Bài ca Trường Nguyễn Văn Trỗi

Nhạc và lời: Hồng Tuyến

Thứ Hai, 31 tháng 1, 2011

Quốc...quốc...quốc...!

Mấy hôm rày thấy báo chí sôi động vụ bầu chọn “Quốc hoa”. Hoa sen đã được chọn! Còn sắp tới sẽ là “Quốc áo” … ủa, “Quốc phục” chớ. Cái này thì chắc là áo dài trúng rồi, chỉ có mấy thằng đàn ông bận áo dài, khăn đống, đi giầy tây (hay guốc mộc?) coi bộ giống mấy thằng đóng cải lương quá. Mà thôi, kệ mẹ nó, áo dài chắc chắn sẽ là “Quốc áo”, còn cái “Quốc quần” thì tính sau há! Quần đâu có quan trọng.
Vậy rồi tiếp đến không biết sẽ là cái “Quốc” gì nhỉ? “Quốc ăn” thì chắc là phở rồi, còn phở gà hay bò thì để nhân dân bỏ phiếu. “Quốc uống” – phải nói là “uống” chớ dùng “Quốc tửu” mà nói nhanh nghe như quốc lủi. Thế thì cần gì bình chọn nữa. Thiếu tính dân chủ! Tụi bia hơi mà kiện là hết đường cơ cấu.
Còn nhiều cái “quốc” cần bình chọn lắm, nhưng có cái “Quốc toilet” là không thể thiếu được (đầu ra mà thiếu là tắc … thở chết liền!). Hay gọi theo dân gian thì là “Quốc đi cầu”. Cái này không gọi tắt được à, bởi dễ lẫn lộn với vụ cuốc cầu, cuốc đường thì không có gì hơn được “hố tử thần” rồi. Khỏi bầu cũng trúng!
Còn cái “Quốc đi cầu” này chắc không có gì qua mặt được mấy cái cầu tõm ở miền tây rồi. Có ý kiến nói là miền Bắc không có. Sai lầm! Nhớ hồi ở Y Trung, sướng nhất là “đi” ở cái cầu tõm gần nhà Hiệu bộ. Nhìn xuống thấy cá nhoi nhoi lên tranh nhau đớp mà cứ cầu trời cho nước không dâng cao … nó mà đớp nhầm thì bỏ mẹ!
Quay lại cái cầu miền tây được bắc bên bờ kinh bằng 2 cái cây bước đi thấy trèo trẹo chẳng thua gì cầu khỉ. Phía đầu cầu được quây bằng mấy tấm lá cao hơn đầu gối vừa đủ cho thằng nào vô phải hết sức phối hợp nhịp nhàng chân tay để vừa ngồi vừa kéo xuống. Ngồi xuống rồi, cái đầu lú lên, nhìn ra lộ. Gặp phải lúc cô hàng xóm đi ngang, nhanh nhẩu chào : cậu Hai Saigon mới dìa! Thiệt hết biết nói làm sao, cả 2 cái lỗ đều lúng ba lúng búng.
Vậy đó, tôi hỏi AE không bầu cho nó thì bầu cho ai? AE suy nghĩ kỹ “lựa cái xứng đáng bỏ ngay vào hòm!” sao cho vụ bầu chọn mấy cái “Quốc …” này thành công tốt đẹp (chớ không rực rỡ) theo đúng kế hoạch đã đề ra.
Quốc… quốc… quốc…!

Chủ Nhật, 30 tháng 1, 2011

Nhớ Tết thời bao cấp.

Bài này ở blog của nhà văn Nguyễn quang Lập.Xin được đăng lại để anh chị em ta nhớ về một thời gian khó nhưng mà vui.Xin trích một đoạn bài hát "Mặt trời bé con " của nhạc sĩ Trần Tiến(...Hạnh phúc quá đơn sơ,mà ta đâu có ngờ...".

Tết nào tui cũng ngồi nhớ những cái tết thời bao cấp. Thời đó nghèo khổ lắm nhưng vui lắm. Cứ mỗi lần tết đến là háo hức vô cùng. Còn bé thì háo hức đến tết được mặc áo mới, được lì xì, được ăn thịt cá thoả thuê… Tuổi thanh niên thì háo hức được về quê chơi với bạn bè, cùng người yêu tung tăng ba ngày tết, nhất là được về với ba mạ, háo hức vô cùng.

Tết bao cấp nhiều thời kì, mỗi kì mỗi khác, không sao sưu tập được đủ ảnh cuả mọi kì. Tui chỉ đưa những hình ảnh tết còn lưu mãi trong trí nhớ của tui nhằm khơi gợi kí ức những ngày tết của bà con, rứa thôi.

Sắm tết thời bao cấp chủ yếu dựa vào các cửa hàng. Từ ngày 20 tết các cửa hàng tết bắt đầu đông nghịt.

Người ta đi mua vải.

Đi mua gạo, nếp.

Đi mua thịt, cá.

Mua các mặt hàng thực phẩm khác, chỗ nào cũng đông đúc.

Đặc biệt chất đốt phải lo mua ngay, nếu không sẽ hết. Ngày tết nấu nướng nhiều, nhu cầu chất đốt rất cao trong khi củi dầu lúc nào cũng khan hiếm.

Ở đâu người ta cũng thông báo những mặt hàng tết như thế này, nhưng nếu không nhanh chân sẽ hết.

Rồi đến gian hàng bán tranh tết, hoa tết. Chủ yếu là để mua câu đối tết, còn hoa là hoa giấy.

Tranh tết, lịch tết, câu đối tết vẫn bày bán đầy các vỉa hè dành cho khách mua về làm quà cho gia đình.

Chỉ có các đại gia ( đội mũ cối) mới đi sắm đài, ti vi và các giàn âm thanh.

Con nít thì đứng tần ngần nơi hàng pháo, móc túi mua từng viên pháo tép lẻ.

Tết nào tui cũng mua vài cục xà phòng Liên Xô 72% về làm quà cho mạ tui, đây là thứ mạ tui rất thích.

Ngày tết, tàu xe rất khốc liệt. Phải thay nhau sắp hàng mua vé tàu suốt mấy ngày đêm may ra mới mua được vé. Tui vừa không có tiền vừa nhác sắp hàng thường nhảy đại lên nóc tàu. Từ Hà Nội về Quảng Bình đi tàu nhanh phải mất trọn một ngày đêm mới về tới nơi, nếu là tàu chợ thì hai ngày một đêm, vô cùng gian khổ.

Ô tô ngày tết còn gian khổ hơn tàu hoả.

Cuối cùng rồi cũng đâu vào đấy cả, chiều ba mươi cùng gia đình quây quần quanh mâm cỗ tết.

Những nhà giàu mâm cỗ còn to hơn.

Riêng tui khoái nhất món thịt đông ngày tết.


Cơm thịt no nê còn được nhận tiền lì xì của người lớn.

Giao thừa được đốt pháo, được nghe pháo nổ.

Sáng mồng 1 được xem múa lân trong tiếng pháo nổ vang, rất là vui vẻ. Thế gọi là hạnh phúc.
Nguyễn Quang Lập

Hãy lưu ý thực phẩm Trung quốc.(Tiếp theo)

Thuốc trừ gián và kiến độc hại của Trung Quốc

Huỳnh Chiếu Đẳng

Đó là thuốc trừ gián và kiến rất công hiệu của Trung Quốc nhưng bị cấm bán tại
Mỹ. Tuy vậy với Việt Nam ta cấm thì cấm mà xài thì xài. Bên dưới đây là tấm ảnh của webpage thành phố Fort Worth Texas ra thông báo về chất độc trong phấn Miraculous Insecticide Chalk. Phấn nầy bàn bán rất rẽ ở chợ trời và một số tiệm buôn Việt Nam khắp nước Mỹ. Thông báo nầy cho biết phấn trừ gián bị nhập cảng lậu vào Mỹ, trong đó chất trừ côn trùng là deltamethrin bị cấm vì độc cho người. Còn nó độc thế nào thì tôi trích luôn một webpage khác về độc tính của nó cho bà con xem chơi. Bản thứ hai bên duới là trích từ danh sách các chất hóa học độc bị cấm tại Mỹ. Trong các tai hại do nó gây ra có luôn tính gây ung thư (carcinogenicity) .

