Bài ca Trường Nguyễn Văn Trỗi

Nhạc và lời: Hồng Tuyến

Thứ Tư, 7 tháng 1, 2009

MỘT CHUYỆN LIÊN QUAN ĐẾN NGÀY NÀY

Hôm nay 7/1, nhân dân Campuchia kỷ niệm 30 năm (7/1/1979 - 7/1/2009) thoát khỏi nạn diệt chủng do bè lũ Pôn pot và Iengsari cầm đầu. Nhân đây tôi cũng có một chút kỷ niệm liên quan đến sự kiện này.
Hồi đó Việt nam còn chịu sự cấm vận của Mỹ, các nước khác có một cái nhìn thiếu thiện cảm với người VN. Đám thủy thủ chúng tôi mỗi khi ra nước ngoài là phải chịu những thái độ thiếu thiện cảm đó. Quy định riêng cho thủy thủ VN là khống chế số người đi bờ, khống chế giờ đi lại. Mỗi tàu chỉ được một nửa số lượng người lên bờ, giờ đi lại chỉ từ 6h00 sáng đến 18h00 tối,chia nhau mà đi. Mỗi lần đi taxi thì tài xế lắm chuyện lại hỏi từ đâu đến? Nếu trả lời là từ VN là họ tỏ ý coi thường và nói: "Vietnam no good ,Việt namfighting, bùm bùm". Có ông còn hùng hổ nói (Qua tiếng Anh lỗm bõm) chúng tôi hiểu đại ý: "VN chúng mày đánh nhau suốt ngày, Vn không tốt"... việc này diễn ra thường xuyên, khiến có người không dám đi taxi, hoặc có người không dám nhận là người VN. Riêng chúng tôi vẫn đi taxi và vẫn nhận mình là VN! Thế rồi, quân đội VN rút về nước, nhường chỗ cho lực lượng gìn giữ hòa bình liên hiệp quốc tiếp quản. Tình hình chiến sự không giảm đi, mà có chiều hướng tăng lên. Các điểm chốt, trạm cảnh sát của liên hiệp quốc bị Khơme đỏ liên tục tấn công bằng súng và lựu đạn. Báo chí, truyền hình nước ngoài ngày nào cũng đưa tin số người nước mình tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình bị chết,bị thương. Từ đó như một phép lạ làm thay đổi thái độ của người dân nước đó từ thù hằn sang thân thiện đến bất ngờ! Chúng tôi vẫn đi taxi,nhưng người lái taxi thì tỏ ra vồn vã khi chúng tôi nói là dân VN và thay bằng từ "No good!" bằng "good!", "Vietnam good! Good!".
Qua đó chúng ta thấy sức mạnh của truyền thông mạnh như thế nào? Nó làm thay đổi suy nghĩ của mọi người từ xấu trở thành tốt và ngược lại. Riêng chúng tôi dù đi đâu vẫn luôn tự hào là người VN! Chúng ta tự hào là đất nước duy nhất đã giải phóng nhân dân Campuchia khỏi nạn diệt chủng !

11 nhận xét:

  1. Chuyện VN vào CPC rồi bị tố là "xâm lược", bị cấm vận, ... chả trách được người dân. Họ chỉ biết nghe truyền thông trong tay chính phủ họ. Biết bao nhiêu chuyện cho thấy chính phủ các nước lớn mà trí trá, lừa đảo, ... Và tội nghiệp cho những người dẫu ở ngay trong sự kiện mà cũng không nhận ra điều ấy.

    Trả lờiXóa
  2. Có một điều làm tôi rất bức xúc,là ngay một số nhà "Chiến lược Xà lông" của ta lên án (tất nhiên là không văn bản) cuộc chiến giải phóng này, họ nhân danh này nọ...họ không biết rằng xương máu bao đồng bào của họ bị bọn Polpot phải đổ hằng ngày. Người nước ngoài bị bưng bít thông tin, còn họ ngồi mát nói chuyện đạo đức trời ơi đất hởi.Đúng là(xin lỗi) phải "Đan mạch" cái bọn xôi thịt này.
    DS

    Trả lờiXóa
  3. Hồi đó dân Saigon nghe Polpot đánh vào Tây Ninh là xôn xao cảm thấy chiến tranh đến nơi rồi, vì sáng vào Tây Ninh thì trưa đến Saigon là chuyện nhỏ, chưa kể pháo kích thì còn nhanh hơn. Nên chuyện đánh Camp. đối với dân SG, ai cũng thấy là đương nhiên. Còn tụi sa lông nào thì ko biết. Cứ ở SG năm 78,79 là cảm nhận thấy ngay!

