Trong bữa nhậu ở “quán gió” của anh TM, không nhớ ai đó đã nói về cách đánh giá cán bộ của dân miền Tây: “ Thằng đó tư cách tốt, có năng lực nhưng khó thăng tiến vì năng lực nhậu hơi đuối”. Câu nói vui làm tôi hơi bị “sốc” và thế là nghĩ ngay đến chuyện tìm hiểu về nhậu. Song le có quá nhiều thứ liên quan đến nhậu nên tôi nghĩ chỉ nên tập trung vào một cái gì tiêu biểu nhất mà thôi.
Phàm là trên thế gian này hễ người ta gặp nhau, ngồi lại chút chút với nhau là phải có “cái gì đó” để đưa câu chuyện. Giản đơn thì chén trà hay bát nước vối, rủnh rỉnh “hào” thì kéo nhau ra quán mà giàu hơn thì vô “đặc sản”. Nhưng dù vô đặc sản bao nhiêu sao đi nữa mà chỉ để ăn và uống nước suối thì người ta cũng chỉ kêu là “liên hoan” mà thôi chứ không phải là nhậu, trong khi chỉ cần có nhị vị + vài quả ổi xanh hay vài trái ớt hiểm và một “xị” tí hin cũng bị / được gọi là nhậu. Vậy thì cái “đinh” của nhậu chính là rượu. Tôi quyết tâm tìm hiểu vấn đề rượu.
Mặc dù rượu được xếp vào danh sách các loại đồ uống nhưng không có ai uống rượu vì khát nước cả. Không phải vì rượu là đồ uống có cồn nên không có chức năng giải khát. Bia cũng là loại đồ uống có cồn và được sử dụng để giải khát rất tốt. Trừ người nghiện, còn thì cả nhân loại chỉ uống rượu khi vui và khi buồn. Mà nhiều khi buồn vui lẫn lộn. Tôi đã thấy nhiều lần giữa cuộc rượu vui một ai đó đã uống như đang uống một mình, như uống hết cả nỗi buồn, uống hết cả nồi cô đơn của mình vào trong tâm.
Rượu có tự bao giờ và do ai phát minh ra? Câu hỏi này hình như các nhà “ngâm cưứ” đã tốn khá nhiều giấy mực mà vẫn chưa ngã ngũ. Lúc đầu các nhà khảo cổ bảo là rượu xuất hiện đâu đó chừng 6000 năm trước Công nguyên ở vùng nay là biên giới của Israel, Georgia và Iran. Vài năm sau họ lại bảo tìm thấy bằng chứng thiên hạ nấu rượu đâu đó chừng 9000 năm trước Công nguyên ở Trung quốc. Mà vì hình như bất kể cái gì có thể lên men được là người ta có thể biến nó thành rượu, nên cũng có thể là một ngày đẹp trời nào đó của mấy triệu triệu (?) năm về trước các cụ tổ đại tinh tinh của chúng ta ăn nhầm phải thứ quả cây nào đó đã chin rục trên cành …. Và thế là trời đất bỗng đổi màu, đổi hướng…Thế là rượu ra đời.
Như tôi đã nói ở trên, hầu như cái gì lên men được là loài người phải biến nó thành rượu. Nổi tiếng thì nho thành rượu vang, sâm panh; gạo thành sake, Mao đài, Làng Vân; đại mạch tiểu mạch thì thành wisky Scot; mía thành rum Havana; mà cái cây có tên Agave Azul Tequilana, một thứ cây có họ xa họ gần với cây dứa sợi gai góc mọc đầy vùng bán sơn địa thì người Mexico “phù phép” thành Tequila nổi tiếng để pha vào những món cocktail “Hoàng hôn” hay “Bình minh” thơ mộng. Ít nổi tiếng hoặc chưa nổi tiếng thì có đủ rượu lá lẩu, sắn khoai. Mà cái sự nổi tiếng cũng chỉ là tương đối, có tính chất địa phương mà thôi. Dân tộc nào cũng nấu rượu, nước nào cũng có loại rược đăc trưng của mình. Có thứ nguyên liệu ở nơi này chê làm rượu không ngon, nơi khác người ta chế thành mỹ tửu. Mỹ tửu là rượu ngon hay rượu đẹp nhỉ? Nếu mỹ tửu là rượu ngon thì mỹ nữ phải dịch đúng là gì?
