Bài ca Trường Nguyễn Văn Trỗi

Nhạc và lời: Hồng Tuyến

Thứ Tư, 29 tháng 2, 2012

Cơm cơ quan

Đã lâu không ăn cơm trưa ở bếp cơ quan. Trưa nay "ế độ", gần 12h rời khỏi phòng làm việc, ngại ra phố, đi qua "canteen" cơ quan thấy không đông lắm, tạt vào thử xem cơm cơ quan bấy lâu nay ra sao. Vào quầy, thấy dễ đến gần chục khay thức ăn trông cũng "bắt mắt" (kiến bò bụng), chẳng biết chọn món nào, nói cô phục vụ cho 1 xuất thế nào cũng được. Trong nháy mắt đã có một đĩa tổng hợp đủ món. Nhìn đĩa thức ăn và cơm nghĩ chắc khó xơi hết. Xuất cơm như thế, các bác đoán hết bao nhiêu? ngạc nhiên chưa...20K. Tưởng nhiều, cuối cùng cũng sạch sẽ trừ mấy miếng dừa kho...cứng quá!

Gương mặt "công bộc" Tiên lãng.

NGUYỄN XUÂN TRUNG    (Nguồn QC)
Phó Chánh VP (trái) "dằn mặt"PV
NQL: Báo Dân Việt có bài:”Tiên Lãng: Cán bộ huyện dồn đẩy phóng viên ra khỏi trụ sở” (tại đây) và ghi lại hình ảnh Phó Chánh văn phòng Vũ Văn Sân (bên trái) huyện Tiên Lãng “dằn mặt” phóng viên. Bloger HDTG đã bình luận:”Bức ảnh này sẽ đi vào lịch sử, thái độ của một ông quan thế kỷ 21.” Nhất trí! Nhất trí!

Là công chức, viên chức và nhân dân Việt chắc không ai không thuộc lòng lời dạy của Bác Hồ từ ngày còn “dưới mái trường XHCN” rằng: “cán bộ là đầy tớ của dân!”. Vậy mà hôm nay xem trên Dân Việt thấy cái ảnh ông Phó Chánh Văn phòng UBND huyện Tiên Lãng mà tôi kinh hoàng. Mọc ở đâu ra cái loại Đầy tớ này thế?.

Mà hãy khoan. Chưa nói đến đầy tớ vội. Đây là tay Phó Chánh Văn phòng đang tiếp nhà báo đấy. Ở các quốc gia phát triển người ta bảo: Báo chí là cơ quan quyền lực thứ tư! Chắc chắn ông Phó CVP UBND Tiên Lãng cũng biết điều này. Thế mà… Ối giời! Ông vẫn gân mặt hệt một thằng Xã Hội Đen đe dọa đối phương. Đủ hiểu và hình dung ra gương mặt của y khi tiếp dân đen sẽ như thế nào.

 Qua gương mặt HOÀN TOÀN XÃ HỘI ĐEN của “ Phó Chánh Văn phòng UBND huyện Tiên Lãng” độc giả đủ hiểu và tự giải thích vì sao Bí thư Thành trước mặt văn võ bá quan, toàn các cựu thần Trung – Cao cấp Hải Phòng vẫn ngang nhiên đưa ra các thông tin trái kết luận của Thủ tướng. Thế đủ hiểu, quyền lực cấp trên dẫu có là thứ nhất hay thứ nhì Quốc gia Với “Đảng Hải Phòng” cũng chỉ là “muỗi”.

Và như thế, cũng “rõ mồn một nhé”, tại sao có chuyện Vinh Quang – Tiên Lãng và không chỉ ở Vinh Quang đâu, có ở khắp huyện. Rồi mai đây, sắp rồi, có ở Cát Hải, Đồ Sơn, Quán Nam, khắp cả“thành phố hoa phượng đỏ”này. Tiên Lãng chỉ là “phát pháo” mở đầu thôi!

Điều đó cũng dễ giải thích vì sao hôm nay quan chức HP từ trên xuống dưới thù dân, thù cánh báo chí đến thế! Có lẽ khi khép lại vụ Tiên Lãng, bà con ta nên sưu tập một bộ ảnh các gương mặt “công bộc Hải Phòng” để đưa vào Bảo tàng cho con cháu Việt Nam ta sau này hiểu thêm về “công bộc, với chú thích: Đây là đầy tớ của dân, công bộc của dân đầu thế kỷ XXI ! 

Chủ Nhật, 26 tháng 2, 2012

Đi Phú thọ

Hôm qua đi ké Văn Hùng và TQ, hí hửng lên Phú thọ kiếm ít hình ảnh còn lại của thị xã "cổ"...thất vọng. Thôi thì xem  giao lưu bóng đá giữa CAHN và phường Hùng vương Phú thọ vậy. Sướng nhất là bữa trưa được chủ nhà chiêu đãi toàn món quê.
Chút "cổ" còn lại là bến đò xưa, mặc dù không còn con đò "cổ".

Con đường..."cổ" chạy dọc bờ sông

Cụ già (chắc "cổ") thư giãn ngắm con sông...cũng "cổ"

Thứ Bảy, 25 tháng 2, 2012

Đố ACE có bạn Trỗi trong ảnh này không?


Tìm được một ảnh cũ tôi có cảm giác có bạn Trỗi trong tấm hình này. ACE thử cho ý kiến xem có trùng hợp với tôi không.

Thứ Sáu, 24 tháng 2, 2012

Tin nóng: GIỚI THIỆU VIDEO CLIP BÍ THƯ THÀNH NÓI CHUYỆN VỚI CLB BẠCH ĐẰNG

Lại chuyện liên quan đến Tiên lãng. Bác nào không quan tâm, "tua" qua nhé!
 ................................................................................
Cu Vinh: "Mình đã không muốn đưa Clip này lên, vì đã có kiến nghị của các cụ lão thành cách mạng gửi Trung ương Đảng, nhưng do có công văn trên của CLB Bạch Đằng gửi Trung ương, nghĩ rằng, nếu mình không đưa clip lên thì các cụ dễ bị quy chụp. Đoạn clip sau đây cho thấy sự phản ứng dữ dội của các lão thành cách mạng với ý kiến của Bí thư Thành như thế nào, và có đúng như công văn của CLB Bạch Đằng là Hội viên CLB Bạch đằng rất hoan nghênh và nhất trí cao hay không..." ĐỌC TIẾP
Nguồn: Blog Cu Vinh
Nghe câu này của bt Thành: "...đồng chí Lê Đức Anh, đồng chí Đặng Hùng Võ, và một số người lập tức bắt đầu từ đó luôn, lập tức các bài báo liên tục xuất hiện, phải thế nọ phải thế kia, phải phải liên tục, phải cho đến ngày hôm qua là 1300-1400 bài báo và 5 triệu lượt người vào mạng Gú-gờ chấm Tiên Lãng..." đau bụng quá!

Đính Chính:


Đồng cảnh

Có anh rất " tận tụy " với sếp . Cứ ngày lễ , tết là hai vợ chồng dù bận thế nào cũng phải tới " chào hỏi " sếp bằng được để tỏ lòng cho sếp biết .
Nhưng có lẽ tại cái số của anh ta không được may mắn . Lần nào cũng như lần nào , hai vợ chồng đều phải ngồi chực ở trước cửa nhà sếp đến khuya, mặc cho bọn muỗi quấy phá chán chê mới thấy hai vợ chồng sếp về .
Sau màn chào hỏi và vài câu chuyện chẳng mấy mặn nồng thì hai vợ chồng xin phép cáo lui và không quên " để lại món quà tình cảm " . Sếp bắt tay rất chặt , nói lời chia tay rồi quay đi che miệng ngáp .
Về đến nhà , hai vợ chồng " kiểm điểm " lại thì thấy mặt mũi chân tay ai cũng nổi lên những nốt mụn nhỏ ly ti màu đỏ . Cô vợ vội đi lấy dầu để xoa . Anh chồng đi về giường ngủ vừa ngáp vừa nói :
- Lần sau nhớ mua thuốc chống muỗi nhá ...
Bỗng anh thấy hai vợ chồng sếp đang co ro ngồi trong bóng tối có vẻ như đang chờ ai đó . Nhìn thấy cái túi to tướng bên cạnh vợ sếp , anh vội chắp tay cung kính :
- Dạ . Hai bác đi ... Bác để em xách giúp cho ...
Và mặc cho vợ sếp cứ giữ chặt lấy cái túi , anh vẫn cố giằng lấy để mang giúp . Trong lúc giằng nhau quyết liệt thì cái túi văng ra làm lộ hết cả " nội dung " trong đó . Mà cái " nội dung " đó giống hệt như của vợ chồng anh mang đến .
Anh bừng tỉnh khi nghe vợ anh vừa cởi giày cho anh vừa cằn nhằn :
- Mệt đến mấy thì đi ngủ cũng phải cởi giày ra chứ ! Muỗi lại vừa cắn cho thêm đây này ...

