Bài ca Trường Nguyễn Văn Trỗi

Nhạc và lời: Hồng Tuyến

Thứ Tư, 31 tháng 10, 2007

TIN MỚI NHẬN

Sáng 30/10 nhận một cuộc gọi từ Long giun khoá 7, báo tin cả hội đi về thăm địa chỉ cũ Trung hà. Cả nhóm do Khắc Việt làm trưởng đoàn, Mạnh Thắng làm phó đoàn, cùng với Hoà Bình, Đỗ đình Nghĩa, Đắc Hoà, Vũ Anh, Việt Triều, Tráng mèo, Vũ xồm và một số anh, em khoá 7 ngoài Bắc. Ngoài ra có 2 bạn C11, khoá 7 là Thu Hà, Bình mèo con- Gớm k7 nuôi nhiều mèo quá.Kiếm, Hải cẩu khoá 8 đi ké.Nghe các bạn đi chơi mà tôi cũng nôn nao khó tả, ghen tị với chúng nó ghê,nếu mình khoẻ thì tham gia với chúng rồi? Như lêu lêu tôi chúng nó cứ đi đâu, ngồi đâu lại gọi điện cho tôi,chết vì thèm? Gọi điện cho chúng nó dặn nhớ quay film, chụp hình mang về để đưa lên blog cho anh, em cùng thưởng thức. Chắc phải mấy hôm nữa khi chúng nó đi chán, về Sai gòn thì mới cho mọi người xem được? Hải cẩu thì hứa đưa tin đi Quế lâm rồi, mọi người đón đọc nhé, hy vọng sẽ nhiều tin hay, kèm hình ảnh minh hoạ? Bù cho mấy hôm lên blog buồn quá, mình nghiện blog rồi ?Hôm qua (30/10) hội K7 và K8 kéo nhau đi thăm lại Trung hà, Hưng hóa. Sau khi về Đỗ Đình Nghĩa K7 đã cung cấp một số ảnh ghi lại được trong chuyến thăm, để đưa lên blog cho anh em được “chiêm ngưỡng” và “thèm”. Mời anh em xem ảnh tại đây

HB Đạt

Lính Trỗi gặp nhau

Trưa qua (29/10) ngồi với Đỗ Đình Nghĩa K7 thấy hẹn với Kiếm "nhị" hôm nay (30/10) đi Trung hà, tưởng chỉ có mấy chiến sĩ đi thôi ! Đến tối đến Cà phê "PHỐ" của Văn Hùng thấy gần 20 chiến sĩ K7, Dương Đức Hải, Lợi "Móm", Kiếm Nhị K8, KQ K5, Giang Mù K9 và 2 "mèo" của K7, thấy mọi người đang mừng sinh nhật Kiếm nhị, sau đó cánh đi Quế lâm về nói tiện thể đã ra đến Hà nội, chúng tổ chức và kêu gọi dứt khoát hôm nay phải đi Trung hà. Đúng là lính Trỗi gặp nhau, dù đều đã trên 50 cả rồi, bất kể các khóa cứ gặp nhau là vui như Tết. Rượu, bia nâng lên, đặt xuống liên tục, chuyện thì ông nào cũng cố tranh nói, không khí như thời còn ở trường, nghịch ngợm, trêu trọc nhau, mọi người như được sống lại tuổi thiếu niên của mình.

Đang ngồi thấy Thế Hùng B3 gọi điện nói đang ngồi với Hòa "ve" ở quán nhậu nhà khách chính phủ (2 Lê Thạch), lập tức rủ Hải "cẩu" chuồn sang vì gần 30 năm mới gặp lại Hòa ve, lần này cậu ta do công việc nên ra không báo trước được. Đến nơi thấy mấy chiến sĩ B3 như Duy Bình, Đức Hùng, Tô Tuấn, “viện sĩ” Thế Hùng và Toàn Thắng.

Ngồi nói chuyện với Hòa ve được một lúc thì Toàn Thắng bận công việc phải ra về, cũng mừng cho Toàn Thắng đã quay trở lại công việc chuyên môn ở Ngân hàng nhà nước, không dính dáng gì đến công tác bên Đảng nữa, có chuyên môn ta cứ nên phát huy đỡ phải làm những công việc tréo ngoe không đúng khả năng của mình. Gần 20h30 gọi được Trí “Dốt” B6 (đại diện cho BLL Hà nội) đến thêm không khí lại càng phấn khích, hết ôn chuyện cũ ngày xưa ở trường, lại đến chuyện công việc của từng người : Đức Hùng bây giờ ở nhà không kinh doanh nữa, rỗi việc nghiên cứu chứng khoán rồi lang thang ra “SÀN”, chiều về đi “Tennis”. Thế Hùng, Trí Dốt ngồi trao đổi công việc liên quan đến kỹ thuật. Tô Tuấn, Hòa ve, Đức Hải thì ôn lại chuyện ngày xưa, chuyện đi Quế lâm vừa rồi và tán gẫu đủ chuyện trên trời dưới bể. Chuyện của mọi người rôm rả không dứt cứ như "đang hạn gặp mưa", gần 21h Kiếm nhị, Kiến Quốc, Giang mù và Phương “tròn” K9 lại chuyển địa điểm sang, lại tiếp tục nâng cốc rồi đủ các thứ truyện; mấy chiến sĩ B3 lần đầu giao lưu với anh em trong Trường và bây giờ mới biết nhau, nhưng vì cùng là lính Trỗi nên sự hòa nhập rất nhanh. Câu chuyện càng về khuya tưởng như không dứt được. Vì là quán của nhà khách chính phủ nên hơn 22h30 anh em đành phải chia tay khi mà câu chuyện của mọi người chưa muốn kết thúc. Nói với Hòa ve, lần sau ra báo trước sớm hơn mới có thể thông báo cho anh em đến đủ được.

Sau gần một ngày gặp anh em Trỗi, phải uống “quần quật”, mệt nhưng vui. Chiều nay lại chuẩn bị sức khỏe để tiếp tục, vì cánh Sài gòn còn lưu luyến chưa muốn rời Hà nội….

Rất tiếc photo Dương Đức Hải chưa tải ảnh kịp, vì sáng nay đi Trung hà.

Thứ Ba, 30 tháng 10, 2007

Sùng Hải B4-K8 thông báo:

Sẽ tổ chức đám cưới cho con trai, tại nhà khách Bộ Quốc phòng, số 33 Phạm ngũ Lão, Hà nội vào hồi 10h30 ngày 13-11-2007, Xin mời tất cả các bạn khóa 8, Các bạn khóa 8 trong Nam, nếu có ra Bắc vào đúng dịp đó nhớ ghé qua chia vui cùng Sùng Hải nhé!

Sùng Hải có lời mời trân trọng tới các bạn.

Sùng Hải

Thứ Bảy, 27 tháng 10, 2007

Tìm hiểu: Tín ngưỡng PHỒN THỰC

Ngay từ đầu, duy trì và phát triển sự sống đã là một nhu cầu thiết yếu nhất của con người. Đối với văn hóa nông nghiệp, hai việc này lại càng bội phần hệ trọng. Để duy trì cuộc sống, cần cho mùa màng tươi tốt. Để phát triển sự sống, cần cho con người sinh sôi. Hai hình thức sản xuất lúa gạo để duy trì cuộc sống và sản xuất con người để kế tục dòng giống này có bản chất giống nhau. Đó là sự kết hợp của hai yếu tố khác loại (đất và trời, mẹ và cha).... Tiếp tại đây

"BỨC XÚC" CUỐI TUẦN

Tắc đường (hay còn gọi là kẹt xe) đã và đang là một trong những vấn đề bức xúc lớn của đô thị hiện đại làm đau đầu các cơ quan chức năng.

Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy sự lộn xộn, nhốn nháo, mạnh ai người nấy lấn của tất cả các loại phương tiện đang lưu thông. Một thứ văn hóa chen lấn, đối phó hình thành và ăn sâu vào tiềm thức biểu hiện ngay cả khi tham gia giao thông. Người ta sẵn sàng lấn sang phần đường của xe đi ngược chiều; trèo lên vỉa hè dành cho người đi bộ, thậm chí là vượt đèn đỏ khi cảnh sát giao thông lơ là. Và đương nhiên, khi tất cả đều muốn đạt được mục đích của mình bất chấp cả luật lệ, bất chấp cả lợi ích của cộng đồng thì tắc đường xảy ra là điều tất yếu.

Chúng ta đã nói quá nhiều về văn hóa giao thông, văn hóa đi đường nhưng thực ra, quá ít người trong chúng ta hình thành được thói quen và văn hóa đó. Sự gia tăng về số lượng các loại phương tiện giao thông là minh chứng cho một xã hội phát triển. Chúng ta chuyển từ xe đạp lên xe máy, rồi lên ô tô- nhưng một bộ phận không nhỏ của cộng đồng không chịu “lên đời văn hóa”. Chúng ta vẫn mang thứ văn hóa của xe đạp vào nền văn hóa của những người đi xe máy. Và tắc đường chỉ là một trong những hậu quả của việc văn hóa tham gia giao thông không cân xứng với một nền giao thông đang thay đổi với tốc độ chóng mặt.

Một nền văn hóa khi phát triển đến đỉnh điểm của nó với tất cả những thành tựu rực rỡ nhất của nó và tiến bộ hơn so với cái đã có thì nó được gọi là văn minh. Nghĩa là khi xã hội ngày càng phát triển thì con người ta sẽ càng tiến gần đến văn minh hơn. Thế nhưng trong trường hợp này, văn hóa đối phó xâm thực vào ý thức cộng đồng vô tình đã tạo ra một tác động ngược: Nó hình thành nên một thứ văn minh chậm, đi ngược lại với sự phát triển.

Lợi ích của cá nhân bao giờ cũng gắn chung với lợi ích của cộng đồng. Do vậy, lợi ích bao giờ cũng phải được gắn chặt với tính hệ thống và tính bền vững. Văn hóa đối phó trong nhiều lĩnh vực của xã hội đã đi ngược lại nguyên tắc này và hậu quả của nó chúng ta đang thấy rất rõ. Chúng ta đang phải trả giá cho những hành động chỉ biết đến lợi ích cá nhân mà không màng đến lợi ích của cộng đồng và sự bền vững.

Tất cả những vấn đề của xã hội hiện đại là minh chứng rõ ràng nhất của sự phát triển. Xã hội càng phát triển nhanh thì sẽ càng nảy sinh những vấn đề đi cùng với sự phát triển đó. Quy luật này không thể loại bỏ. Chỉ có điều con người ứng xử với nó như thế nào. Chúng ta có thể cấm đăng kí xe máy, có thể đưa ra phương án đi làm lệch giờ… Thế nhưng nếu chúng ta không chịu thay đổi tư duy, không học cách “lên đời văn hóa” và loại bỏ đi thứ văn hóa đối phó thì chúng ta sẽ tự làm tắc, tự cản trở con đường đến với văn minh và phát triển.

Thứ Sáu, 26 tháng 10, 2007

TB 25.10 _first

Bạn Trỗi MT

THÔNG BÁO:
1 - Toàn bộ nội dung trang tháng 10 gồm danh sách Trỗi K7, ý kiến bổ xung, đã dồn vào trang word bên dưới, hãy tải về lưu cho tiện dụng.
2 - Chủ nhật vừa qua Đại diện BT-MT đã tới dự đám giỗ bạn Lợi K8 (3 năm). Đưa ảnh đám giỗ và ảnh trái tim là vì bạn mình mất vì chính căn bệnh đó!


website_troimt.doc
File Size: 121 kb
File Type: doc
Download File

Chủ Nhật, 21 tháng 10, 2007

TIN BUỒN

Ban liên lạc khóa 8 Trường VHQĐ Nguyễn Văn Trỗi và gia đình thương tiếc báo tin:

Bạn HỒ THĂNG LONG

Sinh năm 1956
Nguyên là cựu học sinh B1, B3 Khóa 8
Trường VHQĐ Nguyễn Văn Trỗi

Đã từ trần hồi 17h45 ngày 19 tháng 10 năm 2007,
tại Hà nội sau một cơn đột quỵ

Lễ viếng bắt đầu từ 7h30 đến 10h30 ngày 22 tháng 10 năm 2007 tại nhà tang lễ Bệnh viện Bạch mai Hà nội. Lễ truy điệu, đưa tang và an táng cùng ngày tại nghĩa trang Văn điển, Hà nội.

Toàn thể cựu học sinh sinh khóa 8 Trường VHQĐ Nguyễn Văn Trỗi
xin chia buồn cùng gia đình.

Ban liên lạc K8
Kính báo

Thông báo : Khóa 8 tập trung viếng vào hồi 9h30 ngày 22/10/2007
tại nhà tang lễ bệnh viện Bạch mai

Thứ Sáu, 19 tháng 10, 2007

Giới thiệu về trường Trung học số 1 Quế Lâm

Tiền thân của Trường Trung học số 1 Quế Lâm là Trường Quốc lậpTrung học Hán Dân” do ông Nhiệm Trung Mẫn thành lập vào năm 1937, tại thị trấn Tây Hà, thành phố Nam Kinh.

Sau khi kháng chiến chống Nhật bùng nổ, giáo viên và học sinh của Trường vẫn kiên trì với lý tưởng “Giáo dục kiến quốc”. Dưới sự lãnh đạo của Hiệu trưởng Nhiệm Trung Mẫn, dù phải di chuyển đến nhiều nơi, phải đi nghìn vạn dặm vẫn kiên trì dạy học. Trải qua chiến tranh loạn lạc, nước mất nhà tan, sau một thời gian dài di chuyển về phía tây, cuối cùng quyết định đặt trường tại Xuyên Sơn, Quế Lâm. Năm 1950, Trường được đổi tên thành Trường Trung học số 1 Quế Lâm. Tháng 6 năm 2006, trường được chuyển đến số 5 đường Tham Loan, Tp Quế Lâm và đóng cho đến tận bây giờ .

