Bài ca Trường Nguyễn Văn Trỗi

Nhạc và lời: Hồng Tuyến

Thứ Ba, 31 tháng 12, 2013

Hai tấm ảnh cách nhau 42 năm

Hôm 29/12/2013, trong buổi họp mặt truyền thống K8, sau khi anh Bùi Vinh thông báo kế hoạch chuẩn bị cho lễ kỷ niệm 45 năm ngày thành lập Trường trong đó có kêu gọi thày trò viết lại những kỷ niệm còn lưu giữ. Chuyện trò trong bữa liên hoan, thầy Chiêu hứa sẽ có một bài viết về chuyện cây đa Bác Hồ trồng ở Vật lại, rồi đề nghị cung cấp cho thầy 2 tấm ảnh để minh họa cho bài viết, đó là 2 tấm ảnh cách nhau 42 năm dưới đây.
Ảnh được chụp 8/12/2012, hôm thày trò K8 về thăm lại Trung hà, Hưng hóa ghé qua thăm cây đa Bác Hồ ở Vật lại, Ba vì.

Ảnh chụp 22/4/1970
 Tấm ảnh dưới được chụp ngày 22/4/1970, hôm đó là ngày kỷ niệm ngày sinh Lê nin, K8 ở Trung hà được nhà trường cho đi dã ngoại và mỗi B đều được chụp ảnh dưới cây đa này. 

Chúc mừng Út Trỗi -k8 nhân ngày Gặp măt Truyền Thống k8 (29-12-2013)

THAICHIK3 Thời gian 6 phút
Gửi Các Bạn k8 vài hình ảnh chụp tại Lễ gặp mặt k8-Nhân dịp năm mới Giáp Ngọ 2014 Chúc k8 mọi sự an lành và Hạnh phúc

K8 thăm lại Trung hà Hưng hóa 12/2012

Gần đây được BT cho mượn DVD do đồng nghiệp của NTB B6 quay trong chuyến về thăm lại Trung hà, Hưng hóa ngày 8/12/2012. Chắc nhiều bạn chưa được xem, đăng lên để mọi người cùng theo dõi.

Xem lại: Đi Trung hà - Hưng hóa 8/12/2012.

Thứ Hai, 30 tháng 12, 2013

Họp mặt K8 HN

Hôm qua (29/12/2013) tại HN, K8 tổ chức họp mặt thường niên. Đến dự có anh Bùi Vinh đại diện BLL trường, thày Chiêu C trưởng, thày Thụy B trưởng B6, thày Lực (dạy vẽ) cùng các cô Lan cô Tâm giáo viên Trung văn của trường và một số các anh K3, K4 và K5 cùng K9 (em Thúy con gái thày hiệu trưởng Tuấn).
Bùi Chuẩn đại diện BLL đã điểm qua một số hoạt động của khóa trong năm qua. Thày Chiêu phát biểu nhắc lại những kỷ niệm về tình cảm của thày trò K8 trong thời kỳ còn ở trường và những tình cảm đó còn lưu giữ đến bây giờ. Thay mặt BLL trường anh Bùi Vinh cũng thông báo lại một số hoạt động trong năm qua, đồng thời cũng thông báo kế hoạch sắp tới để chuẩn bị cho Hội trường nhân kỷ niệm 50 năm ngày thành lập trường (15/10/1965 - 15/10/2015). Trong khi chờ đợi đến đông đủ, ban tổ chức "lấp" thời gian trống bằng việc phát lại các video clip (do HMK6 biên tập) các kỳ hội trường trước của cả HN và SG  Tiếc là buổi họp mặt hôm qua vắng nhiều bạn vì nhiều lý do khác nhau và nhiều bạn chưa thực hiện nghiêm chỉnh giờ giấc của buổi họp mặt.  

Bùi Chuẩn khai mạc

Bùi Chuẩn thay mặt K8 tặng hoa các thày cô giáo


Thày Ngô Hồng Chiêu

Anh Bùi Vinh Trưởng BLL nhà trường

Tiến quân ca – Mạc xây e – Piano Concerto No.25 (P1)

(Dưới góc nhìn của một Trung sỹ thợ điện)

P1 - Hoàn cảnh ra đời của Mạc xây e.