Thứ Năm, 23 tháng 2, 2012

BỨC ẢNH NÓI GÌ?

Một anh nông dân đang dùng lưới bén để bắt cá.

Lưới bén là loại lưới sợi rất mảnh, đan thưa, có hàng phao ở trên và hàng chì nhỏ phía dưới ( không cần chì nếu đước cắm cây căng lưới). Lưới không có đáy và được dựng vuông góc với mặt nước. Khi con cá bơi ngang, nó sẽ bị vướng vây, ngạnh vào mắt lưới ( cá nhỏ hơn cỡ mắt lưới nó có thể chui qua dễ dàng). Đơn giản vậy thôi nhưng lưới này vứt trên bờ ban đêm có lúc dính cả...rắn.

Điều làm tôi quan tâm:

1. Chú chàng luôn cặp nách “đạo cụ” là một chiếc roi ( khá vướng víu). Làm gì nhỉ? Thì ra ngọn roi trên bờ có thể lùa vịt, đuổi gà, chăn trâu...còn ở đây ( sau khi chăng lưới) , anh ta dùng roi đập xuống nước để “lùa” cá vào lưới. Hay!

2. Chiếc nón bảo hiểm! Ngươi ta chỉ đội khi đi Honda, còn nhà anh này...

- Nè, sao đi mần cá mà anh đội nón này chi cho cực? Tôi hỏi.

- Đội riết quen rồi bác ơi. Bây giờ bỏ ra thấy cái đầu nó...trống lắm. Cháu đội nón cả ngày, chỉ tới tối lên nằm với má sắp nhỏ mới lột ra đó!

Thằng “phóng viên báo chữ to” là tôi, nghe tới đây lập tức muốn giật tít ngay một bài: “ Nón bảo hiểm đã đi vào cuộc sống như thế nào”. Không dám kỳ vọng nhiều, nhưng cứ nghĩ đến cảnh anh to cỡ ĐLThăng, anh bé như NTrung khi đọc báo cảm động khóc rưng rức là mình thấy khoái rồi.

SG 23/2/2012

Thứ Tư, 22 tháng 2, 2012

'Trưởng thôn Khoai Lang' kể chuyện tác nghiệp Tiên Lãng


"Ai đó bảo tôi 'điên' thì tùy, nhưng tôi chỉ nói đơn giản đó là tính công dân của một nhà văn. Nhà văn lúc nào cũng cần chất liệu cuộc sống, và không lăn vào thì chất liệu đâu tự chạy đến" - nhà văn Nguyễn Quang Vinh, chủ blog Cu Vinh kể chuyện bỏ việc chạy từ Quảng Bình ra nằm vùng ở Tiên Lãng, để đều đặn mỗi ngày đưa 1 - 2 bài viết cập nhật tình hình suốt từ khi vụ Tiên Lãng nổ ra, trở thành điểm nóng dư luận.
LTS: Theo đánh giá của nhiều người, 'vụ Tiên Lãng' là một chiến công lớn của báo chí. Trong cuộc họp kết luận về Tiên Lãng, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng cũng đã cảm ơn báo chí đã đưa thông tin minh bạch, chính xác và kịp thời, giúp Chính phủ có nhiều nguồn thông tin hơn để xác minh sự việc với gần 1000 bài báo về vụ việc.
Tuy nhiên, bên cạnh hệ thống báo chí của Nhà nước, góp sức không nhỏ trong việc phanh phui, cập nhật thông tin về Tiên Lãng là các blogger, những nhà báo tự do. Trong đó trang blog nổi bật của Cu Vinh với những thông tin, bằng chứng mới nóng nhất cập nhật từ tâm điểm.

Mục Gặp gỡ & Đối thoại tuần này, Tuần Việt Nam trò chuyện với blogger đặc biệt này.

Thứ Ba, 21 tháng 2, 2012

" Bồi dưỡng " .

Hồi ở ĐHKTQS luôn có những trận đấu bóng đá giữa các khóa , các đại đội , học viên với giáo viên ... Mục đích chỉ làm cho không khí đỡ nhàm chán vì mỗi khi rảnh rỗi là một số học viên lại tìm cách nhảy tường ra ngoài bù khú , cắm nợ các quán . Còn lại thì nhớ gia đình hay viết thư cho người yêu . Như thế thật là ủy mỵ và không tốt cho học viên một tý nào .
Ngày mai là mồng 2-9 , đột nhiên đại trưởng gọi tôi lên và nói :
- Đồng chí tập hợp đội bóng đại đội mình để thi đấu với các học viên khóa 10 . Cố gắng thi đấu cho tốt vì có giải thưởng đấy .
Thật ra chúng tôi cũng đã tự tổ chức thi đấu tự nguyện với nhau khá nhiều lần và chuyện thắng thua không quan trọng , miễn là vui thôi . Thế mà bây giờ lại có giải thưởng !
Tôi như bay về đơn vị và nhanh chóng điểm quân . KVK7 , Tuấn Hải Phòng , Thảo " lỗ " k9 , Hiền " ve " K8 ...
Sau khi tôi thông báo và giải thích thì tinh thần anh em phấn chấn hẳn lên . Chúng tôi quyết định tập rượt trước ngay chiều hôm đó và phân công vị trí hẳn hoi .
Trận đấu xảy ra khoảng 10h sáng , sau lễ mít tinh kỷ niệm ngày thành lập nước . Giải thưởng là quả bóng bằng cao su ( TCVN XXXX ) có lỗ bơm hơi bằng một cái van nhỏ bằng que tăm bây giờ . Đặc biệt là nó được sử dụng luôn cho trận đấu . Ai thắng thì mang nó về luôn bất kể tình trạng nó ra sao .
Trọng tài trận đấu là Hòa " tầu " K6 . Các fan xung quanh sân chật cứng , thậm chí đứng qua cả vạch vôi .
Trận đấu bắt đầu , chúng tôi nhanh chóng chiếm lĩnh vị trí và tổ chức tấn công . Đôi bạn hoàn toàn bị động trước những cú vô lê móc ngược của KVK7 , và kỹ thuật rê dắt của Tuấn HP ...
Sau khoảng 10 phút Tuấn HP đã tâng bóng qua đầu Đông " ky " và sút tung lưới đội bạn .
Bị thua trước khá bất ngờ đội bạn vùng lên tấn công nhưng một lần nữa chúng tôi lại ghi bàn . 2-0 là kết quả của hiệp 1 . Lúc giải lao chúng tôi tranh thủ " giải khát " bằng nước trà bồm pha đường . Tuyệt nhất là lại được mấy anh em lấy mũ quạt cho khỏi nóng . Một tên thì thầm vào tai tôi :
- Thắng trận này mình không phải đi mượn bóng nữa rồi . Tôi nhìn hắn và gật đầu tin tưởng .
Hiệp 2 bắt đầu . Chúng tôi có vẻ chậm hơn ( có thể chúng tôi đã giải khát quá mức cần thiết chăng ? ) . Khoảng 15 phút sau chúng tôi bị thủng lưới trong một tình huống không có trong sách luật của bóng đá . Số là xà ngang và cột dọc của khung thành được buộc với nhau bằng dây thép . Cột dọc thừa ra khoảng 30 cm so với xà ngang . Oái oăm thay cú sút của đội bạn lại sút vào chỗ thừa ra đó rồi bật lại và nảy vào khung thành . Hòa " tầu " cho đội bạn ăn quả đó nhưng chúng tôi không chịu . Cãi nhau một hồi thì Hòa " tầu " nói :
- Luật là cứ đá vào bất cứ chỗ nào của khung thành rồi nảy vào thì vẫn tính thành bàn . ( Không biết có luật đó không nhưng trọng tài đã quyết và đội bạn cũng rất hăng hái ủng hộ trọng tài nên chúng tôi chấp nhận 2-1 ) .
Về cuối trận , để cho chắc ăn tôi lui về trấn giữ khung thành . Đội bạn cũng gia tăng sức ép lên khung thành chúng tôi . Đúng phút cuối cùng của trận đấu đội bạn đá một cú cầu âu để vớt vát . Đáng ra tôi nên đấm bóng vượt qua khung thành thì tôi lại nhảy lên bắt . Sân trơn, bóng ướt nên bóng đã lọt qua tay tôi và 2-2 là tỷ số cuối cùng .
Không thể đá hiệp phụ vì cũng đã muộn giờ nên hai đội phải sút 11m luân lưu .
Chúng tôi đã thua trong đợt sút đó . Đội bạn ôm quả bóng chạy quanh sân trong tiếng reo hò của các fan của họ . Cả đội ngán ngẩm kẻ đứng người nằm , xung quanh là những fan với cùng tâm trạng .
Đúng lúc đó , đại trưởng xuất hiện và nói :
- Các đồng chí thi đấu rất tốt và đá hay hơn đội bạn . Thua là vì không may mắn thôi . Đơn vị quyết định " bồi dưỡng " cho các đồng chí 2 tút thuốc lá Tam đảo .
Ôi ! Không biết các bác bên ngành y nghĩ gì nhưng chúng tôi thấy thích hơn cái phần thưởng kia .

