Bài ca Trường Nguyễn Văn Trỗi

Nhạc và lời: Hồng Tuyến

Thứ Hai, 31 tháng 8, 2009

THÔNG BÁO HỌP MẶT

K7 Trường Nguyễn Văn Trỗi Hà Nội tổ chức họp mặt thường niên năm 2009
Địa điểm : Nhà hàng Vườn Treo số 281 đường Đội Cấn_Hà Nội. ( Đối diện khách sạn La Thành)
Thời gian : 9 giờ sáng ngày 6/9/2009 ( chủ nhật)
Kính mời các bạn đến tham dự đầy đủ.
Trưởng ban liên lạc
Hoàng Mạnh Thắng

Quà

Theo phong tục tập quán, đi "làm ăn" xa về ít ra cũng có chút gì làm quà cho người ở nhà. Của nhiều lòng...ít, chia sẻ vài tấm ảnh phong cảnh phương xa, mời ae thưởng thức tạm vậy, may cũng có chút ý nghĩa vì ae ta đã từng quen biết nơi đó. Đây là 1 đoạn ngắn phong cảnh 2 bên bờ sông Li trên đường đi Dương sóc, nơi từng được ca ngợi là "Thiên hạ Đệ nhất danh lam thủy sơn". Theo HTV trong phóng sự "theo chân Bác" thì đẹp chỉ kém vịnh Hạ long của VN (Còn người TQ thì gọi vịnh Hạ long là "Quế lâm trên biển")- Ảnh không có mục đích quảng cáo du lịch.

Điền từ vào chỗ trống!

Một cháu gái tham dự cuộc thi Đường Lên Đỉnh Olypia nhờ UT:
Các bác UT giúp cháu điền từ vào chỗ trống trong 2 câu thơ sau đây: "Nay ở trong thơ nên có...(1)... Nhà thơ cũng phải biết...(2)...". Số 1 cháu biết ngay là rượu mà. Nhưng số 2 thì cháu chịu. Các bác giúp cháu với. Cháu kính ơn các bác. (VTV3, 8-09)

Bầu trời thu Hà Nội

 
Posted by Picasa

Nghiêng ngả hướng đi

Không biết Tân xe ôm về nói chuyện gì mà hôm sau Tân đến khách sạn mới chúng tôi đi nhậu bằng được. Dù biết anh em sở giao thông và vợ chồng bác Nhất Trung đang đợi nhưng không thể từ chối người thương binh ấy, chúng tôi phải theo Tân đến điểm hẹn. Đến nơi đã thấy ba người ngồi chờ bên bàn, đồ nhậu đã bày sẵn đợi khách. Lính tráng chỉ vài câu chào hỏi là như đã thân, là dzô, là chúc. Chỉ mới sáng qua thôi, chúng tôi còn là những kẻ xa lạ, cò kè mặc cả với nhau từng đồng mỗi cuốc xe. Nét buồn khắc khổ lầm lỳ trong cuộc sống mưu sinh hàng ngày bay biến, giờ đây mỗi đứa rạng một nụ cười .
( Cây Bồ Đề anh xe ôm thương binh Tân mang lên tận phòng khách sạn tặng tôi)
Trong lúc vui, vô tình tôi vỗ phải đùi Dũng “ khùng”, người ngồi kế bên. Bộp ! Tôi giật mình, một cảm giác khô lạnh và chợt nhận ra tất cả. Người thương binh chiến trường K nhìn tôi cười như thầm bảo: đừng hỏi gì anh nhé !. Tôi lay cái đùi phải vô giác song rất nhạy cảm của Dũng “khùng” cố lảng tránh sang chuyện khác mà không được :
- Anh vỗ đùi chú mà chú cứ lằm thinh…
- Anh cứ "sờ" đùi làm thằng em nhột quá. – Dũng “ khùng” đùa lại rồi cười vang.
Đùa vậy, cười vậy nhưng trong tôi sâu xa một nỗi buồn, mỗi lần thấy Hùng, Hải loay hoay đứng dậy đi tiểu, mới khó khăn làm sao, khá như Tân cũng chỉ là anh xe ôm, cuộc sống với họ hôm nay không dễ gì. Cả 3 đều là thương binh cụt chân, hèn gì lúc tôi đến bắt tay họ mà không ai “ chịu” đứng dạy theo lịch sự thông thường.
Bác Nhất Trung đến giờ đánh xe đến chở anh em chúng tôi thấy cảnh lính gặp nhau bịn rịn. Anh ngồi lại làm vài chai bia cùng chúng tôi và chấp nhận phương án chia người ra mà nhậu. Thế là buổi cuối cùng ở Qui Nhơn tôi cũng không có bữa nào nhậu riêng được với anh em Trỗi.
Khi Bác Nhất Trung đi, Hải “ cụt” ghe tai tôi bảo :” Anh Trung biết em vẫn lái xe nhưng lờ đi và con nói với anh em trong đội : thằng nào phạt nó thì ứng tiền ra đền cho nó…”. Chẳng biết thực hừ bao phần nhưng qua tiếp xúc thấy bác Trung nhà ta cũng rất nặng tình với họ và thương lắm anh em thương binh tỉnh nhà.
Buổi chiều chúng tôi lên tàu rời Qui Nhơn, người tiễn đông gấp mấy người đi. Anh em bên sở giao thông, anh Nhất Trung, Chinh và cánh thương binh K những người em, những người bạn mới của tôi.
Tàu đưa chúng tôi đi tiếp về phương Nam, Bình Định như vẫn rất gần trong tôi...
Đôi lời tạ lỗi với anh em Trỗi Qui Nhơn.

Chủ Nhật, 30 tháng 8, 2009

Thời buổi "suy thoái"


Thời buổi suy thoái, "kinh tế" khó khăn bạn mình đã phải lặn lội sang tận Quế lâm "hành nghề".... và một ông bạn nữa thì "lo lắng" cơn "suy thoái" bao giờ mới dứt?


Ảnh: CCQ & VNQ

Thứ Bảy, 29 tháng 8, 2009

Trời tuôn nước mắt!

Mình sống kề bên quảng trường Ba Đình từ 1964 đến hết 2007. Kể từ khi Bác mất, mình nhớ trời luôn khóc vào các ngày mồng 3 tháng 9. Cho đến khi có thông báo lại ngày Bác mất là mồng 2 tháng 9 thì cứ mồng 2 tháng 9 là có mưa. Cho dù có năm không phải cả Hà nội mưa thì khu vực lăng vẫn có mưa. Không biết năm nay thế nào? Có ai ở gần QT Ba đình, xin để ý thời tiết và thông báo dùm.
Trên VTV1 đang có truyền hình trực tiếp chương trình "Hồ Chí Minh cả một đời vì nước vì dân', có nhiều người hát hay, nhưng có một số ca sỹ hát những bài về Bác không hợp, thật gượng ép, có phải giọng nào cũng được dùng để ca ngợi Hồ Chủ tịch ở một nơi trang nghiêm thế đâu!

ẢNH CHƯA CŨ LẮM

Ba ông K7 và một ông K7' năm 1976

Bàn giao người yêu

Chuyện như đùa nhưng có thật .
Bàn giao người yêu cơ đấy .
Bạn tin hay không tùy bạn .
Còn tôi được các bạn tin tưởng bàn giao đến mấy cô ( toàn đẹp trở lên ) và hai bà mẹ nuôi ( bà nào cũng quý mình như con đẻ ) .
Đến đây tôi vẫn nói : Bạn tin hay không tùy bạn .
Đó là khi tôi mới về trường văn hóa Lạng sơn . Chân thấp chân cao , thấy toàn rừng xanh núi đỏ . Trong bụng thầm nghĩ : Cái số mình nó đen như tổ chấy, lính Hà nội mà chẳng bao giờ được đóng quân tại địa phương . Toàn những nơi khổ ải nhất thì ... bị điều đến .
Những ngày đầu tôi nằm lỳ trong phòng ở chiêu đãi sở ( nơi tiếp đón những quân nhân mới đến , gia đình bạn bè của những quân nhân ở trong trường tới thăm người nhà ... ) .
Tâm trạng chán nản vì vừa xa những người bạn cùng đơn vị . Chẳng có cách nào hơn là nằm gặm nhấm những kỷ niệm đã qua .
Một hôm mò ra mấy quán nước gần đó để tìm mua vài điếu thuốc và uống trà . Tôi sửng sốt vì gặp quá nhiều bạn Trỗi . Tuấn En Nơ , Bình tũn , Tấn cáo , Cao quý Vũ , Long Jun ...
Ồ , nếu vậy cũng không đến nỗi tệ như tôi tưởng . Tuấn En Nơ còn nói : Ở đây vui phết , các em toàn xinh trở lên . Rồi mày sẽ thấy là tao không nói sai đâu nhé .
Tôi không tin vì nhìn xung quanh không có lấy một cô nào xứng đáng được 3/10 điểm .
Nhưng rồi dần dần tôi cũng đã nhận thấy là mình sai . Con gái Lạng sơn da trắng môi đỏ ( những đặc điểm điển hình của con gái xứ lạnh ) đã làm tôi phải ngoái lại nhìn khá lâu .

