Bài ca Trường Nguyễn Văn Trỗi

Nhạc và lời: Hồng Tuyến

Thứ Bảy, 10 tháng 1, 2009

TẢN MẠN CHUYỆN TẾT

Hàng năm cứ mỗi độ xuân về, thiên hạ lại bộn rộn lo chuyện tết. Xuân đến, tết về với mỗi lứa tuổi, với mỗi thời và từng con người thật đa dạng chẳng ai giống ai. . .xin góp mấy chuyện nhỏ về tết

Tết xưa

Ngày bé, tôi mong đến tết chỉ để được ăn ngon hơn, được nghỉ học và được chơi. Những mong ngóng của lũ trẻ về ngày tết chỉ có vậy, thật đơn sơ chẳng cầu kỳ . Vẫn nhớ lũ trẻ khu tập thể Hoàng Văn Thụ chúng tôi thường tụ tập ở sân trước cổng khu tập thể, khoe nhau từng quả pháo tép, từng khẩu súng bắn diêm. Lúc lúc lại có đứa lượn về chạy quanh chỗ các bà, các chị đang gói bánh chưng, nhón trộm nắm đậu rồi vù ra sân chia nhau ăn. Mặt mũi lấm lem, quần áo xộc xệch cũ mèm, thằng nào được bố mẹ mua cho cái áo bông xanh chéo Nam Định lúc bấy giờ là oách lắm. Vô tư, chẳng biết các bậc phụ huynh bận, lo gì cho ngày tết, lũ trẻ chỉ biết nô đùa.

Hồi ấy mọi người bảo nhà này tết to, nhà kia tết nhỏ cũng từ miệng lũ trẻ con chúng tôi khoe nhau mà biết. Chuyện ăn tết to nhỏ lũ chúng tôi tính bằng số bánh chưng của mỗi nhà. Khu tập thể ngày ấy nó na ná kiểu trại lính, có nhiều cái chung lắm từ bể nước , nhà bếp đến cả nhà xí nữa cũng chung nốt v.v. Bởi thế nhà nào có chuyện gì mọi người cũng đều biết nhưng những ngày ấy con người ta mộc mạc lắm. Lũ trẻ con cũng vậy, chơi với nhau như trong một gia đình, nhà nào bố mẹ đi công tác xa, lũ trẻ con có thể nhơ cậy hàng xóm, có khi ăn cơm luôn bên đó.

Nhà tôi có quê gần Hà Nội, thỉnh thoảng được cha cho về quê ăn tết. Tết quê hồi ấy vui hơn ở thành phố vì có nhiều thứ lạ. Lũ trẻ con cô, con bác tôi trong túi lúc nào cũng có ngô rang, đi đâu cũng tí tách. Quê tôi có truyền thống năm nào cũng có tổ chức đấu vật, thanh niên các vùng khác kéo nhau đến thi tài , trống đánh ầm ầm như hội. Nông dân chẳng có mấy tiền, nhưng sẵn gạo, mật mía và nông sản, họ làm đủ thứ bánh khoai, bánh do, chè lam đặc biệt là bánh chưng rất nhiều và ngon. Bánh chưng Quê tôi không gói vuông như nhiều nơi khác mà gói tròn, dài như bánh tét trong Nam. Khác trong Nam là gói bằng lá chít ( loại cây có bông làm chổi quét nhà) cũng mua từ trên rừng về. Gói bằng nếp mới, luộc xong họ lăn đi lăn lại trên tấm phản nên bánh rền ăn ngon hơn cả oản trong chùa.