Có những quốc gia mà phụ nữ bị cấm đụng đến rượu. Chị em nào mà “lớ xớ” nhẹ thì bị chê cười mà nặng thì có khi còn bị phạt. Nhưng tôi đã từng thấy các đấng mày râu từ các nước này vẫn say đắm ngắm nhìn các mỹ nhân, các minh tinh màn bạc, các đệ nhất phu nhân, các công chúa bà hoàng xinh đẹp với những cốc pha lê long lánh sâm panh thượng hảo hạng trong tay. Hình như khi mỹ nữ đi với mỹ tửu thì “thành cũng nghiêng mà quốc cũng nghiêng”, mọi luật lệ, mọi cấm kỵ đều ở đâu đó …chứ không phải ở đây.
Rượu là một trong vài thứ thực phẩm hiếm hoi mà loài người đã nghiên cứu vô cùng kỹ lượng, chế biến vô cùng kỳ ảo và cả quá trình sản xuất lẫn tiêu thụ được nâng lên thành một thứ nghệ thuật và văn hóa.
Chỉ riêng một thứ là rượu vang sản xuất từ nho cũng đã có không biết bao nhiêu là chủng loại, bao nhiêu là thương hiệu. Vào siêu thị ở Tây Âu nhìn quầy rượu vang thấy chóng hết cả mặt, tên hiệu lẫn lộn, đành nhìn giá đoán chất lượng vậy.
Rượu nguyên chất đã nhiều loại đến chẳng ai có thể nhớ hết, vậy mà thiên hạ còn bày đặt nào pha, nào trộn, nào bỏ thêm thứ này thứ khác làm nên hàng ngàn lọai cocktail (tôi cứ nói đại hàng ngàn vì ngày ngày thiên hạ vẫn tiếp tục “sáng tác” những kiểu mới, nên chả biết thật ra thì nó là bao nhiêu loại). Thế là từ một thứ nước trong như mắt mèo hay đỏ sậm màu nho chin ta lại có cái thứ đồ uống đủ màu đủ vẻ từ màu lam tím của curaçao blue đến màu nâu sẫm gần như đen của kahlúa….Và để cho tương xứng với sản phẩm cuả mình người ta lại phải nghĩ ra đủ loại ly, cốc cho từng loại rượu mà một vài nơi, một vài người cho rằng phải dùng đúng loại cốc cho đúng loại rượu thì mới là sành điệu. Tôi gọi là “vài” vì so với 6 tỷ người đang tồn tại trên Trái đất, trong đó có khi phải đến ½ có dùng cái gọi là rượu thì số “sành điệu” này chả là bao. Đa phần các đệ tử Lưu Linh uống rượu vì chính bản thân rượu và vì “bạn hiền” chứ không phải vì cái ly đẹp! Rượu là thứ đồ uống có chứa cồn, mà cồn là thứ hóa chất có thể hòa tan được rất nhiều thứ. Nhưng có lẽ điều kỳ diệu nhất khi cồn biến thành rượu là nó có thể “hòa tan” được cả nỗi buồn, niềm vui. Nó có thể làm cho người ta mơ mộng (nhiều thi sĩ không có ly rượu thì không tìm được vần để viết nên cái gọi là thơ) và nó có thể “mua chuộc” được cả thần thánh. Chả thế mà xưa nay chẳng có buổi lễ tế thần nào lại thiếu rượu.