Chúng tôi phải chia tay sau ít ngày gặp nhau với những kỷ niệm thời Trỗi . Các bạn phải trở về trường ĐHQS để học , còn tôi một mình chờ khóa sau lên để nhập học .

Có một điều là trước khi về các bạn đã cho tôi làm quen với thầy Minh ( các bạn vẫn gọi là anh Minh bợm ) . Đó là một người anh vui tính và tốt bụng . Thời gian rảnh tôi vẫn thường hay dạo chơi với anh ( nhà anh ở phố Bà Triệu , gần con ngõ Trần quốc Toản ) .

Một hôm anh dẫn tôi vào nhà một cô gái ở đầu cầu Kỳ Cùng chơi . Cô khá đẹp với làn da trắng , cánh mũi nhỏ nhắn , đôi mắt đen láy và sâu như hồ thu vậy . Tiếp chúng tôi với vẻ dịu dàng e lệ của các cô gái thời đó . Chúng tôi ngồi nói chuyện với nhau về đủ mọi thứ chuyện .

Sau khi rời khỏi nhà cô gái , thầy Minh mới nói :

- Mấy hôm nữa anh phải xa thằng em rồi .

- Vậy anh đi đâu ? Tôi thoảng thốt kêu lên bởi quá đột ngột .

Anh giải thích rất nhiều nhưng lúc ấy tôi không nghe thấy gì nữa . Tình bạn giữa chúng tôi quá ngắn ngủi để lưu giữ những kỷ niệm . Cuối cùng anh nói :

- Cô em này bọn nó cũng nhờ anh trông giùm . Nhưng bây giờ anh phải về Hà nội rồi . Thằng em hãy tiếp quản lấy . Luật ở đây là vậy , thằng em đừng có từ chối .

Cái luật mới hay ho làm sao ?Bạn phải trông tức là bạn dù ít dù nhiều cũng phải có trách nhiệm vào đấy . Nhưng bù lại cô ấy cũng sẽ tin tưởng bạn như một người anh .

Vậy là bây giờ mình đã có hai bà mẹ nuôi ( U Nhàn do Cao quý Vũ và U Năm do Tấn cáo bàn giao ) và một cô gái này đây . Tôi nhẩm tính .

Suy nghĩ một lúc rồi tôi nhận lời với anh . Hứa sẽ luôn qua thăm hỏi và giúp đỡ khi cần thiết .

Câu chuyện nếu kể tỷ mỉ thì dài dòng lắm nên tôi chỉ kể vắn tắt .

Tôi đã giữ lời hứa với anh và rủ cả các bạn ra nhà cô chơi thường xuyên . Cô rất quý chúng tôi và tiếp đón chúng tôi như thượng khách . Chính vì cách cư xử đó nên một hôm tôi tuyên bố với lũ bạn :

- Trong bọn mình không thằng nào được cưa cẩm cô ấy đấy nhé .

- Nhỡ thằng khác nó cưa thì sao ? Một anh bạn ngạc nhiên hỏi lại .

- Kệ nó . Chỉ cần nhớ như vậy là đủ .

Bởi vì tôi biết rằng sau khi học xong và rời khỏi đây đã có mấy ai quay lại đây để lấy vợ , nhất là trai Hà nội . Thời đó nhập khẩu về Hà nội là cả một vấn đề rất lớn , nó làm nản lòng bất cứ ai dám lấy vợ ngoại thành . Mặt khác tôi thấy nếu lừa dối cô ấy thì quả thật không công bằng .

Nhưng rồi tôi phải đối diện với một sự thật là : Cô ấy yêu tôi .

Tôi đã cố gắng tránh né và không gặp cô khi chỉ đi một mình . Các bạn tôi cũng biết được tình cảm của cô ấy với tôi . Tại sao ư ? Vì những lý do mà tôi đã nêu ở trên .

Hết năm học và tối hôm trước ngày lên tàu về ĐHQS anh bạn tôi cũng tạo điều kiện cho tôi gặp cô ấy . Hắn nói : - Tối hôm nay M muốn gặp mày một lát để nói chuyện .

Tôi cũng không hiểu vì tôi đã chào tạm biệt từ sáng rồi . Tuy vậy tôi cũng tới gặp cô ấy . Khi chỉ có hai chúng tôi thì chính chúng tôi lại không biết nói gì ngoài mấy câu đã cũ , cứ hỏi đi hỏi lại và cũng vẫn những câu trả lời cũ . Chúng tôi tạm biệt nhau như hai người bạn . Trước lúc chia tay cô chỉ nói :

- Nếu rỗi anh viết thư cho em nhé .

- Anh sẽ viết , anh hứa đấy .

Về trường , thời gian đầu khá bận rộn vì phải tập quân sự và học chính trị ... tuy nhiên tôi vẫn dành được thời gian viết thư cho cô . Cô viết cho tôi khá nhiều thư và lá nào cũng nói xa xôi về chuyện tình cảm hai đứa . Tôi hiểu , hiểu từ rất lâu rằng bây giờ tôi phải nói với cô một sự thật . Đó là tôi cũng rất yêu quý cô nhưng cái hàng rào , cái nguyên tắc khô cứng hồi đó làm sao có thể vượt qua . Sau này xã hội cởi mở hơn nên chuyện của chúng tôi chỉ là bình thường , nhưng hồi đó thì quá sức của chúng tôi .

Lá thư cuối cùng tôi đã dành những lời chúc đẹp nhất cho cô .

Cũng từ đó tôi không có dịp gặp lại cô nữa . Chỉ duy nhất một lần tôi nghe được tin về cô và cũng là tin làm tôi sững sờ nhất . Đó là cô đã mất trong bệnh viện sau khi sinh con . Nguyên nhân là cô bị bệnh tim .

Tôi đau nhói như khi mất đi một người bạn rất thân . Tôi không nghĩ rằng một cô gái tốt bụng và xinh đẹp như cô mà lại phải ở một thế giới khác tôi . Cho đến bây giờ tôi vẫn nghĩ vậy .

Sắc thu vườn nhà

 
Thu về

 
dù ai đó có đơn côi

 
thì đời vẫn đơm hoa

 
kết trái.
Posted by Picasa

Thứ Sáu, 28 tháng 8, 2009

Thay mặt Út Quế tặng quà cho cháu Dương

Tôi được phép của Út Quế đến tặng cháu Dương món tiền của các Quế .
Trong ảnh là Bác sỹ Dũng , người điều trị trực tiếp cho cháu Dương đồng thời là bác sỹ trưởng khoa . Cháu Dương thời gian qua cũng được nhiều cá nhân ủng hộ và được điều trị tốt nên đã khỏe mạnh hơn trước .
Thay mặt bệnh viện Lao Lạng sơn bác sỹ Dũng xin cảm ơn những tấm lòng hảo tâm của út Quế và nhận số tiền 4.800.000 đ để đưa vào quỹ người nghèo của bệnh viện . Chỉ có cháu Dương được hưởng số tiền đó chữa bệnh theo quy định của quỹ . ( Quỹ người nghèo giữ tiền giùm cho các bệnh nhân , theo đó tùy theo các tổ chức hay cá nhân đóng góp cho một bệnh nhân cụ thể sẽ được phục vụ cho chính bệnh nhân đó ) .
Bác sỹ Dũng cũng than phiền là : Hôm nay ban giám đốc đi học đột xuất . Lần sau báo trước để còn báo sang bên đài truyền hình làm phóng sự . Chẳng là họ đang thiếu tư liệu mà .
Vậy nếu KV.K7 cùng anh em có lên thì hãy nhớ báo trước để bọn tôi còn lo nha .











































Bà nà - Sơn Trà 8.2009





Bà nà - Sơn Trà 8.2009
Nhân cha con Q.Thắng K6 xuyên nửa Việt, kéo lên đi cáp Bà nà và qua thăm lại Sơn Trà ...

Thứ Năm, 27 tháng 8, 2009

Liên hoan tiễn con gái Sùng Hải đi Trung Quốc học

Gia đình Sùng Hải + Bùi Việt Sơn

Posted by Picasa

Một vụ trộm kỳ lạ

Cái lũ bọn tôi : Chơi nhiều hơn học , nhảy tường ra ngoài nhiều hơn cơm bữa . Cứ một tuần lại cử một tên về Hà nội và đi đến các gia đình trong nhóm , tay cầm một lá thư với những lời văn cực hay , những lời hứa quyết tâm học tập cao độ . Và sau khi khệ nệ mang đồ tiếp tế lên thì cuộc sống vẫn theo dòng chảy của nó . Tóm lại : Nó tên là Nguyễn y vân ( vẫn y nguyên ) .

