Bài ca Trường Nguyễn Văn Trỗi

Nhạc và lời: Hồng Tuyến

Thứ Hai, 30 tháng 11, 2009

GẶP QUẾ "MAFIA".

Sáng chủ nhật. Đang ngồi uống nước với bạn bè bỗng nhận được cuộc điện thoại lạ: "Alô!Anh Đạt hả? Em là Quế lâm". Quế lâm thì mọi người biết rồi, cả một rừng Quế Lâm? Biết là ai đây? Nhưng câu sau tiếp: "Tụi em đi đón Quế "mafia" ghé qua SG, muốn mời các anh trưa nay, anh mời thêm mấy anh ở gần quanh đây". Đã có lời mời thì cứ nhận lời đi đã, tìm hiểu sau. A! Còn Quế "mafia" thì biết qua mấy bài viết trên trang Bantruongbe. Phải nói tôi rất mến phục Quế mafia! Tuy bé người nhưng việc em đem lại lợi ích thiết thực cho bà con nông dân là rất lớn! "Con trâu là đầu cơ nghiệp", không cần phải "đao to, búa lớn", em đã đưa ngành học của mình vào cuộc sống của người nông dân một cách khoa học và hiệu quả!
Gặp nhau tôi mới biết Quế lâm là ai? Hóa ra người quen hồi họp trường, nhưng nói chuyện thì mới biết "tít mù nó lại vòng quanh". Quế "giáo", rồi Quế "sứt", rồi Quế "đệ" sân bay. Quế "mafia" nghe tên sặc mùi xã hội đen mà lại nhỏ nhắn, nói tiếng Quảng trị nhẹ nhàng, dễ thương chẳng giống mafia chút nào? Em bỏ trong túi xách ra một cái hộp màu đỏ, nhìn là biết ngay là rượu, giới thiệu:"Đây là rượu mua ở Xcotlen, loại này chỉ có bán tại lò nấu. Từ loại này tổng hợp từ nhiều lò nấu mới ra loại rượu cốt để pha ra các loại uytki của Xcotlen mà chúng ta vẫn thường uống như Jonhnie, Chivas...Một hộp này có giá mắc hơn Blue label". Chả là Quế mafia vừa từ Xcotlen về. Ba chai nhỏ là 3 loại rượu khác nhau, uống ngon chỉ cần pha thêm ít nước lạnh. Cảm nhận như thế nào chỉ có hỏi anh Anh Minh (AMK3), Khánh "chuột", Tạ Hòa mới biết được? Nhưng 3 chai thì hết nhẵn mà chưa thấy ai say?
Để tìm hiểu thêm về Quế "mafia" và xứ xở của rượu uytki xin mọi người sang bantruongbe để biết kĩ hơn.

Thăm lại Trung hà-Hưng hóa

Vừa rồi có dịp ra Hà nội, được anh bạn là Hiệu trưởng trường Kỹ thuật Công binh , doanh trại chính là cơ sở cũ của trường ta ở Trung hà, mời lên chơi. Phấn khởi quá vì mình cũng đang mong có dịp thăm lại trường cũ. Rất may mắn là sau khi thăm Trung hà, anh bạn lại đưa sang thăm luôn Hưng hóa, bây giờ đang là doanh trại của Lữ đoàn Công binh Quân khu 2. Lữ đòan trưởng vốn cũng là học viên trường SQCB, nơi mình đã nhiều năm làm giáo viên ở đó, vì vậy được chỉ huy Lữ đoàn đón tiếp niềm nở và hướng dẫn thăm thố các nơi chốn cũ hết sức tận tình. Quả là hết sức xúc động khi sau gần 40 năm được trở về thăm trường cũ. Ký ức trỗi dậy và nỗi nhớ bạn bè lại tràn về. Mình thầm mong ước có dịp nào đó bạn bè mình thật đông được cùng nhau về thăm nơi cũ, cùng sống lại những ngày trẻ thơ đầy kỷ niệm hồn nhiên và nghịch ngợm. Cuộc đời bộ đội của mình cũng đã từng đi khắp đây đó, nhưng trở lại Trung hà-Hưng hóa sao mà mình bối hồi xúc động đến vậy. Mình đã giành nhiều thời gian tìm lại những dấu án ngày xưa. Cổng chính vào trường ngày xưa bây giờ đã trở thành cổng phụ của trường KTCB, còn cổng mới của trừơng bây giờ đã chuyển sang phía con đường chạy qua cầu Trung hà sang Hưng hóa. Đây là con đường và cây cầu hoàn toàn mới. Từ đây vào cổng trường, qua nhà Ban giám hiệu trường KTCB cũng chính là nhà bác Quỳnh chính ủy trước đây đã ở. Các nhà tầng cũ vẫn giữ nguyên, chỉ được sửa sang sơn phết lại. Đặc biệt nhà của C11 cũ ( nhà đại đội nữ ) vẫn nguyên xi là ngôi nhà cấp 4 lợp ngói. Ngày xưa cô Thục vẫn hay gọi mình xuống "giúp đỡ" mấy bạn gái cùng lớp vào đoàn. Sợ quá ! Mình còn nhớ, quanh trường ngày trước có nhiều giếng đào sâu hoắm, người bé nhỏ nhưng vẫn phải tự kéo gàu múc nước tắm giặt, nhất là mùa đông lạnh vậy mà vẫn chịu được. Bây giờ các giếng đã bị lấp gần hết, chỉ còn lại giếng trước nhà ăn ngày xưa ngay cổng vào trường cũ. Chiếc cầu Beley trước cổng trường vẫn còn. Mình đã lên căn phòng cũ ngày xưa của trung đội mình, nhớ lại lần chiếc chăn bông trắng của mình bị đổ đầy mực chỉ vì giám xuống nhà C11 "giúp đỡ"con gái vào đoàn ! Căn phòng của BCH đại đội ( Thầy Duệ, Thầy Thọ ) mình vẫn còn nhớ. Nhìn chung, trường cũ nay đã có nhiều thay đổi, nhưng cơ bản vẫn giữ những nét xưa, chỉ cần đứng ngắm nghía, hồi tưởng lại chút xíu là dần nhớ lại hết. Sang Hưng hóa thì cũng vậy thôi, vẫn những giãy nhà ấy, riêng cổng ra vào thì cũng đã dời đổi, sân bóng được làm đẹp hơn, doanh trại sơn sửa sáng sủa. Mình nhớ lại, hồi ở Hưng hóa năm 1969, khi Bác Hồ mất, mình đã đứng lặng dưới gốc phượng nghe thông báo trên loa phóng thanh của trường mà khóc nức nở. Cây phượng đó ngày nay vẫn còn. Vậy mà 40 năm đã trôi qua. Thời gian trôi nhanh quá ! Mới ngày nào còn là cậu bé học trò vừa ở miền trung ra, bị bạn bè gọi là "Vỹ gỗ", vậy mà nay đã là cán bộ hưu trí rồi ! Mình muốn kể tỷ mỉ hơn về trường cũ để bạn nào lâu chưa có dịp về thăm lại, hình dung phần nào về nơi chúng ta đã ở đó 40 năm về trước.
Ảnh minh họa từ trên xuống:
1. Lối vào doanh trại ở Trung hà (cổng cũ)
2. Bến phà Trung hà.
3. Lối vào doanh trại ở Hưng hóa.

Xem tranh cát, nghe nhạc Vivaldi

Vẽ tranh bằng cát thể hiện sự tài hoa của đôi bàn tay nghệ sĩ. "Tuổi thọ" của các tác phẩm này rất ngắn nhưng vẫn có sức lan tỏa khi được ghi lại và đăng trên các website chia sẻ video.
Lấy cảm hứng từ bản concerto Four Seasons của Vivaldi, nghệ sĩ người Hungari Ferenc Cakó đã vẽ lên bức tranh bốn mùa trong năm.
Spring (Mùa xuân)

Xem và nghe tiếp:
Summer (Hạ)
Autum (Thu)
Winter (Đông)
Nguồn: YouTube

Chủ Nhật, 29 tháng 11, 2009

ĐỐ ZUI ĐỂ ... HỌC ...

Thấy các đại ca bên BANTROI bàn luận về loại nước "giải khát" này dữ quá. Các ÚT QUẾ cũng mạn phép tham gia bày hàng thực tế chứ lý thuyết thì ... chịu. ( ÚT QUẾ nghe mấy bài này như vịt nghe sấm zậy đó)
ÚT QUẾ đố các đại ca: dzậy chứ hàng của UQ trưng bày là loại gì, xuất xứ từ đâu, đặc trưng của từng loại (trong từng chai đó).






























TỔNG QUẢN BANTBE gặp gỡ "lính" của mình : QUẾ "MAFIA", N.H.QUẾ, QUẾ "GIÁO SG" (em), QUẾ "SỨT", QUẾ ( ĐỆ ) SÂN BAY (cuộc gặp do đại ca HỒ BÁ ĐẠT tổ chức).

SEN ( gửi TQ Út)


Thanh xuân

Rực rỡ

             Đa mang thì phải đeo bòng


Tan nát đời hoa!






























Sự sống tiếp diễn
(Còn tiếp - Sen Hoàng đế)

Thứ Tư, 25 tháng 11, 2009

XIN Ở TÙ THAY- NTSH ( tiếp)


Nhà báo Lê Quý Hiền từng viết trên VietNamNet: "Lại nhớ cố tác giả Lưu Quang Vũ trong một vở kịch, ông cho rằng cõi âm có không thì không ai biết nhưng cõi nhớ thì có thật. Có người sống mà như chết vì chẳng ai muốn nhắc đến. Có người mất rồi những vẫn sống mãi trong cõi nhớ của bè bạn và những người xung quanh.


....Chúng tôi xin ở tù thay cô Ba, nếu quan tòa quyết đưa cô Ba Sương vào tù (mỗi người chúng tôi xin ở thay cho cô Ba 1 tháng, vì tội của cô Ba chỉ lo cho mọi người chứ không có động cơ vụ lợi cá nhân)"....XEM TIẾP

Thật lạ, bao nhiêu cơ quan, tổ chức, cá nhân xúm vào tìm hiểu, đánh giá, kiểm tra, giám sát hàng chục năm trời ... để rồi phong tặng Nông trường đến 2 lần Anh hùng... chẳng lẽ họ không phát hiện ra điều gì? Họ quan liêu, mù mờ đến thế chăng ?

Khi phát hiện ra sai phạm (nếu đúng) (phải là một quá trình), các cơ quan chức năng đã làm gì để chấn chỉnh, nuôi dưỡng mô hình tốt đó? Trách nhiệm nào phải của riêng ai?...