Thứ Hai, 20 tháng 2, 2012

Công an ta tài thật.

 Vừa qua ngày 16/2/2012, tại Thường tín Hà nội xảy ra vụ án cướp của giết chủ tiệm vàng. Sau khi gây án, hung thủ trốn mất dạng. Ban chỉ đạo vụ án đã huy động tối đa lực lượng của Phòng Cảnh sát hình sự, Phòng kỹ thuật hình sự, công an các huyện Thường Tín, Phú Xuyên phối hợp với công an các tỉnh lân cận như Hà Nam, Hưng yên, Thái Bình, Hải Dương… tung 200 trinh sát vào cuộc truy lùng kẻ sát nhân, tiến hành rà soát đối tượng và điều tra vụ án. 
Kẻ sát nhân vốn chưa có tiền án tiền sự, sau gây ra vụ giết người hắn trốn về đến quê (Thái bình) cách nơi gây án trên dưới 100 km, trong trạng thái hoảng sợ hắn thú nhận với gia đình, sáng 18/2 sau khi gia đình vận động,  đã ra đầu thú cơ quan công an…và hôm qua 19/2 hung thủ đã được di lý về Hà nội. 

Trích Nguồn: “...Ngay trong buổi chiều cùng ngày, Bộ trưởng Bộ CA đã ký quyết định khen thưởng cho Phòng PC 45, PC 54 thuộc CATP Hà Nội, CA huyện Đông Hưng, Ban CA xã Đông Cường, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình mỗi đơn vị 10 triệu đồng. Đồng chí Đỗ Văn Thiềm, Trưởng CA xã Đông Cường, huyện Đông Hưng, Thái Bình được thưởng 5 triệu đồng vì đã có thành tích xuất sắc trong điều tra, khám phá nhanh vụ án. Trung tướng Phạm Quý Ngọ, Thứ trưởng Bộ CA có công điện gửi CATP Hà Nội, CA Thái Bình biểu dương thành tích xuất sắc mà các đơn vị trong điều tra, khám phá nhanh vụ án...”.
May cho công an HN, hung thủ chưa phải loại "cao thủ" nên các đ/c đã đạt được "thành tích xuất sắc" phá án trong vòng 48 giờ. 
Công an ta tài thật !

Thứ Bảy, 18 tháng 2, 2012

Thông báo

Gặp mặt xuân Nhâm Thìn K7 trường Nguyễn Văn Trỗi khu vực Hà Nội vào lúc 9h ngày 19/02/2012 tại số 7 Đào Duy Anh.
Rất mong sự có mặt của đông đủ của anh em k7 và các anh chị các khoá khác có thiện chí đến cùng chung vui với anh em K7.
TBLL_ Hoàng Mạnh THắng.

Thứ Năm, 16 tháng 2, 2012

Nhớ lại trò chơi “cảm giác mạnh” của lính Trỗi

Chuyện thứ nhất:
Hồi mới ở Quế Lâm- Trung Quốc về, lính Trỗi Khoá 8 tá túc tại doanh trại quân đội của đơn vị công binh tại Trung hà. Khu nhà WC là một dãy dài ở tận dưới chân dốc, từ trên đi xuống phải qua con dốc dài khoảng hơn 20 mét và độ dốc gần 45 độ. Không rõ là sáng kiến của bạn nào nghĩ ra một trò chơi mạo hiểm, đó là dùng ghế băng lộn ngược lại làm ván trượt. Cánh lính Trỗi cứ 2-3 thằng ngồi trên ghế, đứa ngồi đầu 2 tay bám vào chân ghế để cầm lái, đứa sau ôm bụng đứa trước, rồi cho ghế lao từ đỉnh dốc xuống chân dốc với tốc độ khá nhanh, cảm giác của những người ngồi trên ghế thật mạo hiểm, phấn khích (bây giờ được gọi là trò chơi cảm giác mạnh). Tôi còn nhớ cánh B2, Khoá 8 chúng tôi vào giờ nghỉ trưa, mấy thằng rủ nhau trốn ra để chơi trò “cảm giác mạnh”, có lần đang trên đường lao xuống dốc không hiểu vì sao ghế bị đổi hướng dừng lại, thế là lộn phộc, mấy thằng ngồi trên ghế đều văng ra ngoài, quần áo và người bị trầy xát chảy cả máu, thế mà không chừa vẫn tiếp tục chơi. Sau một thời gian, trò này bị thầy Xuyên B trưởng phát hiện ra, cấm không được chơi và doạ báo cáo đại đội để kỷ luật (vì vừa nguy hiểm đến người lại vừa thiệt hại tài sản của trường).
Chuyện thứ hai:
Cũng tại Trung hà, cứ buổi chiều nắng ấm sau giờ tự tu, lớp B2, khoá 8 chúng tôi thường ra bến phà nơi có xà lan neo đậu, bọn lính Trỗi thường nhảy “bông nhê” từ xà lan xuống nước, rồi thi nhau bơi lặn ngang qua đít xà lan (chiều ngang xà lan khoảng 4-5mét). Có lần tôi lặn qua chẳng hiểu sao bị lệch hướng (lặn theo đường chéo của xà lan) do vậy mãi không qua khỏi đít xà lan, cứ nhô đầu lên lại cộc vào đáy xà lan đau điếng và hết hơi đành phải uống no nước, cũng may sau đó lại ngoi lên mặt nước, thật là một phen hú vía - xuýt chết đuối.
Trên dòng sông này, giữa sông có một bãi bồi khá rộng, dân ven sông ra trồng cây ngô thành một vườn lớn. Một buổi chiều của ngày chủ nhật, tôi và 3 thằng bạn (bây giờ chẳng còn nhớ tên các bạn nữa) bàn nhau ra cù lao để ăn trộm ngô về nướng, thế là bọn tôi cùng bơi qua sông có lẽ đến hơn 150m mới tới cù lao, đến nơi mỗi đứa bẻ 5-6 bắp ngô rồi cho vào giữa áo may ô ( áo may ô dắt vào quần đùi để tạo khoảng trống để được ngô) sau đó cùng bơi về, một tay bơi một tay giữ áo khỏi bị ngô tuột ra. Song chẳng may trên đường bơi về lại gặp một chiếc ca nô lao đến, từ đằng xa nhìn thấy bọn tôi có người trên tàu đã quát tháo để tránh khỏi va vào ca nô, có lẽ do sóng lớn tạo ra khi ca nô đi qua đã làm tụt hết bắp ngô ra sông nên khi về đến bờ thì chẳng còn thằng nào giữ được ngô, thật là ngao ngán, song vẫn tự an ủi mình là cá kình vượt sông lớn./.

Các tộc người ở TQ

Chúng ta đều biết lá cờ của TQ có 5 ngôi sao (chứ không phải 6 như cán bộ nào đó đã từng “lầm lẫn”) thể hiện 5 dân tộc lớn đang sống trên đất TQ. Lớn nhất tất nhiên là người Hán rồi (sẽ trình bày sau) và 4 dân tộc lớn tiếp theo là:

1. Dân tộc Mông có hơn 5,8 triệu người, chủ yếu sống ở khu tự trị Nội Mông và các châu, huyện tự trị ở các tỉnh, khu tự trị như Tân Cương, Thanh Hải, Cam Túc, Hắc Long Giang, Cát Lâm, Liêu Ninh v.v. Đây chính xác là dân Mông Cổ tách ra gắn liền vào TQ sau khi Thành Cát Tư Hãn chiếm TQ.