Mỗi lần ăn tết quê ra, bao giờ cha tôi cũng có quà cho hàng xóm. Ngày ấy hàng xóm nhà tôi có mấy đứa “chẳng có “quê, chúng chỉ biết quê ở xa lắm và tưởng tượng qua lời ba má kể. Mấy đưa sang chơi mỗi khi tôi ở quê về mà cứ thần ra, thấy là lạ, tôi cứ nghĩ mấy đứa thích bánh trái quê tôi .Mãi sau tôi mới ngộ ra răng mấy đứa “thèm” quê…

Tết xa nhà

Chiến tranh đến, chúng tôi đi sơ tán nhưng cứ đến tết lại được đón về nhà, chưa phải ăn tết xa nhà lúc nào cả.

Cái tết xa nhà đầu tiên và cũng là cái tết ở xứ người là khi ở trường Trỗi. Trong cái lạnh thấu xương của Quế Lâm mùa đông, mấy ông út ít K7 léo đẽo lên hiệu bộ khuân hàng tết về thật huân hoan, đúng là vui như tết. Cái tết xứ người lạ quá với chúng tôi lúc bấy giờ, có bạn nhiều nên chưa ai thấy nhớ nhà. Nhưng đến khi được thông báo sắp có quà của gia đình gửi sang thì cả lũ xốn xang chờ ngóng . Các thầy ở C51(k7) đang lo tổ chức sao cho lũ nhóc ăn tết được vui nhưng cái lo nhất là chuyện quà của gia đình gứi đến.. Làm sao mà ai cũng có quà được? Cả nước chiến tranh, không phải ai cũng có điều kiện gửi quà cho con, lũ trẻ mà đứa có, đứa không rất dẽ tủi thân. Chả biết các thầy bàn nhau thế nào rồi gọi từng đứa lên một.

Cha tôi lúc đó đang ở chiến trường, mẹ đang học thêm nghiệp vụ tận Thanh Hóa , trước khi đi Quế Lâm tôi về Hà Nội còn chẳng gặp được ai, nên nghĩ tết này không có quà. May sao có ông chú ở BTTM vẫn thay cha tôi gửi cho tôi mấy gói kẹo mua ở Đặng Dung, nên cũng được các thầy gọi vào. Các thầy mở gói quà ra cho tôi thấy và nói nên góp lại để dùng chung cho cả các bạn bố mẹ còn đang chiến đấu ở chiến trường. Tât nhiên là tôi vui vẻ đồng ý và tất cả mọi người cũng thế, ai cũng nghĩ đó là việc làm tốt. Nhưng tối về nằm giường tôi thấy nó thế nào ấy, thật khó tả, giường bên có tiếng thút thít khóc của ai đó làm tôi cũng muốn khóc. Bấy giờ chúng tôi còn nhỏ quá, nghĩ tưởng mình tiếc mấy gói kẹo, gói bánh mà khóc nhưng đúng là không phải vậy. Đâu chỉ là bánh, là kẹo mà trong nó là cả nỗi nhớ thương cha mẹ dành cho con cái nơi xa.

Cái tết đầu tiên xa nhà và cũng là cái tết biết chia sẻ trong đời những cậu bé, nói thì dễ nhưng thật không đơn giản với chúng tôi khi ấy.

Tết bao cấp

Khi này tôi đã là một người chồng, một người cha. Lại bao cái lo gạo thịt như cha mẹ thời đánh Mỹ. Cái thời “một yêu anh có may ô/ hai yêu anh có cá khô ăn dần” Cũng lận đận long đong xuôi ngược, bướn chải để có được cái tết cho gia đình nhỏ bé của mình.

Cơ quan tôi thuộc Tổng cục hậu cần nên tết đến cũng được hơn người tí tí. Trong danh mục hàng tết có bánh chưng, có gà, có nước mắn và còn có cả cám gà nữa. Mấy ông hậu cần ghi thông báo ngay trước cổng cơ quan thế này :

Tiêu chuẩn têt 198..mỗi người …

Riêng cám gà thì tiêu chuẩn như sau :

_Cấp tướng : 50 Kg

_Cấp tá : 40Kg

_Cấp úy và CNVQP :30 Kg

Thủ trưởng tổng cục ( cụ Chánh) vào làm việc, đọc xong thông báo cụ nổi điên lên chửi :” mấy thằng phòng hậu cần ngu hết chỗ nói” . Cụ bắt làm lại tiêu chuẩn cám gà chia đều như nhau.

