Bài ca Trường Nguyễn Văn Trỗi

Nhạc và lời: Hồng Tuyến

Thứ Sáu, 31 tháng 10, 2008

HÀ...LỘI










Sáng nay có việc chạy ra Big C, thấy cơ man nào là xe. Xe ô tô, xe máy đứng đầy đường. Hóa ra xe chết máy, chắc là đứng chờ bu gi khô. Tiếc là không mang theo máy ảnh. Chiều thì cố tình chạy lại chỗ đó chụp ảnh, trời mưa nên chụp vội rồi chạy về. Thấy nhiều người như mình, giương điện thoại di động ra chụp, quay loạn xạ. Ảnh không được ưng lắm, nhưng phóng viên "lìu tìu" thì chỉ được đến thế thôi. Hai ảnh cuối là chụp trên đường Mễ Trì, chạy qua trước mặt The Manor. Nhìn kỹ ảnh thứ hai từ dưới lên sẽ thấy có người đang xách giỏ đựng cá. Những người lội bì bõm ở đó đang bắt cá trên vỉa hè đấy! Đường này cũng thành sông. Trên đường Lê Quang Đạo thì bà con còn mang màn ra vớt cá tôm gì đó không rõ. Rất tiêc không chụp được cảnh đó vì không thể dừng lại.

Tham gia chủ đề yêu động vật, yêu thiên nhiên

BThang k8 vừa đi công tác, kết hợp tham quan nước ngoài về, có mấy ảnh chụp, xin tham gia (hôm nay 31-10, HN mưa to quá, tắc đường, ngập xe, đang ở cq đây nè).
Có điều khác ở VN ta là những con vật này, mặc dù là hoang, nhưng không hề sợ, mà ngược lại, hình như còn rất yêu mến con người.
Ảnh 1: Một nghệ sỹ đường phố trên quảng trường San Marco, Venice, Italy với trò chơi với chim và khách du lịch.

Ảnh 2: Trẻ em hưng phấn chơi với lũ Bồ câu, ở quảng trường San Marco, Venice, Italy.

Ảnh 3: Lâu lắm mới chụp được chim sẻ gần người, ở Venice.

Ảnh 4: Chú Mèo hoang Thụy Điển chẳng ngại gì khách du lịch

Hà nội sau 1 ngày ngập lụt

Tổng hợp từ các nguồn của Vietnamnet & Vnexpress sau “thảm họa” ngập lụt ngày hôm nay. Hiện (20h15) trời vẫn đang mưa to dai dẳng, cứ tiếp tục như thế này không biết ngày mai Hà “lội” thành cái gì ?


Hà Nội: Mưa lớn, phố thành sông, giao thông tê liệt

Ôi! những dòng sông nhỏ

Xe hơi 'gặp lũ' tại Hà Nội

Ảnh Hà Nội 'chìm' trong biển nước

Status 'ngập lụt' trong ngày mưa bão

Người Hà Nội đảo lộn cuộc sống vì mưa ngập

Gửi tặng B trưởng


B trưởng đang tìm góc "chộp" trước cảnh đẹp của núi non Mẫu Sơn.

Tiện thể TT tặng ảnh, tôi cũng xin góp vui.





H1:Mèo con sau khi đi đánh pingpong về mệt quá ,động tác thư giãn
H2: Mèo con mải miết viết blog Trỗi , thư giãn sau khi viết
H3: Đã đến giờ meo đi ngủ rồi
H4: Mũ BH của Mèo con khi ra đường.

Tặng những người yêu mèo...


Tặng HB và pà con yêu mèo tấm ảnh mèo với lời bình:
Con mèo này khôn thật - nó biết chắc cái con kia là bạn của nó!
Nguồn ảnh: ST.

Thông báo

Cách đây khoản 40 phút, Đổ Nghĩa gọi điện thông báo: A trưởng của C trưởng, kiêm B trưởng KV, vào tới SG, để du lịch dài ngày... Ai có duyên nợ "ân oán", thì chuẩn bị "tính tiền" đi. (Nếu dùnhg thanh toán thì bỏ mịa). Kể luôn các chị blog trường Bé.

Bình lựng: C trưởng quả là hạnh phúc. Có được A trưởng cực tâm lý.

Thôi thông báo ngắn gọn zdậy thui!