2.Dân tộc Tạng có khoảng 5,4 triệu người chủ yếu ở khu tự trị Tây Tạng. Đó là một dân tộc có từ lâu đời trên cao nguyên Thanh Tạng. Dân này có ngôn ngữ tương tự Miama.

3.Dân tộc Mãn phân bố tại các địa phương toàn quốc, trong đó sống tập trung nhiều nhất tại đông bắc. Bọn này gốc là các bộ tộc Nữ Chân từng lập ra nhà Kim và sau này là nhà Mãn Thanh chiếm cứ TQ và bị Hán hóa.

4.Dân tộc Hồi - bọn này có nguồn gốc là dân Ả-rập và Iran đến định cư và hòa nhập với người Hán, bởi vậy có nhiều người theo cái tôn giáo có nét giống đạo Hồi – Islam. Dân tộc này có hơn 9,8 triệu người chủ yếu sinh sống tại khu tự trị Hồi Ninh Hạ tây bắc TQ. Các nơi khác ở TQ cũng có nhiều dân Hồi sống tập trung và tản mát, có thể nói dân tộc Hồi là dân tộc thiểu số phân bố rộng nhất TQ.

Ngoài ra còn có 52 dân tộc khác bị coi là thiểu số nhưng một số trong đó có số dân không thua gì mấy dân trên. Gồm:

Dân tộc Choang là dân tộc đông nhất trong các dân tộc được gọi là thiểu số TQ, chủ yếu sinh sống tại khu tự trị Choang Quảng Tây. Quế Lâm là thủ phủ của khu này. Dân này nói tiếng y như dân Tày của xứ mình nên hồi đó Chu tày k6 nói chuyện với tụi tàu thoải mái (trừ mấy từ tân tiến như: XHXH, CMVH …là khác)

Dân tộc Duy Ngô Nhĩ (còn gọi là Uyghur) có khoảng 8,4 triệu người sống chủ yếu ở khu tự trị Tân Cương, nơi còn gọi trong các sách cổ là Tây Vực. Tụi này có nòi giống lai Âu-Á, mũi cao, da trắng. Trước khi bị nhà Thanh xâm chiếm, từng có quan hệ với Đế quốc Ottoman (Thổ Nhĩ Kỳ).

Dân tộc Mèo có gần 9 triệu người, chủ yếu tập trung tại Quý Châu, Vân Nam, Tứ Xuyên, Quảng Tây, Hồ Nam, Hồ Bắc, Quảng Đông. Tụi này từng có quan hệ mật thiết với người Mèo VN vì thật ra chẳng khác gì nhau.

Dân tộc Di có hơn 7,7 triệu người chủ yếu phân bố tại Vân Nam, Tứ Xuyên, Quý Châu, Quảng Tây. Đây vốn là các bộ tộc được gọi là dân Chi, dân Khương từ miền Bắc di chuyển xuống phương Nam và hòa nhập với các bộ tộc phía Nam mà hình thành dân tộc mới.

Và 48 dân tộc khác là: Triều Tiên, Hách Triết, Đạt Hàn Nhĩ, Ha Ni, Thái, Ly Su, Ngoã, La Hu, Nạp Tây, Cảnh Pha, Ngạc Luân Xuân, Đông Hương, Thổ, Tát Lạp, Bảo An, Dụ Cố, Ca Dắc, Kan Kát, Tích Bá, Tát Gích, U Dơ Bếch, Nga, Tác Ta, Môn Ba, Lạc Ba, Khương, Bạch, Bố Lãng, A Xương, Phổ Mễ, Nộ, Độc Long, Đức Ngang, Cơ Nặc, Miêu, Bố Y, Động, Thuỷ, Kơ Lao, Dao, Mô Lao, Mao Nam, Kinh, Thổ Gia, Lê, Xa, Cao Sơn, Ngạc Ôn Khắc. Tụi này thì thiểu số thiệt.

Tuy các dân tộc gọi là phân bổ như vậy, nhưng thực tế dân Hán hiện nay sinh sống tràn lan và lấn át trong khắp các vùng được gọi là của dân tộc khác. Có thể thấy ở Khu tự trị Nội Mông được gọi là của người Mông và khu Hồi Ninh Hạ của người Hồi, thì người Hán ở đây chiếm tới 97%, Khu tự trị Choang Quảng Tây cũng có tới 62% là người Hán, vùng Tây Bắc TQ được coi là nơi gốc gác của dân Mãn thì người Mãn cũng chỉ có khoảng 7% dân số!

Vây còn dân tộc Hán thì sao? Dân Hán đông nhất - khoảng 1,2 tỷ người - chiếm hơn 91% dân số TQ. Thực ra dân Hán vốn có nhiều nguồn gốc khác nhau bắt nguồn từ các thị tộc Cửu Lê, Tam Miêu, Viêm Đế Thị, Hoàng Đế Thị, … sinh sôi nảy nở trong vùng Trung Nguyên và cho mãi tới khi Tần Thủy Hoàng thống nhất TQ, họ mới hòa hợp với nhau tạo thành dân Hoa Hạ rồi cho tới sau khi hòa hợp với dân Mông thời nhà Nguyên mới hình thành cái dân tộc mà họ tự gọi là Hán. Và vì thế dân Hán không phải là một dân tộc thuần nhất mà có bao gồm 8 tộc người chính (còn các tộc nhỏ không tính) vì họ có ngôn ngữ không giống nhau, khi nói chuyện không hiểu nhau và có sự khác biệt văn hóa rất rõ nét. Ngay các món ăn Hán cũng mang đặc thù “Nam ngọt, Bắc mặn, Đông cay, Tây chua” với các hệ món ăn lớn là Hồ Nam, Tứ Xuyên, Đông bắc, Quảng đông, Giang Tô, Phúc Kiến, …

8 tộc dân Hán bao gồm:

1. Đông nhất là dân Hán sống ở khu vực rộng lớn từ phía bắc kéo dài tới tây nam TQ tạm gọi theo ngôn ngữ của họ là người Hán Quan Thoại (tiếng nói của quan). Dân này có khoảng 867,2 triệu người hiện đang thống trị toàn bộ TQ. Dân này tự coi mình là trung tâm (Trung Quốc: nước trung tâm) còn xung quanh là Nam Man, Đông Di, Tây Mọi, Bắc Rợ.

2. Tiếp đến là dân Hẹ (hay còn gọi Gia Khách hay Hakka). Đây chính là một bộ phận người Hán cổ không chịu đồng hóa với các dân tộc khác nên đã lần lần di chuyển xuống miền Nam. Tới nay họ sống chủ yếu ở một phần Quảng Đông, tây Phúc Kiến, Giang Tây, nam Hồ Nam, Quảng Tây, nam Quý Châu, đông nam Tứ Xuyên, các đảo Hải Nam và Đài Loan. Dân tộc này có khoảng 34 triệu người.

3. Dân Ngô sống ở Thượng Hải, phần lớn tỉnh Triết Giang, miền Nam tỉnh Giang Tô, tỉnh Giang Tây, một phần Phúc Kiến và phía Bắc Hồng Kông. Dân số khoảng 77 triệu người.

4. Dân Tương hầu hết sống ở Hồ Nam, có khoảng 67 triệu người. Mao chính là người dân này.

5. Dân Quảng Đôngcó khoảng 71 triệu người sống tại các vùng Đông Nam của Trung Quốc, Hồng Kông, Ma Cao. Ngôn ngữ của dân này gọi là “Việt ngữ”. Đây chính là dân “Bách Việt” mà nhiều người cho là “bà con” với dân mình.

6. Người Mân Nam thuộc tộc người Mân. Người Mân được chia chủ yếu thành 2 loại lớn là Mân Nam và Mân Bắc (vì thật ra còn có Mân Đông, Mân Tây nữa). Người Mân Nam sống chủ yếu tại Phúc Kiến, khu vực Sán Đầu (Triều Sán – Triều Châu), bán đảo Lôi Châu ở tỉnh Quảng Đông, cực Nam của tỉnh Triết Giang, phần lớn Đài Loan và phần lớn Hải Nam. Họ có 49 triệu người. Đây là tộc người di cư nhiều nhất. Rất nhiều người Mân Nam hiện sống tại các nước Đông Nam Á. Người Tiều ở Chợ Lớn là dân này.

7. Dân Mân Bắc: Tuy gọi là Bắc, nhưng dân này sinh sống ở miền Trung và Nam tỉnh Phúc Kiến. Dân số khoảng 10,3 triệu.

8. Người Cám sinh sống tại miền Trung và Bắc Giang Tây, miền Đông Hồ Nam, An Huy và Hồ Bắc. Họ có khoảng từ 30 triệu người.