Nhưng rồi cũng đến một ngày , cái ngày mà cả bọn bị lương tâm cắn rứt . Hứa rất nhiều mà chẳng làm được bao nhiêu . Cả bọn vẫn lang thang khắp thị xã với một quyển sách nhét phía sau túi quần , vẫn tự tra hỏi nhau về kiến thức nhưng về đến đơn vị là quên sạch . Ngày thi đại học cũng chẳng còn bao xa nữa mà thằng nào giỏi lắm cũng chỉ thuộc lòng được mấy bài lý , hóa đơn giản . Nguy cơ thi trượt bắt đầu ám ảnh mỗi chúng tôi . Hết rồi những trò câu cá để cải thiện bên hồ ban đêm , vừa câu vừa canh chừng vệ binh đi tuần . Lên lớp ban đêm học thêm chủ yếu là tán phét cũng không còn hấp dẫn nữa .

Cả bọn nhìn nhau ngao ngán . Bởi nếu bây giờ có thi , thì may mắn lắm cũng chỉ có một đến hai tên vừa đủ điểm là cùng .

Đúng cái lúc mọi hy vọng tắt ngấm và những cuộc dạo chơi đã trở nên nhàm chán . Vâng , đúng cái lúc ấy chúng tôi được biết một tin vô cùng quý giá . Đến bây giờ tôi vẫn coi đó là món quà của số phận . Đó là nhà trường đã hoàn thành xong các giáo trình cho các học viên để ôn thi đại học . Cái bộ giáo trình này đã tổng kết các loại dạng thức của các môn toán , lý , hóa . Nó giải quyết các vướng mắc của các kỳ thi đại học trước đó . Sau này tôi mới hiểu đó là bí kíp cho các môn sinh muốn vượt qua cánh cửa đại học .

Một kế hoạch do chính tôi vạch ra . Chi tiết đến từng giây và từng xăng ti mét .

Rất nhanh chóng chúng tôi đã xác định được nơi cất giữ của kho bí kíp đó . Nhiều tên cũng muốn đột nhập nhưng phần lớn là thoái chí . Và ... một đêm gần đó , không quá khó khăn chúng tôi đã vào được cái kho mà bao nhiêu tên muốn vượt qua cái ải ĐH phải mơ ước . Chúng tôi cuỗm đi nhiều như có thể . Bạn sẽ hỏi lấy nhiều vậy để làm gì ? Để cho bạn bè ( bất cứ ai mình thích ) , để cho mình và ...

Sáng hôm sau , một tin chấn động lan ra : Bọn trộm đã xâm nhập vào kho giáo trình của trường và đã lấy đi nhiều thứ quan trọng . Nhà trường đang tiến hành điều tra .

Chúng tôi im lặng . Mang những quyển bí kíp đó ra để học riêng một cách bí mật .

Bạn biết không ? Nhóm chúng tôi khoảng 10 tên , ham chơi hơn ham học nhưng chỉ trừ một tên bị rớt còn hầu hết thừa điểm vào ĐHQS ( lúc đó lấy điểm cao nhất ) . Chúng tôi không cần cộng thêm các điểm như cựu binh , trải qua chiến trường ... . Và cũng với mớ kiến thức đó tôi cũng đã giúp đỡ em H thi đỗ đấy . ( Đến đây tôi lại tự hỏi mình rằng : Không biết mình có mắc bệnh oai không nữa ? )

Tiếc rằng những cuốn bí kíp đó bây giờ đã thất truyền . Ai tìm được và xem nó đảm bảo sẽ thành thủ khoa .

Thứ Tư, 26 tháng 8, 2009

Một bạn Trỗi đã ra đi vĩnh viễn.

Lê Quốc Bình cựu học sinh khóa 6, đã mất hồi 2h00 sáng ngày hôm nay 26/8/2009. Linh cữu quàn tại chùa Vĩnh nghiêm (gần cầu Công lý) đường NKKN,Q.3 ,T/P HCM thọ 57 tuổi. Lễ viếng lúc 21h00 cùng ngày.10h00 ngày 28/8/2009 đưa đi hỏa táng tại Bình hưng Hòa.
Xin chia buồn cùng gia đình Quốc Bình.

" Lối nhỏ " - Câu chuyện thứ nhất

Bạn đã từng là học viên Trường văn hóa Lạng sơn ? Bạn đã từng nhảy tường ra ngoài chơi ? ... Nếu chỉ có từng đó thôi thì tôi cũng muốn kể cho bạn nghe về câu chuyện này .
Hồi đó vì mới vào năm học mới nên kỷ luật của trường nghiêm lắm . Mọi hoạt động của các học viên đã được lập một cách chi tiết và sát đến nỗi bọn chúng tôi không thể tìm ra một chút thời gian rảnh . Ngày chủ nhật là ngày các học viên được phép ra ngoài để giải quyết công việc cá nhân như : Mua sắm , thăm người nhà ... nhưng mỗi người cũng chỉ được có hai giờ . Bạn cầm tờ giấy được phép ra ngoài quá thời gian thì người sau bạn sẽ phải chịu thiệt thòi do bạn gây ra . Tôi hồi đầu cũng chấp hành nghiêm chỉnh lắm . Nhưng với thời gian ngắn ngủi như vậy thì không bao giờ đủ khi bạn muốn nhiều hơn thế .
Vào một ngày chủ nhật trời nắng đẹp , trong lòng thư thái chúng tôi ( gồm 8 tên ) quyết định nhảy tường ra ngoài chơi . Vì là cựu binh nên các bạn tin tưởng theo cách tính toán của tôi :
- Vì là ban ngày nên thế nào bọn vệ binh cũng phục ở đường Cửa nam , đường ra đằng sân bóng thì không được vì quá lộ . Chỉ còn con đường phía tây giáp với trường sư phạm là có vẻ yên tâm nhất . Tôi nói dứt khoát vậy .
Cả bọn đồng ý ngay với quyết định của tôi và lẳng lặng đi cách nhau từng quãng để tránh bị nghi ngờ . Sau khi lên đến bờ thành phía tây , quan sát toàn bộ khu vực một cách cẩn thận và khi không phát hiện thấy điều gì khả nghi tôi liền bám thành đu xuống . Do đã dặn trước các bạn là nếu tôi nhảy xuống mà không thấy động tĩnh gì thì chờ một lúc sau từng người sẽ xuống cho chắc ăn . Cuối cùng tất cả đã xuống và mọi thứ vẫn ổn . Chúng tôi bắt đầu vừa bước đi theo hàng dọc vừa quan sát xung quanh . Được khoảng 30m thì bất chợt chúng tôi phát hiện 4 tên vệ binh đang chạy cắt về phía đuôi chúng tôi . Lúc này thì không thể lui lại được nữa rồi .
- Chạy . Tôi hét to và dẫn đầu toán chạy .
Đoàng ! Đoàng ! ... Bọn vệ binh đã bắn súng cảnh cáo . Tình thế thật nguy hiểm . Một tên chạy sau tôi vừa thở hổn hển vừa nói :
- Kiên ơi , bọn nó bắn súng đấy . Làm thế nào bây giờ ?
- Cứ chạy đi , đừng sợ . Nếu nó bắn trúng tụi mình thì nó phải đi tù . Tôi đáp lại .
Tuy nhiên chẳng thằng nào lại muốn trúng đạn cả . Chạy được hơn 100m thì trước mặt chúng tôi là cổng của một căn nhà nội trú của giáo viên . Đó là kết quả của việc chúng tôi vừa chạy lom khom vừa nhìn bọn nó . Trong khoảnh khắc tôi quyết định cứ chạy vào đó đã rồi tính tiếp . Tình hình cấp bách quá rồi . Vào đến trong nhà tôi chỉ kịp nói :
- Xin lỗi các chị , bọn chúng tôi đang bị đuổi bắt nên nhờ các chị một lát .
Các chị cũng chưa kịp nói gì thì mấy tên vệ binh tay cầm súng lăm lăm bước vào . Vừa bước vào , tên đội trưởng vừa thở vừa nói :
- Mời các đồng chí theo chúng tôi về trường làm việc .
Về trường làm việc là đồng nghĩa với các bản kiểm điểm và các bản án kỷ luật ... Không đời nào , tôi nghĩ vậy .
- Từ từ đã chứ . Tôi nói . Các ông đuổi bọn tôi mệt bỏ mẹ , phải cho bọn tôi thở với chứ .
Thấy tôi phản ứng như vậy các chiến hữu cũng mỗi người góp thêm một câu làm cho bọn hắn cũng phải nhượng bộ . Nhưng tên cầm đầu cũng đang tỏ ra cáu lắm , hắn cứ đi tới đi lui và luôn miệng đe dọa . Tôi ra mắt ngầm ra hiệu là nếu có thời cơ thì anh em phải tìm cách thoát thân ngay . Mọi người hiểu ý và trong lúc đó tôi liên tục nhắc nhở tên cầm đầu rằng hắn không nên nóng vội , bọn tôi sẽ theo hắn về trường ... nhằm kéo dài thời gian để tìm cơ hội .
Đúng là không phải chờ lâu . Cơ hội vàng đã đến . Đoàng ! Một tiếng nổ chát chúa vang lên . Trong lúc nóng vội và cáu giận tên cầm đầu đã mắc phải sai lầm , để cướp cò súng . Các cô giáo sau phát súng nổ ngồi chết khiếp . Nhưng tôi đã không bỏ lỡ thời cơ vàng này .
- Đề nghị lập biên bản . Mày đã bắn súng lung tung trong nhà người ta . Nếu xảy ra chết người thì sao ? Tôi kêu lên .
- Không , đạn này là giả mà . Tên cầm đầu phân bua .
Chà ! Nếu biết là đạn giả thì đừng hòng chúng mày bắt được bọn tao . Tôi nghĩ .
- Mày đừng có mà lấp liếm . Viên đạn hình như bắn thủng nóc nhà ( lợp bằng lá cọ ) . Ai cho phép mày bắn trong nhà dân , mày sẽ bị kỷ luật nặng đấy .
Hắn ngẩn người suy nghĩ và lúc này các cô giáo cũng đã lấy lại bình tĩnh và thông cảm với bọn tôi . Hắn cùng các cô đang bắt đầu viết biên bản .
Cộng hòa xã hội ... Biên bản vi phạm pháp luật ... Tiếng đọc nhẹ nhàng và thong thả .
Thấy hắn và các cô giáo đang làm việc rất tập trung , 3 tên còn lại mệt mỏi ngồi ở góc nhà vì thất vọng . Lúc này không chạy thì còn lúc nào nữa .
- Chạy . Tôi hô to .
Cả bọn lao nhanh ra khỏi nhà . Trước khi tăng tốc tôi còn kịp nói : Đừng chạy lên dốc đua với chúng nó nhé .
Bạn biết đấy , bọn chúng là những người sống trên những vùng cao từ nhỏ nên việc chạy lên dốc để thoát khỏi chúng là rất khó .
Bọn chúng cũng bỏ cả việc lập biên bản để đuổi theo chúng tôi trong sự kinh ngạc của các cô giáo . Do áp dụng đúng chiến thuật tôi đã bày ra và trong lúc nguy nan mỗi người cũng sẽ tìm ra cách riêng của mình nên hầu như chúng tôi thoát cả .
Sau khi thoát thân và trở về trường chúng tôi thấy thiếu một người . Đó là Nguyễn đức Hùng K7 . Hắn đã chạy thi lên dốc với những nhà vô địch vượt dốc . Cũng may sau đó Đức Hùng chỉ phải làm kiểm điểm và Đức Hùng cũng chỉ nhận nhảy tường một mình . Mọi người bình an vô sự .
Sau này chúng tôi đi theo từng toán nhỏ hơn , cẩn thận hơn nên không nhiều lần phải chạy thi nữa . Ơn trời , lạy thánh Alah , các vị thần linh sông núi ... chúng con chỉ muốn vui thôi mà . Tôi cầu chúc như vậy có nhuyễn không nhỉ ?