Tôi thấy có vài vị trong nhà tích trử cả đống phấn Miraculous Insecticide Chalk vì quá rẽ $1 tới 5 cây mà công hiệu. Mỹ coi vậy mà dỡ ẹt, có ba con kiến mà cả chục thứ thuốc bán trong tiệm Mỹ hợp pháp có cái nào hiệu nghiệm lâu dài đâu, xài thứ nầy vừa dễ vừa gọn vừa hao mòn sức khỏe cả nhà. Kiến chết mà người cũng ngất ngư,
một công hoàn thành đôi ba việc. Có vị trét lung tung khắp nhà nơi nào có kiến có gián là trét. Trét xong để đó
cho gió thổi bay khắp nhà kín mít. Thở bụi phấn nầy vào phổi thì eo ơi ông địa. Cháu nội cháu ngoại quí vị bò chơi những nơi có trét phấn thiệt là đáng ngại cho tương lai của chúng quá. Ô hay bạn HCĐ nầy cũng lạ, cháu tôi tôi không lo thì thôi mắc mớ chi tới bạn..

Biết mà làm thinh e mang tội, thôi thì nói ra có khi làm mích lòng quí vị nhưng tránh cho con cháu quí vị tai hại lâu dài được chút xíu nào thì cũng vui bụng.
Huỳnh Chiếu Đẳng (10-Aug-09)

(Kỳ sau:Nước tương Trung quốc)

Thứ Sáu, 28 tháng 1, 2011

Hãy lưu ý thực phẩm Trung quốc.(Tiếp theo)

Trà Tàu “tẩm” chất chì độc hại

Lá trà, một sản phẩm xuất cảng tiêu biểu của Tàu, cũng nằm trong danh sách độc hại. Kỹ nghệ sấy khô lá trà tại Trung quốc đã đạt tới trình độ “tinh vi” chưa từng có: Các hãng Tàu dùng khí thải từ xe hơi để làm khô lá trà. Để làm khô những lá trà nhanh chóng, họ trải chúng lên sàn nhà của một nhà kho, rồi lái những xe vận tải vào trong, nổ máy để những khí thải từ ống khói xe hơi làm khô lá trà. Vấn đề ở chỗ Tàu dùng xăng pha chì, và những chất chì độc hại theo khói xe bám đều lên những lá trà. Độc chất chì sẽ ngấm dần vào cơ thể qua đường thực quản. Độ nhiễm độc chì có thể dẫn đến sự suy giảm chỉ số thông minh (IQ), khiếm khuyết trầm trọng về việc học, hủy hoại thận, thân xác phát triển chậm, và còn nhiều nguy cơ khác........
(Theo The New Chinese Take-Out,Michael E. Telzrow, The New American)
Bộ mặt thật của Trung quốc: Bị bắt vì đưa ra ánh sáng sì-căng-đan sữa bột
Luật sư Xu Zhiyong , giám đốc trung tâm tư vấn luật pháp tại Bắc kinh vừa bị bắt giữ.. Xu Zhiyong đã từng điều tra về vụ sữa uống cho trẻ em tại Trung quốc bị nhiểm độc trong năm vừa qua.
Theo „ South China Morning Post“, vào ngày thứ sáu 31..7 Xu Zhiyong, một trong những đồng sáng lập viên trung tâm tư vấn Gongmeng bị nhà cầm quyền bắt giữ.
Kể từ đó đến nay thân nhân cũng như trung tâm tư vấn Gongmeng không liên lạc được cùng nhà hoạt động cho nhân quyền này. Chỉ trước đây vài tuần lễ phòng nghiên cứu của trung tâm tư vấn Gongmeng bị nhà cầm quyền Bắc Kinh buộc tội trốn thuế, phải nộp phạt 147 000 Euro và bị cấm hoạt động với tội danh được gọi là „đăng ký không đúng thủ tục“.
Thật ra từ tháng 9.2008 đến nay Gongmeng được xem là „gai nhọn“ gây bực bội cho nhà cầm quyền Bắc Kinh, lý do là trung tâm đã từng chủ động điều tra đưa ra ánh sáng Sì-Căng-Đan sữa bị nhiểm chất độc Melamin trong năm vừa qua giết chết tối thiểu sáu trẻ sơ sinh cũng như gây cho hàng trăm ngàn trẻ nhỏ khác bị nhiểm bệnh.
Sau khi vụ án Melamin nổ ra vì biết không thể tiếp tục che dấu được nên chính quyền Bắc Kinh mới „làm màu“, hung hăng đưa một số người trách nhiệm ra xử án. Nhưng nay với hành động trả thù trung tâm tư vấn Gongmeng bộ mặt thật của nhà nước Bắc Kinh lại một lần nữa được phơi bày ra ánh sáng quốc tế.
(Còn nữa.Kỳ sau:Thuốc trừ gián và kiến)

ÔNG NGẠI NHỚ CHÁU.




Cô cháu tôi mới được 20 tháng tuổi mà tinh nghịch và đã biết tếu táo. Tôi phải gọi nó là “ Cô cháu” cho mọi người biết nó là gái, vì coi ảnh nó như thằng con trai vậy. Sống ở bển, lại được bố mẹ rèn theo nếp Tây nên cũng ngoan, không quấy rầy nhõng nhẽo, đi ngủ một mình và rất đúng giờ.
Hoàn cảnh, bố mẹ đều bận lo học hành, đi làm kiếm cơm nên phải đi trẻ sớm. Buổi đầu đi trẻ không khóc, mấy hôm quen rồi cứ đến lớp là “ bai bai Bố” rồi chạy vào với các bạn. Hiếu động, ở lớp lại vui nên có vẻ thích đi học lắm.
Ở lớp có cái xe đạp cho các cháu chơi và tập đi, nó phù hợp cho các bạn ba tuổi lại khổ người châu Âu. Cháu tôi nòi thuần Á, nhỏ con, tuổi lại nhỏ hơn các bạn nhưng vẫn cứ đòi tập xe . Chẳng biết tập, chơi thế nào ngã vều cả môi, nom ảnh thấy ngộ ngộ thương thương.
Ở nhà, bị bố mẹ quản lý, không được xem và nghịch tivi, đầu đĩa nhưng cháu lân la thấy cụ nội làm rồi đợi lúc vắng người là bắt chước, tự lấy đĩa VCD ra khỏi bao và bấm để đưa đĩa vào được. Bố thấy, chạy ra mắng không cho nghịch, mở đĩa ra thấy nó đặt đúng cả mặt đĩa.
Cháu ăn chậm nhưng rất chịu ăn, thấy người lớn ăn gì là kêu “ Măm măm “, cũng đòi ăn. Tùy cái, bố mẹ cháu có thể cho ăn hoặc không nều thấy không tốt cho trẻ nhỏ. Một lần sau bữa cơm, bố cháu đứng ở bếp ăn một miếng Socolat, con bé nhìn thấy liền kêu “ măm măm” ra ý đòi ăn. Là loại socolat ngọt không tốt cho trẻ, bố cháu giấu thanh kẹo trong bồn rửa và ra hiệu không có gì để ăn cả. Con bé không “ măm măm” nữa mà kêu bố “ bế bế “, buộc phải bế con bé lên. Nó nhìn khắp lượt trên bệ bếp rồi chỉ vào bồn rửa khi thấy thanh kẹo. Ranh quái thế đấy ! Bố con bé thấy “ quê “ ...và không nhịn được nữa hai bố con cùng cười ran một góc nhà.
Từ ngày có cháu, tôi chưa gặp nhưng vẫn coi ảnh cháu mỗi ngày. Thấy nó lớn nhanh mà nhớ, mỗi lần bóc lịch đếm ngày, mong tết sớm về để được gặp cháu tôi.