Như vậy, nếu chỉ tính các tộc người lớn thi ở TQ có 16 tộc người có ngôn ngữ, văn hóa khác nhau còn chính trị thì đều do dân Hán Quan Thoại giống như người Nga ở Liên Xô trước kia vậy.

17/02/1979

Người lính đầu tiên ngã xuống trước cuộc tấn công của Trung quốc trên biên giới phía bắc tháng 2/1979 - LÊ ĐÌNH CHINH
Chúng tôi là đồng đội của Lê Đình Chinh - Sáng tác: Phạm Tuyên

Thứ Tư, 15 tháng 2, 2012

Thơ mới của Sùng Hải, xuân 2012



Câu lạc bộ Sông Hồng
Câu lạc bộ của tôi
Có khoảng 20 người
Đa phần là doanh nghiệp
Cùng công chức chịu chơi
Yếu thì được cho chấp
Thua 50 điểm Lô thôi

Sự kiện và bình luận - TIÊN LÃNG nóng và lạnh

Có sự tham gia của TS Đặng Kim Sơn (K6), Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển NNNT.
 

Thứ Ba, 14 tháng 2, 2012

Vụ Đoàn Văn Vươn qua ý kiến của một nông dân Tiên lãng

Trang Ba Sàm cũng bị chặn bởi một số nhà cung cấp dịch vụ Internet tại Việt nam, tại một số nơi có thể khó truy cập. UT xin đăng lại các bác tham khảo : Ý kiến của một độc giả người Tiên Lãng trên trang Ba Sàm. Bác nào "ngại" hoặc không muốn đọc xin cứ tự nhiên bỏ qua.
ABS: Đây là phản hồi của một độc giả lấy bút danh là “Nông Dân”, đã được BS biên tập, bổ sung ghi chú, hình ảnh đôi chút, xin đăng lên để thêm thông tin về vụ việc thu hút sự quan tâm hiếm có của đồng bào cả nước chỉ trong một thời gian ngắn.

NÔNG DÂN
Là người đang sống ở Tiên Lãng, Nông dân tôi cố đưa ra cái nhìn khách quan nhất về sự kiện Đoàn Văn Vươn. Để tránh một phản hồi quá dài, tôi sẽ chia làm ba phần và nhờ AnhBaSam lần lượt gửi cho những ai quan tâm.
Phần 1: Đất và người Tiên Lãng (comment lúc 08:42 ngày 29/01/2012).
Phần 2: Quá trình khai thác bãi bồi ven sông, biển và cái gọi là thu hồi của huyện Tiên Lãng (comment lúc lúc 09:26 ngày 30/1/2012).
Phần 3: “Trấn áp tội phạm”, “Bảo vệ hiện trường” và cách xử lý hậu quả của lãnh đạo Hải Phòng.

Đã làm quan là phải đàng hoàng!

Qua vụ việc ở Tiên lãng, Hải phòng dư luận thấy được bộ mặt của lãnh đạo và bộ máy chính quyền Hải phòng vì nhân dân phục vụ..."hết lòng" .
Hôm nay trên Sài gòn TT online có bài trả lời phỏng vấn của ông Nguyễn Sự Bí thư Thành ủy Hội an - Quảng nam, thấy được chân dung của một Bí thư vì dân như thế nào.
SGTT.VN - Tự nhận là người… thiếu văn hoá nhất Hội An, nói to nhất Hội An, con người bén nhọn, nhạy cảm đến quyết liệt ấy suốt 30 năm qua đã sống chết với Hội An, để gìn giữ cho được một không gian sống vừa xưa cũ, vừa hiện đại. Giữa không gian liêu trai của ngày Hội An ở Sài Gòn (10 – 12.2), ông đọc cho tôi nghe bài thơ của Chế Lan Viên: 
Yêu ở đâu thì yêu 
Về Hội An xin chớ
Hôn một lần ở đó
Cả đời vang thuỷ triều...
"Trải qua nhiều đời lãnh đạo, Hội An tự hào vì một đội ngũ lãnh đạo trong sạch. Chưa có một đồng chí nào lợi dụng chức quyền lấy một tấc đất của dân. Bộ máy chính quyền hoạt động trơn tru nhờ không ai lợi dụng việc công sách nhiễu, tước đoạt của dân.ĐỌC TIẾP

Những món quà của ngày Valentine

Tại sao người ta lại tặng nhau thiệp, hoa hồng và chocolate ngày lễ tình yêu?
Sưu tầm
Chocolate, hoa hồng và thiệp là 3 món quà không thể thiếu trong lễ tình nhân rồi . Nhưng tại sao 3 món quà này theo truyền thống được các cặp tình nhân lựa chọn này cho người mình yêu thì không phải ai cũng biết.

1- Lý do tặng chocolate :
Có rất nhiều truyền thuyết về ngày lễ Valentine, nhưng dù truyền thuyết đó là gì thì ngày 14/2 đã trở thành ngày để người ta trao yêu thương, ngày mà các cặp tình nhân trao nhau những món quà ngọt ngào, những bữa tối ấm áp hay những nụ hôn say đăm,... ngày mà bất kể bạn là ai, bạn kỷ niệm ngày đó như thế nào thì chocolate vẫn là món quà không thể thiếu mà những người đang yêu mong đợi.

Thứ Bảy, 11 tháng 2, 2012

TELEGRAPH: Rộ tin đồn Đại tướng Kim Jong-un bị ám sát

Thứ bảy 11/02/2012 11:35
(GDVN) - Theo các thông tin lan truyền trên mạng, nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã bị sát hại trong chuyến thăm Đại sứ quán Triều Tiên tại Bắc Kinh.
 Trên Twitter và mạng xã hội phổ biến nhất Trung Quốc Weibo ngày 10/2 đã tràn ngập những tin đồn cho rằng đại tướng, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã bị ám sát chỉ hơn 1 tháng sau khi lên cầm quyền...ĐỌC TIẾP

Món ngon xứ Bắc ( tiếp )