Bài “Mạc xây e” (La Marseillaise) là quốc ca Cộng hòa Pháp, do Claude Joseph Rouget de Lisle (một nhạc sỹ nghiệp dư) sáng tác ngày 26/4/1792 (không phải trong cuộc Cách mạng Tư sản Pháp 1789) tại Strasbourg (thành phố Pháp nhưng chịu nhiều ảnh hưởng của văn hóa Đức).

Năm 1792, liên quân Hoàng đế Áo - Phổ xâm lược nước Cộng hòa Pháp và đã áp sát thủ đô Pari. Toàn nước Pháp sục sôi. Nhân dân Pháp lập ra các đạo quân tình nguyện và thành phố Strasbourg của Lisle cũng tổ chức một đạo. Lúc này binh sỹ và nhân dân Strasbourg đang rất cần một bài ca phấn khích tinh thần.

Trong đêm 25 rạng 26/4/1792, Lisle đã sáng tác và đặt tên bài ca là “Hành khúc binh đoàn sông Ranh” (Chant de guerre pour l'armée du Rhin). Sáng 26/4, trước đông đảo quân tình nguyện và dân chúng Strasbourg, Lisle đã hát “Hành khúc binh đoàn sông Ranh” làm tất cả sục sôi ý chí chiến đấu. Bài ca với hàm ý những người lính tình nguyện Pháp xuất quân từ sông Ranh đánh đuổi quân Áo - Phổ ra khỏi nước Pháp. Ngay sau khi bài ca ra đời, quân Áo - Phổ đã tấn công Strasbourg, và bài ca được nhanh chóng lan truyền toàn quốc, nhanh như thuốc súng, bằng tất cả mọi phương tiện truyền khẩu, chép tay, in đá ... Đi đâu cũng nghe “Hãy tiến lên! Những người con của Tổ quốc, ngày vinh quang đã đến”.

Ngày 30/7/1792, đạo quân tình nguyện của thành phố Mạc xây (Marseille) kéo về hợp lực bảo vệ thủ đô, đã hát vang bài ca này và nó trở thành lời hiệu triệu của cách mạng. Nhân dân Pari gọi nó là “Bài ca của dân Mạc xây” (La Marseillaise). Ngày 20/9/1792, sau trận Valmy, liên quân Áo - Phổ đã bị đuổi ra khỏi Pháp.

Ngày 14/7/1795, Nghị viện Pháp (Parlement Français) chính thức lấy bài La Marseillaise làm Quốc ca. Trải qua bao thăng trầm, nó vẫn tồn tại cho tới ngày nay (nền Cộng hòa thứ năm).

Năm 1871, La Marseillaise đã được Công xã Pari sử dụng. Trong nửa cuối thế kỷ 19 tới đầu thế kỷ 20, nó đã được thừa nhận là bài ca của phong trào cách mạng quốc tế.

Chủ Nhật, 29 tháng 12, 2013

Mùa đông.

Đọc báo thấy thời tiết tại t/p HCM là 18oC.Thế là cái lạnh đã len lỏi vào tận Sài gòn rồi.Ra đừong 9-10 giờ sáng vẫn còn thấy  lạnh .Hết thời kỳ "Anh ở trong này không thấy mùa đông ",nhưng dù sao vẫn có thể "Gửi nắng cho em" đựoc nếu so với mùa đông ngoài Bắc mùa này.Vài hình ảnh mùa đông phía Bắc gởi các bạn:
Lãng đãng mùa đông Hà nội.

Chiều trên đỉnh Phia Oắc  ,đèo Colia ,Huyện Nguyên Bình (Cao Bằng).

Buổi sớm Cao Bằng.

Thứ Sáu, 27 tháng 12, 2013

Kỳ 2: MiG-21 vào trận

TT - Sau khi MiG-21 được trang bị cho Trung đoàn 921, các phi công VN đã tích cực tập luyện để nắm vững kỹ thuật điều khiển và chiến đấu với máy bay mới. Để chuẩn bị tốt cho MiG-21 xung trận lần đầu, Bộ tư lệnh quân chủng đã quyết định tạo điều kiện để MiG-21 đánh thử vài trận nhằm rút kinh nghiệm không chiến.
Ảnh: Từ Phương Thảo

Đối tượng tác chiến cho những trận đầu này tốt nhất là máy bay cường kích hoặc máy bay trinh sát không người lái. Vinh dự trận đầu xuất kích trên MiG-21 đã được bộ tư lệnh trao cho phi công Nguyễn Hồng Nhị - đoàn trưởng đoàn học bay MiG-21 đầu tiên của Không quân VN. Phi công Nguyễn Đăng Kính trực dự bị.