Từ ngày thành lập trường đến nay, thầy và trò Trường Trung học số 1 vẫn một lòng theo đuổi lý tưởng tiến hành nhiều cải cách, không ngừng vươn lên dể dạy và học tốt, hội tụ được nhiều nhân tài kiệt xuất. Những danh nhân đã từng công tác tại trường như Quách Mạt Nhược, Liễu Á Tử, Lý Tứ Quang, Lương Tấu Minh, Từ Bùi Hồng, Điền Hán, Âu Dương Dữ Sánh, Lý Tế Thâm, Hùng Phật Tây, Trịnh Hiển Thông, Bốc Thiệu Châu, Lý Nhân, Từ Mi Sinh v.v…

Trường đã đào tạo cho xã hội nhiều nhân tài xuất sắc như: Cao Bá Long Nhà khoa học vật lý lý thuyết, Viện sỹ Viện Công trình Trung Quốc; La Tinh Chiếu, Viện sỹ Viện y học cổ truyền thế giới Mỹ, hội viên Hội y học Trung-Mỹ; Mã Chí Dân Tổng giám đốc Tập đoàn du lịch Hồng Kông Trung Quốc, nhân tài khoa học kỹ thuật Hồ Bắc; Giáo sư Uông Hướng Minh Khoa Sinh vật Đại học Vũ Hán; Cao Tống Chủ nhiệm Văn phòng nghiên cứu sinh Triết học sử phương tây; Mạo Vu Thức Nhà kinh tế học nổi tiếng, thành viên nghiên cứu Sở Nghiên cứu về Mỹ của Học viện Khoa học xã hội Trung Quốc; Vân Quán Bình Giáo sư kinh tế học Đại học Ký Nam, giảng viên lớp tiến sỹ kinh tế công nghiệp; Quách Đạo Huy Tổng biên tập Tạp chí “Pháp luật Trung Quốc”,giảng viên lớp tiến sỹ pháp luật Đại học Bắc Kinh; Trương Kế Nhân Trưởng phòng Nghiên cứu rau xanh Sở Khoa học nông nghiệp Hồ Nam, giảng viên lớp nghiên cứu sinh về rau xanh; Ngô Thời Tranh Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Giải phóng quân v.v... Nhà trường đã đào tạo cho xã hội nhiều nhân tài, công trạng rạng danh, nhận được sự đánh giá cao của xã hội .

Từ năm 2006 đến nay, bộ mặt nhà trường đã có những biến đổi không ngừng. Hiện là Trường Trung học lớn nhất Tp Quế Lâm, có 194 công nhân viên chức với 50 lớp và hơn 2200 học sinh, tọa lạc trên diện tích 74,9 mẫu (TQ), diện tích mặt bằng kiến trúc 29.999 m2 . Sân vận động với đường chạy bằng nhựa tổng hợp đạt tiêu chuẩn thi đấu quốc gia rộng 3.500 m2. Nhà trường với nhiều vườn hoa xanh tươi có diện tích 2.000 m2 . Có nhà thi đấu thể dục thể thao loại nhất, phòng thí nghiệm lý hóa sinh loại nhất, phòng vi tính internet và một số phòng dạy học qua mạng, phòng luyện đàn, phòng thể hình, phòng đọc sách điện tử v.v…

Với các thiết bị loại tiên tiến nhất và đội ngũ giáo viên chất lượng cao tạo điều kiện học hành tốt nhất khiến nhà trường có được một động lực sôi sục tưng bừng chưa từng có, chất lượng giáo dục vững bước đi lên. Trước mắt nhà trường đã trở thành “Ngôi trường đào tạo suy tôn học tập, là nơi phát triển tinh thần, lòng ham thích học hỏi và là vườn hoa tôi luyện ra những học sinh có đạo đức tình cảm”. Nhà trường đang “lấy môi trường học tập tốt nhất để kiến to hoc sinh, lấy phương pháp giáo dục khoa học dể đào tạo con người, lấy sự nhiệt huyết tận tình của thầy cô dể dạy dỗ học sinh, lấy quang cảnh đẹp đẽ của nhà trường đđào luyện học sinh”.

Lư Mỹ Niệm, cựu học sinh Y Trung

Thứ Năm, 18 tháng 10, 2007

KẾ HỌACH ĐI QUẾ LÂM (24/10/2007 – 28/10/2007)

1. Ngày 24/10:

- 5.00: xuất phát từ Hà Nội.

- 18.00: đến Quế Lâm.

2. Ngày 25/10:

- Sáng: cùng chị Niệm làm việc với Y Trung. Liên lạc với các đơn vị sẽ đến. (Thăm Sở Ngọai vụ).

- Chiều: Thăm Đại học Sư phạm Quảng Tây.

- Tối: Thăm trung tâm hoặc du ngọan “2 sông 4 hồ”.

3. Ngày 26/10:

- Sáng: dự kỷ niệm 70 năm Y Trung, trồng cây lưu niệm.

- Chiều: Thăm Đại học Kỹ thuật Hàng không (Phong Khẩu), trồng cây lưu niệm.

- Tối: liên hoan văn nghệ với Y Trung.

4. Ngày 27/10:

- Sáng: Trường Cao đẳng Sư phạm (thứ 7?).

- Chiều: tự do, thăm Thất Tinh Nham, Xuyên Sơn...

- Tối: về Liễu Châu.

5. Ngày 28/10:

- Sáng: về Nam Ninh.

- Chiều: về Bằng Tường, hối quốc.

Chuẩn bị quà:

- Sách Tập 2: 18 cuốn.

- Trướng thêu: 5c.

- Bia đá: 2c (Việt Dũng).

- Huy hiệu Trường Trỗi.

- Đĩa CD, sách…

KẾ HOẠCH

KỶ NIỆM LẦN THỨ 70

NGÀY THÀNH LẬP TRƯỜNG TRUNG HỌC SỐ 1 QUẾ LÂM

1 . Đơn vị tố chức: Trường Trung học số 1 Quế Lâm

2 . Đơn vị phối hợp tố chức: Cty TNHH trang phục lễ nghi Thái Thương Quế Lâm.

3 . Thời gian tổ chức : từ 9 giờ 28’ đến 22 giờ 28’ ngày 26-10-2007

4 . Địa diểm tổ chức : Sân vận động trường Trung học số 1 Quế Lâm

5 . Lịch trình hoạt động :

1) Buổi sáng : hoàn thành công việc kiểm tra các thiết bị và công việc trước 7giờ 40’

2) 8 giờ 10’ : Bắt đầu vào sân vận động

3) 9 giờ 10’ : Khách quý vào sân vận động

4) 9 giờ 18’ : Buổi lễ chính thức khai mạc

l Lễ chào cờ , hát quốc ca (Dẫn chương trình Trường Bạch sẽ mời ông Lâm Thế Hậu phó bí thư trường lên tuyên bố. Toàn thể mọi người đứng lên làm lễ chào cờ ).

l Lễ đánh chuông: Dẫn chương trình sẽ mời ông Liễu Tỉnh Đan lên giảng giải về lịch sử của chiếc chuông lớn, sau đó người dẫn chương trình sẽ giới thiệu khách mời đánh chuông.

l Lễ chào cờ trường, bài ca truyền thống của trường được vang lên cùng đội nhạc, pháo hoa và quả cầu ngũ sắc bay lên .

6 . Lãnh đạo, khách mời phát biểu:

1) Bà Hoàng Đan phó thị trưởng lên phát biểu

2) Ông Chung cục trưởng Cục giáo dục phát biểu

3) Bà Tiêu hiệu trưởng phát biểu

4) Bà Lâm Quan Hoa cựu học sinh phát biểu

5) Khách quý Việt Nam phát biểu

7 . Lễ quyên tặng: Tấu 2 bài hát “ Vui vẻ tiến hành ” và “ Việt Nam - Trung Quốc”.

8 . 10 giờ 20’ : biểu diễn văn nghệ (Chủ đề “Lời cảm ơn từ trái tim” ).

9 . 11 giờ: Lễ khánh thành và thăm quan bảo tàng lịch sử của trường.

10 . 12 giờ: Kết thúc.

11 . Buổi chiều Đoàn đại biểu cựu học sinh Trường Nguyễn Văn Trỗi dến thăm trường cũ- trường Hàng Không, các cựu học sinh hoạt động tự do.