Đúng là “Còn tiếp“ cho đến ngày xưa “ ạ. Xưa, là ý nói đến cái thời bao cấp thôi chứ xưa nữa thì người viết bài này còn chưa có trên đời. Cái thời của gồng gánh và những chiếc xe đẩy.
Ngày ấy, cư dân quanh hồ Trúc Bạch thường thấy một bác già bán “nộm bò khô” bằng chiếc xe đẩy trên phố. Cái xe của ông được làm bằng gỗ lim cứng, chắc. Màu nước gỗ của thân xe chỗ bóng nhẫy nhờn mỡ, chỗ mốc mờ két bụi. Thân xe được quàng một sợi dây thép, giắt lên nó là vài cái nghế đẩu nhỏ cũ mòn. Nửa trên được chụp bằng một khung kính cũng xỉn mờ hơi mỡ. Chiếc xe thật cũ, cũ hơn cả chủ nhân của nó, bên trong là thịt bò khô, đu đủ xanh nguyên trái đã được gọt vỏ cùng những chai lọ, bát đĩa lỉnh kỉnh của một “nhà hàng“ di động. Cái xe di chuyển được nhờ bốn bánh sắt han gỉ, quay ẽo ẹt ngèn ngẹt lăn trên đường phố.
Chiếc xe cùng chủ nhân của nó đi những đâu ở Hà Nội không biết (có lẽ ra cả Bờ Hồ nữa chăng mà HMK6 trông thấy), nhưng cứ tầm 4 giờ chiều là nó dừng lại ở ngõ Yên Ninh. Ghế cài trên xe được quang xuống vỉa hè, bắt đầu loạch xoạch tiếng kéo cắt khô bò, xột xoạt tiếng bào đu đủ _ Điểm bán nộm bò khô ở ngõ nhỏ ngày bắt đầu hoạt động như thế. Thực khách lác đác mò đến, họ là lính xuất ngũ về chưa có việc làm, sinh viên ra trường chờ phân công tác, những thành phần rách việc phật phờ túi rỗng, về chiều tối thêm một vài công chức quèn, tất cả họ đều là khách quen, người bán người mua đều biết tên nhau. Có ai đó thèm nộm thịt bò khô muốn rủ bạn bè đi ăn, họ thường nói :
Ra nộm ông Bích _ Cách gọi đã thành quen chẳng ai muốn sửa.
Ông Bích bán nộm ở góc ngõ Yên Ninh cũng chẳng được nhiều, mỗi chiều độ mươi, mười lăm đĩa là cùng, kể cả bán chịu cho thiếu nợ. Chẳng hề gì, ngày kiến lời vài đồng là đủ sống nên ông cứ vẫn vô tư vừa bán vừa tán dóc, trò chuyện với khách ăn. Đôi khi ngồi ăn còn được nghe ông kể chuyện xưa cũ thời Tây, thì biết ông làm nghề này từ bé, cái xe cũ kỹ đang dùng là do cha ông để lại. Kề kà mải chuyện có khi nộm làm chậm khách kêu, ông vẫn thủng thẳng tay bào đu đủ, miệng nạt lại khách :
- Đến sau mà đòi có ăn ngay à, xếp hàng đợi nhá !
- Ông Bích hôm nay giở giọng mậu dịch viên nhé ! Khách chọc lại.
Khách với ông vẫn đùa chọc nhau như thế, rồi cùng nhau cười khà khà, thực sự chẳng ai sốt ruột hay khó chịu vì phải chờ.
Nộm ông Bích ngon vì nhiều lẽ.
Có lẽ vì ông dùng đu đủ tươi, khi có khách ăn ông mới bắt đầu bào đu đủ thành sợi.
Có lẽ vì miếng Lim ông làm nhỏ, tẩm ướp kỹ, sấy đủ thời gian nên nó khô đều từ ngoài vào trong, không bị cứng ngoài, ướt trong.
Có lẽ vì ngày đó chỉ có rau hữu cơ, ruộng rau thơm ven đường Láng chưa bị biến thành chung cư và tương ớt còn sạch không bị pha hoá chất .
Có lẽ cuối cùng là hồi đó ai cũng nghèo, lâu lâu mới ra thăm được ông Bích. Phàm cái gì ít hiếm, thi thoảng mới được ăn là ra ngon.
Cái ngon nộm ông Bích nhiều người chưa quên nhưng ông không còn sức đẩy xe nữa, việc bán nộm giao lại cho mấy đứa con.
Lũ con ông nối nghiệp nhưng chê cái xe cổ lỗ của ông không dùng. Mấy đứa sắm nào thúng, nào mẹt chiều chiều chở bằng xe ra ngã tư Hàng Bún – Quán Thánh bán hàng. Những lúc khoẻ ông vẫn ra ngã tư ấy xem lũ con hành nghề, thấy khách đông nghịt, ba thằng con trai như vâm, xoay trở tíu tít mà làm hàng không kịp. Đu đủ phải bào sẵn từ nhà hàng rổ mà hàng vẫn thiếu. Lũ con ông phải cải tiến thêm bớt nhiều công đoạn mới đáp kịp phục vụ khách. Những thay đổi như vậy không biết có làm ông vui hay buồn ( ?)
Lượng khách ngày một đông, một ngã tư đường phố không đủ chỗ chứa những mẹt nộm khô bò, các con ông tách ra làm riêng mỗi anh một góc nhưng chẳng ông nào rời phố Hàng Bún.
Nói mạn Hàng Bún cũng bởi giờ này có những ba hàng nộm vỉa hè của ba anh em con ông Bích. Ông anh cả bán ở chỗ ngã tư Quán Thánh, cậu thứ hai bán ở đầu Phan Đình Phùng và chú út bán ở góc ngã tư Phạm Hồng Thái. Phong cách và thực đơn của họ na ná nhau bởi hồn cốt của các món nhậu này vẫn là “nộm ông Bích” truyền lại.
Ông Bích giờ đã là người thiên cổ, nóm ngon xưa của ông bán vẫn được con cái ông tiếp tục phát triển. May mắn làm sao nộm bò khô hôm nay vẫn còn không như táo dầm, bánh gối và rất nhiều món ngon xưa khác nay không còn nữa.

Thứ Sáu, 10 tháng 2, 2012

Toàn văn kết luận của Thủ tướng về vụ cưỡng chế ở Tiên lãng

Kết luận của TT như thế này thì rõ quá rồi. Quan trọng là cái việc thực hiện xử lý nó sẽ ra sao. Nghe nói: "Thủ tướng còn mở rộng ý kiến tham khảo đến các đại sứ hoặc phó đại sứ, hoặc tham tán chính trị các nước xin ý kiến phản hồi về kết luận Thủ tướng". Thế mới thấy ảnh hưởng của vụ Tiên lãng đến uy tín quốc gia lớn biết chừng nào. 

Chiều 10/2, tại Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chủ trì họp về vụ việc cưỡng chế thu hồi đất trên địa bàn xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng. 
Tham dự cuộc họp có lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Thanh tra Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thông tin và Truyền thông, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Ban Tuyên giáo Trung ương, Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội, Ban Dân nguyện của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; Hội Nông dân Việt Nam, Bí thư Thành uỷ Hải Phòng và Chủ tịch UBND TP Hải phòng.

Sau khi nghe báo cáo tổng hợp chung của Văn phòng Chính phủ và các ý kiến phát biểu của các đại biểu dự họp,  Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có ý kiến kết luận như sau:

CUỐI CÙNG LÀ THẾ NÀY ĐÂY

Bà Trần Ngọc Sương được khôi phục sinh hoạt Đảng

Cập nhật lúc :2:05 PM, 09/02/2012

(ĐVO) Sáng nay (9/2/2012), tại Văn phòng Đảng ủy khối Doanh nghiệp (DN) - Thành ủy Cần Thơ, trước sự chứng kiến của Bí thư Đảng ủy Nông trường Sông Hậu Diệp Hữu Minh; đại diện Đảng ủy khối DN - Thành ủy Cần Thơ đã tổ chức công bố và trao Quyết định phục hồi sinh hoạt Đảng đối với nữ Anh hùng Lao động, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên giám đốc Nông trường Sông Hậu Trần Ngọc Sương.

Tin liên quan:

>> Đình chỉ mọi hoạt động tố tụng với bà Ba Sương

>> Ba Sương, những ngày trong sóng dữ

>> Ba Sương, những ngày trong sóng dữ (2)

Theo Phó Bí thư Đảng ủy khối DN - Thành ủy Cần Thơ Bùi Thanh Hải: “Đảng ủy khối thực hiện theo đúng trình tự thủ tục về công tác tổ chức như Điều lệ Đảng quy định, trên cơ sở căn cứ Quyết định số 46-QĐ/TW, ngày 01/11/2011 của Ban Chấp hành Trung ương; và Quyết định 56/QD/KSĐT, ngày 17/01/2012 của Viện KSND thành phố Cần Thơ về việc đình chỉ vụ án (miễn truy cứu trách nhiệm hình sự) đối với bị can Trần Ngọc Sương về tội “lập quỹ trái phép”.

Như vậy, sau gần 4 năm bị đình chỉ sinh hoạt Đảng, được hưởng chế độ nghỉ hưu trước khi khởi tố vụ án, khởi tố bị can và chỉ 20 ngày sau khi được “Đình chỉ mọi hoạt động tố tụng”, Đảng viên Trần Ngọc Sương đã trở lại hàng ngũ tiên phong của đất nước.

Công dân - Đảng viên Trần Ngọc Sương nói lời cảm ơn đối với Tổ chức Đảng, hứa tiếp tục phấn đấu, trau dồi và giữ gìn phẩm chất, lý tưởng trong sáng của Đảng.

Dịp này, với tư cách đầy đủ của một Đảng viên, bà Trần Ngọc Sương cũng yêu cầu Đảng ủy khối DN tăng cường sự quan tâm có tình, có lý đến những trường hợp Đảng viên bị coi là “có nghi vấn” để tránh tình trạng oan sai, đáng tiếc khi nghi vấn chưa được kết luận rõ ràng.