Phát tên lửa đầu tiên

Tại sở chỉ huy Trung đoàn 921, trung đoàn trưởng Đào Đình Luyện và phó trung đoàn trưởng Trần Mạnh chủ trì kíp trực.

Thời cơ cho MiG-21 xuất trận lần đầu đã đến. Từ ngày 3-3-1966, không quân Mỹ lợi dụng thời tiết tốt liên tục cho máy bay trinh sát không người lái tầng cao vào các khu vực ngoại vi Hà Nội, Thái Nguyên, Hải Dương với thủ đoạn mới là dùng nhiều tốp hai chiếc vào từ nhiều hướng khác nhau. Lúc 13g53, ngày 4-3-1966, khi rađa phát hiện tốp máy bay trinh sát tầng cao bay vào khu vực Việt Trì, Thái Nguyên, đường số 1 và hướng ra phía đông bắc, bộ tư lệnh lệnh cho phi công Nguyễn Hồng Nhị cất cánh. Tuy nhiên, khó khăn cho phi công MiG-21 lần đầu xuất kích là máy bay không người lái bay ở độ cao trên 18.000m, tại độ cao đó tính năng điều khiển máy bay rất kém.
Lúc 13g55, sở chỉ huy lệnh cho phi công Nhị vào cấp 1, đến 14g01 lệnh cất cánh ngay. Sau khi cất cánh, phi công Nhị bay hướng 270 độ, khi lên đến độ cao 6.000m, Nhị xin phép bỏ thùng dầu phụ. Sau khi qua mức 8.000m, sở chỉ huy lệnh mở tăng lực toàn phần lấy tốc độ M 1,8 và lên độ cao 18.000m. Do điều khiển máy bay trên độ cao 18.000m rất khó, phi công Nguyễn Hồng Nhị phải tính toán và điều khiển máy bay rất chính xác để đạt được độ cao và tốc độ cần thiết. Lúc này sở chỉ huy cho bay hướng 90 độ và thông báo mục tiêu cách 60km. Sau đó giây lát, phi công Nguyễn Hồng Nhị đã phát hiện bên trái 40km có vệt kéo khói, anh phán đoán đó là mục tiêu và quyết định bám theo. Khi đến gần, Nguyễn Hồng Nhị đã nhận ra đó là máy bay không người lái, cánh dài và vểnh lên.

Thời điểm lúc 14g21 ngày 4-3-1966 đã đi vào lịch sử của Không quân nhân dân VN khi phi công MiG-21 Nguyễn Hồng Nhị ấn nút phóng quả tên lửa thứ nhất tiêu diệt chiếc máy bay trinh sát không người lái, như phát tên lửa báo hiệu sự xuất hiện của một loại vũ khí mới, một thế hệ phi công mới, mở ra một trang sử mới của Không quân nhân dân VN.

Trích từ nhật ký chiến đấu của phi công Nguyễn Hồng Nhị

Thứ Năm, 26 tháng 12, 2013

Tìm "Sinh ra trong khói lửa" tập 3 ở đâu?

Được bác "Gúc" thông báo trong email, có ông bạn "Thu vien sach" hỏi: "ko biết tập 3 này tìm đọc ở đâu, có ai biết không?" Lần mò ngược lại hóa ra là ông bạn "Sách xưa" hỏi. Vào đây được biết "Sinh ra trong khói lửa" tập 2 đã được xếp vào thư viện Sách xưa. Thông báo để bác nào có liên hệ với "Sách xưa" được biết.

Nên chăng? Việt nam xách dép "học" Bắc Triều tiên

Hồi đầu tháng (12/2013) BVS K8 có thông báo qua điện thoại: "Theo một nguồn tin "tin cậy" từ nhà đài VTV1 cho biết 8h tối hôm...ấy sẽ có một bộ phim về Bắc Triều tiên nên xem". Hôm sau cứ chầu chẫu đón chờ xem, chờ dài cổ mà cũng không thấy chi mô! Tình cờ tuần trước, vào tối thứ 6 được xem một phim tài liệu  "Bình nhưỡng ngày nay" giới thiệu về Bắc Triều tiên trên VTV1 (Nếu không xem được thì xem Ở ĐÂY) xem xong cũng hơi "ngạc nhiên" vì những gì biết về Bắc Triều tiên trước đó. Hôm nay lại đọc được bài trả lời phỏng vấn của ông Đại sứ Việt Nam tại Triều Tiên Lê Quảng Ba, do báo Lao động điện tử thực hiện.
Nên chăng? mấy ông lãnh đạo nước mình nên "cắp sách" sang học hỏi ông "cháu" Kim Jong Ủn.