12 . 19giờ30’ đến 23giờ30’: Liên hoan văn nghệ

Thứ Tư, 17 tháng 10, 2007

Tin buồn

Được tin bố của Nguyễn Phúc Sơn B2 – K8

Thượng tá NGUYỄN PHỤC THIỆN

Mất sáng ngày 15-10-2007 tại bệnh viện trung ương quân đội 108 – Hà nội, hưởng thọ 85 tuổi

Lễ viếng bắt đầu 11h30’, lễ truy điệu hồi 13h30’ ngày 18-10-2007 tại nhà tang lễ Bệnh viện trung ương quân đội 108, số 5 Trần Thánh Tông, Thành phố Hà nội

Toàn thể cựu học sinh khoá 8 Trường văn hoá quân đội Nguyễn Văn Trỗi, xin gửi lời chia buồn sâu sắc tới bạn và gia đình.

Ban liên lạc K8

Thứ Ba, 16 tháng 10, 2007

Thư từ Leipzig

Tháng 7 vừa qua Hội Trỗi Leipzig, Tại CHLB Đức đã tìm thêm được một đồng đội Trỗi tại đây sau bao năm cạnh nhau mà không biết. Nhờ có thông tin qua quyển Sinh ra trong khói lửa tập II và sự kết nối của các blog Trỗi, Hội Trỗi Leipzig đã tìm gặp được bạn Trương Chí Hòa B5-C11 K8 cũng đang sinh sống tại Leipzig và số lượng hội viên của hội Trỗi Leipzig đã được “tăng cường” đáng kể !!!

Vừa qua nhân kỷ niệm ngày thành lập Trường (15/10) tại đó Trương Chí Hòa đã tổ chức và mời cả hội về gặp gỡ tại tư gia của mình. Dưới đây là thư của Chí Hòa thông báo lại buổi gặp mặt hôm 13/10 cho anh em ở trong nước biết (Rất tiếc là ko thấy có ảnh)

Thư Leipzig:

"Bạn Trỗi Leipzig vừa có họp mặt vui vẻ giữa các gia đình nhà binh.
Chủ nhà Trương Chí Hòa có một trò chơi vui: đố mọi người tìm Võ Hùng, Chí Hòa trong bức ảnh lớp B5 được công nhận Lớp Quyết thắng. Người tìm nhanh nhất lại là bà vợ anh Quý, nhận ngay ra Hòa, sau đó Võ Hùng thì phải một lúc mới tìm ra. Các bà vợ cứ xúyt xoa: Sao hồi đó mọi người bé thế nhỉ! Măng tơ quá!
Cơm nước chuyện trò rôm rả đến nỗi bọn trẻ con phải đóng tịt cả cửa phòng khách lại vì làm nhiễu đến tâm sự của chúng. Được bữa cười nói thả phanh! Mọi người kể nhiều chuyện về trường, về thầy cô. Hòa hỏi có ai học thầy Trọng không? thì anh Quang, anh Quý trả lời không nhưng có được dự các giờ ngoại khóa của thầy. Các anh nhớ hình như trắng trẻo, trông thư sinh thì phải. Có đúng thế không? Hồi lớp 7 em có học thầy, bài giảng của thầy mở rộng thêm nhiều kiến thức (từ các tác phẩm lớn khác). Rất tuyệt vời và ấn tượng! Em nhớ thầy Trọng người nhỏ, da ngăm ngăm. Thầy là thần tượng của nhiều đứa học sinh cấp 2 chúng em ngày đó (Không tin cứ hỏi Thanh Bình, Thiện k6; Chinh, Minh Hà, Việt Hằng k7 ).
Em muốn tìm thầy Ngô Dõan Thụy (phụ trách,là B trưởng)mà tra mãi chưa tìm thấy. Các anh giúp em! Thế ngày 15.10 kỷ niệm 42 năm ngày thành lập trường, nhóm bạn Trỗi TP-HCM có hội hè gì không? Sang tháng sau là tháng có ngày 20.11, bạn Trỗi đã có kế hoạch đi thăm thầy cô giáo chưa? Em sẽ cố gắng gửi về chút đỉnh đóng góp quỹ thăm thầy cô.
Chúc các anh chị, các bạn và gia đình khỏe. Cho em gửi lời thăm thầy Trọng !"

Út Trỗi C11
Trương Chí Hòa

Thông báo giỗ anh Trỗi

Chiều qua, chị Quyên gọi điện thọai mời anh em ta chiều thứ sáu, 19/10/2007, tức mùng 9 ta, đến dự đám giỗ anh Trỗi.

Vì nhiều anh em phải ra Hà Nội để đi Quế Lâm nên phần việc được giao cho anh em trong Ban Liên lạc còn ở nhà: Đạt mời anh em k8, Dương Minh bàn giao cho Dũng Sô mời anh em k4, Phan Nam mời k5. Tóm lại ta đi khỏang chục người.

Ngày hôm qua thông tin cũng đã được chị Quyên xác nhận: Ngay sau khi hy sinh, cuối năm 1964, anh Trỗi được TW Mặt trận GPMN VN truy tặng Huân chương Thành đồng và danh hiệu Anh hùng LLVT GPMN.
Nay thông báo cùng anh em!

Trần Kiến Quốc

Thứ Hai, 15 tháng 10, 2007

Kỷ niệm ngày hy sinh của Anh hùng liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi

Có những phút làm nên lịch sử/ Có cái chết hóa thành bất tử/ Có những lời hơn mọi bài ca/ Có con người như chân lý sinh ra...”. Chắc chắn khi đọc lại những vần thơ ấy của Tố Hữu, mỗi chúng ta đều thấy xúc động và tự hào về sự dũng cảm hy sinh của anh hùng liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi

Cách đây 43 năm 15/10/19964 ngày anh hùng Nguyễn Văn Trỗi hy sinh. Hôm nay 15/10/2007 kỷ niệm ngày hy sinh của anh chúng ta kính cẩn nghiêng mình tưởng nhớ đến Anh, người anh hùng mà Trường văn hóa quân đội của chúng ta được thành lập, vinh dự mang tên Anh sau một năm và hôm nay nhớ đến Anh chúng ta nhắc lại tóm tắt tiểu sử của Anh.

Anh hùng Nguyễn Văn Trỗi (1940 – 1964) là một chiến sĩ biệt động Sài gòn đã thực hiện cuộc đánh bom không thành nhằm mưu sát Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ khi đó là Robert McNamara. Tuy bị bắt và bị Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa kết án tử hình, nhưng ngay trong quá trình xét xử anh, anh đã trở nên nổi tiếng với những lời tuyên bố hùng hồn và đanh thép và được tôn vinh như một người anh hùng .

Anh sinh ngày 1 tháng 2 năm 1940, là con thứ 3 (do đó anh còn có tên là Tư Trỗi) trong một gia đình nghèo tại làng Thanh Quít, huyện Điện Bàn, Quảng Nam. Sau Hiệp định Genève, gia đình anh vào Sài Gòn sinh sống. Lớn lên, anh làm thợ điện ở nhà máy điện Chợ Quán và tham gia tổ chức Biệt động thành, Đại đội quyết tử cánh Tây Nam Sài Gòn.

Năm 1964, anh được huấn luyện cách đánh của Biệt động nội thành ở căn cứ Rừng Thơm, Đức Hòa (Long An).