Mỗi tuần một bài hát hay:"Porque te vas" Jeanette trình bày.(Theo yêu cầu của Gentile).


Thứ Năm, 27 tháng 1, 2011

Hãy lưu ý thực phẩm Trung quốc.(Tiếp theo)

Tin nên biết để phổ biến đến thân nhân, bạn hữu. Nói với họ rằng, không có thực phẩm TQ chúng ta không chết - Ăn thực phẩm từ TQ tức là tự nguyện hủy hoại cơ thể!
Ngoài sữa, trứng, gạo, thịt heo, xí muội, trái cây...Còn cái gì nữa đây?
Thuốc Ho giết người của Tàu

Bệnh viện Gorgas tại Panama tỏ ra bối rối khi trong một thời gian ngắn có nhiều bệnh nhân được đưa vào chửa trị có dấu hiệu bị dịch truyền nhiễm qua hai loại vi khuẩn độc hại là West Nile (truyền nhiễm do muỗi) và E. coli (thường có trong thực phẩm). Các bệnh nhân đặc biệt này đều bị hoại thận, các bộ phận trong cơ thể bị suy thoái trầm trọng, ói mửa liên tục, cơn sốt triền miên, hoặc đôi chân sưng vù.
Việc lo ngại về một cơn dịch truyền nhiễm tại Panama may mắn đã không xảy ra.
Thay vào đó bác sĩ đã tìm thấy nguyên nhân gây bệnh là chất Diethylene Glycol - một loại độc chất cao thường tìm thấy trong nước chống đông đặc của xe hơi và trong những ứng dụng kỹ nghệ khác. Chính hóa chất này đã làm nhiễm bẩn những chai thuốc ho.
Hơn 300 nạn nhân tại Panama bị chết oan ức vì dùng loại thuốc ho có chất diethylene glycol bắt nguồn từ Tàu và được chuyển qua cho các công ty ở Tây-ban-nha như một loại glycerine thuần chất 99.5% – một thành tố có vị ngọt vô hại thường thấy trong dược phẩm.

Thuốc ho của Tàu giết chết hơn 300 người tại Panama làm người ta nhớ lại vụ án tại Haiti cách nay chừng mười năm. Trên 76 trẻ em, phần lớn dưới 5 tuổi, chết chỉ vì thận bị hủy hoại một cách kỳ lạ giống như những nạn nhân tại Panama. Nhờ vào sự giúp đỡ từ Mỹ người ta khám phá ra các trẻ em chết là do chất diethylene glycol bị nhiễm bẫn trong loại thuốc trị sốt dành riêng cho trẻ em. Trường hợp ở Haiti, các viên chức điều tra tìm thấy nguồn chất độc hại phát xuất từ Xingang, Tàu và công ty giao dịch Sinochem International.
Không chỉ trong dược phẩm chất Diethylene glycol độc hại còn được Tàu đưa vào trong kem đánh răng. Sau khi thực hiện hàng loạt thử nghiệm trên kem đánh răng giả mạo dưới nhãn hiệu Colgate , nhận ra chất diethylene glycol nằm trong kem đánh răng, chính quyền Gia-nã-đại khuyến cáo dân chúng ngưng sử dụng ngay loại kem đánh răng làm tại Tàu. Cùng lúc, những viên chức tiểu bang Massachusetts cũng khuyên người tiêu thụ tránh dùng loại kem đánh răng “Made in China,”.
(Còn nữa)

Thứ Tư, 26 tháng 1, 2011

Hãy lưu ý thực phẩm Trung quốc.

Tết đã đến với mọi nhà. Ai cũng muốn mua sắm cho gia đình thực phẩm trữ sẵn trong những ngày Tết. Nhưng để bảo đảm sức khỏe cho mình và người thân mua "cái gì"?Ăn cái gì? Chúng ta nên tránh thực phẩm Trung quốc. Tuy nó có bao bì đẹp bắt mắt, giá cả rẻ bất ngờ nhưng bên trong chứa mọi tiềm ẩn có hại cho sức khỏe mà chúng ta chưa thể biết hết.

www.khoahoc. net
Thực phẩm Tàu nhiễm độc là chuyện bình thường nhưng thực phẩm của Tàu bị nhiễm phóng xạ là nguồn tin bị chính quyền Bắc Kinh che dấu ít người biết đến
Cái gì "bột": tỏi bột, ớt bột, bột gạo .... cà phê bột ...Ngay cả "tea bag" hay "trà lá" có mùi thơm đặc biệt .. từ Tàu, Việt Nam ...ớn lắm!
Một Blogger tại Trung quốc vừa tiết lộ một bản tin đặc biệt cho biết trong tháng sáu vừa qua dân chúng kể cả chính quyền địa phương ùn ùn bỏ chạy khỏi quận Qixian thuộc thành phố Kaifeng, tỉnh Henan để lánh nạn sang các vùng lân cận, tỏi bột là sản phẩm quen thuộc nổi tiếng của tỉnh Henan, lý do là cơ xưởng Limin gặp „sự cố“, chất phóng xạ Cobalt-60 bị rò rỉ ra ngoài.
Nhằm đánh lạc hướng, che mắt dư luận nhà nước đưa ra thông báo, đấy chỉ là những tin tức thổi phồng của bọn „xấu“ và cho hay, năm người tung tin „bậy“ đã bị bắt, khả năng công nghệ bảo quản thực phẩm kém cõi trong khi sử dụng Cobalt-60 để giữ lâu cho tỏi bột và ớt bột khỏi bị hư hỏng, vào ngày 7.6 chất Cobalt-60 thấm nhiễm qua áo quần bảo hộ của nhân công làm việc và chất phóng xạ tuôn ra ngoài không khí, hàng hóa của xưởng Limin bị đốt cháy giết chết nhiều người.
Chính quyền Qixian tìm cách lấp liếm không chịu công khai tuyên bố tai nạn nguy hiểm xảy ra cho mãi đến ngày 12.7 họ mới lên tiếng một cách lờ lững „trong vòng ba tháng sắp tới trong khu vực sẽ không có vấn đề gì xảy ra“ nhưng mặt khác đảng bộ thành phố Qixian lại dồn dập đưa thân nhân của họ sang thành phố Zhengzhou lánh nạn. Hành động gian manh của chính quyền lan nhanh trong quần chúng, mọi người đổ xô chạy trốn khỏi thành phố với tất cả mọi phương tiện di chuyển.
An ninh được huy động để ngăn cản làn sóng di tản của người dân địa phương. Có chừng 800.000 người trong vòng bán kính 50km đã bỏ của chạy lấy thân. Một chuyến xe Buýt từ Qixian đến Zhengzhou và Kaifeng thường ngày giá từ 5 đến 10 Yuan nay tăng lên 500 Yuan. Hàng quán tại Qixian đóng cửa, đường xá vắng người như một thành phố chết.
Các chuyên gia của chính quyền địa phương khẳng định không có phóng xạ nguyên tử rò rỉ ra ngoài nhưng đài truyền hình địa phương lại cho biết cơ quan về năng lượng nguyên tử quốc gia tại Bắc Kinh đã gửi hai Robot đến Qixian để tìm kiếm dập tắt nguồn phóng xạ.
Khó có thể khẳng định lượng tỏi bột và ớt bột của Tàu hiện đang lưu hành trên thị trường liệu có bị nhiểm phóng xạ Cobalt-60 quá mức độ cho phép hay không. Tốt nhất là nên tránh xa những sản phẩm này. Còn nếu vẫn muốn giữ nghĩa tình„ môi hở răng lạnh“ thì xin... mời.
(Còn tiếp. Kỳ sau là thuốc ho)
ST.