Thứ Ba, 25 tháng 8, 2009

Đêm biểu diễn của NSƯT DMĐức

1- BLL trường TSQ Nguyễn Văn Trỗi tại TP.HCM trân trọng thông báo:
"Nghệ sỹ ưu tú Dương Minh Đức thân mời các bạn Trỗi tham dự đêm biểu diễn "40 năm - Người chiến sỹ ấy" tổ chức vào tối Chủ Nhật ngày 6/9/2009 tại Nhà hát Quân đội 18bis đường Cộng Hoà, P.11, Q. Tân Bình, Tp.HCM"'
2- Việc tổ chức phân phối Giấy mời tại Tp.HCM tiến hành như sau:
a- Trưởng BLL các Khoá phổ biến thông báo này cho Khoá.
b- Các bạn Trỗi và thân nhân có điều kiện tham dự đăng ký với Trưởng BLL Khoá. Thời hạn đăng ký là trước ngày 31/8/2009.
c- Các Trưởng BLL Khoá tổng hợp số lượng của Khoá, liên hệ với Dương Minh (091.815.6666) để nhận Giấy mời và phân phát trực tiếp cho các bạn Trỗi trong Khoá.

Trông hộ người yêu bạn - Chuyện của thế giới ngầm .

Tôi có anh bạn đẹp trai và ga lăng lắm. Dân tài xế chính hiệu, chuyên chạy trên đường Trường sơn ngày còn chống Mỹ. Sau này chuyển ra cơ quan bên ngoài quân đội vẫn nghề lái xe. Hắn được phụ trách một chiếc Hải Âu, chuyên chở người cho công ty .

Dân lái xe mà không biết tán gái thì họa may chỉ có một thằng như hắn . Tán tỉnh gì mà dở quá dở, tôi nghe không nổi với giọng văn nó cứ thế nào ấy, cứ cảm thấy tưng tức. Nhưng không biết sao chị em cứ lăn xả vào hắn, nhiều cô còn tìm đến nhà tôi để hỏi về hắn. Để đổ nền cho ông bạn, tôi toàn nói :

- Em quen cái người đâu mà hiền quá. Cả ngày chả nói câu nào mà chỉ tủm tỉm cười. Tồ quá !( tôi phán ). Các nàng chỉ cười và sau vài câu chuyện vu vơ là bỏ đi .

Theo tôi được biết thì những người yêu hắn, nếu đứng xếp hàng ngăn nắp cũng phải tới một trung đội , mà em nào cũng xinh cả. Cái thằng! đào hoa thế không biết .

Tôi lúc đó đang còn " mồ côi ", tôi cũng không thích các em hắn định giới thiệu cho mình. Thật lòng, nhìn thấy các em xinh xinh ai mà không thích, nhưng tôi lại thích tự mình tìm lấy riêng cho mình. Nên mỗi khi hắn ngỏ ý là tôi đều né tránh. Mấy lần không chịu nên chuyện giới thiệu cũng không nhắc tới nữa .

Thì lại sinh ra một chuyện khác. Cái câu chuyện oái oăm này đến giờ tôi vẫn nhớ như in, như vừa mới xảy ra hôm qua vậy. Trong khoảng chục ngày liền, ngày nào hắn cũng cùng một cô em xinh tươi đến nhà tôi chơi. Thường thì sau khi thăm hỏi và dăm ba câu chuyện chẳng ăn nhập đâu vào với đâu cả, tôi để mặc cho họ nói chuyện với nhau và lôi mấy quyển sách ra đọc. Cũng chẳng có chữ nào vào đầu vì cái giọng thỏ thẻ của cô bạn hắn về toàn những chuyện vụn vặt của phụ nữ và thỉnh thoảng lại thấy hắn cười hì hì, khói thuốc lá mù mịt cả căn phòng. Cũng có hôm cả ba dạo phố tìm một quán cà phê ngồi chơi và nghe mấy bản nhạc nhè nhẹ. Cũng cảm thấy cuộc đời " vẫn đẹp ". Trong một lần như vậy, hắn ngỏ ý muốn tôi đưa cô người yêu của hắn đi chơi ở Hà Giang. Hắn nêu lý do là hắn phải đi công tác ít hôm .. vv .. và ..vv . Tôi nói một cách nghiêm túc rằng: " ý ông là thế nào ? ". Ngập ngừng một lát rồi với cái giọng dẻo như kẹo kéo ( cái thứ vũ khí làm nhiều cô chết mê ) hắn nói người yêu hắn muốn mang một ít quà cho người họ hàng ở trên đó. Thân gái dặm trường không biết nhờ ai nên hãy cố gắng giúp hắn. Nói túm lại là chuyện vé tàu xe, ăn uống và ngủ nghỉ dọc đường ... tôi không cần phải áy náy gì. Hắn nói đúng yếu huyệt của mình, thân trai cường tráng mà quanh năm túi lúc nào cũng rỗng tuếch. Mặt khác như vậy cũng như đi du lịch, có mất gì đâu mà phải lo nhỉ ? Mình không có vấn đề gì nhập nhèm là được. Tôi nghĩ đơn giản vậy .

-Vậy là ngày kia ông phải đi rồi. Dậy sớm đấy! Xe chạy lúc 5h sáng .

Khoảng 4 rưỡi sáng tôi có mặt tại bến Nứa (bến xe khách phía Bắc) cũng là lúc hắn chở cô người yêu đến. Sau câu chào hỏi và bắt tay, hắn đưa cho tôi cái túi du lịch khá nặng. Thời bao cấp khi người ta đi thăm nhau thì chuyện quà cáp là đương nhiên. Có người ngoài việc mang theo gạo (tùy theo số ngày thăm lâu hay mau nên có thể nặng hoặc nhẹ) còn mang theo nhiều thứ " cây nhà lá vườn " làm quà .

Chúng tôi (tôi và người yêu hắn) tìm thấy chiếc xe mình đi khá dễ dàng cho dù bến xe rất đông người và rất hỗn độn. Xe quá chật và chúng tôi phải vượt qua khá nhiều người bán hàng rong và một số vị khách không thân thiện lắm. Cũng may là hàng hóa không bị suy xuyển và được ngồi ở phía gần tài xế. Không phải ai cũng được ngồi ở đó. Nhưng vì nhiều lý do mà chúng tôi đã được hưởng cái đặc ân ấy .

