Bài ca Trường Nguyễn Văn Trỗi

Nhạc và lời: Hồng Tuyến

Thứ Sáu, 31 tháng 7, 2009

BỜ HỒ



-
- H: -Hoa Ban nhà đã nở. Ong đến, ong đi
-H cuối: Tháp Rùa đã có người ở ( phóng to sẽ thấy)



Thuốc Nam cứu sống người hấp hối vì suy thận

AK 7 vừa giới thiệu bài "Thuốc Nam cứu sống người hấp hối vì suy thận" trên báo Khoa học và đời sống và đề nghị đăng lên để anh em tham khảo.

Thứ Năm, 30 tháng 7, 2009

Thư giãn: Phương pháp phòng chống cúm A/H1N1

Bấy lâu nay Hải Anh vắng bóng "giang hồ", chắc... quên cả mật khẩu đăng bài. Vì nguy cơ dịch cúm A/H1N1 nên HA tái xuất "giang hồ" và nhắc nhở anh em phòng dịch bằng các biện pháp dưới đây.

1. Rửa ráy và súc miệng bằng bất kỳ thứ gì có khả năng diệt khuẩn. Tốt nhất là luôn luôn ngậm 1 cục Lifebouy.
2. Sử dụng chất diệt khuẩn can thiệp trực tiếp vào các cửa ngõ truyền bệnh, đặc biệt là miệng (có thể dùng kết hợp Vodca Nga hoặc Whiskey, tuy nhiên beer do độ sát khuẩn thấp nên phải dùng liều cao).
3. Tìm kiếm mọi màng lọc để đeo nếu khẩu trang y tế bị cháy hàng. Bất đắc dĩ có thể dùng nịt ngực của vợ hoặc người yêu hay thậm chí bỉm trẻ em (WHO khuyến cáo không sử dụng loại bỉm đã dùng rồi).
4. Nếu phát hiện đồng nghiệp bị bệnh thì có thể nhúng nó vào nước sôi.


Hải Anh
ST

Thứ Tư, 29 tháng 7, 2009

MỘT GÓC NHA TRANG







H1












H2 : sau khi đánh cá đêm về , tàu thuyền lại tập trung ở cảng cá VĨNH LƯƠNG .






H3 : cây sò đo cam được trồng rất nhiều dọc đường biển PHẠM VĂN ĐỒNG ( hay còn gọi là TRẦN PHÚ 2 )










H4 : Cầu XÓM BÓNG ( ở gần ) và cầu TRẦN PHÚ ( xa ) vượt biển nối dài đường TRẦN PHÚ và đường PHẠM VĂN ĐỒNG .( chụp từ trên THÁP BÀ )







H5 :núi CÔ TIÊN , trên núi CÔ TIÊN có đèo RÙ RÌ chạy qua .









H6 : - dãy núi phía bên trái là núi CÔ TIÊN nhìn từ phía sau .
- con đường có xe đang chạy là đường ven biển mới mở chạy ra cảng cá VĨNH LƯƠNG .
- phía trái con đường là công trình " LẤN BIỂN " đang hoàn thiện để mở rộng thêm cảnh quan du lịch .



H7 : HÒN NÓN














H8 : HÒN RÙA









Trong khi phải lấn biển tạo thêm cảnh quan du lịch thì lại có những khu du lịch có vị trí và những " resor rơm " tuyệt đẹp lại chịu số phận hẩm hiu " trơ gan cùng tuế nguyệt " vì dính vào dự án lừa RUSAKA ( lâu quá rồi nên có khi tên không chính xác ) ( H7 & H8 )
GHI CHÚ : Những tấm hình này do QUẾ CON chụp nên chỉ có tính tả thực .Ở ngoài , các cảnh này đẹp hơn nhiều ( PR dùm cho du lịch NHA TRANG ) . Mong các cô bác thông cảm .

27/7 late



Tin buồn

Bà Hạnh (vợ Trung tướng Cao Pha, nguyên Phó tổng cục trưởng Tổng Cục 2) - mẹ của bạn Bằng "ruồi" k6, Long k7 - từ trần sáng nay vì tuổi già, sức yếu. Xin chia buồn cùng Bằng, Long và gia đình!
Kế họach tang lễ:
- Chiều 31/7/2009 từ 13-15g.
- K6 tập trung lúc 14g.
- Sau đó hóa thân tại Đài HTHV Văn Điển.