4 SG

Công cụ: Đọc email tiếng nước ngoài dễ dàng

TPO - Công cụ Translate Language Tool (có thể tải tại http://tinyurl.com/458e5y), giúp dịch nguyên văn nội dung thư điện tử ngay trong hộp thư từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt. Xem chi tiết TẠI ĐÂY

Thứ Năm, 30 tháng 10, 2008

Giới thiệu: Phần mềm diệt được trên 1 triệu virus

Hai sản phẩm CMC Antivirus (CMC AV - dành cho cá nhân) và CMC Internet Security (CISE - dành cho doanh nghiệp, tổ chức) có khả năng diệt được hơn 1,2 triệu mẫu virus/sâu máy tính.

Chi tiết xem tại đây Xem thêm khuyến cáo của Bạn Trỗi

Tải về tại trang này hoặc tải về từ trang chủ CMCINFOSEC

Thứ Tư, 29 tháng 10, 2008

Phong cảnh đất nước








Vừa rồi có dịp đi một số nơi cùng GĐ ,tôi có chộp một số phong cảnh các nơi, xin đăng lên để các ban thưởng thức.

Ảnh 1,2,3 : Hồ Núi Cốc
Ảnh 4,5: Phong Nha
Ảnh 6,7,8: Huế

Tin hay: Hà Nội dẫn đầu cả nước về số người mù chữ

Cả nước hiện có gần 1,7 triệu người mù chữ, tập trung nhiều nhất vào độ tuổi trên 36. Trong đó, Hà Nội có gần 235.000 người và TP HCM hơn 90.000 người không biết đọc, viết.

Ngộ độc cồn gỗ - methanol

Trên blog út trỗi AE đã kêu trời về nạn rượu độc; báo chí & đài cũng đang phát hiện nhiễm độc methanol pha trong rượu để tăng 'giả' độ cồn đã gây ra nhiều tai nạn thương tâm, còn nêu 'Theo quy định, hàm lượng methanol trong rượu chỉ khoảng 0,1%. Nghĩa là cứ 1.000ml rượu được có 1ml methanol...' Về chuyên sâu nó là thế nào? mời xem ở bài về ngộ độc methanol theo liên kết này (có trong chương trình H199)

Thứ Ba, 28 tháng 10, 2008

Cầu Vồng

Nhân thấy cầu vồng của HB chụp ở Tây nguyên, nhớ mình cũng có một
cái chụp ở Brussel. Ngày xưa hay ngắm cầu vồng ở Tam Đảo vì ở đó hay mưa.
Nhưng thời ấy không có máy ảnh nên đành miêu tả Cầu vồng bằng lời vậy.



















Cầu vồng

là một thứ hư vô có thật

Ta chiêm ngưỡng cầu vồng

Với sắc màu long lanh rực rỡ

Với dáng hình

chiếc cầu

bắc qua ước mơ

chiếc cầu

bắc qua mọi ảo tưởng ngây thơ

qua cuộc đời

tháng năm

vào vô tận....

Ta chiêm ngưỡng cả phản quang

từ một thành hai, ba...

lấp lánh , cầu vồng ....

Truyền thuyết lưu giữa đời trần

Thấy cầu vồng sẽ gặp nhiều hạnh phúc

Ta đã từng tin như tin sự thật

Như tin vào con người

Như tin vào Tình yêu

Tin cuộc đời long lanh, rực rỡ...

Rồi bụi nước bỗng tan đi qua cơn gió

Ta còn gì ngoài một khoảng không?

Ta còn gì ngoài một chút bâng khuâng?

Hạnh phúc như cầu vồng

là một thứ hư vô có thật ? ! ....
 Tam Đảo 27/08/1984

EGK9

Lại chuyện mộ chí

Nhân có bài của Tổng Quản Bạn Trỗi về mộ chí ở Hải Lăng. Tôi xin góp một bài cũng về mồ mả, nhưng ở nơi khác.

Quảng Điền, quê EGK9 bạn tôi, là một huyện của Tha Thiên Huế. Làng của EGK9 cũng nằm sát biển, còn gần biển hơn quê tôi nữa kìa. Tháng 12 năm 2007, bạn tôi có dịp về công tác.

Chúng tôi (EGK9. Thu Hà và tôi) rủ nhau về quê Quảng Điền.