Xe chạy tới thị xã Tuyên Quang thì nghỉ ăn cơm trưa. Thị ( từ giờ trở đi tôi sẽ chỉ gọi cô ta là thị thôi ) gọi một mâm cơm cho 2 người có đủ các món rất ngon và cũng không quên hỏi tôi có uống một chút không. Tất nhiên rồi, một mâm cơm thịnh soạn mà lại thiếu cái món cay cay ấy thì vẫn thấy thiêu thiếu, vẫn chưa đầy đủ. Thị ăn rất ít và chăm chỉ gắp thức ăn cho tôi, mặc cho tôi phản đối. Thị tỏ ra ân cần khi rót nước và lấy tăm cho tôi. Sau này tôi mới hiểu mình đã vô tình sa vào nơi còn hiểm nguy hơn cả hang cọp, nhưng lúc ấy khi xe chạy và ngắm nhìn cảnh vật hai bên đường vẫn thấy " cuộc đời vẫn còn đẹp " .

Xe tới thị xã Hà Giang thì đã nhá nhem tối. Thị nói tôi cầm túi và bảo :

- Anh cứ đi về phía trước kia chờ em, em còn phải mua vài thứ .

Tôi khoác túi du lịch lên vai và hiên ngang thẳng bước. Nhìn mấy chú phòng thuế, quản lý thị trường và công an bằng nửa con mắt khi các vị đang sờ nắn hành lý của những thảo dân đáng nghi. Tới đúng chỗ thị dặn tôi đứng lại chờ, khoảng 15 phút sau thì thị tới tay mang mấy cái gói. Làm quà cho mấy đứa nhỏ, con bà chị ấy mà - Thị tươi cười bảo tôi thế .

Ngôi nhà " bà chị " được xây khá khang trang với hai tầng, có vườn cây xung quanh. Đáng tiếc là nó lại nằm ở một nơi không lấy gì làm đông đúc lắm - Tôi nghĩ. Đứng sau cánh cổng đón tiếp chúng tôi là một người đàn bà đẫy đà khoảng 40 tuổi, miệng vừa mỉm cười vừa đảo nhanh mắt xem ngoài chúng tôi ra có còn ai nữa không .

Sau khi rửa ráy mặt mũi chân tay sạch sẽ thì thị nói :

- Bọn em sẽ ra ngoài ăn uống chứ không phiền chị đâu, khoảng một tiếng nữa bọn em sẽ về .

Thị xã Hà Giang hồi đó cũng không có mấy quán bán hàng ăn vào buổi tối ( có thể là tối mùa đông giá lạnh mọi người ít ra đường chăng ? ). Lần mò một hồi rồi cuối cùng chúng tôi cũng tìm ra một quán phở. Chắc quán cũng ít khách vả lại hơi muộn nữa nên dù đói tôi cũng chỉ ăn gần hết được bát phở gà ( ít phở nhiều thịt ) .

Chúng tôi về tới nhà thì mọi người trong nhà đã đi ngủ cả, chỉ còn " bà chị " vẫn ngồi chờ . Để mặc cho hai chị em thì thầm nói chuyện tôi ra bàn rót chén nước trà, châm một điếu thuốc và nhìn xung quanh tường nhà. Chủ nhà hình như cũng không quan tâm mấy đến trang trí . Ngoài mấy khung ảnh thì những thứ còn lại toàn là những ảnh được cắt ra ở một vài tờ tạp chí nào đó và mục đích cũng chỉ là lấp chỗ trống .

Sau khi hai chị em nói chuyện xong, " bà chị " chỉ vào một cái phòng nhỏ và nói với cả hai chúng tôi :

- Thôi khuya rồi, cô chú đi đường cũng mệt nên vào phòng này mà nghỉ, sáng mai còn đi chơi chợ phiên. Nhiều cái hay lắm đấy. Nói xong " bà chị " quay gót để mặc hai chúng tôi với nhau.

Thị đi trước còn tôi theo sau. Vào đến căn phòng tôi mới thấy hoảng thực sự, vì chỉ có nhõn một cái giường. Chúng tôi nhìn nhau mà chẳng biết nói sao. Cái sự oái oăm này tôi mới gặp lần này là lần đầu tiên. Sau một phút suy tính tôi nói :

- Em sẽ ngủ trên giường, còn anh sẽ ngủ ở trên sàn ở chỗ góc phòng kia .

Không quan tâm đến việc thị có đồng ý hay không, tôi đến bên giường lấy cái chiếu và chăn (rất may là trong phòng có đủ chăn và chiếu) mang ra góc phòng. Thấy tôi kiên quyết vậy thị cũng phải làm theo ý tôi mà ngủ trên giường. Trời lạnh, đi đường xa mệt nên tôi nhanh chóng ngủ say như chết .

Sáng hôm sau tỉnh dậy không thấy thị đâu cả. Sau khi làm vệ sinh cá nhân xong tôi mới thấy thị đi về. Thị nói " bà chị " đang bận đi đâu đó, hai chúng tôi nên đi ra chợ ăn sáng và mua sắm vài thứ rồi về luôn cho kịp chuyến xe xuôi Hà nội .

Tôi cứ nghĩ lên chơi thì phải đi mấy hôm chứ ai lại về ngang xương như thế chứ. Thị giải thích là " bà chị " có việc đột xuất nên phải đi mấy hôm mới về, lần sau sẽ có dịp lên thăm lâu hơn. Tôi thì thế nào mà chả được, chỉ ngại khi về Hà nội ông bạn lại trách thì ...

- Anh cứ yên tâm, anh bạn của anh đã có em lo .

Chúng tôi về Hà nội khoảng 9 giờ tối. Chúng tôi vào một hàng ăn ở phố Nguyễn Thiệp ngay gần sát bến xe và sau đó thị trả tiền xích lô cho tôi về tận nhà .

Ngạc nhiên nhất là sáng hôm sau tôi đã thấy bọn hắn đến nhà tôi chơi và rủ đi uống cà phê . Khi được hỏi lý do thì hắn cười hề hề và nói rằng may quá có người đi thay hắn .

Chuyện cũng chẳng có gì và tôi sẽ quên ngay không nhớ lại nữa. Nhưng không, hình như ông trời cứ muốn giễu cợt tôi hay sao đó mà khoảng chục hôm sau hắn lại nhờ tôi như trước. Tôi nhìn hắn đầy nghi hoặc :

- Thực ra là chuyện gì vậy ?

- Không có gì đâu, cô bé chỉ là dân buôn chuyến thôi. Mang ít hàng cho bà chị ấy mà .

- Hàng gì thế ? Ông có biết không ?

- Không biết là hàng gì, nhưng thấy cô bé bảo là hàng này trên đó hiếm nên bán lãi nhiều lắm. Mà thực ra tôi cũng chỉ cặp vui vui vậy thôi chứ giữa bọn tôi không có chuyện gì .

À , ra là vậy. Bây giờ tôi hiểu là thị đi buôn để bao anh chàng đẹp trai này.

Tôi còn đi với thị 2 chuyến nữa với nhiều tình huống oái oăm hơn vì thị cũng quyết tỏ ra có ý định chiếm hữu tôi . Càng ngày thị càng làm cho tôi phải dở khóc dở cười với những cái đụng chạm rất cố ý. Nếu như ... nếu như ... và nếu như ... thì có lẽ tôi đã không ngồi đây và kể câu chuyện này. Bởi chính cái nguyên tắc ( hay luật chơi ) mà tôi đã chọn. Bởi tôi đã gạt được sự cám dỗ và bởi may mắn ... tôi đã thoát hiểm. Bạn tôi cũng không thể biết thị làm gì và buôn gì. Nhưng trong tôi luôn có câu hỏi tại sao? Tại sao và tại sao ??? Chính nó đã làm cho tôi để ý và hiểu được rằng tôi đang là một con lừa ngu ngốc hay chính xác hơn là tôi đã bị lợi dụng để vận chuyển thuốc phiện. Cái thứ ma túy đang làm bại hoại bao nhiêu gia đình mà tôi đang ngạo nghễ mang qua mặt các cơ quan chức năng với tiền công chỉ là những bữa ăn nghỉ giữa chặng và những ly cà phê với những điếu thuốc lá thơm. Cái thứ ma túy mà trên chuyến xe không phải riêng thị mà còn mấy kẻ nữa cũng làm. Nghe họ kể những tình huống trớ trêu khi đi buôn mặt hàng này một cách công khai trên chuyến xe, tôi mới hiểu họ coi món hàng này như một mớ rau vậy. Và họ coi đây là một chuyện hết sức bình thường như con người ta sinh ra phải ăn, phải uống và phải hít thở ...

Khi tôi nói với anh bạn sự phát hiện của tôi, bạn biết không? Mặt anh ta tái nhợt và lắp bắp hỏi tôi phải làm thế nào. Tôi nói anh ta hãy tránh xa con người đó và đừng bao giờ đưa thị đến nhà tôi .

Thị vẫn tự đến nhà tôi với cách của thị , nhưng tôi đã từ chối với lý do là tôi đã xin được vào một cơ quan nhà nước để làm và vì mới vào làm nên phải chấp hành nghiêm chỉnh quy định của cơ quan. Thỉnh thoảng tôi vẫn thấy thị đi ngang qua nhà tôi nhưng chúng tôi không có chuyện gì để nói với nhau cả .