Các bạn hãy tiếp tục theo dõi. Theo tôi vụ này đã đến hồi vô "chung kết". Chị Ba Sương dũng khí vẫn còn nhưng sức khỏe đã cạn . Bài báo là sự "tín chấp" của lòng dân. Đúng - sai, phải - trái rồi sẽ rõ ( hy vọng là như vậy).
Tuyên y án 8 năm tù đối với bà Trần Ngọc Sương
'Nã đại bác vào quá khứ Anh hùng đã được tôn vinh'?
Nguyên Phó Chủ tịch nước: Quá bất công với Ba Sương!
Vụ Nông trường Sông Hậu: UB Tư pháp có thể vào
Tình người ở Nông trường Sông Hậu, nay còn không?
Bộ Công an yêu cầu báo cáo vụ án bà Trần Ngọc Sương
Yêu cầu CA Cần Thơ báo cáo vụ Nông trường Sông Hậu
Nước mắt người phụ nữ ấn tượng châu Á Trần Ngọc Sương
Viện KSND tối cao rút hồ sơ xem xét vụ án Nông trường Sông Hậu
Thành ủy Cần Thơ 'chưa có ý kiến gì' vụ NTSH?
Cô Ba Sương có công, chứ không có tội!
Vụ Nông trường Sông Hậu: Đâu là sự bình đẳng?
Day dứt chuyện Nông trường Sông Hậu (Báo Lao động điện tử)
26/11/2009:
Có thể tạm hoãn chấp hành án tù với bà Ba Sương (Vietnamnet)
Anh hùng dẫu đã sa cơ (Tuanvietnam)
"Sự vô lý" từ vụ án bà Trần Ngọc Sương (Thanh niên online)
27/11/2009 Cần Thơ khởi tố tội mới đối với bà Trần Ngọc Sương (Vietnamnet)

Thứ Ba, 24 tháng 11, 2009

Gần 40 năm, bạn K7 gặp lại

Sáng nay, Việt Hằng alo trưa nay đến nhà, có Lê Hoài Nam (K7, K8) ở Tp HCM ra chơi rất muốn gặp các bạn. Qua "phone" được biết Lê Hoài Nam chưa có trong danh sách (cả tên lẫn hình)...thế thì đến ngay.
Trong "bộ nhớ", tôi không nhớ được K8 có Lê Hoài Nam, nhưng khi đến nhìn thấy khuôn mặt có nét quen. Ngồi nói chuyện, Nam tự giới thiệu và tiện có mạng ngay bên cạnh, mở ảnh trên blog (trong album ảnh gốc K7-K8) Nam chỉ vào người trong bức hình và nói: đây chính là tôi. Trong bức ảnh B1 - K8, chụp tại cây đa Vật lại 22/4/1970 có một số người tôi không nhận được, nay đã xác định được một người là Nam . Nói chuyện, hỏi thăm nhau được một chút thì lần lượt mọi người đến là Thu Hà K7, Lương Kim Hà K7 và Cao Hải K7. Nhóm bạn K7 này hồi ở trường đã có thời gian ở cùng một trung đội. Tưởng KV K7 cũng đến nhưng nghe Hằng nói: KV đang trong chương trình "luyện công" món gạo lức - muối mè nên "xin phép" vắng mặt. Như Nam nói: " Rất vui! đúng sau gần 40 năm mới được gặp lại các bạn".

Đến giờ l/v tôi rút trước. Mọi người vẫn tiếp tục ở lại trò chuyện cùng nhau.
Ảnh 2: Lê Hoài Nam và Lương Kim Hà
Ảnh 3: (Từ trái qua) Cao Hải, Hoài Nam, Thu Hà, Việt Hằng, Lương Kim Hà.

VinhNQ

Thứ Hai, 23 tháng 11, 2009

Re: Thông báo lần 2 gặp mặt K8 Hà nội ngày 19/12/2009

Để theo dõi thông báo và đóng góp ý kiến cho BLL K8 xin mời "click" vào tiêu đề bài đăng.

TẠ CHIẾN CƯỚI VỢ CHO CON TRAI

Trân trọng kính mời : Các bạn Trỗi
Tới dự Lễ Thành Hôn của hai con chúng tôi
Tạ Quang Dũng và Nguyễn Mai Hoan
Tổ chức vào hồi : 10 giờ 30 ngày 26 tháng 11 năm 2009 . ( Thứ Năm )
Tức ngày 10 tháng 10 năm Kỷ Dậu
Tại Nhà hàng NAM HẢI _424 Đương Nguyễn Trãi_Thanh Xuân_Hà Nội
Rất hân hạnh được đón tiếp !
           Nhà trai                                                                 Nhà gái
  TẠ QUANG CHIẾN                                          NGUYỄN TÂN ĐỨC
NGUYỄN THỊ KHANH                                       VƯƠNG THỊ LIÊN

Do điều kiện sức khỏe, Tạ Chiến không trực tiếp mang thiệp mời được từng người, mọi thông tin Tạ Chiến có nhờ BLL chuyển giúp. Mong anh em thông cảm.

Lính mới trên Blog

Lâu nay mình vẫn thường vào UtTroi để xem các bài viết của các bạn. Mình thấy nhiều bài viết của Đạt, của Đỗ Nghĩa, Khắc Việt. Mỗi lần gặp nhau, các bạn cứ khuyến khích mình tham gia viết bài trao đổi với bạn bè cho vui. Hôm vừa rồi sang nhà Đạt chơi, Đạt mới hướng dẫn cho mình cách gửi bài lên Blog. Nay mình thử bắt đầu xem sao. Thực ra mình cũng có ý định tham gia viết bài cho vui, nhưng cứ lần lữa mãi. Kỷ niệm về trường Trỗi thì rất sâu đậm, mặc dù thời gian mình ở trường không nhiều , nhưng các bạn đã viết rất nhiều rồi, khai thác những ý mới cũng khó lắm đây. Có lẽ mình sẽ tham gia viết về kỷ niệm của những ngày trong quân ngũ, nhất là những ngày ở chiến trường Quảng trị năm 1972. Bài đầu tiên mình sẽ viết về những ngày tân binh ở Trung đoàn Thủ đô và những kỷ niệm về chuyện bọn mình đi bộ đội, mong các bạn đọc và góp ý nhé!

Thứ Bảy, 21 tháng 11, 2009

ĐÃ QUÁ MUỘN ĐỂ SỬA SAI

LOẠT CHUYỆN VƯỜN BÁCH THẢO

“Khi nghĩ về một đời người, tôi thường nghĩ về một loài cây…”
Hà Nội có vườn Bách Thảo nằm kề khu Phủ Chủ Tịch.

Câu chuyện thứ 7:
ĐÃ QUÁ MUỘN ĐỂ SỬA SAI

Có những khi chẳng may chúng ta mắc lỗi. Có những người cố tình phạm lỗi. Dù cố ý hay vô tình, một khi lỗi đã được chỉ ra, là một người trung thực thì nên sửa sai và nói lời xin lỗi. Sự muộn màng thật đáng bị lên án, nhất là trong câu chuyện sau đây:
Chương trình Đào tạo cử nhân Tiên tiến cho ngành Hoá và Toán ở Trường ĐHKHTN, ĐHQGHN thực hiện đến nay đã được bốn năm. Theo chương trình này, sinh viên được dành một năm để học tiếng Anh chung và một phần tiếng Anh chuyên ngành, bốn năm tiếp theo học chương trình đại học bằng tiếng Anh, trong đó các môn chính chủ yếu do giáo sư Mỹ giảng. Vì thế sau ngày tựu trường, các em làm một bài trắc nghiệm tiếng Anh 100 câu để phân lớp học tiếng Anh theo 4 nhóm với giáo trình chính là New Headway (New Edition) Pre-Intermediate hoặc Intermediate.
Cô sinh viên Vũ Minh Châu, với hai huy chương vàng liên tiếp trong hai kỳ thi Olipic Hoá học Thế giới năm 2008 và 2009 cũng tham dự kỳ kiển tra phân nhóm đó. Em đã rất buồn khi là người đứng bét lớp Hoá với kết quả 16/100. Em đã xin được phúc tra nhưng ngày tháng qua đi mà không có câu trả lời của Phòng Đào tạo. Tên của em vẫn nằm cuối danh sách nhóm 4 với giáo trình học là trình độ Pre-Intermediate.
Với tư cách giáo viên chủ nhiệm lớp em Châu, mình đã nhiều lần đề nghị trực tiếp với các cán bộ phụ trách đào tạo của trường, từ thư ký của Trưởng Phòng đến Trưởng Phòng Đào tạo, Phó Hiệu trưởng phụ trách Đào tạo, Hiệu trưởng và cả Chủ nhiệm Khoa Hoá nhưng không có kết quả phúc tra nào.
Ngày 29-10, tức là sau hơn một tháng bức xúc, mình đã quay được đoạn video cô sinh viên của mình thuyết trình bằng tiếng Anh trước lớp về đề tài Hóa học. Bài thuyết trình dài gần 40 phút, trôi chảy, mạch lạc, đầy sức cuốn hút với một giọng Anh Mỹ hay như một phát thanh viên. Em còn tiếp tục lôi cuốn các bạn trong lớp vào cuộc thi kiến thức về đề tài mà em vừa báo cáo, bằng tiếng Anh, thêm 20 phút nữa. Khi nghe mình khen và nói có lẽ em được học với các giáo viên Mỹ, em trả lời là em tự học nhưng có lẽ do nghe giọng Mỹ nhiều nên bị ảnh hưởng.
Mình chỉ còn có mỗi một việc là cho em Châu điểm 10 cho toàn bộ khoá học tiếng Anh chuyên ngành Hoá học (2009-2010). Không cần phải dạy em thêm gì nữa. Mình tin chắc với đoạn băng mình quay được, không một ai có thể phủ nhận quyết định của mình. Lại gần một tháng mình tiếp tục thuyết phục các cán bộ sửa sai, xem lại bài kiểm tra cho em Châu. Vẫn không có gì thay đổi.
Đến bây giờ nếu Phòng Đào tạo Trường ĐHKHTN có phúc tra thì quá muộn rồi. Em vừa nhận được kết quả thi TOEFL IBT do Mỹ tổ chức với điểm 96 tương đương IELTS 7.0 - 7.5. Như vậy em đã vượt chỉ tiêu để có thể được các nước nói tiếng Anh nhận vào học đại học những 1 điểm (chỉ cần 6.0 IELTS). Thông thường nếu dành hoàn toàn thời gian để học tiếng Anh ở tại Anh hoặc Úc thì cũng cần 6 tháng học, sinh viên mới lên được 1 điểm.
Thực chất trình độ tiếng Anh của em là nhất lớp K54 Hoá Tài năng, Tiên tiến khoá học 2009-2014. Vậy vì sao lại có kết quả 16/100 = bét lớp. Và vì sao em xin phúc tra không ai trả lời, cô giáo chủ nhiệm nhiều lần đề nghị phúc tra với cán bộ nhiều cấp cũng không ai trả lời.
Các cán bộ có trách nhiệm của ĐHKHTN ĐHQGHN chỉ còn có một việc làm duy nhất là: giải trình với nhân dân: CÁC PHỤ HUYNH VÀ CÁC SINH VIÊN VÀ NÓI LỜI XIN LỖI. ĐHKHTN đã liên tục có những sai sót về điểm số và không nên tiếp tục sử lí cái sai của mình theo kiểu như thế. Mong sao các phu huynh và sinh viên dũng cảm lên tiếng phê phán.