Đi ô tô từ Huế ngược ra Quảng Trị. Đến ngã ba … gì đó (tôi quên rồi) thì rẽ phải. Trên đường đi, chúng tôi thấy nhiều ngôi mộ xây cầu kỳ, nhìn cũng biết tốn rất nhiều tiền. Cùng đi hôm đó có bà mẹ và các cô em gái của EGK9.

Bà kể, Thừa Thiên Huế có một vùng mà ở đó mồ mả được xây

to lắm. Có ngôi cao hơn cả ngôi nhà hai tầng. Tiền xây nhà chỉ bằng một phần tiền xây mộ. Chúng tôi định tranh thủ đi luôn đến đó xem sao, nhưng không có thời gian, nên chỉ về quê bạn tôi thôi.

Đi vòng vèo một hồi thì đến nơi. Nghe nói quê bạn sát biển, nên về đến nơi bọn tôi rủ nhau đi thăm biển.

Đi bộ qua cồn cát, qua một làng nhỏ ven biển, mà nghe nói làng này nhà ai cũng có người định cư ở nước ngoài gửi tiền về nuôi, nên họ sống “khỏe” lắm. Ở đây chúng tôi cũng thấy nhiều mộ rất to. Bà bảo đây chưa ăn thua gì, vậy mà tôi đã thấy “choáng” rồi. Chưa đầy 20 phút đi bộ chúng tôi đã ra đến biển.

Biển Quảng Điền có lẽ cũng chả kém gì biển Mỹ Thủy quê tôi. Cũng có dải cát dài, có rặng phi lao. Nhưng trên bờ biển có nhiều “công trình kiến trúc” hơn quê tôi. Công trình kiến trúc đó là gì? Xin mời các bạn xem ảnh.

Tin họp mặt 60 năm các thế hệ TSQ VN

Mời bạn vào http://www.sggp.org.vn/chinhtri/2008/10/169717/ để đọc tin. Tuy nhiên chúng tôi đã có phản hồi với SGGP về việc đưa sai về trường TSQ Nguyễn Văn Trỗi.

Thứ Hai, 27 tháng 10, 2008

Gửi HBình



Gửi HB ảnh chuồn chuồn ớt do ĐH rình cả tiếng mới chộp được đúng kiểu "ớt"
kèm theo ớt thật để tiện kiểm chứng

Về thân phận người phụ nữ?...

Nhân có truyện ngắn rất hay của anh DĐ viết về thân phận một người phụ nữ, tôi chợt nảy ra ý định giới thiệu với các bạn vài truyện ngắn cũng về thân phận người phụ nữ.
Mời các bạn đọc một vài chiện ngắn hay hay của nhà văn Nguyễn Quang Lập.
Chúc vui vẻ.

Các (thợ săn)




Các thợ "săn" của anh em chúng ta.
H1: Trao đổi kinh nghiệm
H2,3: các thợ "săn" tác nghiệp

Đăng thử





Tôi mới được TQ út Trỗi tạo điều kiện để giao lưu cùng anh em trên blog. tôi đăng thử để các bạn góp ý .

Hình 1: Nơi mà các bạn Trỗi HN hay gặp nhau zôzô
Hình2: ảnh tôi chụp trong chuyến đi Quế Lâm
Hình 4: các thành viên cùng Thầy Thịnh trên Mẫu Sơn
Hình 3: Nhà chụp ảnh nghệ rất mãn nguyện khi vừa chộp được ảnh (ông gìa thổi tiêu) ở Đoan Môn

Chủ Nhật, 26 tháng 10, 2008

Tìm bạn


Trong một lần đi công tác ở Cam Ranh Tôi bất ngờ và rất vui gặp được bạn K7 . các bạn xem hình và kêu tên (hắn) nhé

Anh em ta cẩn thận!

Từ quán nhậu thịt cầy ở trung tâm cho đến gỏi vịt ở vùng ven, rượu đều được mua bán qua điện thoại di động... Người ta có thể tạo ra hàng ngàn loại rượu giá rẻ từ cồn công nghiệp, nước lã và nước cốt...Giật mình trước 1001 loại rượu từ cồn, nước lã, nước cốt
Vietnamnet


CHUYỆN CỦA NGƯỜI ĐỒNG NGHIỆP

Đào Duy

Cho tới bây giờ tôi cũng không biết số phận của người đàn bà ấy ra sao? Còn hay mất và nếu còn thì chị lưu lạc nơi đâu. Người đàn bà ấy tên Quyết tôi vẫn thường gọi chị Quyết.