Thứ Tư, 25 tháng 12, 2013

Kế hoạch X-1

 - Trung đoàn không quân đầu tiên của VN chính là trung đoàn không quân tiêm kích 921, thường được gọi với cái tên trung đoàn Sao Đỏ.
 Ảnh tư liệu
Biên đội Mig 17 đã bắn rơi 2 chiếc F8 của Mỹ
Phạm Ngọc Lan, Phan Văn Túc, Hồ Văn Quỳ và Trần Minh Phương

Về nước tham chiến

Thứ Ba, 24 tháng 12, 2013

Merry Christmas







Thứ Hai, 23 tháng 12, 2013

Từ chuyện bà "bảo mẫu" và ông "đại sứ": Nỗi đau không của riêng ai

Tương Lai 
22-12-2013
Không ít người đã nhắm mắt để khỏi phải nhìn cái cảnh quá ư tàn bạo của “bà bảo mẫu“, rồi “cô nuôi trẻ” bóp cổ, dập đầu, dốc ngược cháu bé giúi đầu dìm vào thùng phuy đựng nước vì cháu không chịu mở to mồm ăn cháo, được chiếu trên màn hình tivi hôm rồi. Động tác của “bà” của “cô” thành thục đến độ nơi chuyên đánh đập tra tấn tù nhân để ép cung có khi phải đưa vào danh sách tuyển chọn, nếu thiếu.

Top 10 ca khúc Giáng sinh kinh điển hay nhất.

'Jingle Bells', 'Silent Night', 'Last Christmas'... là những giai điệu luôn được cất lên rộn rã mỗi dịp lễ Noel. Dưới đây là sơ lược về sự ra đời và quá trình phổ biến của 10 ca khúc được nghe nhiều nhất vào Giáng sinh.
Nguồn: Nhacso.net

Chủ Nhật, 22 tháng 12, 2013

Ca nhạc nhân ngày truyền thống quân đội 22-12

Những bài hát kỷ niệm ngày truyền thống quân đội nhân dân Việt Nam 22-12. Những bài hát đi cùng năm tháng và sống mãi với thời gian ở lại trong kí ức những người chiến sỹ QĐND Việt nam

Biên tập trên Zing music.

Những liệt sỹ là những thày giáo và học sinh trường Trỗi

Ngày này không quên những liệt sỹ là những thày giáo và học sinh của trường VHQĐ Nguyễn Văn Trỗi.
Nguồn: Trích Video do HMK6 biên tập.

Thông báo

1/ Như mọi năm, vào dịp cuối năm BLLK8 HN vẫn tổ chức gặp mặt thường niên. Năm nay, hầu hết số anh em K8 là sĩ quan Quân đội (chưa lên được đến tướng) cũng đã đến hạn "hoàn thành nhiệm vụ" xin mời chuẩn bị "hạ cánh" nên việc tổ chức họp mặt có muộn hơn so với mọi năm. Năm nay BLL K8 tổ chức buổi họp mặt thường niên vào hồi 10h00 ngày Chủ nhật 29/12/2013. Địa điểm: Vườn treo Pacific (Tầng 2), 281 Đội Cấn, Hà nội. (Đối diện cổng khách sạn La Thành)
Trân trọng mời toàn thể các bạn K8, Các anh các chị các khóa trên cùng các thày các cô tới dự buổi họp mặt này.
Rất mong mọi người dự đông đủ.
BLLK8 HN
Lưu ý: Anh em Trỗi ta được cái "ưu điểm" ít dùng mạng, và "ưu điểm" hay nhất là rất "lịch sự" khi nhận được tin nhắn "khỏi cần reply" :)
K8 SG họp mặt 11/2013