Thứ Ba, 25 tháng 1, 2011

Tin buồn

Cụ bà Hoàng Thị Cương (mẹ vợ của bạn Vũ Hoàng Đại b4 k8) mới mất tại Hà Nội, thọ 83 tuổi. Tang lễ tổ chức tại 125 Phùng Hưng HN, ngày thứ Sáu, 28-1-2011, từ 7g30-9g30.
Bạn Trỗi hẹn đến viếng 8g30.

Thứ Hai, 24 tháng 1, 2011

Cô nàng đáo để.

Bài này của một người Việt Nam sống ở nước ngoài viết. Nhưng nhận thấy nó cũng là một bài hay, nên tôi xin phép được đăng lên đây cho mọi người cùng đọc. Có lẽ trong suốt cuộc sống của mỗi chúng ta cũng gặp ở đâu đó loại người như vậy?

On Mon, 1/3/11,
Mời đọc một bài vui cuối năm 2010 để xả xui.
" Co cẳng đạp những chuyện bực mình ra khỏi cửa "

Chân thành kính chúc Quý Huynh :
Thân Tâm An Lạc trong suốt năm 2011 & Tân Mão
Ngày 28 tháng 12 năm 2010

Bạn ta,
Cho mãi đến mấy hôm trước, tôi mới tìm ra được câu trả lời cho một câu hỏi tôi bị hỏi từ hơn ba mươi năm trước.
Một bữa đang ngồi trong quán Cái Chùa (La Pagode), đường Tự Do, Sài Gòn, thì tôi bị một người đàn ông gây sự và cuối cùng ông ta quăng ra cho tôi câu hỏi: "Ông biết tôi là ai không?" Quả thật lúc ấy, tôi không biết ông ta là ai thật. Ông không phải là một tài tử, một nhà văn, hay một chính trị gia nổi tiếng để tôi phải biết.
Tôi đành ngồi đó, chịu thua ông, không có câu trả lời.
Ít lâu sau, tôi được cho biết ông đi theo, làm đàn em cho một ông tướng, và nhờ đó, ông thỉnh thoảng đem chút "hào quang" vay mượn được để hù dọa những người yếu bóng vía như tôi.
Sang đến Mỹ, thỉnh thoảng tôi cũng bị hỏi câu hỏi đó, mà đau cho những người đó, cả Mỹ lẫn Việt, tôi không bao giờ có câu trả lời cho câu hỏi đó của họ cả. Họ thì nghĩ tôi phải biết họ, mà thật tình, tôi thì không hề biết họ bao giờ.
Và cứ mỗi lần bị những nhân vật như thế cật vấn, thì tôi chỉ biết ngẩn mặt ra, giả bộ lục lọi cái trí nhớ thảm hại của tôi để tìm câu trả lời cho người nổi tiếng nhưng vô danh và không ai thèm biết đó.
Mấy tháng trước, trong chuyến về lại California, tôi phải ghé lại New Jersey để đổi máy bay. Phi cơ của tôi bị trễ hơn một tiếng. Hành khách có một số rất bực bội vì công việc bị xáo trộn do sự chậm trễ của máy bay gây ra. Tại quầy bên cạnh cổng 112, một tiếp viên dưới đất của công ty đang cố giải quyết những yêu cầu, khiếu nại của khách hàng thì bỗng nhiên một hành khách có vẻ tức tối lắm, lấn lên phía trên, len qua mặt mấy người khác và ném tấm vé lên quầy. Ông ta nói lớn rằng ông ta muốn được cho bay chuyến sớm nhất và phải xếp cho ông ta ngồi hạng nhất. Người tiếp viên trả lời rằng cô xin lỗi về những phiền nhiễu mà chuyến bay gây ra cho ông, nhưng cô cũng phải giải quyết những hành khách tới trước và hứa là sẽ giúp ông khi đến lượt ông. Nhưng ông khách không bằng lòng, ông hỏi như hét vào mặt cô, rõ ràng là để cho các hành khách khác cũng nghe được. Ông hỏi đúng câu mà tôi cũng bị hỏi mấy lần: "Do you know who I am?"

Thì ra người Mỹ, trẻ và xinh như cô tiếp viên cũng bị hạch hỏi bằng câu đó chứ chẳng riêng gì tôi. Tôi liền cố lắng tai nghe xem cô tiếp viên ở quầy trả lời như thế nào để biết mà ứng phó sau này.
Người phụ nữ này, vẫn tươi cười, cầm chiếc micro của hệ thống khuếch âm lên và nói lớn bằng giọng rành rẽ rằng ở quầy 112, có một vị hành khách không biết mình là ai, quí hành khách ai có thể giúp ông ta biết được căn cước của ông, xin tới quầy 112.
Ông khách tự nhiên, vì chính câu hỏi của ông, biến thành một bệnh nhân tâm thần, một người mắc Alzheimer, một người lãng trí, tâm lý, thần kinh thác loạn, lẫn lộn bản thể, không còn nhớ mình là ai, tên gì, ở đâu nữa.
Và lúc ấy thì đám hành khách đang sốt ruột đứng trước quầy đều phá ra cười. Ông khách điên tiết, chỉ mặt người tiếp viên ở quầy và bật ra một câu chửi thề tục tĩu: "F... you!"
Người phụ nữ ở quầy, không một chút giận dữ, bằng giọng bình thản, trả lời ông nguyên văn như thế này: " I'm sorry, sir, but you'll have to stand in line for that, too." Thưa ông, chuyện đó, chuyện ông đòi giao hợp với tôi, ông cũng phải xếp hàng chờ đến lượt mới được.
Chao ôi, hay biết là chừng nào! Thế mà tôi không nghĩ ra từ bao nhiêu năm nay để mà ấm ức không nguôi.
Bây giờ, nếu người đàn ông ở La Pagode hay dăm ba người khác đặt lại câu hỏi đó với tôi, thì tôi đã có ngay được câu trả lời học được của người tiếp viên phi hành ở phi trường Newark, New Jersey hai hôm trước.
Nhưng còn một điều tôi hơi ngại, là nếu phía bên kia đưa ra đề nghị bắt đầu bằng chữ "F" thì cũng hơi phiền. Chẳng lẽ lại đòi những người ấy xếp hàng... cả ngày như ở nước ta hay sao?
Buì Bảo Trúc.

Tin buồn

Cụ Nguyễn Văn Thành (là thân sinh Nguyễn Minh Chính B4, K8)
Cán bộ lão thành CM, nguyên cán bộ Cục 2, BTTM QĐND Việt nam.
Do tuổi cao sức yếu đã từ trần tại Hà nội ngày 22/01/2011, Hưởng thọ 84 tuổi.
Tang lễ cử hành từ 7h đến 9h sáng ngày 25/01/2011.
Địa điểm: Nhà Tang lễ BQP, số 5 Trần Thánh Tông, Hà nội.
K8 tập trung viếng cụ, lúc 7h15, ngày 25/01/2011.
  TM BLL
Bùi Thắng

Thứ Bảy, 22 tháng 1, 2011

Âm nhạc cuối tuần: Những ca khúc bất hủ

Gặp bạn Trỗi

Mấy tuần nay HN các đợt gió mùa ĐB..."bổ xung"..."tăng cường" liên tục, chưa có dịp "tắm rửa" cho con "chiến mã" của mình. Sáng nay có việc lên phố, đi qua đầu phố Trần Thánh Tông (HN) thấy hàng rửa xe, ghé vào cho nó "tắm". Tình cờ lại gặp một bạn Trỗi, là chủ tiệm. Các bác K8 thử đoán xem ông chủ là ai? Ông chủ tiệm chính là Hà Quốc Khánh, trước ở B2 K8.
Trò chuyện với bạn, bạn thanh minh mấy bữa trước bận quá nên không tham dự được lễ kỷ niệm 45 năm thành lập Trường và dịp gặp mặt K8 nhân ngày 22/12. Trả tiền "tắm" cho con xe, ông chủ dứt khoát không nhận, của nhà "trồng được" mà! Khi nào có..."xế hộp", tao lấy tiền.
Hai thằng cảm ơn nhau....rối rít.