Ba mươi năm xa quê đời lính đưa tôi xiêu bạt: Từ Nghệ An nắng gió cháy da tới mảnh đất Trung Lào muỗi vắt, phỉ Vàng Pao rình rập. Ba bốn năm phơi mình rèn luyện trong lò sỹ quan trên mảnh đất Sơn Tây sỏi đá. Ra trường quân hàm trung úy, mấy tháng ăn đợi nằm chờ ở nhà khách bộ tư lệnh hải quân. Buồn, tôi theo thằng bạn rủ rê đi Thái Nguyên buôn chè kiếm tiền tiêu vặt.

Cầm quyết định về vùng 5 hải quân. Ra tới Phú Quốc tôi nói với tay trợ lý cán bộ: “ Nơi nào xa nhất , khó khăn nhất thì cho tôi đi!”

Chả phải lý tưởng hay trách nhiệm gì đó cao siêu, tính tôi nó vậy. Từ bé tôi đã thích phiêu lưu, ưa mạo hiểm, khám phá và cấm biết sợ cái gì.

Trong danh sách mấy sỹ quan mới ra trường BTL hải quân bổ sung cho “vùng”, tôi là người có mặt sớm nhất: đúng ngày, đúng tháng trong tờ giấy điều động.

Trưởng phòng tổ chức cán bộ ấn tượng trước khuôn mặt rắn rỏi, tác phong nhanh nhẹn và ý thức kỷ luật cộng với tấm bằng tốt nghiệp sỹ quan loại giỏi ông ưu tiên giữ tôi lại công tác tại BTL vùng.

Tôi thuyết phục tay trợ lý cán bộ tác động với ông trưởng phòng chấp thuận yêu cầu của tôi.

Thời điểm ấy bộ tư lệnh vùng cũng đang đau đầu cần tìm một sỹ quan trẻ có năng lực trám vào vị trí phó trạm Rada trên đảo Kokong ( Đảo này của Campuchia nằm sát biên giới Thai Lan năm 89 ta đã trả lại cho họ) đây là vị trí tiền tiêu quan trọng trong cuộc chiến biên giới tây nam chống Ponpot, nên đề nghị của tôi được bộ tư lệnh vùng chấp nhận.

Cầm tờ quyết định còn thơm mùi mực dấu: “Trung úy Trần Văn K giữ chức trạm phó trạm ra đa hải quân trên đảo Kokong”. Tôi lên đường ngay theo chuyến tàu chở hàng tết của đơn vị ra đảo.

Năm năm sau khi ra trường tất cả háo hức, nhiệt huyết tuổi trẻ hầu như tôi gửi lại hòn đảo Kokong xa xôi. Năm năm nhiều vùng đất, vùng biển đảo phía tây nam tôi đã tới. Suốt quãng đời sau này bao nhiêu hạng người tôi đã gặp và tôi cũng chẳng nhớ bao nhiêu đàn bà con gái đã bước qua cuộc đời mình … nhưng thật lạ, chả hiểu sao mỗi khi buồn cô quạnh bên ly rượu ngoái cổ lại quá khứ, chiêm nghiệm đời mình về mối quan hệ giữa đàn ông và đàn bà thì hình ảnh người đàn bà ấy - chị Quyết, ba mươi năm rồi vẫn ám ảnh đeo bám tôi cho tới mãi hôm nay.

Ra quân, lĩnh một cục lương thượng úy chấp nhận làm lại từ đầu. Chạy vạy may mắn tôi xin được chân nhân viên kỹ thuật của một sân bay phía Nam. Lương tháng chả nhiều, chả ít tùng tiệm đủ sống. Công việc nhàn và phù hợp. Tặc lưỡi, thôi tuổi tác cho tới nay đã ngoại tứ tuần như thế cũng là được, chả mong gì hơn, an phận.

Câu chuyện tôi đang kể với các bạn là của người đồng nghiệp cùng cơ quan. K tâm sự với tôi “Nói sợ anh chả tin nhưng sự thật là như vậy”.

Cái sự thật mà tôi sắp kể tiếp với các bạn đây là mối quan hệ giữa K và người đàn bà tên Quyết, tôi muốn chia xẻ cùng các bạn để chúng ta hiểu thêm một góc khuất, một nỗi khổ đau khác, lặng lẽ, âm thầm không gì có thể đo đếm được của thân phận người đàn bà trong chiến tranh.

