hoàn cảnh cách mạng sục sôi, phải được toàn dân đón nhận như một lời hiệu triệu vùng lên chống quân xâm lược. Nó là sự bùng nổ. Có vậy mới hay, chứ viết theo đơn đặt hàng thì chỉ xài đỡ thôi. Nhìn lại, những nước có cuộc cách mạng điển hình thường có Quốc ca hay, đứng đầu thế giới là “ngũ hổ” (xếp theo thứ tự thời gian): Pháp, Hoa kỳ, Liên xô (nay Nga vẫn xài), Việt nam, Trung quốc.

Hồi xưa, vào năm 1981 thì phải, có lần Quốc hội ta (thời cụ Năm Thận) tính đổi Quốc ca cho nó Việt hơn, hay hơn, nhưng sau khi duyệt (rất nhiều bài, bài nào cũng rất khí thế) thì các cụ chép miệng mà rằng: Chả đứa mô so được với “Tiến quân ca” cả. Thôi, dẹp (dẹp cuộc thi tuyển).

Kể cũng lạ, cả thế giới không chê trách gì “Tiến quân ca”, chỉ có dân “ta” mới “bới”.

Dân am hiểu âm nhạc nói, La Marseillaise phảng phất âm hưởng của bản “Piano Concerto No.25” của Mozart (ra đời trước La Marsaillaise chừng 5 năm).

Johann Strauss con(*) từng công diễn “La Marseillaise” và đã bị chính quyền Vienna bắt giữ vì hành vi này. Sau này, để đáp trả, ông đã soạn bản “GeiBelhiebe Polka – Op.60” chứa nhiều yếu tố của La Marseillaise (chẳng thấy ai nói ông ấy đạo nhạc của anh binh nhì Lisle).

Lời 1 và 4 của La Marseillaise (có 7 lời) (dịch ý):
Lời 1.
Hãy tiến lên! Hỡi những người con của Tổ quốc,
ngày vinh quang đã đến rồi!
Lũ tham tàn đang giương lên lá cờ vấy máu chống lại chúng ta.
Bạn có nghe chăng,
những tên lính khát máu đang gào thét trên cánh đồng,
chúng đang tiến vào nước ta hòng cắt cổ vợ con chúng ta.
Hãy cầm vũ khí, hỡi các công dân!
Hãy lập nên những đội quân.
Tiến lên! Tiến lên!
Hãy để dòng máu nhơ bẩn (của chúng) tưới đẫm luống cày.
Lời 4.
Hãy run lên! Những tên bạo chúa và những tên phản bội – kẻ chịu sự sỉ nhục từ mọi phía.
Hãy run lên! Những âm mưu (của các ngươi) giết cha mẹ (của chúng ta) sẽ phải nhận lấy giá phải trả.
Tất cả đều trở thành chiến sỹ chống các ngươi.
Nếu những anh hùng của chúng ta ngã xuống, nước Pháp sẽ sinh ra những người con mới,
Và họ tiếp tục chiến đấu chống lại các ngươi.
Hãy cầm vũ khí, hỡi các công dân!
Hãy lập nên những đội quân.
Tiến lên! Tiến lên!
Hãy để dòng máu nhơ bẩn (của chúng) tưới đẫm luống cày.

(*) Hồi xưa, có thời kỳ Johann Strauss con (Áo) đứng về phe cách mạng khi Vienna bị cuốn theo cuộc Cách mạng Tư sản 24/2/1848, thể hiện qua những tác phẩm: Điệu valse “Freiheitslieder (Bài ca tự do) – Op.52” và “Burschenlieder – Op.55”, hay “Hành khúc Cách mạng – Op.54” và “Studenten Marsch (Hành khúc sinh viên) – Op.56”.
(Hết)

Thứ Tư, 1 tháng 1, 2014

Chúc mừng năm mới

Hôm nay là ngày đầu của năm mới 2014.
Út Trỗi và nhân danh cá nhân, xin chúc mừng tất cả các thày cô giáo trường Trỗi và bạn Trỗi  cùng gia đình một năm mới có nhiều sức khỏe, hạnh phúc và gặp nhiều may mắn trong cuộc sống.
Bạn Trỗi Berlin mừng năm mới. (Video: Faceboock Vũ Chính Liêm K8)