2/Bạn Huỳnh Trung Hải K8, tuy đã mất từ năm 1994, nhưng gia đình vẫn thường xuyên có sự liên hệ với BLLK8. Nay gia đình tổ chức đám cưới cho cháu lớn, gia đình trân trọng kính mời các bác là bạn Trỗi của Huỳnh Trung Hải tới dự lễ thành hôn của con trai đầu.
Thời gian: Hồi 17h 00, ngày Thứ Bảy 04/1/2014 ( Ngày 4 tháng 12 năm Quý Tỵ)
Địa điểm: Trống Đồng Palace số 40 Hàng Cót, Hà nội.
BLLK8HN kính báo

Thứ Bảy, 21 tháng 12, 2013

Tập tục người Thái quanh đôi đũa

SẦM VĂN BÌNH
Thứ năm, 05 Tháng 12 2013
Từ xa xưa, hình thức canh tác của người Thái luôn luôn đan xen giữa làm ruộng nước và phát nương làm rẫy. Khi lúa nếp nương được gặt về và giã thành gạo trắng, người Thái dùng chõ hông lên thành cơm xôi, họ đựng cơm xôi vào trong các vật dụng đan bằng mây- gọi là “ẹp khàu”. “ẹp khàu” có cấu tạo đặc biệt gồm hai ngăn đựng khác nhau và kích cỡ to nhỏ gần bằng nhau, cho phép khi đựng cơm xôi ở độ vừa phải, hai ngăn “ẹp” có thể úp khít vào nhau như đậy nắp. Mỗi ngăn của “ẹp khàu” lại được đan bằng hai lớp mây tách biệt, tạo ra một khoảng không khí ngăn cách việc thoát nhiệt ra bên ngoài, vừa giữ cho cơm xôi nóng ấm được lâu, vừa để cho không khí lưu thông qua để tránh cho cơm xôi bị hấp hơi chóng nhão… Khi ăn cơm xôi, cơm được vắt thành từng nắm và chấm với loại “chẻo”- một loại muối vừng đặc biệt do người Thái tự chế biến, và cũng có nhiều món “chẻo” khác nhau.

Điểm danh bốn vị đại quý tộc “ô nhục” của nhà Trần

Trong cuộc chiến chống Nguyên Mông, trong giới quý tộc nhà Trần đã xuất hiện những gương mặt hèn nhát, phản bội...

Là triều đại hưng thịnh bậc nhất trong lịch sử Việt Nam, nhà Trần đã để lại cho dân tộc ta hào khí Đông A bất diệt với những vị tướng tài và ba lần chiến thắng oanh liệt trước quân xâm lược Nguyên Mông - đế chế hùng mạnh nhất thế giới thời bấy giờ.

Nhưng thời đại nào cũng có người tốt, kẻ xấu và nhà Trần cũng không phải ngoại lệ. Trong cuộc chiến chống Nguyên Mông, trong giới quý tộc nhà Trần đã xuất hiện những gương mặt hèn nhát, phản bội mà tiếng nhục còn lưu lại đến ngày nay. 

Trần Di Ái quên quốc thể vì tham quyền
Trong thời kỳ trị vì của vua Trần Nhân Tông (1279-1293), nước Đại Việt đã trải qua nhiều thách thức to lớn về chủ quyền.
Khi vua Nhân Tông mới vừa lên ngôi, vua Nguyên là Hốt Tất Liệt đã sai người đưa thư trách cứ ông vì tự lập ngôi và đòi phải sang nhà Nguyên chầu thiên tử.
Do không được chấp nhận, đến năm 1282, vua Nguyên lại sai sứ sang yêu sách: “Nếu vua nước Nam không sang chầu được thì phải đưa vàng ngọc sang thay và phải nộp hiền sĩ, thầy âm dương bói toán, thợ khéo mỗi hạng hai người”.
Một lần nữa, vua Trần Nhân Tông không đồng ý và sai người chú của mình là Trần Di Ái (em trai vua Trần Thái Tông) sang thay cho mình. Vua Nguyên Hốt Tất Liệt không bằng lòng, liền lập Trần Di Ái làm An Nam Quốc Vương và sai 1.000 quân hộ tống về nước, hòng áp đạt quyền cai trị lên Đại Việt.
Bản thân Trần Di Ái cũng muốn muợn sức người Mông Cổ để giành ngôi, nếu không thành thì vẫn có thể biện hộ bằng chuyện bị vua Nguyên cưỡng ép.
Tuy nhiên, vừa đến vùng biên ải thì đội quân hộ tống Trần Di Ái bị quân nhà Trần đánh tan tác. Trần Di Ái bị bắt, nhưng được vua Trần tha tội chết, chỉ bị bắt làm lính hầu ở phủ Thiên Trường, sống trong sự hổ thẹn đến hết đời.