Thứ Ba, 28 tháng 7, 2009

Linh Troi mien Nam don ban hien

Duong Minh k4 tu Dai Loan gui bai va anh ve. Moi cac ban vao xem!

Lời cảm ơn

Vừa qua tôi bị ốm phải đi viện , trong thời gian nằm viện tôi đã nhận được nhiều sự động viên , thăm hỏi ( anh Thành , VinhNQ , Nam béo và chú em K9 của uttroi tới thăm , bạn Hòa - học sinh trường Bé ở TP Hội An thay mặt cho bên bantbe Blog , các sms , các comment thăm hỏi động viên của các bạn , và nhiều anh chị em K9 khác ... ) Tôi rất cảm động với tình cảm các bạn đã dành cho tôi . Tôi xin chân thành cảm ơn .

Thứ Hai, 27 tháng 7, 2009

Trương Chí Hòa tại TP HCM

Mấy hôm nay mẹ, con Trương Chí Hòa B6, C11 đi suốt. Thứ 6 gặp mặt các bạn nữ C11 tại nhà Nguyễn Thị Bình , có cả cô Thục, chuyện nổ như pháo ran. Thứ bảy dự buổi tiệc chiêu đãi anh Cao "tư lệnh" và các bạn Trung quốc.
Chủ nhật viếng mộ anh Trỗi, thăm nghĩa trang liệt sỹ thành phố, đi ăn quán Bờ sông, thăm nhà cô Thục, thầy Trọng.
Thứ hai đến nhà Kim Phúc B1 chơi cùng các chú bạn của mẹ Hòa, cu Nhân được ăn những món ăn dân dã lạ miệng có lẽ chưa bao giờ được ăn? Nên chén căng cả bụng. Đến cuối bữa chỉ có nước nằm dài,quá đã! Chuyến này có khối chuyện mang về bên Đức kể cho mọi người "chết" vì thèm? Dưới đây là một số hình ảnh của hai mẹ con Trương Chí Hòa những ngày ở thành phố mang tên Bác.

Kỷ niệm ngày thương binh liệt sỹ



Posted by Picasa

Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia đường 9

Tỉnh Quảng trị là tỉnh có số nghĩa trang liệt sĩ nhiều nhất trong cả nước. Toàn tỉnh Quản trị có khoảng 72 nghĩa trang liệt sĩ, trong đó có 2 nghĩa trang quốc gia là NT QG Trường Sơn và NT QG Đường 9. Hai nghĩa trang liệt sĩ này lớn nhất, mỗi nghĩa trang có trên 1 vạn ngôi mộ. Với Nghĩa trang LS Trường sơn hay được nhắc đến trên các phương tiện thông tin, nên nhiều người đã biết. Còn Nghĩa trang LS đường 9 ít được nhắc đến nên còn nhiều người chưa biết.
Cuối tháng 6 vừa rồi, vào một ngày giữa hè trong hành trình xuyên Việt của chúng tôi. Buổi sáng sau khi thăm địa đạo Vịnh mốc (Vĩnh linh) và Nghĩa trang liệt sĩ Trường sơn, trời nắng như đổ lửa, càng nóng hơn với gió Lào nhưng đoàn chúng tôi vẫn quyết định đến thắp hương tại Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia đường 9, cách Nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn khoảng gần 40 km.
"Nghĩa trang LSQG Đường 9 được xây dựng vào ngày 2/9/1992 và hoàn tất vào ngày 22/7/1997. Đây là nơi 10.045 liệt sĩ được quy tụ về bên nhau, những liệt sĩ nằm tại nơi đây hầu hết hy sinh trên những chiến trường nằm dọc theo đường 9, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân ta."