Phàm là bất cứ cái gì liên quan đến con người là các nhà khoa học không thể bỏ qua mà không nghiên cứu. Tất nhiên là người ta nghiên cứu đủ thứ từ cách thức sản xuất tiêu thụ, bệnh nghiện rượu, tác hại của rượu lên con người, ảnh hưởng của rượu lên sự phát triển từ bào thai trong bụng mẹ đến tương lai của xã hội hay sự phát triển của cuộc chiến… Nhiều kết luận rất quan trọng và rất trầm trọng đã được công bố, nhưng có lẽ nhiều người sẽ thích cái kết luận như thế này:” Dường như một lượng cồn nhỏ đã ngăn cản não hình thành các ký ức mới và nhờ thế giúp củng cố những ký ức đã xảy ra ngay trước khi chúng ta bắt đầu uống rượu. Chính vì thế, ký ức về thời điểm bắt đầu một đêm vui với bạn bè - khi chúng ta mới chỉ ngà ngà say và có thời gian thoải mái với các bạn - là sâu đậm và hạnh phúc nhất. Và bất kỳ trò hề lố bịch nào xảy ra sau đó, khi chúng ta trở nên quá say, đều bị lãng quên nhanh chóng”. Tất nhiên chả ai thích làm cái gì đó lố bịch dù là sau đó sẽ được lãng quên nhanh chóng, vì thế tôi thích cái thời điểm “bắt đầu” khi mà một ai đó, vì rượu hay mượn rượu, bỗng có thể cất tiếng hát một bài hát rất xa xưa, từ thời ta còn rất trẻ, hay run run đọc một vài dòng thơ chưa từng đọc cho ai nghe…
Năm 2008 khép lại với bao buồn vui, mất mát, với bao bè bạn chia xa và gặp mới. Những ngày nay cả thế giới đều lắng lại, đều tìm về với gia đình, bè bạn để chia xẻ, để hy vọng. Và không thể thiếu được rượu, cái mà một số ngôn ngữ gọi là “tinh chất chưng cất từ cuộc đời”. Để kết thúc cái sự “tản mạn” này và để tiễn đưa một năm rất đặc biệt của tôi, xin dùng lời mà 4SG hay dùng (vi phạm bản quyền tí, mong anh Tư đại xá): Kính các pác 1 ly. Mong một năm mới tốt lành cho người thân, bè bạn và cho chính mình… Nhưng cũng xin phép dùng “quyền” nữ nhi để chỉ phải nhấp môi vào ly mà không phải “nâng chén tình dốc cạn…”. Bởi vì ở chốn tha hương này biết say cùng ai….
Phàm là trên thế gian này hễ người ta gặp nhau, ngồi lại chút chút với nhau là phải có “cái gì đó” để đưa câu chuyện. Giản đơn thì chén trà hay bát nước vối, rủnh rỉnh “hào” thì kéo nhau ra quán mà giàu hơn thì vô “đặc sản”. Nhưng dù vô đặc sản bao nhiêu sao đi nữa mà chỉ để ăn và uống nước suối thì người ta cũng chỉ kêu là “liên hoan” mà thôi chứ không phải là nhậu, trong khi chỉ cần có nhị vị + vài quả ổi xanh hay vài trái ớt hiểm và một “xị” tí hin cũng bị / được gọi là nhậu. Vậy thì cái “đinh” của nhậu chính là rượu. Tôi quyết tâm tìm hiểu vấn đề rượu.
Mặc dù rượu được xếp vào danh sách các loại đồ uống nhưng không có ai uống rượu vì khát nước cả. Không phải vì rượu là đồ uống có cồn nên không có chức năng giải khát. Bia cũng là loại đồ uống có cồn và được sử dụng để giải khát rất tốt. Trừ người nghiện, còn thì cả nhân loại chỉ uống rượu khi vui và khi buồn. Mà nhiều khi buồn vui lẫn lộn. Tôi đã thấy nhiều lần giữa cuộc rượu vui một ai đó đã uống như đang uống một mình, như uống hết cả nỗi buồn, uống hết cả nồi cô đơn của mình vào trong tâm.
Rượu có tự bao giờ và do ai phát minh ra? Câu hỏi này hình như các nhà “ngâm cưứ” đã tốn khá nhiều giấy mực mà vẫn chưa ngã ngũ. Lúc đầu các nhà khảo cổ bảo là rượu xuất hiện đâu đó chừng 6000 năm trước Công nguyên ở vùng nay là biên giới của Israel, Georgia và Iran. Vài năm sau họ lại bảo tìm thấy bằng chứng thiên hạ nấu rượu đâu đó chừng 9000 năm trước Công nguyên ở Trung quốc. Mà vì hình như bất kể cái gì có thể lên men được là người ta có thể biến nó thành rượu, nên cũng có thể là một ngày đẹp trời nào đó của mấy triệu triệu (?) năm về trước các cụ tổ đại tinh tinh của chúng ta ăn nhầm phải thứ quả cây nào đó đã chin rục trên cành …. Và thế là trời đất bỗng đổi màu, đổi hướng…Thế là rượu ra đời.