Một trận đánh hay.(Tư liệu tham khảo)

MẶT TRẬN VỊ XUYÊN HÀ GIANG 1981-1988

4/ 1984, ĐẶC CÔNG VN PHÁ HỦY DÀN RADA MỸ BÁN CHO TQ GIÁ 10 TRIỆU USD

Gohai tổng hợp theo báo chí Trung Quốc...
-Sau khi hệ thống rada này bị phá huỷ, với mức độ nghiêm trọng của sự vụ, chỉ huy mặt trận đã phải trực tiếp báo cáo lên Đặng Tiểu Bình (Chủ tịch Quân uỷ Trung ương). Kinh ngạc trước khả năng xâm nhập tác chiến của đặc công Việt Nam, họ Đặng nhấn mạnh với viên chỉ huy mặt trận: Đặc công VN ghê ghớm vậy sao ? Vậy đặc công của ta thì sao ? Đặc công của ta ( TQ ) thì làm gì ?

Sau tháng 4.1984, hoạt động chiến sự khu vực biên giới Vân Nam giáp Việt Nam chuyển sang giai đoạn phòng ngự, theo ghi nhận của quân đội TQ. Thời gian này quân đội Việt Nam lợi dụng địa hình có lợi đã tiến hành pháo kích mãnh mẽ vào các vị trí quân sự của TQ, phía TQ đã tiến hành hoạt động pháo kích đáp trả.

Báo cáo tổng hợp của quân đội TQ dựa trên số liệu báo cáo từ các đơn vị cấp dưới cho thấy tổng số thiệt hại về trang bị hoả lực của phía Việt Nam vượt quá số lượng tổng số trang bị mà thông tin tình báo của TQ ghi nhận. Các kết quả xác minh sau đó cho thấy, pháo binh VN dựa trên địa hình có lợi, sử dụng các biện pháp nghi binh, xây dựng trận địa giả nên đã hạn chế được thương vong, con số thật sự không như các báo cáo do các đơn vị TQ từ cơ sở báo lên. Để tăng cường hiệu quả của pháo binh, TQ đã tổ chức các đơn vị trinh sát pháo binh ở tuyến trước, hoặc xâm nhập lãnh thổ VN, sử dụng các phương tiện trinh sát chỉ thị cho hoả lực pháo binh, tuy nhiên hoạt động xâm nhập này không đạt kết quả như mong muốn do hoạt động đối phó của phía VN.

Phía TQ đã đàm phán với phía Mỹ đặt mua 2 hệ thống rada trinh sát trinh sát pháo binh Cymbeline

Rada Cymbeline được đưa vào biên chế trang bị của quân đội Anh và Liên bang Đức từ những năm 70 của thế kỷ 20, dựa trên quỹ đạn bay của đầu đạn, có khả năng xác định toạ độ của đạn cối trong cự ly 10km, đạn pháo 120mm trong phạm vi 14km, đồng thời có thể theo dõi 20 mục tiêu.

Bộ trưởng quốc phòng Mỹ khi đó là Casper Weinberger đã trao đổi với phía TQ rằng: loại rada này được rút ra từ trang bị hiện có của quân đội Mỹ, có tính năng ưu việt, và do đó có giá thành khá cao, khoảng trên 10 triệu USD một hệ thống.

Hoạt động của rada này đòi hỏi phía TQ phải cung cấp cho phía Mỹ các thông số bản đồ quân sự khu vực tác chiến để nhập vào chương trình của hệ thống. Phía TQ sau khi cân nhắc, đã quyết định cung cấp cho phía Mỹ thông số mật về hệ thống toạ độ khu vực biên giới TQ- VN bao gồm khu vực bố trí sau này thuộc tỉnh Vân Nam và khu vực liên quan trên lãnh thổ VN.

Thời điểm diễn ra trận đánh theo tư liệu phía TQ vẫn còn nhiều mâu thuẫn, có tài liệu nói rằng đó là vào thời điểm ngày 10.6.1984, lực lượng đặc công VN, biên chế 01 tiểu đội, thuộc trung đội 7, tiểu đoàn 406, trung đoàn 821 trực thuộc Bộ tư lệnh đặc công, (tài liệu khác lại cho rằng lực lượng tham gia thuộc trung đoàn 198 đặc công). Vạch kế hoạch cho hoạt động xâm nhập lần này là Phó Trung đoàn trưởng thiếu tá Trần Minh Hưng (sau được phong trung tá, Trung đoàn trưởng). Hoạt động của tiểu đội đặc công diễn ra cùng với thời điểm trấn tiến công của trung đoàn 14 (sư 313) vào điểm cao 662,6. Lực lượng xâm nhập lợi dụng khu vực tiếp giáp giữa đội hình phòng ngự của Sư 40 và trung đoàn 15 biên phòng TQ, đã tấn công vô hiệu hoá trận địa rada, trận địa cối 160 và ban chỉ huy trung đội 9 thuộc trung đoàn 122 bố trí tại Ba Tiêu Bình (Đông Sơn, Bát Lý Hà) phía cánh trái Lão Sơn (tên VN là Núi Đất?). Trận tập kích diễn ra trong khoảng 10 phút.

Tài liệu thứ 2 cho rằng: lúc 23 ngày 04.7.1984, một tiểu đội thuộc trung đội 7, tiểu đoàn 406, đoàn đặc công 821 VN, xâm nhập vào đất TQ qua khu vực gần điểm cao 1134; ngày 05 đã đến địa điểm tập kết là hang núi Bạch Thạch (sau trận tập kích, khi điều tra đã lính TQ đã tìm thấy điểm tập kết này), tiểu đội đã trụ lại thực hiện quan sát trong một ngày đêm. Khoảng 0h30 ngày 06.4, tiểu đội để lại một tổ trụ lại cảnh giới, tiếp ứng, số còn lại chia làm 4 mũi tiếp cận mục tiêu; hướng tiến công thứ nhất: tập kích vào trận địa cối 160, và trận địa của tiểu đội 3, thuộc trung đội 9, trung đoàn 122, sư 41; trên hướng thứ hai: từ cánh trái tập kích vào trận địa rada. Lúc 02h30, hiệp đồng cùng nổ súng, lúc 02h40 trận chiến kết thúc. Phía TQ: chết 10, bị thương 49; phía VN: hy sinh 1, bị thương 10 (?). Đặc công VN sau đó rút lui theo đường cũ. Kết quả điều tra sau này của phía TQ cho thấy: lính TQ hoàn toàn bị động trước đòn tấn công; một phát hiện nữa là trong đêm hôm đó, 1 lính TQ sau khi hết ca gác đã gọi người gác ca sau, người này ậm ừ nhưng lại không dậy gác tiếp, bị trí gác bỏ trống…

TQ cho rằng trong trận tập kích này lực lượng đặc công VN sử dụng vũ khí là lựu đạn,

mìn định hướng, tên lửa cá nhân, các trận địa quân TQ gần đó cứ ngỡ rằng tiếng nổ ban đêm là do pháo VN tập kích…Bình luận về trận chiến, phía TQ nhận xét: “Trận tập kích này, từ hoạt động chuẩn bị chiến đấu, chiến thuật vận dụng cho tới sử dụng vũ khí, đáng được gọi là tác phẩm kinh điển về nghệ thuật tập kích, gây thiệt hại nặng cho đối phương, đồng thời đã che giấu được ý đồ tác chiến, đến sáng ngày mồng 6, binh lính ở trận địa bên cạnh vẫn cho là bị VN bắn pháo trong đêm”