" NHẬT KÝ QUẾ GIÁO "

19/10 : Còn đúng 1 tháng nữa tới lễ nhà giáo rùi . Hôm nay Đoàn trường phát động tiết học tốt . Chỉ tiêu mỗi lớp tối thiểu phải đăng ký 3 tiết/ tuần . Căng à nha . Lớp mình đành khiêm tốn đăng ký mức thấp nhất vậy .( Khi biểu quyết số tiết tối thiểu phải đăng ký trong 1 tuần , mình đâu có giơ tay 3 tiết đâu , mà chỉ giơ tay 2 tiết thui . Nếu có biểu quyết 1 tiết / tuần , mình cũng ủng hộ đầu tiên .)
26/10 : Biết ngay mà , tổng kết 1 tuần , chả được 1 tiết tốt nào . Thôi tuần này cho chúng nó đăng ký tiết của mình vậy . Chả lẽ giờ cô chủ nhiệm mà không được tốt thì hơi bị lạ ! ( nếu được thì đăng ký cả 3 tiết của cô CN luôn cho phẻ , he he ) .
Đoàn trường lại phát động tiếp phong trào văn thể mỹ . Không đứa nào chịu xung phong . Mình nhìn mặt đặt tên cho từng đứa phải tham gia : đứa to béo thi kéo co , đứa cao giò mà ốm thi nhảy bao bố , đứa zừa zừa thi chuyền nước , đứa thi cầu lông , đứa thi bóng bàn , đứa hát hò ... Đến zụ làm báo tường là nan giải nhứt ( chúng nó còn dốt hơn cô ngày ở QUẾ ) . Cuối cùng vì các thầy cô kêu wá , lại tị nạnh với các lớp có chủ nhiệm dạy văn ( tất nhiên không cho học trò biết ) nên mỗi khối chỉ làm 1 tờ báo tường là công bằng nhất . Mỗi lớp nộp 5 bài . Giờ mà chỉ định thì biết đứa nào . Nhớ lại hồi ở QUẾ bèn lệnh mỗi đứa viết 1 bài , lấy điểm 1 tiết môn GDCD , cuối tuần nộp .
9/11 : Được đúng 1 tiết tốt . Chịu hết nổi rùi nha . Giờ sinh hoạt mặt cô hầm hầm nhưng không thèm nói tiếng nào , học trò im re không dám nhúc nhích . Hỏi báo tường , may quá chúng nó nộp đủ cả .Cuối giờ mang xuống nộp cho Đoàn trường , cô bé trợ lý thanh niên trợn mắt : trời , sao lớp cô hay zậy , 62 bài luôn ( he he , QUẾ GIÁO mờ ) . Mấy ngày sau .... Cô ơi , lớp cô không chọn được bài nào cả - cô trợ lý thanh niên thông báo -.( Thầy nào trò nấy , báo tường cô nó sáng tác hồi xưa cũng zậy mà . Hix )
14/11 : Hôm nay cô trò lại có mặt từ sáng sớm để tranh tài tất cả các môn . Đại náo loạn . 1 khu thi zăn nghệ , 3 khu thi thể thao , không biết đường nào mà lần . Bao nhiêu hệ thống âm thanh mang phục vụ văn nghệ hết . Khu thể thao phải huy động hết tổng lực thầy cô mà vẫn không lại với đám học trò . Mạnh thầy thầy hét , mạnh trò trò gào . Thầy cô chủ nhiệm chỉ có 1 mình mà phải phân thân ra 4 nơi .
Mình ở sân thi kéo co , đây là môn chúng nó ăn gian nhiều nhất ( kéo hộ lớp khác , kéo 6 đứa thì tranh thủ lúc đang kéo nhảy vào thêm 2 đứa ... đại loại là như vậy .) . Sau nhiều " gian nan vất vả " như té lăn quay , trầy xước chân tay , cãi cọ ỏm tỏi . lớp mình cũng zô địch kéo co ( trường có 35 lớp , mỗi lớp 60 đứa hơn chứ có ít đâu ) . Còn thành tích các môn khác : Nhảy bao bố : cô ơi , cái thằng kia nó gắn lò xo vào chân ( cô ??? ) , con mới đút 1 chân zô bao , nó đã nhảy tới nơi !!!!! - Chuyền nước : cô ơi , tụi con ăn gian mà vẫn thua !!!!!!!!! - Cầu lông : cô ơi , sang năm đấu lại , dẫn nó trước 20-15 rùi mà thua ngược .- Văn nghệ : cô ơi , sao con lên hát mà cái mic nó kêu nhỏ xíu à , giám khảo không chỉnh lại cho con , con bỏ cuộc . Cô : ?!?!?!?
16/11 : Cô cười tươi như hoa , được cả 4/4 tiết tốt . Tuần này tất cả các tiết phải đăng ký tốt hết nghe chưa ? dạ nghe .
19/11 : Giờ ra chơi . Ôi sao mới có mấy hôm mà tóc thầy giám thị bạc trắng hết thế kia . Thầy đi đến gần , sao lạ wá , mặt thầy cũng trắng bệch . Thầy đến gần nữa . Thôi rùi .- Em có biết vì sao anh ra nông nỗi này hay không ???????? Anh phải lao vào giữa trận tiền lớp em để tóm cho được mấy đứa đang quăng ... bột năng vào nhau . Em lên lớp em mà coi .
Mình lao lên lớp .Một bầy người tuyết và 1 bầy người ngoài hành tinh . Đứa thì trắng xoá , đứa thì kim tuyến đầy đầu đầy mặt . Cho mỗi đứa 1 thước vào đít . Phạt cả lớp phải đi lau chùi bàn ghế lớp học , hành lang , cầu thang .( tất cả những nơi này giờ giống hệt xứ QUẾ mấy ngày tuyết rơi ).
20/11 : ngày hội tưng bừng ở khắp mọi nơi . Thầy cô thở phào nhẹ nhõm . Hẹn năm sau , khổ tiếp .
Gửi các anh chị xem cho zui , để biết các QUẾ GIÁO " cực khổ " như thế nào cho ngày lễ của chính mình . Hoàn toàn không hư cấu .

Thứ Sáu, 20 tháng 11, 2009

NGÀY 20/11 NĂM NAY.

Như đã hẹn trước. Khóa 8 hẹn nhau 11h00 tại nhà cô Thục. Vì ngày 20/11 năm nay vào ngày thứ sáu mọi người phải đi làm,vả lại nhà cô cũng không được rộng nên chỉ có đại diện lớp, có ưu tiên cho các bạn C11 cùng khóa được cô Thục phụ trách trực tiếp hồi đó. Do kẹt xe nên các bạn nữ gần 12h mới tới nơi. Sau khi chụp hình kỉ niệm với vợ chồng cô chú, cả nhóm được cô chiêu đãi món bánh Huế, bún cua tự tay cô làm,cuối cùng tráng miệng chè sen chính gốc Huế thơm ngon. Cô Thục rất vui khi nghe mọi người đến thăm. Cô có thêm một niềm vui nữa là vừa rồi đi kiểm tra sức khỏe các chỉ số đều tốt nên cô cũng muốn chia vui với mọi người. Cả chú cũng vậy. Năm ngoái cả cô và chú đều nằm viện. Năm nay tình hình sức khỏe của hai người đều khả quan. Xin chúc mừng cô, chú. Gặp nhau mọi người đều vui chuyện trò không dứt, nhưng do Quang Hà đến giờ phải đi công tác nên mọi người đành phải chia tay sớm đầy luyến tiếc.

Quang Hà ở ngoài HN vào công tác mặc dù chiều phải đi miền Tây, nghe nói đi thăm cô cũng tranh thủ thu xếp ghé.

Các bạn nữ chụp hình chung với vợ chồng cô.
Từ phải qua: Nguyễn Thị Bình, Nguyễn Kim Hậu, Nguyễn Thị Hòa. Bắc Vũ xin phép vắng mặt vì phải lo tổ chức họp chi hội Kiến trúc sư.

Hai 'lão' K7 gặp nhau ở ĐN


Lịch sử ngày hiến chương nhà giáo 20/11

Ngày 20/11 hàng năm, từ lâu đã trở thành ngày lễ “tôn sư trọng đạo”, tôn vinh những người thầy, người cô đã và đang đứng trên bục giảng, truyền đạt tri thức và đạo làm người cho bao lớp học trò nối tiếp nhau.
Lịch sử của ngày 20/11 được bắt đầu từ một Tổ chức quốc tế các nhà giáo tiến bộ thành lập ở Paris, Pháp vào tháng 7/1946 lấy tên là F.I.S.E (Fédertion International Syndicale des Enseignants - Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục). Nǎm 1949 tại hội nghị Vacsxava, Ba Lan, tổ chức FISE đã xây dựng một bản "Hiến chương các nhà giáo" gồm 15 chương với nội dung chủ yếu là đấu tranh chống nền giáo dục tư sản, phong kiến, xây dựng nền giáo dục tiến bộ" bảo vệ những quyền lợi vật chất và tinh thần chính đáng của nghề dạy học và nhà giáo, đề cao trách nhiệm và vị trí của nghề dạy học và nhà giáo.
Mùa xuân năm 1953, Đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục Nguyễn Khánh Toàn làm trưởng đoàn đã tham dự Hội nghị quan trọng kết nạp Công đoàn Giáo dục của một số nước vào tổ chức FISE tại Viên (Thủ đô nước Áo), trong đó có Công đoàn Giáo dục Việt Nam. Như vậy, chỉ một thời gian ngắn sau khi thành lập (22/7/1951), Công đoàn giáo dục Việt Nam được kết nạp là một thành viên của FISE.
Từ 26 đến 30/8/1957 tại thủ đô Vacxava, có 57 nước tham dự hội nghị FISE. Trong đó có Công đoàn giáo dục Việt Nam. Đoàn Việt Nam đã quyết định lấy ngày 20/11/1958 làm ngày "Quốc tế hiến chương các nhà giáo". Ngày này, lần đầu tiên được tổ chức trên toàn miền Bắc nước ta vào năm 1958. Những nǎm sau đó, ngày này cũng được tổ chức tại các vùng giải phóng ở miền Nam.
Ngày 20/11 hàng năm đã trở thành dịp đặc biệt để những học trò thể hiện tình cảm với những người đã luôn tận tình truyền đạt kiến thức, dìu dắt mình lớn lên. Đó là thời gian để suy ngẫm, để nhớ về những kỉ niệm với thầy cô đáng kính, là những hình ảnh thân thương, không thể nào quên và sẽ theo mãi chúng ta trên bước đường đời.
Sưu tầm
Bài ca người giáo viên nhân dân
Nhạc và lời: Hoàng Vân
Trình bày: Mỹ Bình

Nhân 20/11, mời các bác tham khảo bài của Vương Trí Nhàn (Click vào giữa bài cho dễ đọc)

Thứ Năm, 19 tháng 11, 2009

HAI LẦN BỊ OAN.