Năm sau, anh bạn tôi thông báo rằng :

- Đường đây vận chuyển ma túy lên Hà Giang đã bị công an phá và thị hiện giờ đang trốn vào thành phố HCM .

Đến bây giờ tôi vẫn không gặp lại thị, còn anh bạn tôi thì đang định cư tại Canada. Giữa chúng tôi chỉ còn những kỷ niệm. Còn hiện tại, biết nói sao nhỉ?

Hãy sống để không phải hổ thẹn vì những gì mình đã làm .

Thứ Hai, 24 tháng 8, 2009

Lộc vừng miền Nam

Thấy bác TM khen Lộc vừng miền Bắc đẹp. Chạnh lòng, lấy Lộc vừng miền Nam ra đây. Cây này trồng kiểu bonsai, tôi thấy ở 1 nhà vườn miệt Gò vấp. Người trồng vườn cho biết đã trồng rất lâu, từ lúc cây còn nhỏ và khẳng định không phải đưa từ Bắc vào. Hoa cũng đỏ và đẹp đấy chứ? Chỉ khác cây của bạn T là không nở ban ngày. Nhưng sẽ nhờ ông bạn tôi, 1 nhà chuyên nghiên cứu sinh học, chắc nó sẽ tạo được loại "dược chất" nào đó, thích cho LV nở lúc nào cũng được. Đảm bảo có lộc quanh năm.

Lôc vừng lại nở hoa

 
Posted by Picasa

Hai người mẹ.

LOẠT CHUYỆN VƯỜN BÁCH THẢO

“Khi nghĩ về một đời người, tôi thường nghĩ về một loài cây…”
Hà Nội có vườn Bách Thảo nằm kề khu Phủ Chủ Tịch.


Câu chuyện thứ 6: Hai người mẹ

Cả hai người đều có con là thủ khoa tuy một gái, một trai và cả hai đều có nhiều hy sinh vô kể?
Người mẹ thứ nhất đã từng là một thiếu nữ Hà thành xinh đẹp, giỏi giang. Nhưng không may đôi mắt của cô con gái đầu lòng sau bao năm chữa chạy vẫn ngày một kém đi rồi mù hẳn sau lần mổ khi học lớp 4. Người chồng lại thất nghiệp mấy năm liền. Thế là người mẹ ngày một thêm trĩu nặng lo âu: lo bớt giờ công sở để còn làm thêm kiếm tiền hay đưa đón con đi học, rồi lo chợ búa, cơm nước sao cho dù đồng tiền kiếm ra ngặt nghèo, vẫn phải chắt chiu mỗi ngày một ít gửi tiết kiệm để có được chút gì cho con khi lỡ cha mẹ qua đời. Căn nhà thì nhỏ bé và thiếu mọi tiện nghi giữa Hà Nội đắt đỏ, nóng nực, oi bức vào mùa hè và lạnh buốt những chiều đông.
Là một cán bộ có năng lực nhưng chị đành ngậm ngùi bỏ hết những trọng trách được giao, cũng là bỏ những cơ hội thăng tiến. Mọi tài hoa và khao khát năm nào dồn hết vào cho đứa con khiếm thị. Cháu học ở đâu cũng đứng nhất lớp. Chuyên toán ư? Đứng nhất. Chuyển sang chuyên Anh ư? Sao mà làm được? Cô giáo cũng nghi ngờ, bản thân thì lo lắng, khóc lóc, nhưng chỉ sau một học kì thi gan, lại nhất. Còn văn thì không ít những điểm 10, còn được cô giáo lấy bài ra làm mẫu cho các bạn cả khối. Lại còn sáng lập ra báo, vẽ tranh, chơi đàn organ, làm MC. Nhiều người sẵn sang đánh đổi mọi thứ để con mình đỗ đại học. Cô bé này được tuyển thẳng vào Sư phạm Ngoại ngữ.
Chắc không ít lần người mẹ nghĩ sẵn sàng đánh đổi mọi thứ để con mình có một đôi mắt sáng như bao người bình thường khác?

Người mẹ thứ hai ở bên kia sông Hồng nên đứa con trai thủ khoa ngày ngày phải lặn lội vượt cầu Thăng long, vượt cái nắng chang chang hay cái rét căm căm của gió mùa đông bắc trên dòng sông mênh mông, vượt hơn 40 cây số trên cái xe đạp cà tàng đến trường và về nhà. Không ít lần nó phải dắt bộ vài cây vì bây giờ có mấy điểm vá xe. Nó có thể sống vui cùng bạn bè ở kí túc xá nhưng không muốn để lại người mẹ ốm đau hơn mười năm giờ gần tàn phế một mình lạnh lẽo trong căn nhà lúc nào cũng chực đổ xụp, cái bể nước thì đầy rêu bọ và cái hố xí bẩn thỉu lấp trong góc vườn sau một tấm ni long nhơ nhuốc.
Thế là sáng sáng, người mẹ tong teo, quặt quẹo lại dậy từ 3 giờ, xoay vần trong cái bếp bốn bề nứt toác, mốc meo, bẩn thỉu để nấu cho con 2 bữa cơm, kịp 4 rưỡi con ăn rồi 5 giờ đạp xe đi học. Cái cặp lồng cơm không phải là chuyện lạ đối với chúng ta. Nhưng thức ăn nấu từ 3-4 giờ sáng, để đến 12 giờ trưa, giữa mùa hè Hà Nội oi ả, liệu có đem lại chất lượng cuộc sống cho một sinh viên?
Người đàn bà ốm đau nhưng biết dấu nỗi buồn sau nụ cười tươi tắn. Chị chắc hẳn đã từng là một thiếu nữ xinh đẹp vì bây giờ đã ngoài bốn mươi nhưng trông vẫn trẻ và có nét lắm. Thương mẹ, cậu con trai quyết học thật giỏi để mong thay đổi cuộc đời. Cậu giỏi các môn tự nhiên, không những thế còn giỏi anh văn, văn học và nhiều thứ khác nữa. Tương lai mở rộng trước mắt làm cậu bận bịu đến nỗi tuy là sinh viên đại học KHTN, cậu không thay đổi nổi cái hố xí hai ngăn đã lỗi thời khi mà đồng ruộng quanh làng đã nhường chỗ cho sân gôn nên không ai nấu bằng rơm để có tro ủ phân. Vả lại có ít rơm rạ nào thì người ta cũng hoá hết ngoài đồng cho chúng sớm được làm cát bụi để về trời.
Nhìn người mẹ tàn tạ vì căn bệnh viêm não đa ổ - mà rất có thể nguyên nhân sâu xa chính là cuộc sống bẩn thỉu quanh mình khi ấu trùng giun vô tình nở trong đầu chị - mình chạnh lòng nghĩ: không biết đến khi đứa con được toại nguyện, người mẹ có còn sống để hưởng thụ vinh hoa? Hình như bây giờ học sinh bị nhồi nhét quá nhiều những điều để rồi quên, mà lại học quá ít những việc nhất thiết phải làm!
Không biết có khi nào đứa con ấy nghĩ ngay bây giờ nó sẵn sàng đánh đổi mọi thứ để mẹ nó được khoẻ mạnh như bao người khác?
Đây là căn bếp của nhà cậu sinh viên.

Cảm ơn UTQUE HSMN đã hảo tâm giúp cháu Dương

Sau đây là danh sách các bạn bên Út Quế đã đóng góp giúp cháu Dương :

1.NGUYỄN THỊ NGỌC KHÁNH 100.000
2.LÊ CẢNH SƠN 100.000
3.THÁI THỊ HỒNG VÂN 100.000
4. LÊ HUỆ 100.000
5. KIM HOA 100.000
6.NGUYỄN THỊ ĐỖ HẠNH 200.000
7.NGUYỄN HOÀI NGHI 200.000
8.HUỲNH ĐÍCH 200.000
9. TRÚC QUỲNH 200.000
10. NAM HÀ 200.000
11.MINH CHÂU + THÁI NGỌC 300.000
12.HUỲNH LÊ TRUNG 500.000
13.ĐẶNG THỊ NGUYỆT ÁNH 500.000
14.ĐẶNG TRUNG NGUYÊN 1.000.000

15.ĐẶNG NGUYỆT HỒNG 1.000.000

Tổng cộng : 4.800.000 Đ

Xin thay mặt gia đình cháu Dương và cháu Dương cảm ơn các tấm lòng thơm thảo của các bạn .

Đề nghị bạn VinhNQ đưa giúp danh sách các bạn trên vào bảng đóng góp chung nhé . Cảm ơn nhiều .

Chủ Nhật, 23 tháng 8, 2009

VIẾNG NGHĨA TRANG LIỆT SỸ .


H1: Đài TỔ QUỐC GHI CÔNG - Nghĩa trang liệt sỹ tỉnh TIỀN GIANG




H3:ÚT QUẾ thắp nhang viếng anh HUỲNH KIM TRUNG












H4:- Hàng 3 mộ : mộ anh HUỲNH KIM TRUNG nằm bìa trái . Mộ ba QUẾ LÂM nằm bìa phải .
- Mộ phía trên mộ anh HUỲNH KIM TRUNG là mộ chị LÊ THỊ HỒNG GẤM .