Sau trận tập kích, phía TQ ráo riết tìm cách xác định lực lượng tấn công, từ kết quả chặn thu liên lạc vô tuyến điện của VN, TQ đưa ra kết luận vụ tập kích diễn ra khá tình cờ, minh chứng là trên liên lạc vô tuyến điện phía VN báo cáo lên cấp trên đã phá huỷ một trạm thông tin liên lạc của quân TQ

Một số phản ứng của TQ sau trận tập kích:

“Sau khi hệ thống rada này bị phá huỷ, với mức độ nghiêm trọng của sự vụ, chỉ huy mặt trận đã phải trực tiếp báo cáo lên Đặng Tiểu Bình (Chủ tịch Quân uỷ Trung ương). Kinh ngạc trước khả năng xâm nhập tác chiến của đặc công Việt Nam, họ Đặng nhấn mạnh với viên chỉ huy mặt trận: Đặc công VN ghê ghớm vậy sao ? Vậy đặc công của ta thì sao ? Đặc công của ta thì làm gì? “

Phòng tác chiến Bộ tổng tham mưu ngay trong đêm đã phải bàn bạc, vạch kế hoạch tổ chức lực lượng trinh sát đối phó với đặc công VN. Một số thay đổi sau đó là: (1) Rada chỉ thị pháo dự bị được đưa vào thay thế; (2) Bắt đầu từ tháng 7.1984, TQ chọn lựa lực lượng tinh nhuệ từ quân khu Vũ Hán (sau sát nhập vào quân khu Quảng Châu), quân khu Quảng Châu, QK Thành Đô, QK Tế Nam, lực lượng lính đổ bộ đường không, QK Tân Cương, QK Lan Châu, ĐQK Bắc Kinh, QK Thẩm Dương để thành lập 5 đợt bao gồm tổng cộng 15 đại đội trinh sát cấp trung đoàn đưa lên biên giới Trung- Việt hoạt động, hoạt động của lực lượng này diễn ra liên tục trong 5 năm sau đó. Lực lượng ban đầu tổng số khoảng trên 1000 lính. Trong số này có Tham mưu trưởng đại đội trinh sát thuộc Quân đoàn 54, sau này được phong Trung đoàn trưởng Trung đoàn 483, được cho là có rất nhiều thành tích trên chiến trường VN…
(Sưu tầm)

Thứ Sáu, 21 tháng 1, 2011

Thứ Năm, 20 tháng 1, 2011

Những khuôn mặt K8 tại buổi họp mặt 16/1/2011 - SG

Chưa thấy ai đăng bài trên UTTROI về cuộc liên hoan cuối năm do Đạt "bột" trưởng ban LL K8 Phía Nam tổ chức ở nhà hàng Cát-Tiên-Sa bữa chủ nhật 16/1 vừa rồi. Vậy Nhiếp ảnh gia K7 gửi trước 1 số hình cho UT tùy ý xử lý. Sẽ gửi tiếp nữa (do x...ỉn, lại nhiều hình nên không làm kịp)


Lục Sĩ Thanh

Làm ăn trung thực

Tối qua, ngày 18 tháng 1 năm 2011, đi làm về tôi nhận được một lá thư từ John Chiang, State Controller (tiếng Việt không biết có phải là kế toán trưởng không) của tiểu bang California. Chưa bóc thư mà thấy hơi lo vì sống ở đây gần 22 năm mà chưa bao giờ thiếu nợ của nhà nước bất cứ một cái gì. Sau khi đọc xong thì thấy thật khâm phục cung cách làm việc của các công ty tư nhân và chính phủ bên này.

Bức thư thông báo cho tôi biết 2 chuyện. Một là công ty (tên, địa chỉ, điện thoại) có nợ tôi 110 đô la nhưng không cách nào trả được cho tôi vì không liên lạc được; lần cuối cùng họ liên lạc với tôi qua thư là ngày 13 tháng 12 năm 2006. Hai là nếu tôi không liên lạc với công ty đó trước ngày 1 tháng 6 năm 2011 thì theo luật pháp công ty đó sẽ phải gửi tiền cho văn phòng của State Controller; tôi sẽ phải liên hệ với văn phòng này để lấy tiền.

Sáng nay tôi gọi điện cho công ty trên thì mới biết là họ đang nợ tôi tiền hoàn trả cho cái máy rửa bát tôi mua hồi cuối 2006. Họ đã gửi chi phiếu nhưng bị trả lại. Sau khi xem lại thì họ dùng tên phố của tôi không đúng, tên phố là POMEROY nhưng họ lại viết nhần là HOME ROY. Họ sẽ gửi chi phiếu cho tôi theo địa chỉ chính xác.

Hồi cuối năm 2006 tôi sửa nhà bếp nên mua rất nhiều thiết bị (tủ, lò nấu, máy rửa bát, máy hút ...). Cửa hàng bán đồ cho tôi địa chỉ một số công ty sản xuất các thiềt bị và nói rằng nếu tôi gửi hóa đơn mua hàng tới các công ty đó thì sẽ được hoàn một số tiền. Tôi nhận được tiền hoàn trả cho hầu hết các thiết bị ngoại trừ chiếc máy rửa bát. Sau đó tôi cũng quên luôn.

VTPK7

Chủ Nhật, 16 tháng 1, 2011

Sạch như quan- ngoan như dân?


5 câu chuyện ở những giai đoạn lịch sử và đặc tính xã hội khác nhau, nhưng trong giai đoạn nào cũng có những hiền mẫu và hiền tử như Tể tướng Nguyễn Quán Nho, Tổng đốc Hoàng Diệu, cụ Nguyễn Gia Thâu, bạn Khuê hay anh Hùng, thì thành ngữ "sạch như quan, ngoan như dân" không có lý do gì không được phổ biến trên đất nước ta sau 30 năm nữa.

Có lẽ khi tôi đưa ra những kỳ vọng dưới đây sẽ có nhiều độc giả không đồng tình vì sự có mặt một thành ngữ khác đã nằm sâu trong tiềm thức của chúng ta "dân gian, quan tham" hoặc "quan tham, dân gian" sẽ trở thành một phản xạ tức thời phản bác lại ý kiến này.  ĐỌC TIẾP

Thứ Bảy, 15 tháng 1, 2011

Âm nhạc cuối tuần

Cuộc sống sẽ rất tẻ nhạt nếu như không có âm nhạc mang các dư vị của cuộc sống, âm nhạc là một kho tàng các trạng thái cảm xúc khác nhau, giúp chúng ta có thể trải nghiệm phần nào các cuộc sống khác nhau, rút ra được các bài học để từ đó biết cách sống hợp lí. Âm nhạc là kết hợp của các nốt nhạc khác nhau cho ra các âm thanh trầm, bổng khác nhau cho ta những tiết tấu những tâm trạng vui buồn khác nhau. Âm nhạc có thể là một người bạn rất hiểu tâm sự của bạn, giúp bạn vượt quá những nỗi buồn, những điều khó khăn, giới thiệu bạn về nhiều vùng đất mới, những điều mà bạn chưa biết. Thật sự âm nhạc rất phong phú và đa dạng và cuộc sống sẽ thật tẻ nhạt và chán ngấy nếu không có âm nhạc.
Trên mạng có rất nhiều trang âm nhạc chia sẻ, có rất nhiều chương trình âm nhạc phát trên sóng FM và trên TV được đăng lại trên mạng; mà chúng ta nhiều khi không có điều kiện để thưởng thức hết được vì cuộc sống chúng ta có quá nhiều bận rộn lo toan. Trang ZING MP3 có mục Radio Z của Trí Quyền phụ trách với mục "Những ca khúc bất hủ". Tiếp theo phần "mỗi tuần một bản nhạc hay" của dathb136, bắt đầu từ hôm nay, hàng tuần ÚT TRỖI sẽ dẫn RADIO Z (Những Ca khúc bất hủ) từ ZING MP3 về để mọi người có thêm điều kiện tận hưởng âm nhạc, một phần của cuộc sống. Thời lượng của mỗi chương trình này khoảng dưới 60'.
Click vào nút Play trên chiếc Radio để nghe.