Nghĩa trang nằm trên một quả đồi. Trước khu lễ đài chính là một tháp chuông với đường nét kiến trúc khá đẹp. Bên trong treo một quả chuông to nặng gần 1 tấn, đứng trong tháp chuông hướng mắt về phía lễ đài trên lưng chừng đồi phóng tầm mắt ra bốn phía, nhẹ lòng khi thỉnh lên những hồi chuông gọi hồn và những lời cầu nguyện cùng với lời đề từ đầy xúc động của Giáo sư Vũ Khiêu khắc trên quả chuông :
"Hồi chuông vị quốc rung Nam Bắc Ngọn lửa anh linh rực đất trời Muôn dặm từng vang Đường Số Chín Ngàn thu còn mãi tuổi hai mươi."

Đi ra phía sau khu lễ đài là những khu mộ được quy hoạch rất khang trang thành từng ô, từng khu rộng rãi hoặc theo từng địa phương. Trong nghĩa trang này khu vực liệt sĩ có danh không nhiều, đa số là liệt sĩ vô danh. Đặc biệt có một ngôi mộ chung rất lớn của 105 liêt sĩ thuộc trung đoàn 48, sư đoàn 320 nằm ở trung tâm nghĩa trang, bên cạnh đó còn có một số ngôi mộ chung của 8 hoặc 5 liệt sỹ.
Gặp những người trong ban quản lý nghĩa trang, họ kể về những người vợ, những bà mẹ đã thẫn thờ trước hàng ngàn ngôi mộ mà không biết thân xác, những người chồng, những người con của mình nằm nơi đâu. Họ đã thắp lên các ngôi mộ nén hương mong sao linh hồn những người chồng, những đứa con của mình cảm thấy ấm lòng. Trong nghĩa trang với hàng ngàn ngôi mộ, những ngôi mộ ở xa khó bề hương khói, những ngôi mộ ở gần thì còn thuận tiện. Về việc này, những người trông nom nghĩa trang vẫn cắt cử nhau, thắp hương đều các ngôi mộ vào những dịp lễ. Họ luôn tâm niệm, dù người đã mất nhưng cái tình cái nghĩa vẫn phải trọn vẹn, đủ đầy.

Cứ vào ngày lễ tết, đặc biệt vào ngày thương binh liệt sĩ 27/7, thân nhân các liệt sĩ tìm về đây để tưởng nhớ đến những người đã khuất. Những nén hương nghi ngút với tấm lòng thành kính gửi đến người thân đã hy sinh vì Tổ quốc. Không chỉ thân nhân các liệt sĩ tìm về mà rất nhiều các cơ quan đoàn thể, các bạn trẻ từ khắp nơi, khắp mọi miền của đất nước cũng tìm về đây, hồi tưởng lại quá khứ oanh liệt hào hùng của dân tộc. Tất cả mọi người đều muốn góp chút công sức để xây dựng, tôn tạo, tu sửa các nghĩa trang đàng hoàng , đẹp và chu đáo hơn.

Rời khỏi nghĩa trang, trong lòng tự hỏi không biết một cậu bạn học phổ thông cùng tôi ngày xưa có nằm nơi đây không? Nếu cậu nằm đây chắc cũng nhận được lời cầu nguyện của bạn mình.
Làm được những việc thế này, cũng cảm thấy yên lòng. Nếu có dịp, ai đó cũng nên một lần qua thăm viếng nghĩa trang liệt sĩ đường 9.
Ảnh dưới cùng: Đoàn Bạn Trỗi xuyên Việt do Hữu Thành (Bạn Trỗi) cung cấp

Viếng bạn - Liệt sỹ Bùi Thọ Tuyến và thăm Mẹ

Hôm qua Chủ nhật, nhân ngày 27/7, nhớ đến bạn Bùi Thọ Tuyến, thay mặt các bạn K8 và anh Khắc Việt K7, chúng tôi đã đến nhà thắp hương cho bạn và thăm mẹ.
Mẹ Tuyến hiện sống với gia đình con gái út, em gái của Tuyến, tại nhà 15, ngõ 132, phố Mai Dịch, Hà Nội.
Nhân dịp này, mời các bạn đọc lại bài viết về Tuyến của Lê Trí Dũng K8 đã đăng trong tập 2 Sinh ra trong khói lửa.