H5 : Hoa nở suốt bốn mùa nơi các liệt sỹ yên nghỉ .

Franz Liszt - Hungarian Rhapsody No.2 Orchestra

Franz Liszt (tiếng Hungary: Liszt Ferenc; 22 tháng 10 năm 1811 - 31 tháng 7 năm 1886) là một nhạc sĩ chơi piano và nhà soạn nhạc người Hungary. Ông là người biểu diễn có danh tiếng ở khắp châu Âu vào thế kỉ 19, đặc biệt là nhờ có kỹ thuật điêu luyện trên bàn phím. Ngày nay ông vẫn được xem như là một nghệ sĩ dương cầm lớn nhất từ trước đến nay.
Thời thơ ấu của một thần đồng
Franz Liszt sinh ngày 22 tháng 10 năm 1811 tại Doborján thuộc vương quốc Hungary, sau này trở thành một phần đế quốc Habsburg. Nguyên thủy tên ông là Franciscus nhưng những người thân thuộc gọi ông là Franz theo cách của người Đức gọi tên Franciscus. Bố mẹ ông là Adam và Maria Anna Liszt (nhũ danh Lager).
Adam Liszt trong những năm đầu thập kỉ 1790 là giáo viên dạy tiếng Hungary cho trường trung học Pressburg (nay là Bratislava, thủ đô Slovakia) trong vòng 5 năm. Thời đó tiếng Hungary không phải là tiếng nói chính thức trong vùng mà là tiếng Đức. Còn ngôn ngữ hành chính là tiếng Latin. Dù vậy Franz mặc dù lưu loát tiếng Đức, tiếng Pháp, tiếng Ý nhưng hầu như chẳng biết tiếng Hungary. Đến những năm 1870 khi mọi người bị bắt buộc phải học tiếng Hungary, mặc dù rất cố gắng ông vẫn không học được.
Dòng dõi của ông gây ra nhiều tranh cãi bởi hầu hết các tài liệu quan trọng về ông đều bị thất lạc. Ông tổ của Franz Liszt là Sebastian Liszt là người Đức đến Hungary vào đầu thế kỉ 18. Vì quốc tịch của con là thừa hưởng của cha nên ông nội và cha Franz Liszt đều mang quốc tịch Đức, mẹ ông có nguồn gốc từ Áo, thời đó cũng được xem là Đức luôn. Như vậy thì Franz Liszt mang quốc tịch Đức dù sinh ra tại Hungary, không phải là người Hung. Tuy vậy giấy khai sinh của Sebastian cũng không được tìm thấy trong văn khố Đức hay Áo, còn văn khố Hungary bị người Thổ Nhĩ Kì phá hoại rất nhiều. Do vậy chưa có gì chắc chắn về nguồn gốc Đức của Sebastian. Nhưng trong cuộc đời chính Franz lúc thì nhận rằng mình mang quốc tịch Đức, lúc thì Hungary, các con ông mang quốc tịch Hungary.
Theo các nguồn thông tin chính thức thì ngay từ thời thơ ấu Franz Liszt đã bộc lộ thiên tài của mình. Mơ ước trở thành nhạc sĩ chuyên nghiệp là của bố ông, Adam Liszt, người chơi rất nhiều nhạc cụ từ piano đến violin, cello, guitar nhưng do hoàn cảnh không cho phép giấc mơ ấy thành hiện thực. Vậy Franz được sinh ra trong môi trường âm nhac và điều này hẳn ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc đời ông. Tuy thế bản thân Liszt đã phải tập luyện rất nhiều dưới sự kèm cặp của bố từ năm lên 7 tuổi. Theo những thư từ của ông bố thì ông đã từng tập tất cả các tác phẩm của Bach, Beethoven, Mozart và nhiều nhạc sĩ khác.
Ngày 26 tháng 11 năm 1820 lần đầu tiên ông ra mắt công chúng tại lâu đài của bá tước Michael Esterházy ở Pressburg trước các nhà quý tộc địa phương. Trong dịp này Liszt may mắn được đề nghị tài trợ mỗi năm 600 gulden để đi học ở nước ngoài, tuy nhiên số tiền này chỉ đủ trang trải một phần chi phí sinh hoạt cho nên sau đó Liszt vẫn không đi đâu cả. Ngày 3 tháng 6 năm 1822, Adam Liszt xin hoàng tử Esterházy được nghỉ việc một năm và cả gia đình bán hết đồ đạc để chuyển đến Wien vào ngày 8 tháng 5 năm 1822.
Ở Wien, Liszt theo học piano với Carl Czerny, người từng là học trò của Ludwig van Beethoven. Theo như trong hồi kí của ông này, Liszt có năng khiếu rất rõ nhưng do học tập không tốt cho nên kĩ năng ngón tồi cũng như phong cách chơi đàn rất hỗn loạn. Theo Liszt thì hai thầy trò bất đồng nhau trong việc sử dụng các ngón tay và thế là để tránh các bài tập, Liszt đã viết các ghi chú bậy lên bản nhạc rồi nói với cha rằng đó là do thầy dạy. Nhưng sự việc bị phát giác và Liszt vẫn phải tiếp tục học với Czerny. Liszt nhanh chóng trở nên có tiếng trong giới âm nhạc Wien, lần trình diễn đầu tiên là tại Landständischer Saal ngày 1 tháng 12 năm 1822 với các tác phẩm của Ferdinand Hummel, Gioachino Rossini và Beethoven. Ngày 13 tháng 4 năm 1823 ông trình diễn tại Kleiner Redoutensaal với các tác phẩm của Hummel. Cũng từ tháng 7 năm 1822, Liszt cũng bắt đầu học sáng tác với Antonio Salieri.
Mùa xuân năm 1823 là hết thời hạn nghỉ của Adam Liszt, ông xin Esterházy nghỉ thêm 2 năm nữa nhưng không được chấp thuận, vậy là Adam phải trở về. Cuối tháng 4 gia đình trở về Hungary lần cuối. Trong thời gian trước khi quay trở lại Wien, Liszt có một số buổi diễn tại Pest ngày 1 và 24 tháng 5 năm 1823, tại rạp Königliches Städtisches ngày 10 và 17 tháng 5, ngày 19 tháng 5 năm 1823 tại một buổi diễn gọi là vergnügliche Abendunterhaltung. Cuối tháng 5 năm 1823 cả gia đình Liszt trở lại Wien.
Ngày 20 tháng 9 năm 1823, gia đình Liszt rời Wien để đến Paris. Để kiếm tiền, trong chuyến đi Liszt phải trình diễn ở München, Augsburg, Stuttgart, Strasburg. Ngày 11 tháng 12 năm 1823 họ đến Paris. Do thời đó nhạc viện Paris có quy định mới là chỉ nhận sinh viên người Pháp nên Liszt không thể theo học nơi đây. Hậu quả là Adam Liszt trở thành thầy của Franz Liszt, một người thầy cực kì nghiêm khắc, gần như chuyên chế. Với cha, hàng ngày Franz Liszt học các bài tập cũng như các thang âm với máy gõ nhịp, ông cũng phải tập các bài fugue của Johann Sebastian Bach.
Tại Paris Liszt học tiếng Pháp nhanh chóng và cũng nhanh chóng trở nên nổi tiếng sau khi có vài buổi trình diễn, ông được gọi là "Liszt bé nhỏ".
Trong các năm 1824, 1825 và 1827, ông cùng cha đến Anh, ông kiếm được rất nhiều tiền nhờ các buổi biểu diễn.
Từ năm 1824, Liszt học sang tác cho piano với Anton Reicha và Ferdinando Paer và cũng viết được vài tác phẩm cho piano gồm concerto, sonata, nhạc thính phòng, các bản biến tấu trên chủ đề của Rossini, Gaspare Spontini. Các tác phẩm của Liszt đều theo phong cách Wien đương đại, tuy nhiên phần lớn các tác phẩm đã xuất bản đều không thành công thậm chí có người còn chỉ trích ông “chẳng có tí khả năng sáng tác nào”.
Mùa xuân năm 1824, Liszt bắt đầu viết vở opera Don Sanche (hay Lâu đài tình ái) với sự giúp đỡ của Paer. Vở này được công diễn lần đầu ngày 17 tháng 10 năm 1825 ở Viện âm nhạc hoàng gia do Rodolphe Kreutzer đạo diễn và Adolphe Nourrit đóng vai Don Sanche nhưng không mang lại thành công. Sau sự kiện này Liszt trở nên chán âm nhạc và có ý hướng về tôn giáo, nhưng bố ông buộc ông phải tiếp tục trình diễn.
Năm 1826 tại Marseille ông bắt đầu viết các bài tập, theo dự tính là 48 bài nhưng cuối cùng chỉ viết được 12 bài xuất bản dưới tên Tác phẩm số 6.
Trong mùa hè năm 1827 Lizst bị ốm, cha ông đưa ông đến Boulogne-sur-Mer dưỡng bệnh, khi ông khỏi thì cha ông lại mắc bệnh và mất ngày 28 tháng 8 năm 1827. Liszt viết một khúc tang ca ngắn trong dịp này. Liszt sẽ không bao giờ đến thăm mộ của Adam tại Bouglogne. Những năm sau này Liszt thường nhìn lại thời thơ ấu với thái độ bi quan rằng tuy ông kiếm được nhiều tiền và nổi tiếng nhưng lại chẳng được ăn học đàng hoàng.