Thứ Sáu, 14 tháng 1, 2011

Mỗi tuần một bài hát hay:"Jenny Jenny lady" Art Sullivan trình bày.

Bánh mì pa tê

"Hồi mới học làm patê gan, cậu tẩn mẩn đi tìm đầu bếp khách sạn cũ, loại khách sạn thời Pháp chưa có chứng chỉ một sao năm sao (chứ không phải tìm đầu bếp khách sạn tân thời 5 sao bây giờ) để học cách làm patê sao cho Pháp nhất. Rồi mang thành quả đi mấy nơi mời nếm thử, mời cả đầu bếp giỏi lẫn những chủ lò chế biến pate hàng chợ Ngã Tư Sở đường Láng. Người nếm thì gật, người nếm thì lắc, nói, làm pate loại này chúng tôi chẳng làm. Thời buổi này, làm hàng ăn càng ngon lành tử tế càng chẳng có đồng lãi nào...."
Được người bạn giới thiệu BÀI NÀY , "bánh mì patê gần nhà cậu đấy! thử ăn xem có được không? đọc bài này được đấy nhưng đọc xong trong lòng cảm thấy nỗi buồn nhiều hơn".
Mặc dù không hay ăn bánh mì "nhân dân" kẹp patê nhưng sáng nay cũng dậy sớm ra mua vài ổ về, cả nhà dùng bữa sáng. Trong lúc chờ làm bánh, nói dăm câu chuyện với chủ nhân chiếc xe đẩy bánh mì này, được biết tuy tuổi chưa nhiều những cũng đã trải qua nhiều nghề "sang, hèn" lương thiện khác nhau và qua cách nói chuyện cũng thể hiện là người có hiểu biết, nhưng số phận nó vậy.
Được biết, cậu trai này người gốc làng Ngọc hà, Đại yên không biết bao nhiêu đời rồi.

Thứ Năm, 13 tháng 1, 2011

TƯ LIỆU ĐỂ DÀNH











Dịp Noel dạo phố, tôi chụp mớ hình để dành làm tư liệu lịch sử, tính năm 3000 mới công bố. Nhân có bài của ĐN thuộc thể loại "SG ta đó", tôi xin trích đăng trước đoạn góc ngã tư nổi tiếng ấy.

- Khu E6den: " Những bức tường kỷ niệm đang rớt
xuống những mảng vỡ cuối cùng".

Thứ Ba, 11 tháng 1, 2011

Thời tiết HN

Thời tiết HN hôm nay khắc nghiệt quá, vừa mưa vừa rét đậm. Hà nội rét nhất từ đầu đông. Hiện ở SG là 27 độ và Đà nẵng 23 độ, sướng "quá xá đẽ"

Thứ Hai, 10 tháng 1, 2011

DU LỊCH MIỀN TÂY NAM BỘ

Thỉnh thoảng ngó sang nhà của mấy pác bên Bán trời thấy lão HT khoe hết đi mỏ đá rồi lại vùng núi rừng sơn cước. Toàn là cảnh đẹp và hữu tình, chỉ nhìn thôi cũng thấy mê. Ngẫm nghĩ sao thời còn sung, sáng café tụ bạ cùng bạn hữu chỉ cần ai nói đến miền đất lạ là rùng rùng kéo đi khám phá. Không nói đâu xa, Sài gòn lúc đó còn hoang vu lắm. Những nơi như đầm Sen chỉ có cái hồ nhỏ, xung quanh toàn cỏ lau cao quá đầu người. Khu Văn Thánh cũng vậy toàn cỏ là cỏ, cá rô hay cá trê thì nhiều vô số hoặc ngay trong nội đô, khu cầu Kiệu giáp ranh quận 1, 3 và Phú nhuận, Bình thạnh đầm và ruộng rau muống mênh mông, chỉ cần bó rau muống bỏ lá đi là anh em ta cũng có thể chế ra món rau Muống nướng chấm Chao để nhậu. Mỗi lần đi như vậy đông lắm, gần thì khu Lâm viên xa thì suối Tre, suối Tiên hay Trị An, Đắc lắc …Đến bây giờ thì lại không được như trước, nói đi đến nơi này nơi kia là cánh bạn hẩu toàn bàn lùi. Thằng thì bà thị xã không cho đi vì sợ bị làm hư (chuyện có thật), thằng thì nói bận kinh doanh nhưng thật ra thì chỉ là làm biếng . Nói chung đủ mọi lí do hầm bà lằng xí cấu…! Cho đến một hôm nhân dịp có anh bạn vào Sg tránh mùa gió Nồm ngoài Bắc và một anh chàng bên trời Tây tự nhiên nhớ đến những kỉ niệm của dĩ vãng vội vàng khăn gói về. Hội thường nhậu K7 như thường lệ ngồi cùng nhau có thêm hai anh bạn đó. Phàm là khi tửu lượng càng cao thì đạo đức càng giảm nên rượu vào thì lời tuôn. He he! Bàn chuyến đi xa Nha trang mà tranh nhau nói, ông bàn lùi còn ông thì đòi tới luôn. Có ông nói xong phần mình là gục đầu luôn xuống bàn kệ cha chúng mày muốn nói gì thì nói. Cuối cùng nhờ có một Mạnh thường quân tài trợ, mọi người cùng quyết về miền viễn Tây trực chỉ. Một là để cho anh bạn vùng sơn cước biết thế nào là vùng của nhũng con sông và kênh rạch, hai là để cho mấy lão bên Bán trời thấy bên đó có núi rừng thì bên ÚT này có sông nước, đỡ phải kém miếng khó chịu. Trước khi đi dây thép cho anh bạn Sơ vơ tài trợ cho thùng Vodka, tên tiếng Nga thì "Russki Y a" chịu thôi (là a.Kim Đồng nói vậy) còn tên Sa hoàng thì phát âm dễ.
Như đã hẹn với nhau,sáng ra café 30/4 bên hông dinh Độc lập ăn sáng, café và trà Thái nguyên. Gọi a.Kim Đồng thì nghe anh ấy bẩu không đi được, vậy là mất một tên hay cãi, mừng quá. Gọi cho một tên bên Phú mỹ Hưng phải dùng văn nói để dụ, nghe nói xuống nhà cô Tám Phương nhậu là nó bỏ cả công trường của nó, leo lên xe đi liền. Vậy là đủ tụ. Con ngựa sắt chở ngũ hiệp khách K6-7 lồng lên trên đường cao tốc, chả mấy chốc đã đến cây cầu của thế kỉ 20 vùng đồng bằng sông Cửu Long. Ghé chân cầu để mọi người có dịp thi nhau trổ tài Photo không Copy.