Bùi Thắng, cùng các bạn Trí Dũng, Đặng Quốc Dũng, Liêm, Ngọc Đại, Nam Hùng.
Ảnh do Ngọc Đại b6 cung cấp năm ngóai, chụp với Tuyến năm 1971, khi Tuyến mới nhập ngũ (Tuyến bên phải).

Tin miền Nam: Viếng Anh

Sáng qua, các bạn k8 (Hồ Bá Đạt, Phan Bắc, Trương Chí Hòa từ CHLB Đức về) cùng BLL phía Nam và khách từ Quế Lâm đã tới Nghĩa trang Văn Giáp viếng mộ AHLS Nguyễn Văn Trỗi. Trân trọng mời vào đây xem tin, ảnh!

Chủ Nhật, 26 tháng 7, 2009

Nhớ ngày thương binh liệt sỹ

Em trai út của tôi là Phạm Hồng Khánh sinh năm 1962 tại Viện quân y 108-Hà Nội, lớn lên và trưởng thành tại thị xã Vĩnh Yên-Vĩnh Phúc. Nhập ngũ tháng 9/1981. Sau khi tốt nghiệp trường Sĩ quan chỉ huy kỹ thuật thông tin Nha Trang, từ tháng 9/1984 đến tháng 5/1990 công tác tại Trung đoàn 204 Sư đoàn 320 thuộc Quân đoàn 3, cấp bậc đại uý- Đại đội phó Đại đội thông tin 18. Hy sinh ngày 6/5/1990 trong khi đang làm nhiệm vụ tại Tây Nguyên, để lại bao niềm tiếc thương cho gia đình và bạn bè.
Trong các di vật của em có tập thơ tự sáng tác. Đọc tập thơ em với một tâm hồn đa cảm chan chứa tình người, tình đời. Nhân kỷ niệm 62 năm ngày thương binh liệt sỹ (27/7/2009) tôi trích đăng vài tác phẩm của em thay một nén nhang tri ân các liệt sỹ đã hy sinh vì Tổ quốc.

Đêm trên đài hai oát

Đêm trên đài hai oát
Nghe suối hát rì rào
Lòng người thấy nao nao
Miên man bao cảm xúc
Côn trùng kêu rả rích
Khúc nhạc rừng đêm khuya
Giọt buồn rơi tí tách
Thao thức cùng đêm thâu
Không biết từ những đâu
Đom đóm đi trẩy hội
Rộn ràng chao qua lại
Ánh đèn hội hoa đăng
Lập loè soi dốc đá
Cho bạn tôi lên đài
Trên đài chỉ có hai
Đã xuống đơn vị một
Chắc có gì trục trặc
Đến bây giờ chưa lên?
Mình tôi với màn đêm
Thao thức trong lán nhỏ
Sương ướt đầm cây cỏ
Sao bây giờ chưa lên?
Bỗng chuông đổ reng reng
Bạn báo tin bị lạc
Tối quá không đi được
Đường núi dốc quanh co…
Này bạn ơi ! ngủ lại
Dưới doanh trại mình thôi !
Nơi đây đã có tôi
Canh đài thay cho bạn.

Tây Nguyên tháng 2/1989.

Hoa cúc

Anh xin làm bông cúc
Đợi chờ mùa thu sang
Dù trăm hoa đua nở
Khi xuân đến rộn ràng

Trăm hoa thì đua nở
Với mùa xuân xanh tươi
Cúc chỉ muộn màng thôi
Nhuỵ vàng xin giữ mãi…

Tây Nguyên tháng 10/1988.

Đêm trăng Tây Nguyên
(Tặng trăng của lòng tôi)

Đêm trăng rừng Tây Nguyên
Sao mà mênh mông quá !
Trăng nghiêng mình lách lá
Xuống chơi với suối rừng
Suối cảm động rưng rưng
Rì rầm khe khẽ hát:
“Nước suối trong và mát
Hãy tắm đi trăng ơi !
Chỉ có mình suối thôi
Trăng ơi ! trăng cứ tắm”
Trăng dịu dàng đằm thắm
Đắm mình vào suối trong
Cho thoả nỗi nhớ mong
Bao tháng ngày cách biệt
“Suối ơi ! trăng vẫn biết
Lòng suối rất chân tình…”
Trăng mỉm cười lung linh
Tan vào trong dòng suối
Trăng mơ màng đắm đuối
Trong lòng suối mênh mang…
Ai biết cây bắc thang
Ngỡ ngàng xem trăng tắm
Lòng cây bao say đắm
Bỗng chốc hoá ngẩn ngơ
Cây cứ đứng thẫn thờ
Ước mơ làm suối nhỏ
Mấy chị em nhà cỏ
Ghé tai nhau thì thào:
“ Tại sao trăng trên cao
Lại rơi vào đáy suối ? ”.