Thông báo của Trang "Quán Thơ BanTroi +"

( Bản thử nghiệm, để truy cập trang này đọc giả có thể gõ thobantroi vào thanh tìm kiếm của Google sẽ có đường dẫn trực tiếp đến Blog,  hoặc truy cập vào ĐÂY )
  "Quán thơ Bạn Trỗi" là Trang Blog được thành lập để Đăng tải và Tổng hợp, lưu trữ các sáng tác Thơ, Nhạc và các hình thức Nghệ thuật khác của các tác giả là Cựu học sinh Trường Văn hóa Quân đội Nguyễn Văn Trỗi và bạn k9.

Thứ Ba, 17 tháng 12, 2013

Bản nhạc quen thuộc

Chiến thắng Phủ Thông

Nghe bản hành khúc này, mọi người sẽ đâu đây lại thấy "văng vẳng" tiếng các bình luận viên bóng đá Đình Khải, Hoài Sơn tường thuật trực tiếp các trận bóng đá trong những năm 70 thế kỷ trước. Bản nhạc này chính là một sáng tác của một phụ huynh trường Trỗi, nhạc trưởng Đoàn Quân nhạc QĐND Việt Nam - Đại tá  Đinh Ngọc Liên
Đọc thêm: Chuyện về ba tôi - NSND Đinh Ngọc Liên

Trình bày : Tốp ca Đài TNVN

Thứ Hai, 16 tháng 12, 2013

Lời cảm ơn

Hà Chí Quang và vợ là Dương Thị Hồng Vân.

Kính gởi các Cô Chú Trỗi khóa 7 và khóa 8.
Đám cưới của con gái chúng tôi, Thùy Anh và Quốc Anh, tổ chức vào hồi 18g ngày 14/12/2013 và đã thành công tốt đẹp với sự hỗ trợ và tham dự của đông đảo bạn bè.
Xin cảm ơn các Cô Chú Trỗi đã tới chung vui cùng gia đình chúng tôi.
Xin cảm ơn các Cô Chú Trỗi, tuy kẹt chuyện nhà không tới dự được, nhưng đã gửi lời chúc mừng tới vợ chồng chúng tôi.
Xin cảm ơn và xin chúc sức khỏe.
Hà Chí Quang

Chủ Nhật, 15 tháng 12, 2013

Ngày trở thành lính "Bác Tôn"

Đã lâu cũng chẳng để ý nữa và cũng không có thói quen này. Bật cái máy tính bảng lên nhìn vào lịch chợt thấy con số "quen quen" to đùng...15/12, một dấu mốc trong cuộc đời.
Ảnh minh họa.
Sau ngày tốt nghiệp ĐH, ngày này cách đây 34 năm mình chính thức trở thành anh lính "cụ Tôn" sau một thời gian dài "thất nghiệp", nằm nhà chờ phân công công tác. Chừ thì sắp "hoàn thành nhiệm vụ" rồi.

Thứ Sáu, 13 tháng 12, 2013

Chuyện SEA GAMES

"Ở đẳng cấp cao hơn hẳn, thi đấu tốt hơn hẳn, nhưng ba võ sĩ Việt Nam vẫn bị xử thua chung kết nội dung kata đồng đội nữ chiều nay đến nỗi phải bật khóc tức tưởi ngay trên thảm đấu..." ....ĐỌC TIẾP
Thi đấu thể thao là mang tinh thần thượng võ, vô tư và công bằng, thế mà cứ quốc gia nào đăng cai tổ chức thì bao giờ cũng về nhất. SEA games như thế này thì tham gia làm gì cho tốn tiền dân, muôn đời vẫn là vùng trũng của thể thao thế giới.
Ảnh VnExpress