Thông cảm với anh N trong chuyện của KVK7. Tôi cũng từng bị như thế vài lần mà người ta không thèm nghe mình trình bày,giải thích, còn mang ra trước đơn vị cho mọi người kiểm điểm, phân tích. Nhiều lúc nghĩ quẩn chỉ có nước mang súng AK ra bắn cho hả, nhưng nghĩ đi, nghĩ lại đành chịu mang án kỷ luật. Dưới đây chỉ là hai trường hợp, trong nhiều trường hợp của tôi. Thấy vô duyên và lãng nhách hết sức!

Trường hợp thứ nhất, ở trường VHQĐ Lạng sơn. Lần đó tôi và Cao Quý Vũ hai thằng rủ nhau ra phố coi phim, vì là ngày thường nên ít học viên ra ngoài. Bình thường phải có giấy ra cổng mới được ra, nhưng do quen đám vệ binh gác cổng nên chúng tôi dễ dàng được cho qua không cần giấy. Rạp Đông kinh bữa đó chiếu phim"12 chiếc ghế"của Nga làm 2 đứa cười nghiêng ngửa. Sau đó còn lại thăm nhà u Nhàn- mẹ nuôi của chúng tôi gần rạp. Quãng 21h hai thằng về trường. Quái lạ là hôm nay học viên lại gác? Hai thằng bị giữ lại đưa vào gặp trực ban. Hóa ra hôm nay là thứ 6 sinh hoạt Đoàn, vì cả hai chưa là Đoàn viên nên không phải sinh hoạt vào ngày này. Học viên đa phần là Đảng viên phải ra gác thay cho vệ binh bận sinh hoạt. Không thèm nghe chúng tôi giải thích là chúng tôi ra cổng đàng hoàng, tay trực ban cứ một mực bảo chúng tôi chỉ có leo tường ra, hắn lí luận: "Nào là đây là ngày thường, học viên phải ôn bài, không ôn bài thì phải sinh hoạt, ra cổng không giấy tờ ai cho ra". Toàn lí lẽ đanh thép. Thế là lập biên bản giao về đơn vị chủ quản kỷ luật cả hai, may mà không ghi vào lí lịch. Chỉ có điều tay trực ban không nghĩ nếu chúng tôi trèo tường ra thì dại gì chúng tôi lại vào bằng cổng chính? Đã trót mang tiếng trèo tường, từ đó chúng tôi không ra bằng cổng chính nữa, suốt năm học không bị thêm cái án kỉ luật nào. Kinh nghiệm "xương máu"này chúng tôi rỉ tai lại cho đám bạn Trỗi cùng lên học nên chuyện vượt tường ra ngoài trở thành thường xuyên với đám học viên nghịch ngợm như chúng tôi. Môn vượt tường đã được nâng lên tới mức "thượng thừa" khi tôi và Nhân "chột"được mấy tay lính đặc công chỉ cho vài chiêu vượt tường của lính đặc công.
Trường hợp thứ hai, khi tôi đã về đơn vị do có"hoa tay"nên tôi được tàu giao vẽ báo tường. Sau mấy ngày loay hoay tô vẽ trang trí tờ báo, tờ báo vẫn đang ở trong tình trạng dang dở. Tối đó tôi tranh thủ ra ngoài phố chơi. Do về khuya, tôi đang lò dò bước qua miếng ván bắc từ bờ xuống tàu. Thì bất ngờ ông thuyền phó tàu đứng chắn ngay đầu cầu đối diện mắng tôi xối xả: "Sao cậu lại bảo Bác Hồ là đồ con vịt?". Ôi trời ơi! Như là một quả búa tạ phang trúng đầu! Nói ai thì nói, chứ riêng Bác Hồ thì tuyệt nhiên không! Sao ông này lại nói với mình như vậy? Qúa là oan "thị Kính"! Tôi hỏi lại:"Ai nói với anh?". Tay thuyền phó vẫn cứ một mực đổ lên đầu tôi mà không chịu nói ra. Hai người cứ như hai con dê đứng trên cầu, một ông nói có, một ông bảo không trong đêm khuya vắng. Cuối cùng hắn mới chịu nói ra nguyên nhân là ở mấy tờ giấy nháp tôi viết và vẽ nháp lên đó. Chả là tôi viết nháp chữ Bác Hồ, nhưng bên cạnh tôi cũng vẽ nháp mấy con vịt đang bơi trong hồ sen. Thế mà hắn vu cho tôi một chuyện động trời? Lính Hải quân khi đó muốn chê ai là ngốc thường nói: "Đồ con vịt". Chuyện sĩ quan không có tâm muốn chụp mũ cho lính như thế nào cũng được, còn người lính chỉ biết cam chịu. Cũng có vài trường hợp, vì không thể chịu đựng nổi kiểu quy chụp, đưa ra cho toàn đơn vị kiểm điểm mà như thể đấu tố, nên người lính đã dùng đến biện pháp cực đoan để giải quyết. Thường là thiệt thòi đều nghiêng về phía người lính thấp cổ, bé họng.

Thứ Tư, 18 tháng 11, 2009

ĐỒNG CẢM VÀ CHIA SẺ ( tiếp)


Sau ngày cưới, N lên làm tiểu đoàn phó tiểu đoàn 1 (K15). Cuộc sống chẳng khác trước ngày cưới là bao. Hàng tuần T vẫn đạp xe lên thăm chồng, anh em tiểu đoàn bộ dành riêng cho họ một gian nhà vách nứa mà vật dụng toàn đồ lính từ nồi niêu đến chén bát. Sáng ra T thường đi chợ mua thêm ít thức ăn làm cơm để bồi dưỡng cho N và đồng đội của anh, bữa thì có anh em trong D bộ, bữa thì anh em C2 cũ lên thăm. Sớm thứ hai T lại đạp xe về trường trong giá rét núi rừng để kịp giờ lên lớp. Mỗi lần hai vợ chồng sum họp, gọi là bữa ăn tươi cũng chỉ thêm ít tóp mỡ sốt cà chua và rau sống mà anh em đồng đội và đôi vợ chồng trẻ cũng tràn trề hạnh phúc. Thương vợ lắm, song N chưa biết phải thu xếp ra sao để vợ đỡ vất vả, pháo địch hàng ngày vẫn bắn sang, việc đi lại hết sức nguy hiểm. N tính hết ba năm vợ anh phải về Hà Nội, trước mắt mỗi năm, hai vợ chồng cũng gần nhau được hai kỳ phép là tạm ổn, rồi tính tiếp. Ở Hà Nội có gì còn có bố mẹ, bà con hàng xóm, điều kiện sinh hoạt khá đầy đủ anh cảm thấy an tâm hơn. Còn N, nếu được đi học hy vọng cũng sẽ có những thay đổi thuận tiện hơn trong cuộc sống gia đình.
Ấy vậy mà mọi toan tính đều không thành. Năm đó toàn vùng biên cương mất mùa, dân đói lắm, là người lính từng gắn bó và được dân che chở trong chiến đấu địch hậu thời đánh Mỹ, nhìn đồng bào dân tộc không có cơm ăn, N đã có quyết định động trời. Anh vượt rào, tự quyết định cấp 2 tấn gạo trong kho dự trữ chiến đấu của tiểu đoàn cứu đói cho đồng bào dân tộc hai xã ven thị trấn.
Bà con có được cơm ăn thì N bị kỷ luật, cảnh cáo toàn sư đoàn, cái án kỷ luật lần đầu tiên trong đời đã tước mất cơ hội đi học của N. Giấc mộng đổi đời cũng tiêu tan, chưa biết bao giờ thực hiện được.
Nghe tin chồng bị kỷ luật, cô giáo lại tất tả đạp xe về Đồng Đăng an ủi chồng, giúp anh giữ vững tinh thần để tiếp tục công tác.
Cô giáo xin nghỉ phép, ở lại cùng đơn vị của chồng tham gia phong trào tăng gia của đơn vị, không quản ngại bụng mang dạ chửa. Hình ảnh vợ chồng tiểu đoàn phó trên nương làm rẫy đã động viên khích lệ anh em trong đơn vị tham gia tích cực và thực chất hơn. Con sơn ca lại cất tiếng hát mỗi ngày trên trận địa, vẫn tiếng hát xưa nhưng nay thêm đàm thắm, chia sẻ của người trong cuộc. Lính cả tiểu đoàn ai cũng biết và mến yêu chị T.
Đồng bào vượt qua được nạn đói, vụ tiếp theo được mùa đã mang thóc trả lại và cám ơn bộ đội D1 đã chia sẻ với dân. Vậy là trận địa lòng dân biên giới được đơn vị giữ vững, nhờ sự chịu đựng chia sẻ của anh em toàn tiểu đoàn, nhờ cái án kỷ luật của N và một chuyện nữa, chính những ngày gian khó đó, một sinh linh bé nhỏ, đứa “ con đầu ” của họ đã mất khi cô giáo bị ngã trong lúc chạy tránh pháo địch. Anh em đồng đội ai biết đều vô cùng xót xa và thương vợ chồng N..
Vẫn chưa hết, số phận hẩm hưu chưa buông tha N. Khi làm tham mưu phó trung đoàn, N lại được đi học Học viện lục quân Đà Lạt. Nhưng cả lần thứ ba này nữa anh cũng không thực hiện được mơ ước của mình.
Về Hà Nội thì vợ ốm nằm viện, N ở lại ít hôm chăm sóc vợ nên lên nhập học muộn, trường trả về đơn vị. Cục cán bộ yêu cầu kỷ luật vì đã không chấp hành đúng thời gian nhập học. Trung đoàn hiểu hoàn cảnh của N nhưng không thể không kỷ luật N được vì anh thuộc diện nguồn đào tạo cán bộ chỉ huy quân sự kế cận do những chiến công trước đó. Để tránh kỷ luật N, trung đoàn quyết định cho anh về hưu non và N chấp nhận.
T nằm trên giường bệnh hay tin anh bị kỷ luật và xin về hưu thì nước mắt ứa trào . Vươn tay ôm lấy bờ vai của người lính khắc khổ đen đủi, cô thổn thức : "Anh vẫn mãi là của em !".