Tây Nguyên tháng 10/1988.

Thứ Bảy, 25 tháng 7, 2009

Nói xuôi tai.

Mình có nhiều thời gian theo dõi thời sự trên VTV1. Đôi khi thấy có những lời nói không xuôi tai, thường do ngữ pháp không ổn; ví dụ câu không có chủ ngữ, câu lẽ ra dùng ở dạng bị động thì lại dùng ở dạng chủ động vv... Hầu như ngày nào cũng có những câu ngang tai. Đôi khi cái dở không phải ở ngữ pháp mà ở cách nói, ở ý tứ cũng không ít. Ví dụ vừa nãy, trong bản tin 7 giờ tối, khi gặp mặt các anh hùng chiến sỹ bảo vệ thành cổ QT, nhà lãnh đạo NMT phát biểu đại ý: Tôi đề cao, tôi hoan nghênh tinh thần hy sinh của các đồng chí. Mình thấy nó cứ thế nào ấy. Nếu đó là lời nói của vị lãnh đạo ở đúng cương vị như thế nhưng cách đây gần bốn chục năm thì cũng đã không ổn, và mình chắc chắn khi đó các cụ không nói thế. Bây giờ là 2009. Không xuôi.
Trước đây Bác Hồ hay nhắc nhở các nhà báo trong việc sử dụng câu chữ. Bây giờ hình như không có ai nhắc các nhà báo điều này vì...

Sâu nặng nghĩa tình học trò cũ!