Chưa hết các bác ạ, khi anh em xuống bếp nhận gà thì thấy một chuồng riêng, mấy ông hậu cần chọn những con khá khá dành cho thủ trưởng tổng cục để chờ công vụ xuống nhận. Mấy anh hậu cần cẩn thận đến mức ghi tên thủ trưởng vào một miếng bìa, lồng dây buộc vào chân gà. Anh em chúng tôi thấy ngộ quá, cười , các bố mới giật mình tá hỏa, bứt vội mấy mảnh giấy đi. Tí thì toi.

Những cái tết ngày ấy nghèo khó nhưng vui và nhẹ nhàng

Tết đổi mới

Những năm "mở cửa" tết càng nhiều chuyện , các bác góp đi cho vui blog những ngày xuân này.

23 nhận xét:

  1. Tết tết tết tết đến rồi...Nghe xốn xang lạ!K.V nhắc đến kỷ niệm tết hồi xưa làm mình lại nhớ hồi xưa ăn tết.Khu Lý nam Đế thì tổ chức nấu bánh chưng chung.Các nhà cử người trông phuy bánh.Tết cuối cùng ở HN,tối khuya là ca tôi và anh Thế Nam trực chung đến gần sáng.Hai anh em tỉ tê trò chuyện đến hết giờ.

    Trả lờiXóa
  2. Nói đến tết là mình nhớ ngay Tết Quí Hợi 1983, "được" ông Bí thư chi bộ Nguyễn Xuân Trung, tổ trưởng Bộ môn mình ở Khoa Hoá Học, Đại học Tổng hợp ngày xưa, bây giờ là ĐHKHTN ĐHQGHN, "ưu tiên" phân công trực mồng 1 tết vì theo dự kiến mồng 4, mồng 5 tết mình mới ... vỡ đê...Nào ngờ sáng 30 tết đã đi đẻ. Có bạn nam nào có câu chuyện nào đại loại như thế không?

    Trả lờiXóa
  3. @KV: Theo Tư biết, thì có lẽ vùng nông thôn các tỉnh Việt Bắc, Tây Bắc đều gọi bánh chưng để chỉ cái bánh, mà ở SG người ta kêu là bánh tét.

    Còn về chuyện trực Tết (dù là dân sự)thời bao cấp, tôi chuyên xung phong trực ca trực đêm giao thừa hoặc ca sáng mùng Một, với lập luận là ta sẽ yên tâm chơi Tết dài dài sau đó. Mà hai ca trực đó, đồ ăn cho người trực, còn nhiều và nguyên.Dzậy đó!!

    4 SG

    Trả lờiXóa
  4. @KV: hóa ra quê cậu cũng có bánh chưng dài như bánh tét? Đọc chưa đến cuối thì lại tưởng anh nào quê Hà Tây. Trên đường đi Xuân Mai có nhiều quán bán nước chè. Mỗi lần đi chị Thái nhà tớ hay dừng lại mua bánh chưng dài. Đúng là giống bánh tét miền Nam, nhưng bé hơn nhiều.

    Trả lờiXóa
  5. KHU 1 AHOANG VAN THU CO NHIEU CHUYEN HAY LAM,RAT NHIEU BAN TROI CAC KHOA,RAT TIEC VIET KE HOI IT.KHJOA 8 O KHU MINH NHIEU VO KE,NAO TUAN QUAY ,TA BON,NAM HUNG,HUNG X8,THO TUYEN,DAI XE,TRUNG HAI,MINH NGHIA,PHUNG SON,QUANG HA,CON AI NUA NHI?MINH CHI NHO NHAT SAN BONG DA TRUOC CUA KHU,NOI MA CO LE MOI NGUOI LUON DA BONG TU 2 GIO CHIEU DEN 8H TOI.ROI CHU NHAT HANG TUAN MOI NGUOI XEP HANG MUA THIT,DAUVV,,,TOI DEN LAI RA CUA KHU DE CHOI,NGHICH VA KHI LON LEN THI HUT THUOC LA TROM.CON NHIEU,NHIEU CHUYEN LAM.MONG BAN NAO GIOI VAN KE THI HAY HON.NGUOI BAN XA NHA.