Tin ngắn

Hôm nay mặc dù thời tiết Hà nội chuyển sang rét hơn, mặc dù nhiệt độ xuống đến 16 độ nhưng buổi giao ban vẫn được duy trì như thường lệ. Tôi vẫn là người thường đến sau cùng. Đặc biệt hôm nay còn có thêm một người bạn của VH, người mà đã vài lần điều trị chứng đau do hậu quả của thoái hóa đốt sống cổ cho tôi cùng tham dự. 
Vẫn những Bạn Trỗi "tích cực" giao ban như thường lệ duy chỉ thiếu một số bác K4 vì những lý do khác như bận việc riêng là ĐC, bận ăn cơm khách là HH hoặc do có chút mưa lất phất vì lý do sức khỏe mà không đến được. Bạn Trỗi giờ đã có tuổi, chuyện đau người vì lý do này nọ cũng là bình thường cái hay của buổi hôm nay có bạn của VH, người biết làm giảm đau mỏi của chứng tuổi già đã nhiệt tình không ngại ngần, vừa uống bia vừa điều trị tại chỗ cho bạn bè, cứ xong một cốc là điều trị xong một bệnh nhân. Tiếc hộ một số Bạn Trỗi hôm nay vì lý do này nọ mà vắng mặt (không loại trừ lý do "tế nhị"). Kể ra cuối tuần cứ gặp nhau được là vui, là cuộc sống thêm chút sức khỏe.

Đạp xe khỏe như TQ mà vẫn cần phải "điều trị".
 

TIN BUỒN

Mẹ bạn Nguyễn văn Hòa B2 K7 (Trước sống tại khu 3B Ông ích Khiêm) đã mất.Tang lễ đượccử hành
tại Nhà tang lễ 25 Lê Qúy Đôn,quận 3 TP.HCM lúc 15h ngày 13-12-2013.Lễ truy điệu lúc 12h ngày 15-12-2013 tại nhà tang lễ 25 Lê Qúy Đôn.Kính báo.

Thứ Năm, 12 tháng 12, 2013

Đồng hồ cổ

Thấy TK8 nhắc đến đồng hồ Poljot, lại nhớ đến cái đồng hồ Đức mạ vàng ngày xưa ông già cho hồi vào ĐH, khi vào bộ đội vẫn còn dùng, chẳng nhớ thất lạc khi nào, thật đáng trách. Lên mạng tìm đồ cổ, qua Facebook  được 1 "ông bạn già" K7 ở SG "tặng" ngay cho chiếc Poljot cổ này. Quá tuyệt! Trông vẫn còn sắc nước quá, 17 chân kính nha! Chừ có tiền cũng chẳng mua được.
Mong anh em có đồ cổ gì mang lên đây "tặng" nhau nhé! 

Tìm hàng trên mạng.

Nếu bạn cần mua một thứ gì...đã có trang vật giá.

Nếu bạn muốn mua chiếc đồng hồ này, ít ra có 2 nơi bán, mà giá chênh nhau gần gấp đôi. Ở đây bán 1650000 VND  còn đây chỉ 880000 VND. Chẳng cần phải ra đường cho bụi bậm và kẹt xe. Nhấc phone lên là hàng trao tận tay và giảm thiệt hại cho túi tiền của bạn.
Ngồi ở cơ quan đã mua được rất nhiều thứ lặt vặt kiểu này, dù nhiều khi giá trị hàng mua chỉ vài trăm nghìn.

Thứ Bảy, 7 tháng 12, 2013

Thử đọc, ít nhiều có mình trong đó không?

"...Thực ra, tôi viết bài này không phải là tôi sợ mất chồng, mà là vì tôi thấy đây là một hiện tượng trên mạng Facebook. Tôi nghiệm ra rằng có nhiều người cũng giống hệt như chồng tôi, 50-60 tuổi, thậm chí hơn nữa, đều tán gái bằng thơ như vậy, mà lại có rất nhiều các em gái theo. Và tất cả những ông già đó đều rất trăng hoa, rất kinh nghiệm, rất thủ đoạn, và rất tinh ranh..."...Đọc tiếp
Ảnh minh họa

Thứ Năm, 5 tháng 12, 2013

Mẹ Văn Hòa k7

Trong dịp vào Nha Trang Tr.Quốc k7 đã đến thăm mẹ Văn Hòa, thắp hương cho bạn. Bạn Văn Hòa mất vì viêm màng não ở Quế Lâm, Trung Quốc.
Bà cụ là bà Nguyễn Thị Lan, địa chỉ 15 đường số 4, tổ 9, Ba Làng, phường Vĩnh Hòa, Tp.Nha Trang, Khánh Hòa.
Tr.Quốc nhờ đưa tin để bạn nào có điều kiện thì ghé thăm cụ.