Sâu Nặng Nghĩa Tình Của Học Trò Cũ

Một ngày đầu tháng 6 – 2009 tôi đang loay hoay trên giường, bực bội với cú té xe lãng nhách trên đường Điện Biên Phủ TP HCM thì có tiếng chuông điênh thoại reo. Một giọng nói lễ phép, thân tình và vui vui vang bên tai :
-Thầy Trọng ạ. Em Bình đây. Em mới thấy thày trên tivi.
-Ờ, HTV9 mới làm phim tài liệu về các nhà báo chống tiêu cực.
-Trên mạng em cũng thấy bài của thày.
-Bài kiến nghị về vụ bô-xít phải không? Không phải thầy đâu. Ông Trọng nhà văn đấy. Ông ta còn có tên là “Trọng Kính”. Thày gặp cấp trên không khó lắm nên không cần đến mạng để kiến nghị.
-Thế ạ. Em cũng nghi nghi, không phải thày. Hóa ra trùng cả họ tên và tên đệm. Thày có khỏe không?
Tôi buột miệng :
-Thày vừa bị té xe.
Bình sửng sốt kêu lên : “ Trời ạ!” rồi hỏi thăm về tình trạng tai nạn. Tôi trả lời, nhẹ thôi, và không quên dặn em đừng thông báo cho ai biết.
Vài hôm sau, tôi đang ăn trưa thì thằng cháu ngoại 6 tuổi gọi: “Ông ơi, có khách!”Thì ra Vũ Anh và Phan Thăng Long đến thăm. Các em hỏi tôi về tình huống va quệt, xem chân cẳng “thương binh” thấy chỉ là vết nứt đầu xương bàn chân mới yên tâm hỏi đến thuốc thang chữa trị. Thăng Long tỏ ra có “kinh nghiệm” gãy xương, bày cho tôi phải ăn gì uống gì. Thày trò quên cả thời gian, từ chuyện tông xe đến kỉ niệm Đại từ - Quế Lâm – Trung Hà – Hưng Hóa sang chuyện gia đình. Năm 1984, nhân kỉ niệm 30 năm chiến thắng ĐBF, tôi lúc đó là Phó ban Đại diện báo QĐND ở phía Nam, đã tổ chức cho một số nhà báo trung ương và địa phương tại TP HCM gặp Thượng tướng Vũ Lăng, giám đốc Học Viện QS Đà Lạt và Thượng tướng Nguyễn Minh Châu (anh Năm Ngà), Tư lệnh QK7. Một người nguyên là trung đoàn trưởng trung đoàn 98 sư 316, một người nguyên là trung đoàn trưởng trung đoàn 812 diệt GM 100 Âu phi ở chiến trường phối hợp Tây Nguyên. Buổi làm việc rất sống động và hấp dẫn nên các báo có được loạt bài đầy ấn tượng. Tôi, với vai trò nhà tổ chức, được mời nâng ly mệt nghỉ!
Gần 1 giờ chiều, khi hai em đứng dậy chào để về, tôi thấy Vũ Anh móc ví, vội chối:
-Các em đến thăm thày lại có quà thế là được rồi. Thày không lấy tiền đâu.
-Em đâu có cho thầy tiền. Mà tụi em có biếu thày tiền thì thầy cũng nhận đi, đó là tấm lòng của chúng em mà.
Đoán là mật gấu, tôi nói:
-Mật gấu thày có rồi.
-Cũng không phải Mật gấu – Vũ Anh móc trong ví ra miếng cao bằng đầu ngón tay cái – Em có miếng cao hổ pha da tê-giác, rất có tác dụng về xương cốt. Em cắt biếu thầy một nửa. Thày nói với cô hấp cơm, mỗi lần bằng hạt lạc.
Cầm miếng cao của em học sinh cũ, tôi rất cảm động.
Sau Vũ Anh và Phan Thăng Long đến là nhiều em khác. Bác sĩ Viện 175 bắt vào viện điều trị. Đại tá Nguyễn Nam Điện, khóa 6, giám đốc nhà in QĐND 2 kéo cả guồng máy đến, rồi Văn Hoài Nam, Bình Tổng v.v…Điện thoại thì rất nhiều, đầu tiên là Trần Kiến Quốc, từ HN, đọc trên Blog “ut troi” mà biết. Ngoài việc hỏi thăm, Quốc còn thông báo ý định làm “Sinh ra trong khói lửa” tập 3. Có em vừa nghe tôi nói, cái cậu lạng lách vượt ẩu, đánh vào tay lái làm tôi té xe, không những không dừng xe còn quay lại cười đểu, đã chửi toáng lên trong máy :”Cái thằng mất dạy”.Em cằn nhằn :”Thày già rồi, đừng chạy hon-đa nữa. Bọn thanh niên bây giờ bạt mạng lắm. Lỡ ra vỡ đầu thì khổ cả nhà!”.
“Chắc từ nay bỏ chạy xe 2 bánh thật!” – Tôi tự nhủ và trong lòng âm vang mãi tình cảm của các em Trường Trỗi, 40 năm rồi mà vân không hề nhạt phai.

Sài gòn 17 – 07 – 2009

Phạm Đình Trọng

Thứ Sáu, 24 tháng 7, 2009

Hai người cùng họ cùng tên…

EGK9

Đây là tấm hình « chộp » giây phút hai bạn K7 cùng họ cùng tên đang vui vẻ « hết cỡ » khi phát hiện là họ cùng cả ngày sinh tháng đẻ.

Mà tình cờ sao, lúc họ « phỏng vấn » nhau, họ lại mặc cùng màu áo trùng với tên của mình.
Chúc mừng sinh nhật cả hai bạn nhé !

Sài Gòn đón bạn.

Khóa 7 Sài Gòn hôm qua có buổi tiếp Nguyễn Lương Bình ở nước ngoài về nước thăm gia đình và bạn bè.
Lương Bình trước nay hiền lành, hay cười, tên Trỗi thường gọi Lờ Bờ.
Bạn mình là nhân vật k7 có cuộc sống dịch chuyển khá nhiều. Học đại học ở Nga, đi tàu biển nhiều năm, là một trong những người rất chịu khó làm ăn xoay trở từ thời bao cấp. Từ sản xuất bao bì nhựa đến sản xuất sữa đậu nành đóng chai...Thấy gì làm được là lao vào làm.
Năm 2002 bạn cùng với gia đình sang Mỹ định cư, hiện sống tại Pennsylvania. Công việc bây giờ là cung cấp, buôn bán cáp công nghệ cao.
Một tý thông tin tới mọi người.