Quê tôi là đất phật, có Chùa Hương nổi tiếng. Tôi có người anh trai năm 1971 đi lính. Cùng đi đợt ấy trong làng gần nhà có anh Hướng trạc tuổi anh tôi, nếu còn sống năm nay anh khoảng 60 tuổi. Anh hy sinh khi cuộc chiến cận kề ngày cuối cùng trên mảnh đất Tây Nguyên. Vợ anh là chị Quyết.

Chị Quyết là người thiên hạ về làm dâu làng tôi. Tướng chị to cao phốp pháp da trắng nõn nà, ngực chị nở nang, chả biết nở cỡ nào nhưng tôi thấy chiếc áo nào của chị cũng rách, mà chỉ rách độc ở hai cái đầu chỏm trên ngực áo. Cặp mông chị to, chắc nổi phồng lên sau làn vải mỏng. Mỗi khi chị gánh lúa bọn trai làng choai choai mắt lấm la, lấm lét nhìn, rồi vội vã quay đi vươn cổ nuốt đi thứ nước nong nóng, sền sệt trong miệng tiết ra khi nhìn cặp mông chị nhún nhảy trên đường làng.

Nhà Chị ở gần nhà tôi, gần như ngày nào chị cũng sang chơi, chị thường giúp mẹ tôi những việc trong nhà như xay lúa, sàng sảy, giã gạo … có hôm trời mưa, lắm khi dở giời gió mùa đông bắc chợt về chị ngủ lại với mẹ tôi.

Mẹ tôi thương chị coi chị như con gái trong nhà. Cũng là phận gái nên bà hiểu và thông cảm cho cảnh nàng dâu mẹ chồng, chồng chị biền biệt, con cái chưa có nhìn chị nghĩ tủi phận xót xa như chính đời mình đã từng trải qua.

Có hôm chị sang chơi, thấy mặt chị hây hây, người nóng hầm hập như phải cảm. Chị mượn mẹ tôi cái quạt mo, phành phạch quạt lấy, quạt để. Mẹ tôi nhìn chị rồi thở dài “ Ôi dào! Cảm cúm gì ” bà nghĩ trong bụng, rồi chạy vội ra sau nhà vơ nắm rau Răm rửa qua quýt, cho vào cối giã, thêm tí muối, lọc lấy bát nước đem vào nhà bắt chị uống. Cụ nói: Uống đi con, uống đi cho đỡ “bốc hỏa”.

Bà nhìn chị nhăn mặt cố nuốt từng ngụm rồi ngao ngán lắc đầu “con gái hừng hực thế kia, vò võ xa chồng … rõ khổ ông trời, ông phật có thấu cho không.” Bất giác bà nhớ tới thời xuân sắc của mình vụt lóe lên như ánh sao băng nhưng nó đã qua từ lâu, từ lâu lắm rồi.

Chồng đi biền biệt, bốn, năm năm chả thư từ tin tức, nỗi chờ mong như niềm tin đặt nơi vô vọng. Việc đồng áng quần quật nhà chồng, từng ấy thứ cả tinh thần lẫn vật chất đổ xuống trái tim, xuống thân xác chị. Nhưng lạ thay nhu cầu bản năng vẫn cứ tràn ứ và lan tỏa, phô bày ra trên cơ thể, trên làn da, mớ tóc, trong cặp mắt long lanh, trong làn môi mọng đỏ, những thèm muốn khát khao dù có kiềm chế thế nào nó vẫn rực cháy trong cơ thể đang độ xuân thì của chị.

Những tháng năm làm dâu của chị không suôn sẻ. Mâu thuẫn nàng dâu mẹ chồng đẩy hai mẹ con chị xa nhau, tới độ hai mẹ con không còn muốn nhìn mặt nhau nữa. Chị bỏ nhà sang xin phép mẹ tôi ở nhờ. Thương chị, mẹ tôi thu xếp cho chị cái chõng tre kê dưới bếp.

Nhà tôi có dãy nhà trên năm gian và khu nhà bếp. Hai dãy nhà cách nhau qua một cái sân gạch lớn .