Ngày 2 tháng 5 năm 1964, anh nhận nhiệm vụ đặt mìn ở cầu Công Lý (nay là cầu Nguyễn Văn Trỗi), để ám sát phái đoàn quân sự, chính trị cao cấp của Chính phủ Mỹ do Bộ trưởng quốc phòng Robert McNamara dẫn đầu. Công việc bại lộ, anh bị bắt lúc 22 giờ ngày 9 tháng 5 năm 1964.

Chính quyền Việt Nam Cộng hòa đưa anh ra tòa án quân sự kết án tử hình. Để cứu anh, một tổ chức du kích Venezuela tuyên bố trao đổi anh với một con tin là trung tá không quân Mỹ là Michael Smolen mà họ vừa bắt giữ. Tuy nhiên, sau khi viên sĩ quan Mỹ vừa đuợc trả tự do thì anh bị đưa đi xử bắn.

Anh bị xử bắn tại sân sau nhà lao Chí Hòa lúc 9 giờ 45 phút ngày 15 tháng 10 năm 1964, trước sự chứng kiến của nhiều phóng viên nước ngoài. Những phút cuối cùng, anh tỏ ra rất can đảm, không đồng ý bịt mắt và xưng tội và hô lên những lời cuối cùng được các phóng viên ghi lại:

"Hãy nhớ lấy lời tôi! Đả đảo đế quốc Mỹ!"

"Hồ Chí Minh muôn năm! Việt Nam muôn năm!"

Sau khi anh chết, anh được công nhận là Đảng viên Nhân dân Cách mạng miền Nam và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, truy tặng Huân chương Thành đồng hạng nhất, đồng thời truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang.

Sau khi anh bị xử bắn, gia đình đưa anh về chôn cất tại nghĩa trang Văn Giáp ở Giồng Ông Tố (nay thuộc phường Bình Trưng Đông, Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh).

Nguồn Wikipedia

Chủ Nhật, 14 tháng 10, 2007

Giới thiệu Dàn nhạc Paul Mauriat

Paul Mauriat (sinh ngày 04/03/1925 tại Marseille, mất ngày 03/11/2006 tại Perpignan) là người chỉ huy dàn nhạc người Pháp, đặc biệt trong dòng nhạc nhẹ. Ông nổi tiếng tại Mỹ tác phẩm hàng đầu (#1 trong 5tuần năm 1968) bản ghi của Andre Popp’s “L’Amour est bleu”(Tình yêu buồn) do Vicky Leandros ghi lần đầu tiên.

Mauriat lớn lên tại Marseille và bắt đầu chỉ huy dàn nhạc riêng của chính mình trong suốt Đại chiến thế giới lần thứ 2. Vào những năm 50 của thế kỷ, Ông đã trở thành người chỉ huy dàn nhạc cho ít nhất hai ca sỹ người Pháp nổi tiếng là Charles Aznavour và Maurice Chevalier và cùng đi biểu diễn theo lịch trình.

Năm 1957, Mauriat phát hành đĩa đầu tiên EP Paul Mauriat, 4 nhạc nền RGM. Giữa những năm 1959-1964 Mauriat đã ghi âm một số album ghi nhãn Bel-Air dưới tên Paul Mauriat và dàn nhạc của mình (Paul Mauriat et Son Orchestre), đồng thời dùng nhiều bút danh khác nhau như Richard Audrey, Nico Papadopoulos, Eduardo Ruo và Willy Twist, đã thể hiện thành công hơn nét đặc sắc quốc tế trong các bản ghi của mình. Trong suốt thời kỳ này, Mauriat cũng phát hành một số bản ghi với Vệ tinh (Les Satellites), là bản mà ông đã hòa âm rất sáng tạo phần xướng âm cho các album như Slow Rock and Twist (1961), A malypense (1962), và Les Satellites Chantent Noel (1964).

Mauriat sáng tác nhạc cho một số nhạc đệm của Pháp (cũng phát hành với tên Bel-Air) gồm Un Taxi Pour Tobrock (1961), Horace 62 (1962) và Faits Sauter La Banque( 1964).

Ông viết ca khúc đầu tiên với Adrea Pascal. Năm 1958, cả hai đã dành chiến thắng trong giải Ca khúc con gà trống vàng toàn nước Pháp (Coq d’or De La Chanson Francaise) với bài hát Gặp lại em ở Levandou (Rendez-vous au Levandou). Với bút danh Del Roma, Maurait đã cho ra đời các tác phẩm nổi tiếng đầu tiên trên toàn thế giới với Chariot , tác phẩm ông viết chung với bạn mình Franck Pourcel (đồng sáng tác), JacquesPlante (nhạc trữ tình Pháp) và Raymond Lefevre (phối âm dàn nhạc). Tại Mỹ, bài hát I Will Follow do Little Peggy March ghi đã xếp hạng #1 trong bảng xếp hạng của Billboard trong 3 tuần liền. Năm 1992, bài hát cho phim Sister Act đã dành thành công vang dội với ngôi sao Whoopi Goldberg. Ngay sau đó đã có thêm bài Guilty Conscience.

Giữa những năm 1967 và 1972, ông đã viết một số bài cho nữ ca sĩ người Pháp Mireille Mathieu; Mon Credo( 1335000 đĩa đã được bán), Viens dans ma rue, La Premiere etoile, Geant, …vv ( đấy là một số bài tiêu biểu) và cùng hòa âm 130 bài cho Charles Aznavour.

Năm 1965, Mauriat thành lập Dàn nhạc giao hưởng Paul Mauriat và phát hành hàng trăm bản ghi và biên soạn dưới nhãn hiệu Philips trong 28 năm tiếp theo. Năm 1994, ông ký hợp đồng với Công ty băng đĩa của Nhật Pony Canyon, ghi lại một số tác phẩm nổi tiếng nhất và một số sáng tác mới. Mauriat đã thu rất nhiều album tại ParisLondon, ghi chung với một số nhạc sỹ cổ điển người Anh.

Trong vài thập kỷ sau, một trong những sáng tác của Mauriat được dùng làm nhạc nền cho Chương trình Thời tiết trên USSR, chương trình Truyền hình Bản tin. Một sáng tác khác được dùng làm nhạc nền trong chương trình Thế giới Động vật (V mire zhivotnykh) và chương trình Kinopanorama.

Rất nhều bản ghi của Mauriat được biên soạn lại cho các ca khúc và nhạc. Mauriat viết lại chủ yếu dựa trên đàn dây và nhạc cụ điện tử để sáng tạo ra nét đặc sắc cho bản nhạc của mình. Các hòa âm thường dùng rất trong sáng và đậm đà cảm xúc với sự kết hợp của bộ gõ tạo ra phong cách trình diễn. Trong các chương trình biểu diễn hòa nhạc trực tiếp những năm 70 và 80, Mauriat kết hợp với các ca sỹ để tăng thêm hiệu ứng cho các tác phẩm của mình như Penelope, Love is Blue và một phần của World Melody ông hòa âm cho dàn nhạc của mình trong những năm 1980 -1982.

Mauriat trình diễn buổi cuối cùng năm 1989 tại Osaka, nhưng dàn nhạc của ông vẫn tiếp tục chương trình biểu diễn vòng quanh thế giới và đã hai lần đến Trung quốc. Trong số có trình diễn những tác phẩm nổi tiếng như L’amour est Blue, El Bimbo, Toccata, và Penelope.