(Hình ảnh chụp qua điện thoại nên hơi mờ.)

Thứ Năm, 23 tháng 7, 2009

Chúc mừng bằng hữu


Mời các ACE tải thêm ảnh và video cuộc gặp gỡ của BTMT và Cao 'tư lệnh' cùng bằng hữu tại bãi biển Mỹ Khê Đà Nẵng ở địa chỉ này.

Tin tang lễ

Ban Liên lạc Trường tại Tp HCM thông báo:

Bà Nguyễn thị Thược, thân mẫu bạn Lữ Thái K3, Trường Vỹ K7 mất hồi 5h35 sáng nay ngày 22/7/2009 tại bệnh viện quân đội 175 thọ 87 tuổi.
Lễ viếng: từ 8h30 sáng thứ 7 ngày 25/7/2009 tại nhà tang lễ quân đội số 5 Phạm ngũ Lão, quận Gò vấp.
Lễ truy điệu cử hành lúc 14 h00 cùng ngày, sau đó hỏa táng tại Bình hưng Hòa.

Mời anh chị em các Khoá tham gia viếng thân mẫu của các bạn Thái, Vỹ vào lúc 10h30 sáng Thứ bảy ngày 25/7.

TM BLL Trường - Dương Minh

Thứ Tư, 22 tháng 7, 2009

Chúc mừng đồng "nghiệp"

Chúc mừng đ/c Binh nhì Đỗ Nghĩa cùng hai "chuẩn binh nhì". Xin gởi đ/c và các bạn tấm hình thợ lặn (năm 1946) để thay cho lời cổ vũ.
HCQuang - Binh nhất hưởng lương Hạ sĩ QNCN.

Hội ngộ ở Đà Nẵng

Chiều nay, lúc 4g30, Phan Hòai Lưu k5 từ Đà Nẵng gọi ra: "Anh Cao và đòan đã tới nơi. Tôi đưa về Nhà khách 120 của anh Thanh Hải k3. Trời đang mưa lớn".
Lúc 6g, anh Cao gọi ra: "Tôi đã gặp anh Võ Minh Ấn, hội trưởng Bạn Trỗi miền Trung. Các anh đang ở đây. Anh nói chuyện với anh Ấn nhé!'.
Anh Ấn thông báo trời hết mưa "Bạn tốt từ xa đến chơi ắt trời phải hết mưa!". Tối nay sẽ có giao lưu của bạn Trỗi miền Trung với đòan. Chắc chắn là vui lắm! Anh hứa sẽ gửi ảnh ra kịp post lên mạng.

Thông báo

Do tình hình thời tiết thời gian qua diễn ra "phức tạp", nên blogger K6LS lại tái phát chứng giãn phế quản. Từ Lạng sơn về hôm thứ hai (20/7/2009), hiện K6LS đang điều trị tại phòng cấp cứu 1, bệnh viện bưu điện Hà nội (ngõ Yên bái, chợ Trời Hà nội), bác nào có thời gian rảnh rỗi, có thể đến thăm bạn.

Thứ Ba, 21 tháng 7, 2009

Lại SEN nhé!

Thấy cảnh liên hoan nhiều quá! thư giãn bằng "chè"sen vậy.
Thử "tập tọng" theo ĐH chút.
"Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh, bông trắng lại chen nhụy vàng
.........................................................."