Chân cầu Mỹ Thuận
Tác nghiệp xong là cũng thấy bụng cồn cào, qua cầu cả bọn ghé liền quán lẩu mắm như đã hứa với anh bạn K6Ls (cho cậu chén hoa thoải mái). Sợ mọi người thèm xin phép không tả thêm,nhưng món này rau thì quá trời, hoa lại càng không thiếu như: Bông Bí, bông Bầu, Thiên lí lại thêm bông Điên điển. Bạn mình hít hà, tợp một li khoái trá nói: ”Ăn lẩu Mắm mà không có rượu là vứt”. Mới lần đầu tiên được thưởng thức món này mà nhận xét như vầy là bạn mình quá sành điệu rồi. Sau bữa, nhà tài trợ nói: ”Bây giờ về nhà máy của tôi đón thêm người làm hướng dẫn viên, tiện thể tham quan tý. Sau đó đưa các pác về Phụng hiệp cho biết thế nào là chợ Nổi mặc dù có thể đến nơi là chợ đã tan, nhưng cũng biết thế nào là vùng sông nước”.

Xưởng may của Hoài Nam

Thật là quy mô và cách tổ chức rất khoa học, bạn mình đã tổ chức công ăn, việc làm cho cả hơn nghìn con em nhân dân vùng viễn Tây này. Các em thấy đoàn vào tham quan và chụp hình e thẹn cúi xuống làm duyên.

“Ơi con sông hiền hòa,nước chảy phù sa…” Một vùng nước mêng mang hiện ra trên dòng sông Hậu. Có ai còn nhớ câu hò của bài Tình anh bán chiếu qua giọng ca nổi tiếng một thời Út Trà ôn không nhỉ:
Ghe chiếu Cà mau cắm sào trên bờ kinh ngã Bảy
Sao cô gái năm xưa chẳng thấy ra...chào".(St)

Phụng hiệp nay đã đổi tên thành thị xã Ngã Bảy. Trước đây và bây giờ Phụng hiệp là cửa ngõ trung tâm của tiểu vùng Tây sông Hậu. Chợ Nổi Ngã Bảy được thành lập vào năm 1915 là nơi hội tụ của bảy con sông lớn nhò mà thành: Sông Xẻo Môn, xẻo Đông, Bún Tàu, Lai Hiếu, Cái Môn, Mang Cá và kênh Xáng. Dù không nói ra, tôi vẫn cảm nhận được anh bạn vùng sơn cước thực sự xúc động trước cảnh trời nước và hoàng hôn trên dòng sông Ngã Bảy. Còn anh bạn xa quê kia thì nhất định phải tìm cho được ngã thứ bảy mới chịu quay về. Lên bờ mọi người ghé nhà anh bạn của công ty bạn mình. Mèng đéc ơi, anh bạn khẩn khoản mời đoàn bữa cơm chiều đạm bạc mà quá xá món nhậu. Nào là Gà nước, lẩu Rắn rồi là Cá Rô đầu vuông do nhà nuôi. Cái tình cảm của con người chân quê thật là chân tình như vùng sông nước quê anh vậy. Đoàn phải xin khất lần sau vì những cuộc điện thoại của những người bạn đang chờ sẵn trên Tp Cần thơ đến nóng cả máy.

Về đến Miền Tây 2 là quán nhậu đã được những bạn mình ở dưới đặt trước thì tp Cần thơ cũng đã lên đèn. Trong một ngày đoàn phải lần hai thực sự xúc động trước những thịnh tình của những người bạn nơi đây. Thực đơn bữa tối gồm có: Những món được làm từ bốn con Rắn Hổ hành, bốn con Rùa trứng và thêm món Gà nước đươc người bạn của trưởng đoàn gói mang theo (như đã kể ở trên). Rượu rót đầy ly như những tình cảm tràn trề giữa những người bạn các vùng miền gần,xa.
Sáng hôm sau,ăn sáng và café tại ks nơi đoàn ở. Anh bạn miền Sơn nữ mặt cứ nghệt ra như sắp nuốt phải lá ngón. Anh em gặng hỏi có chuyện gì mà cậu ấy chỉ hỏi lại: ”Xe chở đoàn bao giờ thì quay lại ks”. Mãi đến khi xe quay về thì cả đoàn được mẻ cười nôn ruột,hóa ra sáng người ta xúc miệng bằng nước muối thì bạn mình xúc họng bằng thứ nước không màu mà có vị cay cay, nếu không có nó thì quá bằng đang bệnh mà gặp gió Nồm mà bạn mình phải kiêng cữ.

Tiếng cô Tám léo nhéo trong điện thoại trưởng đoàn: ”Bao giờ các anh về để em còn chuẩn bị cơm nước?” Nghe tiếng giục giã ấy ai cũng háo hức vì trưởng đoàn đã thông báo hành trình chuyến đi. Đi thăm vườn Cò Bằng lăng và dùng cơm với gia đình cô Tám. Đến nơi,cô Tám vui ra mặt lăng xăng chạy tới chạy lui tiếp và hỏi han mọi người trong đoàn. Nhìn cơ ngơi của cô Tám và anh chị em trong nhà thấy mà khủng. Cơ man nào là trứng, từng cần xé được chọn lựa trứng nào bỏ zô lò ấp, trứng nào bỏ ra bán thành trứng lạt. Cung cách làm ăn cũng thấy chuyên nghiệp lắm lắm. Sau đó cô Tám và người anh trai kế mình lấy ghe đi thu mua trứng chở mọi người đi thăm vườn Cò Bằng lăng. Hệ thống sông nước nơi đây chằng chịt kinh, rạch. Cứ từ sông lớn vào là đi một đoạn lại rẽ, đến một đoạn lại rẽ nữa. Quê nhà cô Tám cũng hết cầu khỉ mà anh bạn tôi ước ao một lần được nhìn thấy. Cầu khỉ bi giờ xe Honda phóng qua như làm xiếc. Vườn cò đến lúc trưa nên cò đi ăn hết, không được chứng kiến những cánh cò chao nghiêng trên những bụi cây và những cánh cò bay rợp trời tìm tổ. Tuy nhiên, được nhìn thấy những cô, cậu cò con nằm trên cây cũng thõa mãn lắm rồi.

Về nhà ba cô tám Phương " nhậu " thôi
Lò ấp hột zdịt lộn của gia đình cô tám Phương
Ba cô Tám Phương ( ngồi giữa )
Long " Lủng " và cô Tám Phương
Bữa cơm trưa tại nhà cô Tám thật là xôm tụ. Toàn là món quê nhà lá vườn. Tôm càng xanh nướng bắt ngoài sông, cá Lóc nướng trui câu trong đồng. Gà luộc đi bộ ở vườn, lẩu Vịt bơi ao nhà cùng hột vịt lộn lò ấp thương hiệu Tám Phương…Chu cha, thêm hai chai "Y a" chịu thôi và thùng Ken thì quá xá đã. Cha cô Tám và mấy người anh của cô thực sự là những người có tính cách hào sảng, phóng khoáng của người dân Nam bộ. Có lẽ miền đất nơi đây được thiên nhiên ưu đãi nên người dân Nam bộ được hun đúc từ trời đất cái tính cách trực tính và phóng khoáng đến mê lòng người. Ra về,cha cô Tám đi bộ tiễn ra đến lộ tẻ. Xin được một lần nữa cảm ơn tình cảm chân thành cùng sự mến khách của mọi người trong gia đình cô Tám và cô Tám.

Cá lóc nướng trui
Căn nhà cổ trong phim " Người tình " ở thị xã Sa Đéc
Chợ bến tàu thị xã Sa Đéc
Em gái ở bến tàu thị xã Sa Đéc

Chuyến về SG, xe không theo hành trình cũ mà đi theo lộ Tẻ qua vùng đất Đồng Tháp và Sa Đéc cho các bạn mình tham quan thêm ngôi nhà trong phim Người tình và khu chợ chiều và chùa cổ tại thị xã Sa Đéc. Về tới tp Sg thì cũng đã gần 22h. Thật là chuyến đi bổ ích làm ấm lòng tình bạn và lòng hiếu khách chân thành của những người bạn phóng khoáng miền sông nước.
Xin cảm ơn ông trưởng đoàn Ng.Hoài Nam và xin cảm ơn những bạn cùng chuyến đi.