***
Sự đời trớ trêu thay, cái vận đen đủi của N làm người ta phải ngẫm. Đành rằng N cũng có sai phạm, hai tội trên có đáng để quân đội mất đi một cán bộ suốt mười mấy năm lăn lộn nơi chiến trường, một người lính dũng cảm luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chiến đấu trên các cương vị được giao.
Tôi vẫn nhớ ngày bắt đầu chiến tranh biên giới, đất nước cực kỳ nguy ngập. Chỉ sau hai ngày khi tiếng súng ở biên giới phía Bắc vang lên, sư đoàn 337 từ một đơn vị làm kinh tế đã chấp hành lệnh trên lên đường ra trận. Sự gấp gáp đến mức trong khi những người lính còn đang hành quân bộ ra ga Si thì các cán bộ tác chiến cấp tiểu đoàn đã đi bằng máy bay ra Lạng Sơn để kịp chuẩn bị chiến trường.
Trong đơn vị không ít người tranh thủ tụt tạt về thăm và báo cho gia đình. Nhiều người khi lên đã không kịp tham gia trận đánh và tất nhiên không ai bị kỷ luật cả, bởi lúc ấy tiền tuyến cần người, những người lính có mặt tuyến đầu đã là quí như vàng rồi.
Nhà N ngay cùng huyện Diễn Châu, cách ga Si không xa mà anh đâu có dám chạy về báo cho gia đình. Đấy không phải là ý thức của người lính khi tổ quốc lâm nguy đó sao ? Chuyện N nhập học muộn về hình thức cũng như những người lính tụt tạt thì lại bị kỷ luật. Tại sao thế ???

Thông báo lần 2: Gặp mặt K8 HN vào 19-12-2009

Về việc tổ chức buổi gặp mặt hàng năm K8 HN, vào dịp 22-12-2009 tới, Xét thấy các ý kiến còn chưa tập trung, chưa đồng thuận, BLL K8 HN xin tiếp tục trao đổi và lấy ý kiến mọi người (trừ vấn đề về thời gian tổ chức - Sáng thứ 7 ngày 19/12/2009 - thì coi như đã thống nhất, đã quyết định):
- 22-12-2007 K8 HN tổ chức gặp mặt tại Trung Hà, Hưng Hóa, có khỏang 30 bạn tham gia.
- Năm 2008 tổ chức tại CLB QĐ 19c Hòang Diệu, có 45 bạn tham gia. Sau đó đến 2 giờ chiều đi Lương Sơn, thể thao bóng đá, tennis, ăn tối, khỏang 20-25 người.
Như vậy có khỏang 10-15 bạn chưa về trường cũ Trung Hà. Có 2 phương án như sau:
Trên tinh thần là bạn Sùng Hải có cơ sở khang trang, rộng rãi, bên bờ sông Hồng, có sân tennis, bóng bàn, dàn hát karaoke, đảm bảo đồ ăn tươi, ngon được (cá sông, ...), bạn rất nhiệt tình mời và đón tiếp các bạn.
Phương án 1 - tối đa:
1. Sáng tập trung 7 giờ tại CLB QĐ. Có thuê xe to, xe nhỏ, 20 người đi Trung Hà, Hưng Hóa thăm trường cũ, 20 người khác đi Sơn Tây thăm quan và/hoặc giao lưu thể thao ở cơ sở Sùng Hải (tennis, bóng bàn).
2. Buổi trưa (12 giờ) Gặp mặt tòan thể, tại chỗ Sùng Hải, chụp ảnh, trao đổi ý kiến, bầu bán nếu có, ăn trưa.
3. Chiều: Tự do, về HN hoặc ở lại.
Phương án 2 - đơn giản:
1. Sáng tập trung 8 giờ tại CLB QĐ. Đá bóng 2 hiệp. Gặp gỡ trao đổi.
2. 10 giờ - Gặp mặt tòan thể, tại quán bia CLB, chụp ảnh, ăn trưa.
3. Chiều: Tự do. Ai thích đi dã ngoại, giao lưu thể thao thì có thể lên chỗ Sùng Hải.
Phương thức lấy ý kiến và đăng ký: Trên mạng hoặc qua các đầu mối phụ trách các B: B1 Q.Hà; B2 B.Thắng; B3 Q.Vinh; B4 T.Tùng; B5 B.Chuẩn; B6 Tr.Dũng.
BLL sẽ tiếp tục cập nhật và sẽ chốt kế hoạch thông qua các đầu mối nói trên, bằng điện thoại và điện tin nhắn.

Thứ Ba, 17 tháng 11, 2009

ĐỒNG CẢM VÀ CHIA SẺ

Sắp 20/11 rồi, ngày “hiến cam” mình không có cam quýt và hoa tặng các giáo, thì có câu chuyện nói về họ cũng là thay cho món quà. Trước là để nịnh các bạn làm nghề gõ đầu trẻ, Sau nữa là cũng để không quên những người lính một thời gian nan trận mạc, năm tháng tuổi trẻ suốt mùa biên cương. Thực hiện đúng công tác tuyên truyền cổ động phong trào của lãnh đạo Blog ( Mùa nào thức ấy, không có bài viết về chuyện Trỗi thì viết về thiên hạ )

***

Gấp lá thư bỏ vào túi ngực, N bâng khuâng nhìn dãy núi đá lở loét vì pháo địch, thị trấn biên giới Đồng Đăng còn chìm trong sương sớm.
Tiếng hát của cô sinh viên trong đội văn nghệ xung kích Đại học sư phạm 1 như vẫn vang vang lẩn khuất đâu đó thấm sâu vào trong các vách núi, hang đá đọng lưu lại. Cả tuần nay, mỗi lần rời lán chỉ huy đại đội để đi đâu đó là N lại giở ra đọc lá thư T gửi cho anh sau khi đội văn nghệ rời chốt C2. Lá thư chỉ vẻn vẹn có bốn câu thơ như đã nói hộ tất cả, gửi gắm một tình yêu với anh, một người lính trận.
Em đi lòng thấy bồi hồi
Em sang C1 nhớ đồi C2
C2 em nhớ nhất ai?
Nhớ đại đội trưởng lòng ai thấy buồn ?
Ngày 1/8/1981_TT
Kiểm tra một lượt các vị trí tiền tiêu của đơn vị xong, quay về thì cậu liên lạc đưa N lá thư Hà Nội mới. N hồi hộp để lá thư lên bàn chưa dám bóc vội…dù lòng anh rất muốn.
N cũng định viết thơ đáp lại tình cảm của cô ấy mà cứ lần lữa mãi. Không phải vì quá bận mà không cầm bút được, anh nghĩ có thể đấy chỉ là rung động nhất thời của cô ấy trước những người lính biên cương hôm ấy, mai mốt về dưới phố, trong ánh đèn và nhịp sống thực dụng của đô thị cô ấy nghĩ lại thì thư đi thư về chỉ thêm buồn lòng người lính.
Hai bảy tuổi đời, mười năm lính, N đã trải qua một mối tình tan vỡ trong cuộc chiến tranh trước, khi anh đang là người lính trẻ. Tình yêu cũng nảy nở trong chiến tranh và cũng vì nó mà tan vỡ. Ngày ấy cả nước là tiền tuyến mà không giữ nổi thì bây giờ sự khác biệt ghê gớm giữa tiền tuyến và hậu phương. Khoảng cách địa lý không xa, mọi trái ngược về cuộc sống hàng ngày dội đến làm người ta dễ so sánh và mấy ai muốn lựa chọn gian khó về mình. Là lính, lại gốc nông dân xứ Nghệ nữa nên N dù rất cảm động trước những lời cô gái nhắn gửi , nhưng anh vẫn chưa dám viết thư trả lời cô gái ấy.
N quyết định cầm bút, anh viết cho T một lá thư dài và bắt đầu từ đấy một mối tình “qua những lá thư " nảy nở, nó ngày một sâu nặng đằm thắm theo năm tháng. Rồi vài tháng cô gái lại một lần lên biên giới thăm anh, thăm cái C2 của anh dần dần với cô đã như là gia đình.

***
Chuyện tình giữa anh lính và cô giáo đã có thời người ta hay nói đến và luôn được cho là hình mẫu lý tưởng cũng bởi rất nhiều lý do. Người thì bảo họ có nhiều điểm tương đồng về môi trường sống, hành động chỉ có từ chuẩn mực trở lên. Lính chẳng tiếc mình cho quê hương, Người cầm phấn nguyện cháy hết mình cho sắp nhỏ. Người thì bảo vì cả hai đều rất nghèo, thế mới có câu :"Bộ đội _ Cô giáo, Rau_ Cháo nuôi nhau”. Cứ cho là “nồi nào vung ấy” đi, nhưng chuyện tình về họ, anh lính và cô giáo đều rất đẹp. Bài hát "Hành khúc ngày và đêm" ấy, các bác nghe lại nó đi, rõ ràng nó rất lãng mạn và bay bổng. Song, đấy là trong văn học, trong thi ca còn chuyện tôi kể chắc không được đẹp và lãng mạn nhưng thật cảm động về sự chia sẻ trong cuộc tình Rau _ Cháo của họ.
Sự đồng cảm hay ngợi ca một điều gì đó, con người ta dễ dàng ban tặng, có thể là không tiếc lời nữa kia (thật cảm động phải không các bác) bởi người ta không mất gì, nhưng để cùng chia sẻ, chịu đựng và hy sinh mới là cái không dễ có ở đời. Sóng gió trong mối tình của họ cũng bắt đầu từ đây.
Cô sinh viên trong một gia đình nền nếp trí thức Hà Nội, Cha mẹ cô gái là người đáng trọng trong xã hội, hiểu biết và luôn có tư tưởng mới là tôn trọng con cái. Với họ, quan niệm "môn đăng hậu đối" cũng đã là xưa, là cổ hủ. Ấy vậy mà khi nghe tin con gái cưng của mình yêu anh lính biên giới gốc xứ Nghệ ông bà cũng thất thần, lo lắng. Đó cũng là lo lắng suy nghĩ rất thực tế trong cuộc sống hiện tại. Là những người có học, từng trải bố mẹ cô gái biết cuộc sống sau hôn nhân không như khi yêu, bởi thế họ ngăn cản mối tình “ điên điên ” của con gái mình cũng là chuyện thường tình.
Yêu ai thì yêu chứ yêu cái anh lính tít mù biên cương thì tương lai ở đâu?. Lối xóm không nói ra nhưng cũng bóng gió xa xôi, bạn bè mỗi khi trò chuyện thì nửa đùa nửa thật:” Tưởng kỹ sư, tiến sĩ gì gì, chứ yêu cái anh bộ đội chín năm thì…”. Chẳng mấy ai vun vào
Lòng cô gái buồn ngẫm xót xa hơn cho người lính, nhưng cô càng yêu, càng thương người yêu mình. Cô thực sự thấm hiểu cái gì người ta nói và cái gì người ta làm.
Không ngăn nổi quyết tâm của cô gái, gia đình đành chấp nhận.
N hiểu được chuyện gì đến với cô, anh càng cảm phục và thương T hơn nhưng không biết phải làm gì đây để bù đắp cho T ngoài tình yêu mãnh liệt của mình. Mặc cảm tự ti là giết chết tình yêu, là tự đánh mất mình…Anh thầm nghĩ quyết bảo vệ nó như những gì anh đã dâng hiến cho đất nước này mười năm qua.
Vậy mà người lính từng bắn cháy 2 xe tăng địch trong những ngày đầu của chiến dịch Quảng Trị 1972. Từng chỉ huy đại đội đánh trận Khánh Khê nổi tiếng ở biên giới phía bắc. Chiến công lẫy lừng được đi báo cáo điển hình toàn quốc, được sử sách lưu tên mà hôm nay sao run thế, đứng hàng giờ trước một số nhà, một con phố nhỏ ở Hà Nội. Cuối cùng anh cũng vượt qua được cái rào cản vô hình đó, cái mạc cảm người lính trận để tới nhà người yêu. Món quà lần chạm ngõ đầu tiên của anh lính là 10kg gạo, mộc mạc chân quê và cũng chỉ có thế, thật không ngờ lại làm cha mẹ cô gái rung động…
Từ đấy ông bà không ý kiến gì nữa. Ra trường, cô giáo trẻ tình nguyện lên biên giơi để được gần người yêu, ông bà cũng không ngăn cản dù rất thương con. Từ Lộc Bình cứ mỗi thứ bảy cô giáo trẻ lại đạp xe lên Đồng Đăng mấy chục cây số đường núi thăm người yêu.
Theo thời gian một đám cưới mà hoa cô dâu là cành đào cành mận, tiếng pháo địch bên kia biên giới bắn sang thay cho pháo cưới. Mối tình đẹp, lãng mạn bước vào giai đoạn mới của sự dấn thân, chịu đựng và sẻ chia. ( còn tiếp )
Hành khúc ngày và đêm
Nhạc và lời: Phan Huỳnh  Điểu
Trình bày: Lan Anh