Chị quý tôi, cậu con trai khỏe mạnh, khôi ngô đang tuổi lớn. Vào những buổi tối, buổi trưa nông nhàn chị hay đọc cho tôi nghe những chuyện tình cảm, phần nhiều là chuyện chép tay lưu truyền dấm dúi trong đám thanh niên lúc bấy giờ như: Lan và Điệp, Vụ án thành Pari …

Tôi còn nhớ một đêm đói quá giữa khuya tôi lần mò xuống bếp tìm khoai ăn. Quê tôi có giống khoai nước, củ như khoai sọ, sau khi luộc chín chắt hết nước rồi vùi nồi vào đống tro, sáng hôm sau lấy ăn thì không gì tuyệt hơn. Bóc củ khoai chín nóng hổi vỏ đã se khô lại, thịt khoai màu vàng nghệ vừa dẻo, vừa bùi, vừa thơm cái anh khoai chiên trong món lẩu dê Sài Gòn mà tôi đã từng thưởng thức chả ăn thua gì, chỉ đáng hàng con cháu.

Đêm trăng suông, hắt thứ ánh sáng đùng đục, yếu ớt qua bậu cửa đủ để tôi tìm thấy nồi khoai vùi còn nóng trong đống tro. Bỗng tôi nghe phành phạch, nhè nhẹ của tiếng quạt mo từ cái chõng tre phát ra. Nhìn về hướng đó trai tim bé bỏng của tôi như nghẹn lại. Trong chiếc màn màu cháo lòng tôi nhận ra hình dáng chị không một mảnh vải trên thân.

Dường như đắn đo dằng xé ghê gớm lắm trong sự đấu tranh giữa lý trí và bản năng tiếng chị dại đi ngắt quãng:

- Làm … gì … khuya … thế em?

Tôi ngồi bất động, thở hổn hển không nói lên lời. Bóng đêm dấu đi khuôn mặt đỏ, nóng bỏng như củ khoai tôi cầm trên tay rồi luống cuống tôi để tuột rơi, tôi cũng chẳng muốn tìm và cơn đói cũng theo củ khoai “rơi” đâu mất, lúc này chả ai còn đủ tâm trí đâu để nghĩ tới chuyện khác.

- Lại đây chị bảo, giọng chị chị khe khẽ.

Tôi run rẩy tiến dần về phía cái chõng tre nơi chị đang nằm, rồi len lén ngồi nơi mép chõng. Bỗng chị ngôi bật dậy, chị ôm lấy tôi dúi đầu tôi vào cặp ngực nóng hổi chắc nịch của mình. Tôi run lên từng chập như người sốt rét rừng rồi như người bị chứng nhồi máu cơ tim, tôi lả đi mộng mị chả còn biết gì nữa.

Từ đêm ấy trở đi tôi như trở thành một người khác, ngẩn ngơ như kẻ bị thần linh rút hết trí khôn, vật vã, phờ phạc … Linh cảm người mẹ mách bảo, mẹ tôi lờ mờ nhận ra điều gì đó không ổn xảy ra đối với tôi và rồi một đêm bà theo rõi và phát hiện ra mối quan hệ cuả chúng tôi. Bà ngồi vật xuống bậu cửa khóc. Một lúc lâu tiếng khóc của bà tắt hẳn thay vào đó là tiếng guốc thập thõm gõ trên nền sân gạch như báo hiệu có người thứ ba biết chuyện của chúng tôi.

Sáng hôm sau mẹ tôi dậy sớm xuống bếp tìm chị thì chỉ còn lại chiếc quạt mo nằm trơ trọi trên chiếc chõng tre.

Từ đó cho tới bây giờ dân làng cũng như gia đình tôi không biết chị đi đâu, về đâu biệt vô tăm tích.

Mấy chục năm xa quê, vài năm một lần, thậm chí có khi cả chục năm tôi mới có dịp về quê, thăm lại chốn xưa. Vật đổi sao rời, quá khứ đau buồn của một thời đã trở thành dĩ vãng. Mẹ tôi đã mất từ lâu ,người làng chẳng còn ai nhớ, ai biết tới chị. Chỉ duy nhất có một người còn nhớ, người đó giờ cũng tha hương biền biệt nơi “đất khách” như chính cuộc đời chị vậy.