Năm 2002, nhà văn và nhà bình luận, Serge Elhaik, đã phát hành tiểu sử chính thức về cuọc đời Mauriat trong cuốn Une vie en bleu

Nghệ sỹ dương cầm hàng đầu, Gilles Gambus, trở thành người chỉ huy dàn nhạc của ông năm 1999 và đã đạt được các chương trình biểu diễn thành công rực rỡ tại Nhật, Trung quốc, và Nga. Gambus đã làm việc với Mauriat trong hơn 25 năm.

Năm 2005, nhạc sỹ khí nhạc người Pháp, Jean-Jacques Justafre đã đảm đương vai trò chỉ huy dàn nhạc , và dành được thành công tại Nhật và Hàn quốc cuối năm 2005.

Ngày 03/11/2006, Paul Mauriat ra đi ở tuổi 81.

Nguồn Blog’s Vinhnq

Người dịch: LTH

Thư giãn chủ nhật

Sau một trận nhậu quắc cần câu, ba người gọi taxi về nhà. Khi tới nhà người thứ nhất, hai người kia cố mãi mới dìu được anh ta xuống xe, nhưng anh ta đứng không vững, cứ nằm lăn ra vỉa hè. Hai người kia sốt ruột lên xe đi tiếp. Trong xe họ nói với nhau:

- Tôi nghiệp, thằng cha không còn đứng nổi nữa.

Tài xế taxi nói xen vào:

- Nhưng các ông cứ dốc ngược đầu anh ta xuống đất thì đứng làm sao nổi!


** *


Trong bữa tiệc, một ông khách thấy vợ mình biến mất cùng chủ nhà. Lát sau, khi bà vợ quay lại, ông hỏi:

- Mình vừa đi đâu vậy?

- Tự nhiên em thấy người không được khỏe nên chủ nhà đưa em đến tủ thuốc gia đình của ông ấy. Bây giờ thì em đỡ rồi.

- Phải, mình không nói thì tôi cũng đoán ra, vì ông ta còn quên chưa kéo khóa cái tủ thuốc kia kìa!

(Sưu tầm)

Thứ Bảy, 13 tháng 10, 2007

GẶP NHAU CUỐI TUẦN, CHIỀU THỨ 6

Hôm qua, bọn B2 tụ nhau nhân dịp Bùi Thắng B2 ở ngoài Bắc vô công tác. B2 trong này chỉ có mấy đứa , kể cả Tăng Tiến bổ xung thêm chỉ có nhõn 5 đứa : Kiếm nhị, Đặng nguyên Bình "Bình tiểu", Phạm Mạnh Hùng, Tạ Hòa. Họp mặt lần này lại do Phương Tuấn cựu B1 nguyên B6 chủ trì. Mở rộng thêm có Đạt "bột", Phan Bắc B1 kiêm B5, Hải "cẩu", Minh Long B3, Trần Anh Tuấn tức Tuấn "lùn" "ruồi", Phan thành Công B5, do nhà gần địa điểm chúng nó họp mặt nên được mời? thiếu "Bình tiểu" chắc nhà quá xa? Sau màn nhận diện nhau, có thằng phải hơn 30 năm mới gặp lại kể từ khi trường giải tán.

Câu chuyện bắt đầu trở nên rôm rả, bao nhiêu kỷ niệm một thời sống bên nhau chúng bắt đầu thổ lộ. Từ chuyện lấy trộm thuốc lá của Cúc lồi ( bây giờ nó chết rồi mới dám kể ), Tăng Tiến thì kể chuyện bán đàn vịt cho Quang Tuệ 2,5 đ nhưng khi Tuệ vác cây que, đầu có buộc cọng dây nối với một cái lá như chú chăn vịt thứ thiệt lùa đàn vịt đi bơi thì cả đàn vịt bơi lạng quạng, làm Tuệ toét cứ thắc mắc sao vịt lại không biết bơi ? Có biết đâu Tiến bán cho Tuệ đàn vịt què. Chuyện B5 ăn cắp bánh mì thì tôi là nạn nhân. Tối hôm đó tôi thấy Xuân Nam, Lợi móm hình như cả Võ Hùng, Tuấn lùn, Phan thành Công thì phải ? Rủ nhau len lén đi rất bí mật, chốc sau trở về 1 balô bánh mì mới ra lò, còn nóng hổi. Gửi balô trong tủ đầu gường của tôi, mùi bánh mì bốc lên ngào ngạt cả phòng. Tất cả leo lên gường đi ngủ, thì thầy Đạm bước vô gọi Nguyễn Thắng Lợi (Lợi móm) lên phòng thầy, đánh đòn tâm lí: Em này mọi khi ốm yếu, mà sao tim hôm nay cứ đập rộn ràng hẳn lên? Không biết thầy nói gì nữa nhưng Lợi phải khai "Mấy chú du kích núp trong đống rơm", dĩ nhiên cái balô đựng bánh mì bị xung công. Chuyện tôi ra ngoài Bắc dự 40 năm thành lập trường, cả một đám không biết tôi là ai ? Cứ đoán già, đoán non sao ông này biết nhiều người thế ?Không biết ông học khóa mấy ? Hay là nhà báo ? Vì cứ thấy tay cầm máy ảnh chạy lăng xăng. Giận nhất là có cả những thằng bạn thân của tôi hồi ở trường, trong quân đội như Hải Hòa, Quốc Thắng cũng không nhận ra tôi ? Nhìn lại mình thì không thể trách chúng nó được, dừ quá rồi. Lúc trẻ thì trẻ hơn tuổi, lúc già thì cũng già hơn tuổi, vượt cả mấy "ông anh" K4, K5 !!! Hơn nữa mấy chục năm không gặp rồi. Quốc Thắng khi đã nhận ra tôi cứ xin lỗi mãi, tạ lỗi bằng cách tự lái xe đưa tôi ra sân bay Nội bài. Còn nhiều chuyện nữa, chúng nó bảo phải kể trên blog của khóa cho mọi người cùng ôn lại, nhưng nói đến ai viết thì không thấy trả lời, chúng nó nhận xét bây giờ sờ đến vi tính nhiều tên ngại gõ quá, dấu má cứ lộn hoài, nên ngại viết! Chuyện nghịch ngợm của Trỗi khóa út thì nhiều, càng kể càng hăng nên ngồi đến khuya chẳng ai muốn về. Lần trước ở ngoài Bắc vô có Liêm mèo, Quang Hà, Tiến Minh cũng thế, trò chuyện đến khuya, quán chỉ chờ mình về là đóng cửa, mà chuyện cũ ôn lại còn chưa hết. Thế mới biết lâu lâu gặp nhau tâm sự là nhu cầu của anh, em ta, tuy chỉ ở với nhau 3 năm trường Trỗi nhưng có lẽ sự giáo dục đầy đủ, mang tính kỷ luật quân đội là bệ phóng cho ta vững bước đi tiếp trên mọi chặng đường còn lại .

Mong các bạn trên khắp mọi miền đất nước, mỗi khi có dịp ghé qua Sài gòn hãy liên lạc với chúng tôi để được có dịp ôn nghèo, kể khổ với các bạn, nhà tôi tuy nghèo nhưng tấm lòng rộng mở…

Hồ Bá Đạt

ĐT : 0903811111

(Photo: Dương Đức Hải)

Cố Bộ trưởng Bộ Giáo dục Nguyễn Văn Huyên

Vài nét về cố Bộ trưởng Nguyễn Văn Huyên

Cố Bộ trưởng Nguyễn Văn Huyên sinh năm 1905. Ông đỗ cử nhân Văn chương kiêm cử nhân Luật tại Đại học Sorbonne năm 1931. Trong thời gian làm bằng Tiến sĩ ở Pháp ông dạy học tại Trường Ngôn ngữ Đông phương.