Thứ Hai, 16 tháng 11, 2009

Truyền thuyết hồ Gươm

Hôm qua tình cờ xem một video clip về Hà nội của một người bạn được đăng trên blog khác. Trong đó phần nhạc nền là một bài hát về Hà nội mà lần đầu tôi được nghe. “Search Google” ra ngay. Tìm hiểu, được biết là bài “Truyền thuyết hồ Gươm” tác giả là Kiến trúc sư Hoàng Phúc Thắng, một nhạc sĩ không chuyên. Rất tiếc TS.KTS, nhạc sỹ Hoàng Phúc Thắng đã ra đi cách đây hơn 1 năm (1951 -2008) khi tuổi mới xấp xỉ lục tuần sau một thời gian lâm trọng bệnh.
 
“ ...Hoàng Phúc Thắng là một vị KTS tài năng, nguyên là Ủy viên Hội đồng tư vấn kiến trúc của Thủ tướng Chính Phủ. Ông được nhiều người nhắc đến ở những ý tưởng dự án kiến trúc và quy hoạch táo bạo.... Là kiến trúc sư, nhưng ngay từ tuổi sinh viên đã cầm ghi-ta hát những sáng tác của chính mình, ca khúc của Hoàng Phúc Thắng vượt ra khỏi biên độ của sáng tác nghiệp dư ngay cả khi viết về đề tài hay địa chỉ cụ thể. Từ “Mùa thu Hương Canh”, “Ta bước đi trên đường phố xưa” đến “Hà Nội đêm mùa đông”, hay “Truyền thuyết Hồ Gươm”… đều là những bài hát có đẳng cấp chuyên nghiệp. Sinh thời ca sĩ Ngọc Tân vẫn thích hát những bài hát của Hoàng Phúc Thắng, không chỉ bởi tình bạn của những người lớn lên trong lòng thành phố Hà Nội, có cùng thẩm mỹ đời sống mà bởi âm nhạc và ca từ của Hoàng Phúc Thắng sâu lắng, thanh cao.

Bài hát làm xao xuyến lòng người, xứng đáng là một trong những bài hát hay về Hà Nội: “Truyền rằng, nơi đây Hồ Gươm nước biếc xanh vì trời xanh. Truyền rằng nơi đây vua Lê đã trả lại gươm báu để giã từ chiến tranh. Truyền rằng, đêm đêm cây bút đá đã viết lên trời cao những khát vọng ngàn đời của người dân Hà Nội… Hồ Gươm ơi! Long lanh như giọt nước mắt đọng lại từ ngàn năm giữa lòng thành phố hạnh phúc vơi đầy… Hồ Gươm ơi…”.

Theo: Talawa

Xin giới thiệu “Truyền thuyết hồ Gươm” của KTS Hoàng Phúc Thắng, do Đăng Dương trình bày cùng dàn nhạc giao hưởng VN.

Nhạc: Hoàng Phúc Thắng
Lời: Hoàng Phúc Thắng
Biểu diễn: Đăng Dương


Truyền rằng nơi đây Hồ Gươm , nước biếc xanh vì trời xanh .
Truyền rằng nơi đây vua Lê đã trả lại gươm báu để giã từ chiến tranh.
Truyền rằng nơi đây đêm đêm , cây bút đá vẫn viết lên trời cao những khát vọng ngàn đời của người dân Hà Nội .
Truyền rằng cầu Thê Húc , rực đỏ nối đất với trời , cho Rùa thiêng mỉm cười xua tan bao nếp nhăn cuộc đời .
Hồ Gươm ơi , long lanh như giọt nước mắt đọng lại từ ngàn năm giữa lòng thành phố hạnh phúc vơi đầy.
Hồ Gươm ơi bâng khuâng khi chiều buông sương là Tháp Rùa lung linh bắt đầu thì thầm kể chuyện Hồ Gươm.


Truyền rằng nơi đây Hồ Gươm vẫn khắc ghi chuyện ngàn năm .
Truyền rằng qua bao phong ba vẫn đậm đà hương sắc đọng lắng hồn núi sông.
Truyền rằng ai qua nơi đây , sẽ nhớ mãi những phút giây thần tiên khi bất chợt một ngày gặp Rùa thiêng Hà Nội.
Truyền rằng mùa xuân tới, rực rỡ những cánh đào , cho tình yêu ngọt ngào , bay lên trong giấc mơ đợi chờ
Hồ Gươm ơi , long lanh như giọt nước mắt đọng lại từ ngàn năm giữa lòng thành phố hạnh phúc vơi đầy.
Hồ Gươm ơi bâng khuâng khi chiều buông sương là Tháp Rùa lung linh bắt đầu thì thầm kể chuyện Hồ Gươm.
_________________
Hà Nội yêu thương không chỉ riêng tôi
Người hãy giữ cho riêng mình nữa nhé.

Tham khảo: “Truyền thuyết Hồ Gươm”- Chuyện của ba nhạc sĩ ngoại đạo

Gặp mặt Phùng Thanh Sơn

Tối qua 15/11 tại vườn treo (Đội Cấn, HN) diễn ra buổi gặp mặt Phùng Thanh Sơn của  một số anh em K8 (B2, B3). Phùng Sơn từ Long xuyên ra HN kết hợp cả việc công lẫn việc tư. Sau gần 40 năm, hôm qua Sơn mới có dịp gặp lại các bạn Trỗi cùng lớp (B2, B3). Rất vui  là trong buổi gặp này có cả Vũ Chính Liêm từ CHLB Đức về, Huy Tường (B3) từ ngày giải tán Trường đến hôm qua mới có dịp gặp lại bạn Trỗi. Ngoài ra còn có Phan Tú Tùng B4, Ngô Hoàng Hà B6 cũng tham dự. Bạn cũ gặp nhau vui không muốn dứt, gần 22h Sơn phải về để sáng nay bay vào tp HCM. Phùng Sơn rất vui và cảm ơn nhờ có UT TRỖI mà Sơn đã găp lại được nhiều bạn Trỗi. Ảnh : Phùng Thanh Sơn (bên trái), Huy Tường (bên phải)

Hoàng Nguyên Huy (B3) và Vũ Chính Liêm
(B3)


Thứ Bảy, 14 tháng 11, 2009

Huy hiệu Trường TSQ-NVT

Nhấn vào hình để xem bài viết ở blog k5

Đọc báo

Đọc bài 'Không thể để điện hạt nhân làm gánh nợ lớn cho con cháu' trên trang Vnexpress, hy vọng nghiên cứu của Nguyễn Thế Hùng thành công và được ứng dụng.

Thứ Sáu, 13 tháng 11, 2009

Mời xem VTV3, 9h45 tối Chủ nhật, 15-11-09: Kì tích

Mời các Út xem một kì tích: chỉ sau hơn một tháng, từ đội sổ lên thành nhất lớp!
Đó là em sinh viên lớp mình chủ nhiệm: Lớp K54 Hoá Tài năng và Tiên tiến. Giữa tháng 9 vừa rồi, qua cuộc thi phân lớp học tiếng Anh do Trường Đại học Khoa học Tự nhiên ĐHQGHN tổ chức, em đứng bét với điểm số 16/100. Thế mà ngày 29/10 sau bài báo cáo hoàn toàn bằng tiếng Anh, em đã vượt lên cả 4 nhóm, được điểm 10 cho toàn khoá học (2009-2010) cho môn tiếng Anh chuyên ngành Hóa.
Đó là trường hợp em Vũ Minh Châu với hai Huy chương Vàng Quốc tế môn Hoá học các năm 2008 và 2009. Em giỏi tiếng Anh chuyên ngành ngoài sức tưởng tượng của mình. Nhưng Kì tích mà mình nêu ở trên lại ẩn chứa những bí ẩn đau lòng.
8h45 phút hôm nay VTV6 đã phát sóng nhưng có lẽ nhiều người xem VTV3 hơn. Mời những người quan tâm đến chuyên đề giáo dục cùng xem và bàn luận.