Thứ Ba, 3 tháng 12, 2013

Giang còi gả con gái

Hôm rồi, Giang còi k7 gả con gái. Đám cưới tổ chức đình đám, lính Trỗi ngồi 4 – 5 bàn. Vui hết cỡ. Vui quá, tới mức quên cả quay hình ảnh cô dâu chú rể, song than phụ mẫu cũng như 2 họ (mong 2 họ thứ lỗi!). Thôi thì có mấy phút hình ảnh đưa lên để AE thấy “tình trạng” lính Trỗi mình trong đám cưới. Chúc cô dâu chú rể và 2 họ hạnh phúc mãi mãi!

Thứ Hai, 2 tháng 12, 2013

Ai thích ăn đặc sản chim quay nên đọc

"Chợ Ninh Hiệp (Gia Lâm-Hà Nội) không chỉ nổi tiếng với việc đổ buôn vải vóc, quần áo mà còn nổi tiếng với những “mâm chim quay” đỏ quạnh, bắt mắt"...Đọc Ở ĐÂY
Ảnh: Internet

Tin buồn

Gia đình & BLLK8 thương tiếc báo tin.
Cụ bà Cao Thị Cảng thân mẫu Sùng Hải B4 - K8, sinh năm 1925, từ trần hồi 18h ngày 1/12/2013. Hưởng thọ 89 tuổi.
Lễ viếng: Từ  8h đến 13h ngày thứ Tư 4/12/2013, 
Địa điểm: Nhà tang lễ bệnh viện 103, Hà đông, Hà nội.
Hỏa táng tại Đài hóa thân Hoàn vũ.
Bạn Trỗi viếng lúc 11h30 ngày 4/12/2013..

Quân hàm cấp tướng ở Trung Quốc giá bao nhiêu?

Ở Trung quốc là như vậy, công an, quân đội VN chắc chỉ có bác nào có quân hàm cấp tướng mới trả lời được nhỉ? Mỗi lần xem TV chương trình QĐND hay của CA thấy sĩ quan cấp tướng...."đông ơi là đông".
(Soha.vn) - Việc dùng tiền để mua cấp hàm trong quân đội Trung Quốc phổ biến đến mức khi còn là chủ tịch quân uỷ trung ương, ông Hồ Cẩm Đào đã từng phải lên tiếng về vấn đề này. Tin ở đây

Viết bài trên Blogger

May quá đỡ phải soạn, tìm được trên mạng có hướng dẫn đăng bài lên blog, copy về đây, để giúp bác nào chưa quen trình bày bài đăng có thể tham khảo. Nguồn: ở đây

Chủ Nhật, 1 tháng 12, 2013

TẢ BỒ

Đề bài: Hãy tả chiếc bồ nhà em.

Bài làm:

"Nhà em ít thóc nên không có bồ. Thóc nhà em đựng ở thúng, cót.
Tuy nhiên, em có nghe bác Thạch, bạn bố em nói: Bố em có bồ, nhưng không mang về nhà.
Em có gặng hỏi, bố em chỉ nói: Con còn bé quá, sau này sẽ biết.
Em cứ nghĩ: Bồ đựng thóc thì sao lại để nơi khác?.

Bác Thạch có nói: Bồ của bố em dễ thương lắm, đáng yêu lắm. Bác ý bảo: Bồ của bố em dài, chân cao, miệng nhỏ, trông cũng nhỏ nhắn.

Và thế là em hiểu: Bố em có thóc, và ông ta để riêng một chỗ.

Tuy nhiên em mong bồ của bố em phải to cơ, mà bố phải mang bồ về nhà cơ.

Nhưng tại sao khi nói ý muốn này cho mẹ em, thì mẹ em nói: Nếu bố em mang bồ về nhà, mẹ em sẽ chọc tiết.

Em chẳng hiểu gì cả. Chả nhẽ bồ thóc lại là một loại động vật à?. Em rất muốn nhìn thấy bồ. Và khi đó em sẽ tả chiếc bồ thật hay, thật xúc tích.

Được rồi!. Nếu không, em sẽ gom tiền, tự kiếm bồ cho mình. Và có lẽ phải thế cô ạ!!!..".

(Nguồn: Internet)