Ngày 17/2/1934, ông trở thành người Việt Nam đầu tiên bảo vệ xuất sắc luận án tiến sĩ văn khoa tại Đại học Sorbonne,
Paris. Luận án chính là "Hát đối của nam nữ thanh niên ở Việt Nam" và luận án phụ là "Nhập môn nghiên cứu nhà sàn ở Đông Nam Á". Chủ tịch hội đồng chấm luận án, giáo sư Vendryès, coi đó là “một sự kiện đáng ghi nhớ trong lịch sử Sorbonne”.

Năm 1935 ông về nước làm giáo sư trường Bưởi (trường Bảo hộ) Ban Tú tài bản xứ, cùng dạy học với người bạn thân thiết là giáo sư Nguyễn Mạnh Tường.

Năm 1938 sau thời Phan Bội Châu và Đông Kinh Nghĩa Thục, ông từ bỏ nhiệm vụ dạy Sử - Địa Pháp cho lớp trẻ Việt Nam và chuyển sang Trường Viễn Đông Bác cổ.

Năm 1938, ông giúp thành lập bộ môn lịch sử văn minh Việt Nam tại trường Đại học Luật Hà Nội.

Ông được Quốc hội cử giữ chức Bộ trưởng Giáo dục vào phiên họp tháng 11/1946 và giữ trọng trách này trong 29 năm cho đến khi mất vào tháng 10/1975. Được giải thưởng Hồ Chí Minh, huân chương độc lập hạng nhất, tên ông được đặt cho phố chạy ngang Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam nơi con út Nguyễn Văn Huy từng làm giám đốc.

…. Trong lúc họng súng của địch cách nơi ẩn nấp có vài mét, ông Bộ trưởng đã không nương tay giáng cho cậu con trai út của mình một cái tát "thật là đau". Nhờ đó, mạng sống của hơn chục con người và thành quả của cách mạng bảo toàn...

…. Trong những ngày tháng cam go đấu tranh ngoại giao tại Fontainebleau (Pháp) năm 1946, có một bức thư trĩu nặng tâm tư được gửi về gia đình của một "ông Nghè Tây học" xứ An Nam... Bốn tháng sau đó, ông nhận lời mời của Chủ tịch Hồ Chí Minh để trở thành vị Bộ trưởng Bộ Giáo dục của Việt Nam cho tới ngày đất nước hoàn toàn thống nhất...

…… Có học vấn uyên thâm đỉnh cao Việt Nam đầu thế kỷ XX, lại giữ chức vụ then chốt trong Chính phủ Việt Nam đương thời, nhưng ông Bộ trưởng Huyên vẫn "vui vẻ" với khẩu phần ăn là ...hai bắp ngô luộc. Và, suốt gần 30 năm tại nhiệm, ông Bộ trưởng "chưa vào Đảng" đó vẫn cống hiến tài năng và tâm sức của mình cho ngành giáo dục tới tận khi trút hơi thở cuối cùng..

Những mẩu chuyện về cố Bộ trưởng Bộ Giáo dục Nguyễn Văn Huyên Đọc tại đây

(Theo Lanhdao.net)

Thứ Tư, 10 tháng 10, 2007

Tản mạn

FKK Việt nam

Khi những tiếng sấm đầu tiên và những cơn mưa rào còn chưa chắc hạt không đủ để làm nên một dòng chảy ngầu đỏ cho đúng với cái tên gọi sông Hồng. Ông bạn “già” vong niên của tôi cùng một ông bạn nữa rủ tôi ra bãi giữa tắm tiên.

Thú vui hơi có phần cậy mình tuổi tác, nhưng ở vào cái tuổi nhôm nhoam này có lẽ đó là một trò chơi lành mạnh hiếm hoi. Chẳng thể nhà hàng, vũ trường như lớp trẻ. Lại cũng không bia bọt bời bời được như đám trung niên. Người có tuổi không có trò chơi gì cả. Cũng tại mình thôi! Cả một thời trai trẻ cắm mặt làm lụng, mưu sinh chỉ để lo cho lớp trẻ sau mình. Mấy ai đã chuẩn bị được thú vui cho ngày xế bóng?

Bậc thang sắt từ trên cầu Long Biên dẫn xuống bãi giữa đã ọp ẹp han gỉ, giống như một mớ phế thải hơn là một chiếc thang. Bãi ngô non trải dài xen lẫn cỏ, xanh đến hoang đường. Ba người bạn tóc muối tiêu muối lầm lũi trong xanh ngắt. Bến tắm là một doi cát nâu non thoải mình cuối bãi. Ông bạn bảo, năm nào cũng có vài người chết đuối ở đây! Cả ba cùng bất chợt đưa mắt sang điệp trùng rác rến tạm bợ suốt dọc chiều dài con sông, đoạn chảy qua thành phố.

Áo quần giày dép vứt tứ tung trên cát. Ông bạn già khum hai bàn tay gầy guộc che vào cái chỗ trước đây đã từng là "phần nhạy cảm" làm tôi phì cười. Cứ để tự nhiên mà khởi động xương khớp tránh bị “chuột rút”, khi xuống nước cho chắc ăn. Dĩ nhiên cũng chỉ dám bơi xuôi ven bờ phòng khi đuối sức có thể tạt ngay vào bãi cát nằm nghỉ. Thanh thản nằm ngửa mặt nhìn lên cao xanh là một thú vui không thể thiếu mỗi lần tắm tiên và cũng là chuyện không thể thực hiện được ở bất cứ đâu trong thành phố. Nó xa xỉ đến mức không một ai dám có nhu cầu...

Sống với dòng sông hơn nửa thế kỷ, ai cũng có những kỷ niệm của riêng mình. Bạn còn nhớ từng mô cát, những lùm cây đã cùng người tình xưa cũ đắm đuối nhiều đêm. Cũng vì ngày ấy đã làm gì có nhà nghỉ, hay người ta không có lúc nào để nghỉ thì cũng vậy thôi! Tôi trốn học ra sông bơi lội cùng đám bạn. Vùi cặp sách trong cát, lúc ra về quên biến. Mất chiếc cặp sách ngày ấy là cả một sự kiện trọng đại trong gia đình. Đó là chiếc cặp da mẹ tôi được mua phân phối, ở cơ quan chỉ dành cho lãnh đạo...

Ông bạn vong niên băn khoăn, không biết dự án cải tạo đoạn sông Hồng chảy qua thành phố có còn dành chỗ cho bãi tắm tiên này? Nghĩ cũng hay nhưng sực nhớ, vội nhắc, ông nên đăng ký bản quyền ý tưởng này ngay kẻo mai kia lại có tranh chấp! Ông cười buồn, có tranh chấp thì lúc ấy mình cũng đã "bơi về nơi xa lắm" mất rồi! Đừng lo, bản quyền còn có giá trị năm mươi năm sau ngày tạ thế! Đấy, chính ông lại lo cho lớp trẻ nữa rồi!

Phóng sự: Tắm tiên bãi giữa sông Hồng

Thứ Hai, 8 tháng 10, 2007

Chữa vặt không được

Có một căn bệnh đã thành “mãn tính” chi phối các quá trình sản xuất và tiêu thụ trong xã hội Việt Nam. Đó là làm gì cũng thích của rẻ, miễn sao là rẻ, dù chất lượng có bị hạ thấp một chút cũng chịu được.