Như tôi đã nói ở trên, hầu như cái gì lên men được là loài người phải biến nó thành rượu. Nổi tiếng thì nho thành rượu vang, sâm panh; gạo thành sake, Mao đài, Làng Vân; đại mạch tiểu mạch thì thành wisky Scot; mía thành rum Havana; mà cái cây có tên Agave Azul Tequilana, một thứ cây có họ xa họ gần với cây dứa sợi gai góc mọc đầy vùng bán sơn địa thì người Mexico “phù phép” thành Tequila nổi tiếng để pha vào những món cocktail “Hoàng hôn” hay “Bình minh” thơ mộng. Ít nổi tiếng hoặc chưa nổi tiếng thì có đủ rượu lá lẩu, sắn khoai. Mà cái sự nổi tiếng cũng chỉ là tương đối, có tính chất địa phương mà thôi. Dân tộc nào cũng nấu rượu, nước nào cũng có loại rược đăc trưng của mình. Có thứ nguyên liệu ở nơi này chê làm rượu không ngon, nơi khác người ta chế thành mỹ tửu. Mỹ tửu là rượu ngon hay rượu đẹp nhỉ? Nếu mỹ tửu là rượu ngon thì mỹ nữ phải dịch đúng là gì?
Có những quốc gia mà phụ nữ bị cấm đụng đến rượu. Chị em nào mà “lớ xớ” nhẹ thì bị chê cười mà nặng thì có khi còn bị phạt. Nhưng tôi đã từng thấy các đấng mày râu từ các nước này vẫn say đắm ngắm nhìn các mỹ nhân, các minh tinh màn bạc, các đệ nhất phu nhân, các công chúa bà hoàng xinh đẹp với những cốc pha lê long lánh sâm panh thượng hảo hạng trong tay. Hình như khi mỹ nữ đi với mỹ tửu thì “thành cũng nghiêng mà quốc cũng nghiêng”, mọi luật lệ, mọi cấm kỵ đều ở đâu đó …chứ không phải ở đây.
Rượu là một trong vài thứ thực phẩm hiếm hoi mà loài người đã nghiên cứu vô cùng kỹ lượng, chế biến vô cùng kỳ ảo và cả quá trình sản xuất lẫn tiêu thụ được nâng lên thành một thứ nghệ thuật và văn hóa.
Chỉ riêng một thứ là rượu vang sản xuất từ nho cũng đã có không biết bao nhiêu là chủng loại, bao nhiêu là thương hiệu. Vào siêu thị ở Tây Âu nhìn quầy rượu vang thấy chóng hết cả mặt, tên hiệu lẫn lộn, đành nhìn giá đoán chất lượng vậy.
Rượu nguyên chất đã nhiều loại đến chẳng ai có thể nhớ hết, vậy mà thiên hạ còn bày đặt nào pha, nào trộn, nào bỏ thêm thứ này thứ khác làm nên hàng ngàn lọai cocktail (tôi cứ nói đại hàng ngàn vì ngày ngày thiên hạ vẫn tiếp tục “sáng tác” những kiểu mới, nên chả biết thật ra thì nó là bao nhiêu loại). Thế là từ một thứ nước trong như mắt mèo hay đỏ sậm màu nho chin ta lại có cái thứ đồ uống đủ màu đủ vẻ từ màu lam tím của curaçao blue đến màu nâu sẫm gần như đen của kahlúa….Và để cho tương xứng với sản phẩm cuả mình người ta lại phải nghĩ ra đủ loại ly, cốc cho từng loại rượu mà một vài nơi, một vài người cho rằng phải dùng đúng loại cốc cho đúng loại rượu thì mới là sành điệu. Tôi gọi là “vài” vì so với 6 tỷ người đang tồn tại trên Trái đất, trong đó có khi phải đến ½ có dùng cái gọi là rượu thì số “sành điệu” này chả là bao. Đa phần các đệ tử Lưu Linh uống rượu vì chính bản thân rượu và vì “bạn hiền” chứ không phải vì cái ly đẹp! Rượu là thứ đồ uống có chứa cồn, mà cồn là thứ hóa chất có thể hòa tan được rất nhiều thứ. Nhưng có lẽ điều kỳ diệu nhất khi cồn biến thành rượu là nó có thể “hòa tan” được cả nỗi buồn, niềm vui. Nó có thể làm cho người ta mơ mộng (nhiều thi sĩ không có ly rượu thì không tìm được vần để viết nên cái gọi là thơ) và nó có thể “mua chuộc” được cả thần thánh. Chả thế mà xưa nay chẳng có buổi lễ tế thần nào lại thiếu rượu.