    HMK6

    Trả lờiXóa
  4. Dân tại chỗ hay dân SG nói làm chi vì nó quá gần và thông tin thì luôn cập nhật.Tôi nói cái bọn người trắng trơn cứ thích lên ấn này nọ ,chuyên đánh CPC đúng sai rùm beng mà HM không nghe thấy à.?
    DS

    Trả lờiXóa
  5. Chỉ mong những người chép sử trung thành thì đến một lúc nào đó thế hệ con cháu dân CPC sẽ hiểu đúng giá trị xương máu người Việt Nam đã đổ để bảo vệ giồng nòi cho họ.

    Trả lờiXóa
  6. Chẳng còn gì để kiêu hãnh và tự hào hơn với nhân loại về cuộc chiến giữ mình cứu bạn ở Campuchia.Những ai đã nhìn thấy,trải qua những năm tháng 2 nước láng giềng cùng phải chịu một chủ nghĩa xã hội quái đản như (Khomeđỏ)thì mới kiêu hãnh về cuôc chiến này.

    Trả lờiXóa
  7. Là người lính cùng những cánh quân đánh đến tỉnh lỵ cuối cùng của chế độ Khome đỏ ở CÔCÔNG,tận mắt nhìn thấy những công xã,những quốc phục bà ba đen,khăn rằn,những đại công trường toàn cuốc xẻng...thì câu hát (..Mang theo câu hát dân ca..)cùng (..Hạt thóc cũng chia đôi...)càng thấm mãi ,tự hào kiêu hãnh vơi Tổ quốc Việt Nam của chúng mình các anh UTTROI ạ.

    Trả lờiXóa
  8. Những ngày ở Phnompenh được Hồng Lĩnh (HS M.Nam ở R tập kết) làm cho món "bông Sầu đâu khô Sặc" lần đầu ăn thấy đắng trời đất, vài lần quen rồi nghiền. Ở SG đám thợ nhậu hễ có mớ lá sầu đâu (nụ và bông hiếm lắm) là ới nhau.

    Trả lờiXóa
  9. Nguyên năm 1978, tụi tôi - Dũng gỗ K3, Thắng mắt xanh K3, tôi và các anh "ngoài Trỗi" - tham gia chuẩn bị chiến dịch K-1979. Tuy chưa "đụng" PônPốt nhưng được đồng bào Việt, Khme kể chuyện tụi Pônpốt hành hạ con người. Rùng rợn, tàn ác, ngoài khả năng con người có thể tưởng tượng. Có anh chị nghe được một lúc là quặn ruột, nôn thốc nôn tháo.

    Đại học KTQS K4 có khoảng chục anh sỹ quan Cămpuchia theo học. Sau khi tốt nghiệp, tất cả đã về nước và "đụng" ngay anh PônPốt, thế là hết phim. Đối với chính sách PônPốt, người có học (nhất là học ở nước ngoài) là bè lũ phản động, tất nhiên bị cưa cuống họng cho đến chết (bên Tàu cách đây 2 ngàn mấy trăm năm thì tội này chỉ bị chôn sống thôi).
    Kể từ lúc chia tay các ảnh cho tới bây giờ, chúng tôi không gặp lại anh nào. Giá hồi đó ta đừng để mấy ảnh về nước.
    Xin thắp cho các anh nén nhang.
    HCQuang

    Trả lờiXóa
  10. Những kẻ mù quáng và cuồng tín về chính trị đã từng làm thui chột biết bao thế hệ...trong lịch sử các nước.Chuyện xảy ra đối với đất nước ta vào thời kì 79,nay nhắc lại và đươc chứng kiến vẫn tưởng như mới xảy ra.Thế mới biết bàn tay đâu che nổi mặt trời.Xin nói thêm là vào thời kì đó,cái anh "núi liền núi,sông liền sông..."biết quá rành rẽ hơn cả !

    Trả lờiXóa
  11. Cái anh nớ rành PônPốt đủ 6 câu.
    Về mối quan hệ với bầy choa: anh nớ là Răng (nguyên hàm cộng 4 răng khôn), bầy choa là Môi.
    Môi hở (thì) Răng lạnh.
    Nhưng Răng (thì) không như rứa, muốn hở thì hở, muốn cắn thì cắn, mặc sức.
    HCQuang

    Trả lờiXóa

Đề nghị mọi người dùng tiếng Việt có dấu để nhận xét. Gõ telex tiếng Việt TẠI ĐÂY. Nhận xét xong xin không dùng Nặc danh mà nên điền danh tính vào Tên/URL (nếu ko dùng danh khoản). Xin chân thành cảm ơn!