    Trả lờiXóa
  6. @4SG:quê tôi gọi là bánh Tày, mà hình như người Tày Cao Bằng cũng gói bánh như thế thì phải.
    @Nặc danh: Nghĩa X4 (x5) phải không? Còn ở Ban Lan chứ,nhớ năm nào gặp nhau mờ sáng chợ sân vận động ngồi trong xe nhâm nhi li cafe. Chúc làm ăn may mắn nhé.

    Trả lờiXóa
  7. Dân Hưng Yên (Khoái Châu, Văn Giang) cũng gói bánh chưng dài, gọi là bánh tày, to y như bánh tét trong Nam. Đơn giản là dễ gói chặt nên ngon và lâu hỏng (ở góc) hơn.

    Trả lờiXóa
  8. CAM ON KHAC VIET.CHUC VIET VA CAC BAN NAM MOI AN KHANG THINH VUONG.KHOE,YEU DOI,YEU CON,CHAU VA YEU NHIEU NHIEU..BANH TRUNG HAY BANH CHUNG?MINH NHO LA BANH TRUNG.MA NGON NHAT LA CAI BANH CON CON CUA MINH GOI RIENG,NHIEU THIT ,DAU VA LUOC XONG AN NGAY.THEM AN TET VIET NAM QUA.CHUC CAC BAN AN TET VUI VE.

    Trả lờiXóa
  9. Có lẽ "bánh chưng" thì đúng hơn. Theo các bạn có bao giờ tiếng Việt trên thông tin đại chúng và trong nhà trường sẽ chuẩn hoá những âm chữ cái bây giờ đang nói sai theo giọng Hà Nội không? ví dụ: x và S, tr và ch, d và r?

    Trả lờiXóa
  10. Tết..cái Tết của tuổi thơ chúng mình khi cha thì đang đánh giặc,đất nước thì chia cắt,thiếu thốn trăm bề về vật chất mà sao mong nó thế các anh các chị nhỉ...Bây giờ (máy bay bà già) rồi,con cháu đầy đàn,vật chất muốn gì có nấy...thì vẫn bồi hồi khi nhớ về Tết,nhớ về HN,nhớ về những cái Tết mà chúng mình đã đón khi còn thơ bé với nỗi nhớ khôn nguôi..

    Trả lờiXóa
  11. Ngày trước, mấy ngày Tết không ai bán hàng, chợ không họp nên nhà nào cũng phải mua thức ăn dự trữ. Vì thế mới có chuyện phải lo tính toán và chay đôn chạy đáo. Tiếng pháo thì cứ đì đùng, lẹt đẹt suốt ngày làm cho ai cũng cảm thấy vội vã,nôn nao vì Tết đã đến mà còn bao thứ phải lo chưa xong. Những năm sau này có vẻ nhàn hơn vì Tết người ta vẫn bán đủ thứ hàng, cần mua gì cũng có. Ấy thế mà cảnh "lo 3 ngày Tết" vẫn còn.Nhiều nhà, theo truyền thống vẫn phải mua thực phẩm chất đầy tủ lạnh, tâm trạng mọi người vẫn cứ lo lo lắng lắng, nháo nhác,tất bật những ngày giáp Tết. Chỉ đến sau Giao thừa mới thấy thật sự hết lo. Có lẽ cái không khí đón Tết cứ là phải như thế, đời nọ truyền sang đời kia.