Thứ Năm, 9 tháng 2, 2012

Món ngon xứ Bắc

Có anh bạn Hà Nội nói chuyện đi sửa máy ảnh, sửa xong anh không về phụ giúp vợ việc nhà mà lại tạt vô quán nhậu vỉa hè, ngồi lai rai. Anh chụp cái mẹt nộm khô bò thì mới rõ phần việc sửa máy ảnh của anh chưa xong thật, còn phải công đoạn cuối nữa chứ, người ta gọi là nghiệm thu hay kiểm định chi chi đó. Coi hình thì biết máy anh đã tốt, nét lắm! Nhưng anh đã vô tình khoe khéo một món ngon của người xứ Bắc.
Ngó cái mẹt nộm khô bò mà nhớ, nhớ những chiều hè nóng nực bức bí, nhớ một tối đông lạnh khi gió Bấc tràn về, nhớ con phố cũ, nhớ đám bạn vẫn thường tụ bạ quanh vỉa hè bên mẹt nộm khô bò, chén anh chén chú, bỗ bã ồn ào…Chẳng thanh tao lịch lãm gì mà đau đáu nhớ - Tệ thế ! Nhớ ai không nhớ lại nhớ Nộm bò khô bao giờ (?)
Nộm khô bò không chỉ riêng Hà Nội mà nhiều nơi có, chắc ở đâu cũng rứa, công thức là: khô bò cắt vừa miếng rắc trên nền đu đủ hay xu hào được bào thành sợi, thêm chút rau thơm, rồi nước chua ngọt mặn và sau chót là tương ớt - Là đĩa nộm khô bò. Tuy nhiên, khi ăn sẽ thấy mỗi nơi mỗi vị, rất khác nhau. Cái sự khác này không chỉ được phân định theo khẩu vị vùng miền mà ngay mỗi nơi bán cũng có cái rất riêng của mình - Bí quyết pha chế, tẩm ướp của từng người bán hàng mà ta kêu là “ Gia truyền “ đó.
Nộm khô bò Hà Nội có rau nền là đu đủ tươi, rau thơm thì người ta cho húng, mùi, kinh giới...Riêng khô bò ở Hà Nội không chỉ có phần thịt của con bò mà nhiều bộ phận trong con bò được người ta tẩm ướp sấy khô. Nếu thực khách kêu nộm: lim (thăn), lách (lá lách), pín (quá dễ hiểu), sụn (cuống họng)..v.v .thì sẽ có một đĩa nộm khô bò theo ý mình. Vị nào dễ tính, không kiêng cữ thì cứ gọi một đĩa "Tá Lả" là đủ hết các thứ khô của con bò mà người bán có.
Nói nộm khô bò Hà Nội ngon, rất đặc biệt chẳng sai vì rất nhiều người thích nó, không chỉ có dân nhậu mà phần đông người Hà Nội không phân biệt tuổi tác đều ưa, kể cả mấy anh chị Tây bụi. Hà Nội nhiều người biết có hai nơi bán nộm khô bò là Cầu Gỗ và mạn dọc phố Hàng Bún.
Ở Cầu Gỗ có vẻ nổi tiếng hơn vì nằm ngay bên Bờ Hồ, nơi lúc nào cũng nườn nượp người qua lại. Khách ghé đây ngoài cư dân phố cổ còn có Tây ba lô và rất đông học sinh, sinh viên. Ở đây thực khách dùng ít rượu bia hơn và không ngồi lâu vì sau đó có thể họ còn phải đi đâu đó. Nói chung ở Cầu Gỗ thực khách đến như một điểm dừng chân, thưởng thức nộm khô bò, thoảng qua, hương hoa như chiêm nghiệm vậy.
Khô bò mạn Hàng Bún thì khác, đa phần thực khách là dân nhậu, nên ở đây người ta dùng nhiều rượu , bia hơn và cũng ngồi lâu hơn. Nơi đây là điểm tụ về của thực khách mượn bia, mượn nộm nhâm nhi, để chia sẽ nhưng rối rắm, vui buồn trong cuộc sống mỗi ngày, hay như anh bạn mình kia đến nhâm nhi mừng cho cái máy chụp hình lớn tiền được “hồi sinh”. Phê phê rồi thì ai về nhà nấy hoặc giả có đi đâu tiếp nữa thì đó là ý anh bạn "Rượu" nó xui khiến dẫn đắt đó thôi.
( còn tiếp )

Thông tin đa chiều về vụ Tiên lãng

- Những bất ngờ qua vụ Tiên Lãng 
Tác giả: Viết Lê Quân 
Bài đã được xuất bản.: 4 giờ trước
"Công tâm mà xét, đây là lần đầu tiên từ sau vụ việc Thái Bình năm 1997, báo chí được tự do đến như thế. Sự cởi mở này xuất phát từ những nguyên nhân nào? Rõ ràng đã có một sự thay đổi về nhận thức, về sự xem lại "lòng tin của nhân dân đối với Đảng và chính quyền" từ những cấp cao nhất của lãnh đạo Đảng và Chính phủ"...(Nguồn)
Những sự việc chưa có tiền lệ

Vào những ngày đầu tiên nổ ra vụ việc Đoàn Văn Vươn, có lẽ ít ai ngờ tới một kịch bản khuấy động dữ dội từ Tiên Lãng sẽ như một sóng dung nham tràn lên miền đồng bằng dư luận khắp cả nước như thời điểm hiện nay.

D’vít – Thằng bạn tôi

Thằng bạn tôi còn có bộ dạng thuộc loại có lẽ được anh em đánh giá là “lý tưởng” nên đặt cho cái tên D’vít – Cái tên chẳng biết có phải ám chỉ đến thần David không? (tượng thần người đàn ông mẫu mà tụi mình được biết đến sau một giờ học vẽ của thầy Lực). Mà trông nó cũng đúng là “người mẫu” thật nếu ngực nở thêm một chút, chân thẳng hơn một chút và … mỗi thứ thêm một chút ….
Nhưng đó chỉ là “nước sơn”, chớ nó chánh hiệu là dân “trèo me, trèo sấu Hà nội”. Hồi ở Y Trung, mỗi khi đá cầu bị văng lên mắc trên cây là nó xắn quần trèo lên lấy cầu ném xuống chứ chẳng phải lượm … dép (thằng khác) ném mà chẳng mấy khi thấy cầu rơi, chỉ có dép mắc lại trên cây thì có. Nhìn nó leo, dù cây to, cây nhỏ cũng thấy thoăn thoắt, nhẹ nhàng như mình đi trên mặt đất vậy. Hèn nào hồi ở Quế Lâm nó ăn được nhiều trái cây (có lẽ) nhất trường!
Có một lần, có 1 đứa trong lớp thì thầm hỏi tôi: Nếu người ta bắt mày phải ăn cứt một thằng trong lớp mình thì mày chọn đứa nào? Tôi ngớ mặt ra nhìn nó: Không ăn! … Thế còn mày? – D’vít. Nó trả lời chắc nịch – Tại sao? – Vì nó ăn trái cây nhiều nên cứt có vẩy sừng. Ít thối nhất! - !!!???
Hồi lớp 8 ở Hưng Hóa có tiết Thể dục của thầy Trần Sinh học leo dây. Một sợi dây thừng to buộc ngang giữa 2 gốc cây cách mặt đất khoảng hơn 1m, rồi từng đứa dùng cả tay và chân đu lên, leo qua leo lại. Còn có bài khác là níu lấy cái dây thừng đã buộc sẵn trên cửa sổ để leo lên. Hồi đó tôi chẳng hiểu vì sao phải học mấy thứ này. Thật quá dễ! Trong bài dây buộc trên cây thòng xuống, có đứa còn không thèm dùng chân mà cứ gập “ke” bụng mà leo lên bằng 2 tay (bị thầy la cho một chập mới thôi). Mãi sau này xem mấy cái phim Mỹ mới biết thì ra trên đời này cũng có khối người leo không được. Có lẽ vậy mà thầy Sinh cứ tấm tắc: Học trò trường này giỏi! Nhưng tới bài leo cây thì không phải đứa nào cũng làm được. Cây nhỏ thì còn dễ, chớ với cái cây lớn thì … chỉ có thằng bạn tôi là lãnh điểm 5 cái rụp! May mà vụ leo cây lớn chỉ là để thầy đánh giá cho thêm điểm khuyến khích chớ nếu không, khối thằng (trong đó có tôi) “chết” là chắc.
Đó, thằng bạn tôi hay như vậy đó! Chẳng hiểu tới giờ, U60 rồi nó có còn dám “trèo me, trèo sấu” nữa hay chỉ nhìn đứa khác trèo cũng đã thấy “choáng” rồi? … Cấp cứu, cấp cứu!
Hình: D’vít và David – đã chắc ai hơn ai?

Thứ Tư, 8 tháng 2, 2012

Ai bảo tên là Vươn?