Hành quân vô Nam

6g30' chiều nay, đoàn xuyên Việt đã lên xe vào Nam. Đi hơn 1 tiếng nhận được nhắn tin của cháu Hoa: "Xe tốt, sạch sẽ, chạy đều. Chú yên tâm!".
- Ngày 22/7: 8g sáng nghỉ ở Huế. Có khoảng 5 tiếng thăm Thành Nội.
13g xuất phát đi Hội An.
15g xe dừng ở Đà Nẵng. Các bạn k5 sẽ đón về nhà khách 120 ở biển Mỹ Khê.
18-21g: gặp mặt anh em Trỗi miền Trung.
- Ngày 23/7: 6g đi Hội An.
17-19g30: thăm phố cổ.
20g đi tiếp Nha Trang.
- Ngày 24/7: 7g đến Nha Trang.
8-20g: thăm Nha Trang.
20g đi tiếp TPHCM.
- Ngày 25/7: 7g tới Q1.
18-21g: gặp mặt anh em Trỗi miền Nam.
- Ngày 26/7: Viếng mộ anh Trỗi và đi Vũng Tàu thăm thầy Tuyến và anh em Trỗi.
- Ngày 30/7: Có mặt ở HN, sau đó đi Hạ Long.
- Ngày 1/8: đi xe thẳng Nam Ninh.
Kế họach gặp mặt: Liên lạc Dương Minh 0918156666.

Cảm ơn các bạn trường Trỗi và các bạn k7!

Đó là phát biểu của anh Cao trong buổi tiệc tối qua.
Mạnh Thắng "k7 huei zhảng" (hội trưởng k7) đã tổ chức thành công buổi tiếp bạn. Anh chị em đến dự dễ đến 30 người, có đại diện k3 (các anh Hải Bằng, Lữ Thái), k4 (anh Đại Cương), k5 (anh Dũng, Quốc). Hai bạn gái Việt Hằng và Hòa Bình đại diện cho cho em C11.
Trước khi khai tiệc, anh Cao xin phép được tặng quà lưu niệm. Ai cũng có phần: 1 tấm ảnh nhựa màu nổi và 1 vật treo mầu đỏ tượng trưng cho sự may mắn. Còn quân ta chuẩn bị bữa tiệc với toàn "đặc sản" Hà Nội: thịt chó chặt, gà tẩm mật ông nướng, chạo cuốn lá sung, lẩu chuối ốc... với rượu Vodka Smirnow. Bạn mang theo 2 chai ruợu của vùng quê Gia Cát Lượng. Việt Dũng k5 tâm lí hỏi lại bạn "Có sướng ăn "gỏurou" chấm mắm tôm?" thì được trả lời "hảo chi!" (ngon). "Chỉ có khách quý mới được tiếp đãi thịt chó đấy!". Đúng là ngon, bổ, rẻ!
Họat náo viên Thế Vũ đi khắp dãy bàn hát. Anh Cao không kém cạnh luôn hát lại các bài VN xưa "Giải phóng miền Nam", "Thề quyết bảo vệ Tổ quốc ta"... Bài "Truờng ca" vang lên cùng các các bài truyền thống QĐND, bài VN, bài trong Đại cách mạng Văn hóa ở TQ. Cứ thế mà "tuôn trào" cùng men tình. Hai lão binh cũng đi các bàn tiếp rượu. Vui!
Phải nói lần này anh chị em k7 đã có nhiều đóng góp. Thay mặt BLL nhà trường, Trưởng ban Bùi Vinh gửi lời cảm ơn!
(Phóng viên lá cải này vì thấy nhiều bạn làm phó nháy, nhất là anh Cương, nên không chụp pô nào. Xin được thứ lỗi!).
----------
Anh Nguyễn Cương k3 đã kịp gửi ảnh cho chúng tôi. Xin cảm ơn!
Nhớ lại chuyện duyệt binh ở quảng trường Thiên An Môn, khi xe của nguyên soái tới trước hàng quân, ông đã hô:
- Tóngzhímén hảo! (Chào các đồng chí!).
- Souzhảng hao! (Hàng quân đáp lễ: Chúc thủ trưởng khỏe!).
- Nimén xinkủ le? - (Các đồng chí vất vả không?).
- Wei rénmín fuwu! (Vì nhân phục vụ!).
Chắc quả post ảnh lên cũng thế?

Thứ Hai, 20 tháng 7, 2009

Hà Nội mưa.

 
Hàng vạn người nhích từng xăng ti mét trên đường.
 
Vỉa hè cũng không tha.
 
Sau 1 giờ mới nhích được 1 km thì quay về nhà là thượng sách.
 
Nhưng đường về cũng tắc, vì phía trước nước ngập nửa bánh xe nên nhiều người cũng quay về như mình.
Posted by Picasa