Thứ Năm, 12 tháng 11, 2009

LẠI CHUYỆN ĐỜI THƯỜNG

Mấy hôm nay Hà Nội chuyển mùa, tiếng Việt mình ít dùng hình tượng chỉ mùa, nên gọi là mùa thu mà chẳng biết các cụ có ý gì. Có nơi người ta thấy mùa thu là mùa cây thay lá nên họ gọi là mùa lá rụng. Hẳn là cũng đẹp lắm Con cháu người Việt thì cứ nghe đến mùa thu là sướng vì từ bao đời nay cứ mùa thu là phải mát mẻ, dễ chịu. Biết bao nhiêu thi nhân đã cảm hoài về một mùa thu đất Việt mà sáng tác nên những áng văn thơ bất hủ còn lưu lại cho hậu thế, để mỗi khi cháu con đọc lại không khỏi cảm phục các cụ đã có những nhận xét thật tinh tế.
Có vẻ như mấy năm gần đây, không biết vì lí do gì mà thời tiết cứ lộn tùng phèo lên hết cả. Xuân chẳng ra Xuân, Hạ chẳng ra Hạ, Đông không hẳn là Đông và nhất là mùa thu thì đặc biệt thay đổi. Nóng lạnh, nắng mưa, bão lụt thôi thì thi nhau hành hạ dân Việt. Làm cứ như không có những cái đó thì chưa đủ khổ hay sao ấy. Nói vậy là vì nhiều người kêu ca khó chịu với thời tiết lắm, mấy cái ông có bệnh lý về tim mạch lại càng khốn khổ, như cái thằng tôi lúc nào cũng phải kè kè cái túi đo huyết áp, nhỡ nó có bất ngờ tăng tốc thì cũng biết mà xử lí kịp thời. Thuốc thì dùng như ăn bắp rang bơ, thấy xanh đỏ tím vàng tưởng ngon nhưng không ngon đâu, như kiểu ăn bánh xà phòng, mất tiền mua ăn cho hết khỏi phí ấy. Nói loanh quanh từ nãy đến giờ chưa ra đâu vào đâu chắc mọi người nghĩ mình điên, mà đúng là điên thật, không điên cũng phải điên cho hợp thời. Thời buổi láo nháo, từ nhà ra đến cửa là bắt đầu điên rồi. Người đâu mà lắm thế, xe cộ nối nhau chạy dài như cục mỳ vằn thắn bị khuấy lộn xà ngầu. Chả trách Tây nó sang Việt Nam chỉ một lần là sợ chạy một lèo không dám quay trở lại, là vì nó sợ cái đoạn giao thông hỗn loạn đấy!
Hôm nay có việc phải đi. Liếc ra ngoài đường thấy đông người nên nghĩ bụng vác cái xe đạp đi cho nó oách, chắc là an toàn hơn, lại đỡ tốn tiền mua xăng. Đi được một đoạn chợt nghe tiếng ké....et…et rợn cả người. Một cái bánh xe máy dừng cách xe mình hơn một micro met một tý. Hú hồn, tý vào bệnh viện “Mẹ mày, đi thế à.” Không phải mình chửi mà là hai thằng bé, nó chửi xong mới nhìn mình, thấy cái mặt già câng thì nó tắt cái miệng đang há to đang định chửi tiếp. Lại hú hồn vì nó chửi thêm câu nữa chắc mình nổi máu quá. Mà gấu lên với chúng nó thì chắc toi. Hai thằng nó ăn gì to vật vã. Cứ kêu sữa nhiễm Mêlamin rồi này kia. Nhưng chắc hai thằng này bú nhiều quá cái loại sữa mang về từ bên kia biên giới nên tẩu hỏa nhập ma, nó giơ cái đùi lên cái là hơi gió đủ thổi mình bay rồi. Đành nuốt cục nghẹn xuống rồi bảo:” Đi đường va chạm là chuyện thường, chưa cần nói đúng sai nhưng các cháu đừng nên chửi mới phải” Hai thằng giương mắt lên nhìn rồi nổ máy đi. Một thằng còn ngoái lại bảo: "chửi đấy ,thì đã làm sao?” Nó cười hê hê rồi vù ga thững thững đi. Đan Mạch nó chứ, tức quá, bọn này láo, mình nghĩ bụng. Lại tự an ủi, ông bắt chước tay AQ người Tầu vậy. Mày chửi ông bằng mày chửi ông cụ tổ mày, tự phong mình lên làm cụ tổ chúng nó thì sướng quá, vừa đi vừa tủm tỉm. Chỉ thiếu "tay nhặt lá, chân đá ống bơ" nữa là người ta cho đi Châu Qùy. Là tự nghĩ trong bụng thôi, thấy nó đi rồi thì cũng vớt vát tý sĩ diện, giơ nắm đấm lên lẩm bẩm : “Đồ có dạy, chúng mày cứ dờ hồn, ông mà gọi bạn Quang xèng của ông về thì, ông ấy cho chúng mày dừ xương “ Cáo mượn oai hùm" tý cho nó oách, Bạn mình có về, rồi có ý định giúp mình thật thì cũng kéo bạn chạy cho nhanh. Ai mà biết chúng nó lận cái gì ở dưới yên xe máy ấy. Hàng nóng hàng lạnh, bây giờ chả thiếu, lên biên giới có mà loạn, người Tầu anh em cung ứng đầy đủ. Mấy cái thân “trẻ đã qua già đã tới “như tụi mình thôi đành dẹp cái vinh quang một thời đã qua lại mà “tránh voi chả xấu mặt nào” vậy. Mình mắng chúng nó là đồ có dạy chứ không phải đồ mất dạy chắc mọi người thấy lạ. Bởi vì nếu mắng chúng là đồ mất dạy không khéo nó đi kiện thì mình thua. Bây giờ thằng nào chả có bằng cấp đầy mình, bằng cấp thì có lỗi gì? Bây giờ người ta đang đòi phổ cập tiến sỹ. Đi mua thịt chó về nhậu gặp ông chân đất đứng cạnh mình cũng đừng có khinh. Có khi là tiến sỹ, giáo sư này kia đủ cả đấy. Ấy chết lại lạc đề, là tại vì cái sự học cả thôi. Học hành nhiều nhưng không chú trọng đến việc giáo dục nhân cách mới sản sinh ra loại người quái đản như vậy.
Bông phèng tý cho vui vậy nhưng thực sự đau lòng lắm. Trong chúng ta không ít thì nhiều chắc cũng có gặp phải những tình huống tương tự. Mà biết đâu lại chính là con cháu chúng ta cũng không biết chừng. Thôi thì việc xã hội chỉ dám cầu mong những người cầm cân nảy mực có phương kế gì mà giải quyết được cái vấn nạn này. Còn tôi, bạn và chúng ta cũng không phải là vô can, ít nhất là trong gia đình, chắc chắn là phải giáo dục, bảo ban con cháu hành xử sao cho phải đạo, mới biết các cụ ngày xưa giỏi lắm thay!

Nông trường Sông Hậu ( tiếp)

 "Nông trường Sông Hậu" (hai bài mới ngày 11-12/11 và cập nhật thường xuyên đề tài này). "Ý tại ngôn ngoại"...
- Dụng ý để "VietNamnet" tập trung đăng loạt bài khen NTSH là gì? Hậu của nó sẽ tới đâu?
- NTSH, một mô hình tốt như vậy sao chưa nhân rộng được? Nhất là sau khi được các đ/c lãnh đạo và hàng loạt cán bộ nghiên cứu tầm cỡ quan tâm?
* Mấy bài trước là của các nhà báo với phần đuôi câu thòng "là ý kiến cá nhân". Bài sau này là của "biên tập viên Tạp chí CS".
Dưới đây là hai bài được đăng trên VIETNAM NET

- 7 bài học rút ra từ Nông trường Sông Hậu
- Làm sao để Nông trường Sông Hậu thực sự 'có hậu'?

Triều Hải Quỳnh 
(tác giả là tiến sỹ ngành Truyền thông đại chúng, hiện là Biên tập viên Tạp chí Cộng sản. Những nội dung trong loạt bài này trích từ nghiên cứu năm 2008 của tác giả).

Giới thiệu: Gõ tiếng Việt trên các trang WEB

"Hiện nay, đã có khá nhiều chương trình gõ tiếng Việt có thể hoạt động tương đối tốt cho các trang web. Tuy nhiên, nhiều chương trình phụ thuộc vào chương trình duyệt web, hoặc khá phức tạp, do đó có những lỗi/hạn chế nhất định.


Với mục đích có thể hỗ trợ cho bạn có thể gõ tiếng Việt một cách dễ dàng nhất, ở trên nhiều chương trình duyệt web khác nhau,  tác giả Đặng Trần Hiếu đã phát triển, và giới thiệu với các bạn chương trình H.I.M (hay còn được biết tới với tên AVIM), được viết bằng ngôn ngữ Javascript.


Với H.I.M, bạn có thể gõ tiếng Việt (theo chuẩn UNICODE) trên nhiều chương trình duyệt web khác nhau (Internet Explorer, Firefox, Netscape ...), theo nhiều kiểu gõ khác nhau (TELEX, VNI, VIQR)". ....Xem tiếp
Ai đang dùng trình duyệt FireFox có thể vào đây chỉ việc click vào phím Add to Firefox là OK  

Về SRTKL tập 3

BBT cho Tập 3 đã hình thành và bắt đầu triển khai thu thập bài vở, biên tập.
Như đã thông báo, nội dung cơ bản sẽ dựa vào các bài của anh chị em trường Trỗi đã tham gia trên blog suốt mấy năm qua. Tuy nhiên, BBT tiếp tục mời thầy cô, bạn Trỗi nào có bài viết, tư liệu gửi qua email về địa chỉ: kienquoc.tr@gmail.com.
- Đề nghị BLL các khóa cung cấp ảnh các LS (giữ nguyên kích thước, chưa chỉnh sửa).
- Đề nghị bạn Trỗi là tướng lĩnh gửi ảnh trong đại lễ phục, có đội mũ kê-pi.
Mong nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của thầy cô, anh chị em trường Trỗi để có Tập 3 với chất lượng cao nhất. Trân trọng!

Thứ Tư, 11 tháng 11, 2009

Tham khảo: Toán và ngôn ngữ

"Thời buổi hội nhập, tiếng Anh là ngôn ngữ thông dụng trong giao tiếp với thế giới bên ngoài. Anh bạn tôi, một người mê toán học, lại phải chuyển sang nghiền ngẫm tiếng Anh, cho dù thời trẻ anh đã từng học cả tiếng Pháp, tiếng Nga rồi tiếng Trung nữa"...Xem tiếp
Nguyễn Gia
(SG times online)

Thứ Ba, 10 tháng 11, 2009

Sức khỏe: Đi bộ đúng cách

Đọc trên Saigon Times Online có bài này, có lẽ giúp ích được cho mọi người .

Đi bộ là hoạt động tự nhiên của con người nên không cần phải học gì nhiều, không cần tốn tiền để mua sắm dụng cụ, trang thiết bị tập luyện. Tuy nhiên, khi áp dụng đi bộ như một phương pháp tập luyện để phòng bệnh và điều trị bệnh nên tuân theo một số nguyên tắc nhất định để đạt kết quả tốt nhất...Xem tiếp
        Bs Lê Hùng
(Nguyên Phó viện trưởng Viện Y dược học dân tộc TPHCM)

Thứ Hai, 9 tháng 11, 2009

Nói về bạn mình: Nguyễn Thế Hùng k8 b3

Mấy tuần nay đang nóng các vấn đề liên quan Điện Hạt nhân, Điện sạch, ...
Nhân đọc bài "Chạy động cơ bằng ánh sáng" trên Báo Lao động cuối tuần số mới nhất 45 (7-11-2009) thấy tên thằng bạn mình ở vai chính, ngần này tuổi vẫn mày mò thí nghiệm, kiểm chứng, sáng tạo, đáng phục. Chưa biết hạ hồi kết quả thế nào, xin giới thiệu cùng các bạn:
http://www.laodong.com.vn/Home/Chay-dong-co-bang-anh-sang/200911/162241.laodong

Chủ Nhật, 8 tháng 11, 2009

NGHĨA TÌNH ĐỒNG ĐỘI

Bài thơ này tôi viết để dành tặng cho tất cả chúng ta, và đặc biệt tặng cho những bạn, dù chỉ là trong ý nghĩ hay đã lên đường đi tìm lại những Võ Dũng, Nguyễn văn Ơn, hay chú em Y Hòa của tôi và cả những liệt sỹ khác nữa, đã xung trận từ mái trường TSQ Nguyễn Văn Trỗi.