T/p Hồ Chí Minh – 10/2008

Thứ Bảy, 25 tháng 10, 2008

Thử dự đoán kết quả

Chỉ còn khoảng 2 tuần nữa, nước Mỹ sẽ có Tổng thống mới.
Giữa Barack Obama - ứng cử viên da mầu (47 tuổi) và John McCain - ứng cử viên da trắng (72 tuổi), người Mỹ sẽ chọn ai?
Tôi nghĩ sẽ là thú vị nếu chúng ta thử dự đoán ... mò kết quả bầu cử TT Mỹ?
Với một vài con số thống kê về tỉ lệ phần trăm dân Mỹ dưới đây (nguồn lấy từ Internet):
- Người Mỹ da trắng 73,9%
- Người Mỹ gốc châu Phi 12,4%
- Người Mỹ gốc châu Á 4,4%
- Người bản thổ Mỹ và Alaska 0,8%
- Bản thổ Hawaii và đảo Thái Bình Dương 0,1%
- Chủng tộc khác/đa chủng tộc 8,3%
- Hispanic hoặc Latino (mọi chủng tộc) 14,8%
các bạn thử đoán xem ông nào sẽ thắng?
Tôi nghiêng về ông Obama với ní nuận rằng dân Mỹ thích trẻ, khỏe, mạo hiểm...!

Chia sẻ

TrM gửi cho tôi ảnh chụp hồ núi Cốc. Thấy cảnh đẹp và thơ mộng, "bốt" lên chia sẻ với các bạn, nhất là các bạn miền Nam và miền Trung ít có dịp ra Bắc.
ACE nào có thông tin về thắng cảnh này thì giới thiệu luôn giùm nhé. ( Tôi cũng chưa được đến hồ núi Cốc lần nào )
Nguồn ảnh : "A trưởng" của TrM.

Thứ Sáu, 24 tháng 10, 2008

Tây Nguyên

Hè năm 2005 mấy anh chị em nhà tôi rủ nhau đi Tây Nguyên. Người thì đi máy bay, người đi ô tô từ Hà Nội vào. người thì đi nghỉ sẵn ở trong đó rồi hẹn nhau ngày N có mặt ở Buôn Mê Thuột. Lâu rồi tôi không nhớ đó là vào tháng mấy, nhưng có lẽ là vào mùa hè. Chuyến đi thật thú vị. Chúng tôi cũng đến Bản Đôn cưỡi voi, vào nhà già làng Ama Kông, đi thăm mấy cái thác mà tên giống giống nhau. Sau BMT là Kon Tum. Sau KT thì một số bay ra bằng máy bay. Vợ chồng chị Thái, anh Thành và tôi đi Ford Ranger ra HN. Chúng tôi đi theo đường Hồ Chí Minh từ Kon Tum xuống Đà Nẵng thì ghé vào Hội An thăm con gái anh Thành đang "biệt phái" ở đó. Sau đó lại đi tiếp đường HCM ra...tôi không nhớ là đến đâu thì vào lại đường quốc lộ. Chuyến ấy tôi cũng chụp phong cảnh nhiều. Có vài kiểu ảnh tự cho là đẹp, và vài kiểu có tính "kể chuyện", tôi xin "bốt" lên đây.


Hình 1: Anh Thành mua sầu riêng cho con gái
Hình 2: Cây Kơnia
Hình 3: Những phiến đá tự nhiên mà như được xếp vào với nhau (Thác Dray Nur)
Hình 4: Nhà thờ cổ bằng gỗ ở Kon Tum

Hình 5: Thác Dray Nur và cầu vồng


Lá rụng - một thoáng thu ở Brussel

Không biết các bạn đã chán chiêm ngưỡng « cây cơm nguội vàng », chán hít thở « mùi hoa sữa nồng nàn » chưa nhỉ ? Gửi các bạn một vài cái lá vàng trong khuôn viên Đại Học Tự do Brussel (VUB) chỗ tôi đang làm việc nhé. Hình 1: Tòa nhà của Viện Công nghệ Sinh học, nơi tôi hàng ngày ngó từ phong thí nghiệm tầng 7 xuống xem mấy cái lá rụng .Hình 2 : Khu ký túc xá sinh viên trong khuôn viên của trường. Ảnh chụp qua cửa kính phòng thí nghiệm tầng 7. Hình 3 : một buổi chiều lạnh nhưng đẹp trời. Tuy nhiên năm nay có vẻ mùa thu ở châu Âu không được đẹp như năm ngoái . Hình 4 là khuôn viên của trường chụp cùng thời gian này năm ngoái. Còn hình 5 là ảnh chụp cùng thời kỳ ở một công viên bên London.
EGK9