    Trả lờiXóa
  12. Thế các bác bây giờ không phải lo "thăm" xếp à? Khoản này còn mệt bằng mấy ngày xưa.

    Trả lờiXóa
  13. @ND:Thăm bạn bè thì thăm! Riêng chuyện "thăm" sếp chưa bao giờ tớ có khái niệm đó, thậm chí còn chẳng biết nhà sếp ở đâu.

    Trả lờiXóa
  14. @Vinhnq: Cậu không đủ tiêu chuẩn "cán bộ" thời kỳ đổi mới rồi.Cẩn thận nghe, mất ghế như chơi

    Trả lờiXóa
  15. To KV: nếu Vnq mà là người đủ tiêu chuẩn ấy thì tụi mình làm gì có Utt mà tụ họp như bây giờ?

    Trả lờiXóa
  16. Chết thật, nhờ các bạn nhắc mới nhớ. Chả là tôi có "xếp" mới, "ông" này phụ trách truyền thông BLL K7HN, còn tôi ở SG. Hôm trước nó tuyên bố:-Tao ở TW nên làm xếp. Hà nội xa quá, làm sao "thăm" xếp được đây?

    Trả lờiXóa
  17. @ĐH:về nghàng dọc tớ là "xếp" cậu , TW mà nên xem có cái gì thăm hỏi "xếp" đi. Mỏng quá tớ nơi nhỏ VA, ĐN là cậu mất chân "mõ" đấy.
    KV.K7

    Trả lờiXóa
  18. @KV: Tôi làm gì có "ghế" mà sợ mất. ĐH thấy KV có "đầy đủ" tiêu chuẩn cán bộ thời kỳ "đổi mới" chưa?

    Trả lờiXóa
  19. @Vnq: KV "đầy đủ" tiêu chuẩn CB từ hồi đi Quế lâm rồi. Cậu xem lại ảnh Tr.M đăng thì thấy. Hì..hì..
    @KV: Hy vọng Tết sẽ ra ăn Bánh chưng to bằng Bánh tét Cà lồ.

    Trả lờiXóa
  20. Như vậy là phải xem lại cái hình dáng đầu tiên của bánh chưng, vì vùng đất Tổ Phú Thọ, và vùng núi VB là nơi còn bảo tồn nhiều tập tục cổ, mà cũng gói cái bánh tròn dài.
    Phải chăng khi văn hóa Trung Hoa tràn vào hơi bị nhiều, thì các nhà nho ta, bèn áp dụng cái thuyết "trời tròn đất vuông" mà vẽ ra hình dạng bánh chưng vuông được phổ biến chỉ ở các tỉnh đồng bằng Bắc bộ ngày nay?
    Mời các nhà jiết sử chúng ta tranh lựng!!!

    4 SG

    Trả lờiXóa
  21. Vui thật. May mấy tay Hậu cần chia gà, còn đơ đỡ chứ hôm đó chia lợn thì không biết ra sao: Trên cổ con lợn gắn miếng bìa ghi chữ "Thủ trưởng Lê", "Thủ trưởng Tợi".
    HCQuang

    Trả lờiXóa
  22. @HCQ: Các pác chỉ tranh thủ nói xấu thủ trưởng, ông cốp thui!
    Tại sao font chữ ra nông nỗi này? các pác ra tay gõ giúp!

    Trả lờiXóa
  23. Thủ trưởng ngày đó không đến nỗi nhưng mấy tay (như mấy anh hậu cần hồi ấy) bây giờ đang làm thủ trưởng

    Trả lờiXóa

Đề nghị mọi người dùng tiếng Việt có dấu để nhận xét. Gõ telex tiếng Việt TẠI ĐÂY. Nhận xét xong xin không dùng Nặc danh mà nên điền danh tính vào Tên/URL (nếu ko dùng danh khoản). Xin chân thành cảm ơn!