Có một người lính già.
trở về từ những chiến trường xa.
Khi đất nước bình yên
những vết thương chiến tranh trên mình đất Mẹ
đã dần dần se thịt liền da.
Nhưng từ sâu thẳm trái tim người lính già
vẫn nặng lòng khi nghĩ về những người đồng đội thân yêu,
đang còn nằm lại
giữa những miền đất vời vợi xa!
Có bao bà mẹ già, bao gia đình,
biết tin con mình hi sinh.
Vẫn ước mong có ngày đưa được hài cốt người thân
Quay trở về quê hương!


Rồi một sớm mai kia người lính lên đường,
Quay trở lại chiến trường,
Với những ngày gối đất nằm sương.
Góp sức mình tìm lại,
những nấm mồ đồng đội thân thương.
Đưa các anh trở về giữa lòng đất Mẹ quê hương


Bước chân anh qua từng nghĩa trang.
Lòng đớn đau xót thương vô vàn
Khi đứng giữa những hàng bia mộ không tên.
Này là nén tâm nhang xin được thắp lên.
Đồng đội mến thương ơi ,xin các anh an lòng
Đất nước mình ngàn đời còn ghi công!


Có những người lính già,
vẫn từng ngày nhớ về những người đồng đội
Đã khuất xa!

Ảnh: Nghĩa trang đường 9

Thứ Bảy, 7 tháng 11, 2009

Nghe Chiều Mat vào tối 7/11

Mời các ACE xem và nghe ở đây

Giọng ca Opera Dmitri Hvorostovsky (CHLB Nga)

Ngày hôm nay, chắc mọi người còn nhớ! Nhân ngày này xin giới thiệu một giọng ca Opera nổi tiếng của nước Nga đó là Dmitri Hvorostovsky.
"Vào một ngày mùa đông bình thường ở Siberia những năm 80 của thế kỉ trước, một ngôi sao opera mới nổi, giọng baritone mới 22 tuổi, Dmitri Hvorostovsky đã biểu diễn hàng giờ liền tại một nhà máy bánh mì ở ngay chính thành phố quê hương anh – Krasnoyarsk trong nhiệt độ dưới 0. Giống như mọi buổi biểu diễn bình thường ở bất cứ nơi nào trên nước Nga, ngay kể cả ở một nơi tỉnh lẻ như Krasnoyarsk, buổi biểu diễn vẫn được dàn dựng một cách hết sức nghiêm túc...Xem tiếp"
Web site: Nước Nga trong tôi

Dmitri Hvorostovsky trình diễn "Zhuravli" (Đàn sếu)

Thứ Sáu, 6 tháng 11, 2009

Tin Mõ K8

Mùa Thu Hà Nội ập đến, đi có lẽ đã được đến một nửa rồi, nhiều khóa đã dục dịch tụ họp (đa số là các đàn anh lớp trên), gặp gỡ, giao lưu, chụp ảnh, lăng xê, đi xa, đi gần … sơ kết tổng kết, có khóa còn bầu bán, tín nhiệm thay được cả 1 ê-kíp Ban lãnh đạo (gọi là BLL09).
Không được qui củ như các anh lớn có ngày truyền thống, nơi thì ngày ra trường, nơi thì ngày nhập ngũ, … để thống nhất, qui ước phải gặp mặt, K8 ra trường khi ấy còn nhỏ lắm, có tẹo 14 tuổi, hết lớp 7, ngày ra trường không còn nhớ, vì nó như ngày bị trả về nhà. Cũng có thể được về nhà với bố mẹ, vui quá cũng quên luôn ngày nào.
Thế nên, bây giờ không biết gặp nhau vào lúc nào, hay đúng hơn là gặp vào lúc nào cũng được, thóang chưa?!
Tình trạng bầu bán thì cũng na ná các anh thôi (kém tý là ko có khẩu hiệu, băng rôn, tóm lại là họp, gặp không cần chữ). Trẻ mà trì trệ, có ai tin không, cái Ban LL gì mà làm đến 5-7 khóa nhiệm kỳ, thỉnh thỏang mới thay được 1-2 chú (mõ), lý do các kiểu. Mới đầu 3 mõ, sau thấy không ổn phải nâng lên 5 (theo cơ chế thành phần, mỗi chú phụ trách 1 B).
Mấy ông BLL lạm quyền anh em, cứ thế hô, ấn định ngày gặp hàng năm, thường là dịp ngày lễ 22-12, không biết anh em có ý kiến gì không.
Tóm lại, năm nay thử đổi mới tý (học tập k4 dân chủ, hay đưa lên mạng để đăng ký, chốt ngày, xếp xe …), hỏi anh em sắp tới “Gặp gỡ Cuối Hàng năm” muốn gì, thế nào: Ngày nào, Ở đâu, Kiểu gì ??
- Ngày 22-12-2009 là thứ Ba. Khối bộ đội còn đông (khỏang 20 ở HN), nhưng vẫn là thiểu số, về nguyên tắc phải theo anh chị em khối Dân nguyện, thiên về ngày Chủ nhật 20-12. Hay chúng ta ưu tiên, hay chiếu cố Bộ đội, lấy ngày 22-12. Hơn nữa, lấy đúng ngày cũng khí thế, hát hò oais hơn …?!
- Về địa điểm: Ngoài Quán quen là CLB QĐ 19c Hoàng Diệu, có thể nhờ đặt ở Vườn Treo Pacific 281 Đội Cấn, cũng rộng rãi, thân thiện. Năm nay xuất hiện một cơ sở mới, đang nổi như cồn, đó là “Cơ sở Văn hóa - Thể thao - Ẩm thực Sông Hồng ở Sơn Tây” của bạn SH k8 (ở HN 2 mới, cách HN cũ 40km). Bạn nhiệt tình và luôn sẵn lòng mời đón.
Năm nay rút kinh nghiệm, đưa ra bàn bạc rộng (để giảm bớt phần trách nhiệm của mình đi), sau vụ năm ngoái tham lam mời rộng, lại đi xa nên chưa được chu đáo (để khách người lớn tuổi chờ cơm thịt).
Mõ nhỏ nhân dịp này xin nói vài lời tự kiểm điểm chân thành (để xin rút chân luôn kỳ tới cho dễ, nếu các bạn không bầu cho mình).
Đề nghị các Út cho ý kiến (Thời gian: Trước 20-12-2009)!
Thân
Bùi Thắng.

SÀI GÒN CÓ GÓC PHỐ



SÀI GÒN CÓ GÓC PHỐ
Nhạc và lời: Trần Bắc Hải

Sài Gòn có góc phố
Hàng me đứng nghiêng đầu
Sài Gòn có góc phố
Chiều mưa chờ bên nhau
Sài Gòn có góc phố
Chợ khuya nhóm từ chiều
Sài Gòn cho tôi yêu
Bạc đôi vai áo mẹ
Sài Gòn cho tôi thương
Mỏng manh tà áo trắng
Chiều vàng nắng phố phường
(ĐK)
Cho tôi chiều nay hỏi sao không chiều mưa
Cho tôi chiều nay hỏi gió ngưng bao giờ
Cho tôi chiều nay về gốc cây ngày xưa
Cho tôi chiều nay Sài Gòn có ai đang chờ
***
Sài Gòn có góc phố
Ngày xưa bước tới trường
Sài Gòn có góc phố
Của tôi là quê hương
Sài Gòn có góc phố
Gần đâu quán cây dừa
Nhà của tôi không xa
Bùng binh Ông Gióng Nhỏ
Nhà tôi luôn đông vui
Nội tôi cùng ba má
Thường đầy ắp tiếng cười
(ĐK)
***
Sài Gòn có nỗi nhớ
Nhiều như sóng vỗ bờ
Sài Gòn có nỗi nhớ
Buồn như một câu thơ
Sài Gòn có góc phố
Chiều mưa gió nhạt nhòa
Để người ai đi xa
Chẳng làm sao quên được
Một nụ hôn thơ ngây
Một giọt mưa trong vắt
Đọng trên lá chưa rơi
(ĐK)

Thứ Năm, 5 tháng 11, 2009

GỬI CON YÊU DẤU.

Để minh họa cho ảnh của K.V. Tôi xin phép đăng một bài thơ của tác giả chưa biết tên người nước ngoài tựa"To Our Dear Child", người dịch Huy Phương. Qua bài thơ chúng ta thấy thật hạnh phúc cho những người vẫn còn có cha, mẹ để mà chăm sóc!

Gửi con yêu dấu.

Nếu một mai thấy cha già, mẹ yếu
Hãy thương yêu và thấu hiểu song thân.
Những lúc ăn mẹ thường hay vung vãi
Hay tự cha không mặc được áo quần.

Hãy nhẫn nại nhớ lại thời thơ ấu
Mẹ đã chăm lo tã, áo, bế bồng.
Bón cho con từng miếng ăn, hớp sữa
Cho con nằm nệm ấm,chăn bông.

Cũng có lúc con thường hay trách móc
Chuyện nhỏ thôi mà mẹ nói trăm lần.
Xưa bên nôi, giờ con sắp ngủ
Chuyện thần tiên mẹ kể mãi không ngưng.

Có những lúc cha già không muốn tắm
Đừng giận cha và la mắng nặng lời.
Ngay còn nhỏ con vẫn thường sợ nước
Từng van xin"đừng bắt tắm mẹ ơi!"

Những lúc cha không quen xài máy móc,
Chỉ cho cha những hướng dẫn ban đầu.
Cha đã dạy cho con trăm nghìn thứ
Có khi nào cha trách móc con đâu?

Một ngày nọ khi mẹ, cha lú lẫn
Khiến cho con mất hứng thú chuyện trò
Nếu không phải là niềm vui đối thoại
Xin đến gần và hãy lắng nghe cha.

Có những lúc mẹ không buồn cầm đũa
Đừng ép thêm,già có lúc biếng ăn
Con cần biết lúc nào cha thấy đói
Lúc nào cha thấy mệt lúc đi nằm.

Khi già yếu phải nương nhờ gậy chống
Xin nhờ con đỡ cha lấy một tay
Hãy nhớ lại ngày con đi chập chững
Mẹ dìu con đi những bước ngày đầu.

Một ngày kia cha mẹ già chán sống
Thì con ơi đừng giận dữ làm gì!
Rồi mai này đến phiên, con sẽ hiểu
Ở tuổi này, sống nữa để làm chi?

Dù mẹ cha cũng có khi lầm lỗi
Nhưng suốt đời đã làm tốt cho con
Muốn cho con được nên người xứng đáng
Thì giờ đây con cũng chẳng nên buồn.

Con tức giận có khi còn xấu hổ
Vì mẹ cha giờ ăn đậu, ở nhờ.
Xin hãy hiểu và mong con nhớ lại
Những ngày xưa khi con tuổi ấu thơ.

Hãy giúp mẹ những bước dài mệt mỏi
Để người vui đi hết chặng đường đời.
Với tình yêu và cuộc đời phẩm giá
Vẫn yêu con như biển rộng, sông dài.

Luôn có con, trong cuộc đời
Yêu con cha có mấy lời cho con.

Bố, mẹ của con.
Nguyên bản tiếng Anh