Thời thanh niên ở Paris

Sau khi cha chết, Liszt trở lại Paris. Trong 5 năm sau đó ông ở với mẹ trong một căn hộ nhỏ cho đến cuối năm 1833 ông ra ở riêng trong căn nhà gọi là Ratzenloch.
Để kiếm sống, Liszt dạy chơi piano và dạy sáng tác. Một trong những học trò của ông là Caroline de Saint-Cricq, con của bộ trưởng thương mại Pháp dưới triều vua Charles X của Pháp. Hai người yêu nhau và mẹ của Caroline cũng đồng tình cho kết hôn nhưng tháng 7 năm 1829 bà mẹ chết và ông bố buộc hai người chia tay. Caroline phát ốm, còn Liszt bị sốc nặng. Năm 1830, Caroline lấy Bertrand d'Artigaux và cùng chồng chuyển đến miền nam Pháp.
Ngày 23 tháng 10 năm 1828 báo Corsair đưa tin Liszt chết nhưng 3 ngày sau đã đưa tin cải chính của Madame Alix là người chủ trường tư mà ông đang dạy học. Ngày 25 tháng 12 năm 1828 Liszt tự tổ chức một buổi diễn của riêng mình, kế hoạch biểu diễn đã lên sẵn nhưng cuối cùng phải bỏ dở vì Liszt bị bệnh sởi. Ngày 25 tháng 3 năm 1829 ông tham gia dàn nhạc 12 người biểu diễn bản overture Die Zauberflöte của Mozart. Mùa đông 1829-1830 ông trình diễn một vài lần nữa.
Tháng 7 năm 1830 Cách mạng Pháp lan đến Paris, ảnh hưởng bởi sự kiện này, Liszt sáng tác bản giao hưởng Cách mạng. Cuối cùng cách mạng chẳng thu được kết quả gì tốt hơn thậm chí làm cho tình hình xã hội trở nên tệ hơn, Liszt chán nản và bản giao hưởng sẽ chẳng bao giờ cất tiếng. Cũng do ảnh hưởng của cuộc cách mạng đời sống âm nhạc trở nên khó khăn, chỉ đến tháng 12 năm 1830 Liszt mới tham gia lại vào buổi ra mắt bản Symphonie fantastique của Hector Berlioz. Trong giai đoạn cách mạng ông bắt đầu gian díu với Adèle de Laprunarède, một người rất xinh đẹp và giàu có, hơn nữa đã có gia đình, cùng lúc lại còn quan hệ với một số người nữa.
Cuối tháng 12 năm 1830 Liszt rời Paris đi du lịch đến Genève. Trong mùa đông 1831-1832 Liszt làm quen với Felix Mendelssohn và Frédéric Chopin tại Paris. Giai đoạn này Liszt cũng bị ảnh hưởng của tôn giáo: ngày 11 tháng 1 năm 1832 theo lời kêu gọi của cha Enfantin, Liszt bảo học trò Valerie Boissier rằng ông sẽ ngưng việc dạy học để tập trung vào phát triển kĩ năng. Nhưng rốt cuộc ông vẫn tiếp tục dạy học. Cuối tháng 3 năm 1832 Liszt được mời đến chơi nhà Valerie Boissier tại Genève cùng với Alexandre Dumas nhưng cuối cùng lại hoãn vì có những lí do riêng có lẽ vì chuyện tình cảm. Tháng 5 năm 1832 ông đến Ecoutebœuf và bắt đầu sáng tác “Fantasia trên chủ đề La Campanella của Paganini”, công việc bị trì hoãn bởi Liszt lại mắc bệnh. Cho đến tháng 4 năm 1834 Liszt mới biểu diễn bản fantasia lần đầu tại buổi hòa nhạc của Berlioz, tuy nhiên nó lại càng chứng tỏ rằng Liszt chẳng có khả năng sáng tác gì cả.
Từ năm 1833 quan hệ giữa Liszt và Marie d'Agoult có nhiều tiến triển. Năm 1835 Marie li dị chồng và từ 1835 đến 1839 ông sống với bà này, họ có 3 người con: Blandine (1835-1862), Cosima (1837-1930) sau này lấy Richard Wagner, và Daniel (1839-1859). Các mối tình này giúp Liszt có cảm hứng sáng tác, đến tháng 5 năm 1835 ông sáng tác khoảng 6 tác phẩm cho piano và dàn nhạc, 1 bản sonata cho piano và violin trên nền tảng bản Mazurka của Chopin, một bản dành cho 2 piano dựa trên Lieder ohne Worte của Mendelssohn... Từ tháng 4 năm 1834 ông lại làm quen với Hughes Felicité Robert de Lamennais.
Các tác phẩm viết trong thời gian 1832 đến tháng 5 năm 1835 không bao giờ được Liszt trình diễn hay xuất bản. Tháng 6 năm 1835 ông ngừng hết việc, rời Paris đến Basel.
Từ cuối tháng 7 năm 1835 Liszt và Marie d'Agoult sống trong một căn hộ ở Genève, ông dạy học ở nhạc viện Genève.
Theo Wikipedia
Tham khảo thêm: Franz Liszt – người chạm tới tương lai

Hungarian Rhapsody No.2 Orchestra - Franz liszt

Thứ Sáu, 21 tháng 8, 2009

Làng cổ Da Xu

Quế lâm có 1 địa danh Du lịch mà ít ai biết đến. Kể cả các điểm bán tour tại QL cũng không giới thiệu cho khách du lịch, mặc dù địa điểm này cũng không xa thành phố. Khi đến đây, tôi chỉ gặp duy nhất 1 tour mà cũng khoảng chục khách người Nhật, hoàn toàn không gặp chú Tây ba lô nào. Đó là khu làng cổ Da Xu. Mời ae cùng tham quan qua ảnh ( tương tự như Hội an của VN.)
H1: Cổng vào khu làng cổ bằng đá đã lâu đời. Qua cái cổng này là con đường và vỉa hè toàn lát đá xưa. Ngoài những chiếc xe công nông phục vụ cho nông nghiệp, hoàn toàn không có taxi, xe bus, xe tải ồn ào. Chỉ có vài quán nước nho nhỏ.
H2: Làng nằm ven sông Li. Cây cầu đá cổ xưa bắc ngang 1 nhánh nhỏ của sông Li chạy vào quanh làng để lấy nước sinh hoạt và làm ruộng.

H3: Nơi đây có 1 cái bến đá khá rộng. Bến này xưa kia cũng là 1 cảng thương mại, bây giờ thì chỉ còn là bến sông của làng.

H4-12: Những con đường và những ngôi nhà lâu đời. Nhà tường xây, tường gỗ đủ kiểu, cửa thì còn nguyên gốc là gỗ, không hề có cửa sắt, cửa kính hiện đại chen vào. Làng khá rộng, chắc xưa kia cũng là nơi thị tứ, buôn bán sầm uất.

Những dãy nhà cổ. Để bảo tồn di tích cổ, ở đây không được mở hàng quán, khách sạn. Có chỗ quy định để tập trung bán hàng lưu niệm riêng. Vì thế không có cảnh bát nháo, lộn xộn như ở Hội an. Du khách lang thang trên những con đường làng vắng vẻ, tha hồ thưởng thức những di tích, kiến trúc cổ xưa mà không bị làm phiền. Một cảm giác thực sự hòa mình vào với cái xưa.

Trong làng vắng vẻ, hầu hết chỉ thấy bóng dáng các cụ già. Các ông đánh cờ, các bà tụ tập chơi bài, già quá thì gà gật trước cửa, cảnh tượng rất bình yên.

Còn vệ sinh thì tuyệt vời, trước các nhà đều để xô rác, đường làng sạch sẽ không hề có mảnh rác nào. Tôi hút thuốc xong cũng phải bỏ tàn vào thùng rác, tuy vắng người nhưng tự nhiên mình thấy không thể xả rác bậy bạ được.

Môi trường thật sự sạch, trong lành khác xa cái cảnh nhà nhà bán hàng, quán xá ồn ào, mất vệ sinh như ở cái phố cổ Hội an bên ta. Thế mới thấy chính quyền họ quản lý nghiêm túc, tôi thầm thật sự cảm phục họ đã gìn giữ tốt di sản cho đời sau. Phần nào cũng lý giải tại sao bọn Tour DL ít đưa và giới thiệu khách đến đây, đâu có "mầu mè" gì để kiếm chác. Đi Taxi từ TT Quế lâm đến đây khoảng 50-60 tệ. Nếu không giữ xe lại thì rất khó tìm được xe về. Ra đường cái chờ xe bus rẻ 3 tệ /người nhưng khá lâu mới có xe.
Không nhằm mục đích quảng cáo DL. Nếu có dịp thăm QL, ae nào thích nghiên cứu đồ cổ và chụp ảnh thì nên "dạo gót" đến đây thưởng thức.