Tác giả: Nguyễn Phương
Bài đã được xuất bản.: 08/02/2012 05:00 GMT+7 trên TuanVietnam.net

"Cây muốn lặng, gió chẳng đừng. Với câu chuyện của Đoàn Văn Vươn, người dân lương thiện không biết đặt chút niềm tin mong manh còn sót lại vào đâu." ĐOC TIẾP
Ông Đoàn Văn Vươn tại cơ quan điều tra
Đọc thêm: Tiên Lãng: Ngày kia Thủ tướng đến, hôm nay "em... về làng"

Xem báo Quân đội ND viết về Bạn Trỗi

Nhạc sỹ Trần Bắc Hải: Một tấm lòng với biển đảo quê hương
QĐND - Thứ Ba, 07/02/2012, 21:42 (GMT+7)
QĐND Online - Tôi viết giới thiệu về nhạc sỹ, tiến sỹ Trần Bắc Hải và ca khúc "Hải đội Hoàng Sa" của anh. Xuân này, tại Hải Phòng, tôi có dịp gặp gỡ vợ chồng người nhạc sỹ tài hoa ấy và được biết thêm nhiều ca khúc về biển, đảo và người lính Hải quân do anh mới sáng tác gần đây...XEM TIẾP

Nhạc sỹ Trần Bắc Hải và vợ tại Hải Phòng

Thứ Ba, 7 tháng 2, 2012

Chuyện vụn

Quay đi quay lại đã 1 năm, bằng này năm ngoái, đúng rằm tháng giêng, cha tôi về với tiên tổ. Hôm qua nghỉ việc ở nhà làm giỗ đầu cho cụ, hơn 2 giờ chiều mọi việc cũng xong, họ hàng khách khứa về hết, thấy chống chếnh dắt xe ra...lượn phố.
Cách mấy tháng trước theo chân Tổng quản HT được hội  "quân hành" rủ thăm quan "rì sọt" Flamingo trên Đại lải, thấy cảnh đẹp hỉ hả bấm máy liên tục nghĩ rằng chuyến này sẽ có bộ ảnh đẹp, về nhà giở ảnh ra xem, thôi rồi bức nào cũng có "liễu rủ" góc ảnh. Do cẩu thả không bảo quản cẩn thận,  máy và ống kính bị ẩm mốc, biết gì mà sửa, lơ mơ không khéo "lợn lành thành lợn què", lượn lên Tràng thi mang ra thợ cho lành. Nghề có khác, ngồi chờ gần tiếng đồng hồ, cậu thợ sau khi tháo máy, lau chùi sạch sẽ nhắc: "chơi thứ này, việc đầu tiên bác phải lo chống ẩm thật tốt! không cẩn thận không được". Mới thấm thía sự cẩn thận mà TQ HT đã từng nhắc. Có ngay...1 box nhựa của Thái hơn 100k với 200k 1 hộp hút ẩm cắm điện...đã tạm yên tâm.  Xong việc còn sớm, đã mấy tháng Hà nội không có nắng, trời nắng đẹp lượn vài vòng phố, qua phố HC thấy lão Tr (K3) đã hưu, đang ngồi ngắm phố, dừng xe xuống "buôn" với lão dăm câu chuyện.
Cuối chiều có phone của người bạn, rủ lên phố Phạm Hồng Thái nhậu nộm & Lim, một ý kiến nên được hưởng ứng. Cũng ít khi nhậu vỉa hè HN, chỗ nhậu chỉ là một quán nộm dân dã trên vỉa hè nằm cạnh ngã tư Hàng Bún - Phạm Hồng Thái. Nộm Lim trên phố Phạm Hồng Thái có vẻ được nhiều dân nhậu thích, thậm chí còn là món khoái khẩu, chỉ cần vài chiếc ghế nhựa, một
cái mẹt con con để đặt đồ ăn, dân nhậu đã có một chỗ ngồi lý tưởng để vừa nhâm nhi vừa tán gẫu. Quán nộm & lim cũng có nhiều món ăn kèm khác như dạ dày, lá lách, gân...dễ cho khách lựa chọn. Biết mình có bộ nhai kém, bạn gọi một đĩa nộm, kèm với một đĩa "tá lả" tức là thập cẩm các món, để có thể thưởng thức tất cả những món của quán. Không uống lấy được, nhâm nhi chai bia với chút nộm tại quán Lim, ngắm nhìn phố phường cũng thư thái.

Thứ Hai, 6 tháng 2, 2012

Phi đi Phi

Hôm rồi "trốn" tết đi chơi vì ở nhà đi chúc tết "lỗ" quá (toàn phải lì xì con người ta, còn con mình ko có để "lại quả". Hì hì!). Vậy là bay đi Philippin. Mời AE xem clip "Phi đi Phi" sau đây.

Thứ Bảy, 4 tháng 2, 2012

Nuôi chó

Ngô Sơn kể, Hameo ghi

Hồi ở Đại từ, có cái “mốt” nuôi chó. Trung đội nào cũng nuôi một con với đủ thứ tên nào Ky, nào Vàng …. Lúc đi chơi, đi học mấy con chó cũng chạy theo vui đáo để. Vào lớp thì tụi nó chạy chơi ở ngoài. Mấy đứa trong lớp nhìn ra chẳng biết thầy giảng cái gì. Mỗi khi họp đại đội là lúc mấy con chó “tụ họp”, đùa giỡn làm mấy thầy nhiều khi bực tức mà không làm gì được.

Có lẽ đó là lý do mà có một hôm bỗng có lệnh đại đội đem mấy con chó đi làm thịt. Thế là nhốn nháo cả lên. Mấy đứa dắt chó đi trốn quyết không cho đại đội bắt. Nhưng chỉ được vài ngày thì cũng phải mang về “đầu thú”.

Tới bữa làm thịt mấy con chó, có mấy đứa khóc rưng rức và “thề” không ăn cơm bữa đó. Nhưng tới bữa đói bụng thì chẳng thiếu đứa nào. Lên mâm, sau một chút lưỡng lự đứa nào cũng thò đũa gắp với câu: đây là thịt con Vàng (bọn nuôi con Ky) hay đây là con Ky (với bọn nuôi con Vàng).…Rồi mâm chén cũng sạch banh!

Mấy đứa lẻn vào bếp mang ruột, lòng … con chó về, đào hố chôn xuống, rồi lại còn lấy đất sét làm bia cắm xuống đó, viết mấy chữ lênđại loại như “Thương nhớ Vàng”, “Tưởng nhớ Ky” … trông cũng có vẻ lắm. Rồi sau mỗi bữa ăn, thay vì mang cơm về cho chó như trước kia thì nay về ngang qua “mộ” kêu: Ky ơi!, Vàng ơi!

Được vài bữa, chỗ chôn bốc mùi nồng nặc vì thật ra bọn trẻ con chỉ đào đào bới bới xuống khoảng 1 tấc rồi chôn. Vậy là la lối um sùm, chẳng thằng nào bén mảng tới. Sau này đào giao thông hào, hầm trú máy bay thì cái đám “mộ” đó cũng biến mất từ lúc nào không nhớ nữa.

Thật là một thời trẻ con của đám tướng tá, giám đốc ngày nay!

N.S.

Thứ Tư, 1 tháng 2, 2012

Hàng Việt gắn công nghệ Tây= Hiệu quả cao!

Hoài bão cơm kẹp quốc tế của ông chủ 8X

Thương hiệu VietMac được định giá 2,25 triệu USD sau 10 tháng thành lập đang là động lực để doanh nghiệp này quyết thực hiện ước mơ mang thương hiệu "cơm kẹp" ra thị trường thế giới.

Sáng 1/2, cửa hàng cơm kẹp đầu tiên của hãng đồ ăn nhanh mang thương hiệu Việt - VietMac khai trương ở TP HCM. Kế hoạch Nam tiến này được hãng triển khai sau gần một năm phát triển 5 cửa hàng tại thị trường Hà Nội. Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, nhiều doanh nghiệp đang co cụm, thu hẹp quy mô, cắt giảm đầu tư, việc mở rộng hoạt động tại thị trường phía Nam được lãnh đạo VietMac nhìn nhận là bước đi mạo hiểm nhưng nếu thành công thì hiệu quả thu về sẽ lớn.
Giám đốc điều hành VietMac - Nguyễn Thành Dương chia sẻ: "Sau Nam tiến sẽ là kế hoạch địa phương hóa - đưa cơm kẹp đến nhiều vùng miền của tổ quốc rồi tiến tới mục tiêu đưa thương hiệu ra nước ngoài".
Cái tên "Cơm kẹp" được biết đến từ 10 tháng trước, khi cửa hàng đầu tiên mang tên VietMac khai trương tại Hà Nội. Nhưng VietMac thực sự trở thành tâm điểm chú ý cách đây gần 2 tháng khi lần đầu tiên thương hiệu non trẻ này được định giá 2,5 triệu đôla Mỹ - con số cao gấp 10 lần giá trị đầu tư ban đầu.