Trong quá khứ, nền giáo dục Việt Nam không thoát khỏi căn bệnh đó. Dắt con đi xin học là bà mẹ xưa vừa cười vừa “mặc cả” ngay với thầy rằng chả có bao nhiêu để trả học phí đâu, cuối năm chỉ xin có con gà với mấy cối gạo mang biếu, thôi thì trăm sự nhờ thầy giúp cho.

Nhất quyết bắt con phải theo học, nhưng nói cho cùng, học như thế nào thì các gia đình xưa không cần biết. Nhiều người cũng nghĩ chuyện xa xôi, bảng nhãn, thám hoa. Nhưng càng nhiều hơn bội phần là những trường hợp họ chỉ xin thầy dạy cho đủ chữ để đọc mấy tờ giấy thuế và giá có ai có nói chữ (tức dùng vài chữ Hán lạ) thì cũng nghe thủng. Cốt lấy cái tiếng gia đình ham học, thế là được rồi!.... ( Đọc tiếp tại đây )

Thứ Năm, 4 tháng 10, 2007

Quyền lực là thách đố

Ai cũng muốn có quyền nhưng không phải ai cũng có thể cầm quyền.
Nếu quyền lực nằm trong tay kẻ nghèo thì mối nguy rất lớn. Người nghèo trí đoản mà tham lam. Vì nghèo nên lúc nào cũng thèm tiền và họ có thể biến quyền lực thành tiền. Họ hành người khác cho ra tiền. Họ bán chức tước để lấy tiền. Quyền lực đẻ ra sự tha hóa. Quyền lực tuyệt đối đẻ ra sự tha hóa tuyệt đối. Người giàu nắm quyền lực rất khác người nghèo làm quan. Người giàu cầm quyền là để hành ý, hành chí chứ không phải vì kiếm vài đồng bạc. Vì thế khi cần thiết họ từ chức một cách nhẹ nhàng chứ không cố đấm ăn xôi. Người có tri thức cầm quyền cũng rất khác người ít học. Người tài giỏi không xem cái ghế quyền lực họ đang ngồi là to, vì cái đầu của họ còn lớn hơn cái ghế đó, vì thế họ không dùng những thủ đoạn hèn mạt để có quyền.
Người cầm quyền là người đứng đầu, mà Trung quốc gọi là “Đại nhân”. Chữ nhân đứng và chữ nhất gạch ở phía trên thành chữ đại. Như một người giang tay, giang chân đứng giữa trời đất. Đó là người số một, người đứng đầu. Nhưng chỉ cần đặt một dấu chấm nhỏ dưới nách bên trái thì thành chữ khuyển, tức là con chó. Quyền lực có thể đẻ ra sự tha hóa. Có quyền lực mà vẫn giữ được cốt cách, tâm vẫn sáng, trí vẫn minh mới là người có bản lĩnh. Do đó, quyền lực là thách đố gay gắt nhất. Không có quyền thì sợ thấp cổ bé họng, không được xã hội nể trọng, không khẳng định được mình. Nhưng có quyền rồi thì tha hóa, tự đánh mất chính mình, thân bại danh liệt.
Thật ra quyền lực không nhất thiết phải là chức tước địa vị. Tài năng là một quyền lực bất biến, còn chức vị là thứ quyền lực khả biến. Quyền lực do tài năng đẻ ra là bền vững nhất, lương thiện nhất. Còn quyền lực do chức vị đẻ ra thì nay còn mai mất và luôn thường trực nguy cơ tha hóa. Nếu hiểu hết chữ quyền rồi mới cầm quyền thì không còn là mối lo của chế độ và xã hội.
Sưu tầm
Đọc thêm HỌC LÀM QUAN

Thứ Tư, 3 tháng 10, 2007

Trao đổi kinh nghiệm

Cách đây một thời gian BBT đã phổ biến kinhnghiệm, cách truy cập vào các trang WEB hoặc blog của Google, nay xin trao đổi một cách cụ thể đơn giản để mọi người tham khảo :

A/ ĐỊNH NGHĨA PROXY là gì?

Proxy là một trong những giải pháp giúp bạn vượt qua bức tường lửa, nếu bạn muốn truy cập một trang Web mà bị ngăn chặn hoặc rất khó truy cập vào
Thay vì truy cập thẳng vào trang Web mà bạn muốn, bạn phải đi vòng qua một địa chỉ khác. Những địa chỉ này gọi là PROXY, và được cung cấp miễn phí bởi các máy chủ gọi là PROXY SERVERS. Vậy vấn đề là làm thế nào tìm được những địa chỉ ấy? Gọi là ‘những địa chỉ’ vì chúng có nhiều và thay đổi thường xuyên.

PROXY gồm hai phần. Thứ nhất là một dãy số gọi là địa chỉ IP, được chia thành bốn nhóm, ngăn cách bởi các dấu chấm, thí dụ 203.162.132.11 và phần thứ hai là Port, tức là cửa, gồm hai hay bốn số, được ngăn cách với địa chỉ IP bằng dấu hai chấm, thí dụ 80 hay 8080...

Cách đơn giản nhất để tìm ra một proxy là vào trang Web của GOOGLE ở địa chỉ www.google.com, đánh vào chữ PROXY, click GOOGLE SEARCH. Bạn sẽ thấy rất nhiều PROXY LISTS, tức là danh sách PROXY. Chọn vài cái rồi ghi lại, để nếu cái này không dùng được thì thay bằng cái khác.

B/ Đã có PROXY rồi, thì làm như sau:

I/Đối với trình duyệt Internet Explorer:

Thực hiện bốn bước như sau:

Bước 1./ Mở chương trình Internet Explorer. Đưa chuột tới nút Tools, CLICK, một Menu dọc hiện ra, chọn Internet Options, tức là hàng cuối của Menu.

Bước 2./ Click vào 'Connections', chọn LAN settings, ở cuối trang, CLICK.

Bước 3./ Cửa sổ mới có tên là Local Area Network (LAN) Settings. Chọn phần là PROXY SERVER, đánh dấu chọn cả hai ô, rồi đưa chuột đến nút ADVANCED, CLICK.

Bước 4./ Trang mới có tên là PROXY SETTINGS. Đánh địa chỉ PROXY đã có vào hàng HTTP, tức là hàng đầu tiên. Nhớ là một ô đánh IP và một ô đánh Port, tức là cửa. CLICK vào ô Use the same proxy server for all protocols, tức là dùng PROXY cho mọi giao thức. CLICK OK.

II/Đối với trình duyệt Firefox:

Bước 1./ Mở trình duyêt Firefox. Đưa chuột tới Tool, CLICK, một Menu dọc hiện ra, Chọn Options, tức là hàng cuối của Menu

Bước 2./ Click vào Advanced, Click tiếp vào Network, Click vào Settings,

Bước 3./ Đánh dấu chọn Manual Proxy Configuration, Ghi địa chỉ PROXY đã có vào hàng HTTP proxy, Chọn và đánh dấu vào Use this proxy server for all protocols (tức là dùng PROXY cho mọi giao thức).

Bước 4./ Click OK là xong

Lưu ý là mỗi PROXY chỉ có thể sử dụng trong một thời gian ngắn, nên nếu dùng PROXY này không được thì thay bằng cái khác. Đó là lý do tại sao phải ghi lại vài PROXY.

NQV