Phàm là bất cứ cái gì liên quan đến con người là các nhà khoa học không thể bỏ qua mà không nghiên cứu. Tất nhiên là người ta nghiên cứu đủ thứ từ cách thức sản xuất tiêu thụ, bệnh nghiện rượu, tác hại của rượu lên con người, ảnh hưởng của rượu lên sự phát triển từ bào thai trong bụng mẹ đến tương lai của xã hội hay sự phát triển của cuộc chiến… Nhiều kết luận rất quan trọng và rất trầm trọng đã được công bố, nhưng có lẽ nhiều người sẽ thích cái kết luận như thế này:” Dường như một lượng cồn nhỏ đã ngăn cản não hình thành các ký ức mới và nhờ thế giúp củng cố những ký ức đã xảy ra ngay trước khi chúng ta bắt đầu uống rượu. Chính vì thế, ký ức về thời điểm bắt đầu một đêm vui với bạn bè - khi chúng ta mới chỉ ngà ngà say và có thời gian thoải mái với các bạn - là sâu đậm và hạnh phúc nhất. Và bất kỳ trò hề lố bịch nào xảy ra sau đó, khi chúng ta trở nên quá say, đều bị lãng quên nhanh chóng”. Tất nhiên chả ai thích làm cái gì đó lố bịch dù là sau đó sẽ được lãng quên nhanh chóng, vì thế tôi thích cái thời điểm “bắt đầu” khi mà một ai đó, vì rượu hay mượn rượu, bỗng có thể cất tiếng hát một bài hát rất xa xưa, từ thời ta còn rất trẻ, hay run run đọc một vài dòng thơ chưa từng đọc cho ai nghe…
Năm 2008 khép lại với bao buồn vui, mất mát, với bao bè bạn chia xa và gặp mới. Những ngày nay cả thế giới đều lắng lại, đều tìm về với gia đình, bè bạn để chia xẻ, để hy vọng. Và không thể thiếu được rượu, cái mà một số ngôn ngữ gọi là “tinh chất chưng cất từ cuộc đời”. Để kết thúc cái sự “tản mạn” này và để tiễn đưa một năm rất đặc biệt của tôi, xin dùng lời mà 4SG hay dùng (vi phạm bản quyền tí, mong anh Tư đại xá): Kính các pác 1 ly. Mong một năm mới tốt lành cho người thân, bè bạn và cho chính mình… Nhưng cũng xin phép dùng “quyền” nữ nhi để chỉ phải nhấp môi vào ly mà không phải “nâng chén tình dốc cạn…”. Bởi vì ở chốn tha hương này biết say cùng ai….
TQ ơi, chỉnh giùm kích cỡ chữ cho đều với! Làm mãi ko được.
Trả lờiXóaCám ơn.
HMK6
Copy vào thì dùng trang HTML chứ đừng dùng Edit, là được.
Trả lờiXóaCám ơn bạn EGK9 phát biểu quá hay, rất có thần về rượu và nhậu.
Trả lờiXóaChắc Tư tui phải ráo riết luyện công, khôi phục công lực để tiếp tục thỉnh giáo các "tửu đồ" quá!!
Kính người bạn phương xa 1 ly!!
4 SG
Anh HM đang ở đâu?
Trả lờiXóaCác bloggers có biết ở thành phố Brisbane có Trỗi nào không thì mách dùm. Có khi tết này mình cũng "tha hương", xin mời đến nhà đón tết cùng con trai và cháu nội.
@EGK9: Mượn chổ này để nói về cách dịch "tri túc".
Trả lờiXóaBạn dịch kiểu này thì dẹp cái viện Hán(g)- Nôm được rùi đó!!! Cho cái tụi sĩ phu HN hiện đại ngồi ngáp ruồi hết luôn!!!
Khà khà... Quá đã!!!
4 SG
Không đi sâu về "Diệu",chỉ là tãn mạn thôi,nhưng HMK6 đã khái quát đc rất nhiều vấn đề về chủ đề này.Hay!Qúa xá đã!
Trả lờiXóa-Lại mượn nhời a.4 :" Kính các pác một ly" mừng năm mới!
Hình như AK7 nhầm tác giả thì fải?
Trả lờiXóaTác giả như là EGK9 chứ!
@Thái:Hà mèo là em anh Hà chí Quang đang ở Sài gòn.
Trả lờiXóaLuận về rượu bạn EGK9 có vẻ rành 6 câu nhỉ?Chúc các bạn phương xa ăn tết vui vẻ,có gì vui,buồn xin chia xẻ cùng chúng tôi qua blog này nhé!Mong đọc bài viết của các bạn kể về cái sự ăn tết Việt nơi xứ người.
Về "vấn đề" rượu, EGK9 rành hơn dân nhậu chuyên nghiệp rồi đó.
Trả lờiXóaHCQuang
Hóa ra Phụ nữ không nhậu nhưng giỏi "ngâm"(cứu)... Rượu.
Trả lờiXóaMột lít rượu=4 xị,được thể hiện bởi 4 câu sau ko biết có đúng ko:
Trả lờiXóaMột xị giải quyết cơn sầu
Hai xị mũi chảy đầy râu
Ba xị nằm đâu ngủ đó
Bốn xị cho chó ăn chè(Phí).
Chúc các đồng chí mình chỉ mần 3 xị là ok.
Bài viết hay quá đi. Không nghĩ bạn gái lại hiểu về rượu và người uống rượu nhiều nhiều như thế. Thường các bà nhắc đến nhậu nhẹt là gạt phắt đi. Ông nào hay nhậu có bà xã hiểu biết và cảm thông như vậy phước cả một đời.
Trả lờiXóaVậy Đỗ Nghĩa xem có "ai" mà cái sự "hiểu biết và cảm thông như vậy" để mà đi bước nữa. "Phước cả một đời" cơ mà.
Trả lờiXóaHCQuang
Các bơm rượu vang ở Châu Âu mà đọc được bài này của EGK9 thì cũng phải trợn ngược mắt vì giỏi quá. Ở Séc có một nữ diễn viên tên là Zlatá Adamovská có tài bịt kín hai mắt nhưng vẫn xác định mác rượu vang và hơn nữa còn xác định được cả năm sản xuất của chúng nữa. Bà này mà kết hợp với EGK9 thì thành " Song nữ tửu quán ", khách vào nườm nượp vì chắc chỉ bán rượu ngon ( để thỉnh thoảng còn nhấm nháp được ).
Trả lờiXóaXin lỗi bạn EGK9!Cứ nhìn ở "dưới" nên tưởng tác giả là HMK6.
Trả lờiXóaTớ cũng bị nhầm, Cứ tưởng cái thằng tu chai bằng chân là HMk6.
Trả lờiXóa12ly7
Mọi người tưởng HMK6 cũng được mà. Chả là hôm ở chỗ "quán gió" nhà anh TM (như mở đầu bài đã giới thiệu) tôi và HMK6 có "nói chuyện riêng trong giờ nhậu" về việc viết về rượu. Nếu tôi nhớ không nhầm thì bác Chí "bé" bảo là cũng đang "nấu rượu" đấy. Hy vọng chúng ta cũng sẽ được "thưởng thức".
Trả lờiXóaTôi viết mãi mới xong bài này, và cũng không mấy hài lòng vì thấy như "rượu nhạt" nhưng vì "tôn trọng bản quyền" nên gửi cho bác HMK6 đọc. Ai dè bác ấy gửi ngay lên blog "tra tấn" bà con thế này.
EGK9: Rượu Làng Vân được nấu từ.... sắn, không phải từ gạo. Nhưng do công nghệ bí truyền và khử andrehit tốt mà nó được nổi tiếng.
Trả lờiXóaGM.