Bài ca Trường Nguyễn Văn Trỗi

Nhạc và lời: Hồng Tuyến

Thứ Ba, 30 tháng 9, 2008

Thời gian biểu của Giám đốc

Chúc mừng Phan "Xi" nhé! Nhiều bạn muốn tham gia "một chân, một tay" đỡ đần giám đốc. Tớ cũng vậy. Tơ mượn blog UT để hiến kế cho Phan "Xi" một bảng thời gian biểu của Giám đốc thời nay. Hy vọng nó sẽ hữu ích cho Phan "Xi"!

7 giờ 30 sáng: Thức dậy. Nằm trên giường thêm ba mươi phút để cố nhớ lại những gì tối qua. Thường không nhớ ra. Khi suy nghĩ có ngáp và vươn vai nhưng không thò chân ra ngoài chăn. Máy lạnh đương nhiên vẫn mở.

8 giờ: Vào toilet. Thực hiện những nhu cầu hồn nhiên. Vừa thực hiện vừa hát. Nhạc ngoại quốc, lời Việt là chủ đạo. Cạo râu và kiểm tra lông mũi theo tiêu chuẩn ISO-9002. Chỉ ngoáy tai khi có tắm.

8 giờ đến 8 giờ 30: Ăn sáng. Mắng con. Khiển trách người làm. Than thở với vợ. Uống thuốc hạ huyết áp. Uống hải cẩu hoàn. Nghe tin bóng đá. Thắt cà-vạt. Mặc comple.

8 giờ 30 đến 9 giờ: Ra xe. Vừa ra vừa xỉa răng. Vứt tăm qua cửa kính xe. Nhắn tin cho em. Xóa một số tin nhắn của em. Kiểm tra lại lớp keo trên tóc. Ngả lưng và nới khuy áo vest.

9 giờ đến 9 giờ 30: Vô công ty. Bắt tay đủ ba người. Đọc báo. Mở vi tính xem giá chứng khoán. Nhún vai. Uống trà. Treo áo vest lên lưng ghế. Ký một số công văn. Uống trà tiếp tục.

9 giờ 30 đến 11 giờ: Mời đối tác sang quán cà phê trước công ty. Dặn thư ký là đi họp. Quyết định với đối tác là còn phải gặp nhiều lần. Cười bí hiểm khi được hỏi về hoa hồng. Cố gắng khi nói chuyện có pha tiếng Anh và tiếng Pháp. Gật đầu với mấy bàn quen. Tỏ ra nghiêm nghị với những em mới vào.

11 giờ đến 1 giờ 30: Mời đối tác dùng cơm trưa. Chọn nhà hàng sang, nhưng có hóa đơn đỏ. Uống ba ly bắt đầu xưng cậu - tớ và vỗ vai nhau. Gọi một con cầy hương nhưng chả hiểu nhà hàng dọn con gì. Thề sẽ trung thực. Hứa ký hợp đồng. Nháy mắt khi bàn về phụ nữ. Dùng khăn lạnh lau cả cổ lẫn mặt. Nói to hơn lúc bình thường. Cầm cua rang muối bằng cả hai tay. Mở khuy áo trên. Khen cô thư ký của đối tác đẹp. Nếu cao hứng có thể đọc bài thơ do mình sáng tác. Kể về những chuyến đi Bangkok, tùy theo quan điểm và độ chân tình sẽ quyết định kể từ đâu. Tranh nhau thanh toán. Ôm vai rồi siết chặt tay.

Từ 1 giờ 30 đến 3 giờ chiều: Ngủ trong salon phòng làm việc. Dặn thư ký không để ai vào. Ngáy to hay nhỏ là tùy loại rượu vừa uống. Khi ngủ thỉnh thoảng có giật mình.

Từ 3 giờ đến 3 giờ 30: Thức dậy. Rửa qua mặt mũi. Xem lại giấy tờ ban sáng. Gọi thư ký vô khiển trách, cố gắng tìm ra vài lý do. Thư ký nên già để tránh dị nghị. Họp với tay trợ lý thân tín. Dặn nó phone về nhà khi mình đi vắng để nhờ nói lại với vợ một số thông tin đã chọn lọc. Trao đổi vài đĩa phim DVD. Nhờ tìm vài loại thuốc và vài thứ rượu ngâm. Khi trợ lý ra khỏi phòng thì phone cho em, than từ sáng tới giờ quá bận.

Từ 3 giờ 30 đến 4 giờ 30: Họp các trưởng phòng chủ chốt. Mắng ba đứa, khen ba đứa, còn lạnh lùng với ba đứa. Nhấn mạnh những điều đã nói hôm qua. Kêu mệt và kêu nhức đầu nhưng đứa nào hỏi thăm thì gạt đi. Nhớ những câu quan trọng có đứng lên khi nói.

Từ 4 giờ 30 đến 5 giờ 30: Ở lại trong văn phòng khi mọi người đang ra về, cố tình để hé cửa. Viết và đọc như điên. Quát ầm ầm trong điện thoại. Khi mọi người đã về hết, phone cho em hẹn cà phê chiều.

Từ 5 giờ 30 đến 7 giờ: Ngồi với em ở cà phê loại sang. Nói nhiều về tâm trạng, về cảm xúc và nghệ thuật. Tiết lộ rằng mình sinh ra đáng lẽ phải làm nghệ sĩ chứ không hợp kinh doanh, nhưng hoàn cảnh đưa đẩy, giờ mới thấy tiền bạc là phù du. Thở dài kín đáo. Nắm tay nhè nhẹ. Xa xôi về nỗi cô đơn mơ hồ. Đọc một câu trong cuốn tiểu thuyết vừa xem. Bất thình lình nhìn em không nói.

Từ 7 giờ đến 9 giờ: Đi ăn tối với em. Thức ăn ngon, đĩa nhỏ, phòng kín đáo, rượu vang thơm. Đèn mờ dịu. Kể về thời thơ ấu vất vả. Kể về phim Sắc giới một cách cảm thông. Ngạc nhiên với những điều cổ hủ. Phẫn nộ với những nhỏ nhen. Cau mày khi nghe về tiền bạc. Bao dung khi nói về tội lỗi.

Từ 9 giờ đến 10 giờ tối: Về nhà. Than với vợ là sắp điên lên vì họp. Ăn cơm nhà nửa chén, kêu mệt rồi thôi. Hỏi qua việc học của con. Đá cho con mèo hai cú.

Từ 10 giờ đến 10 giờ 30: Vô toilet. Tùy hôm mà ngồi trong đó nhanh hay chậm. Kiểm tra kỹ các dấu vết trên thân mình. Nhìn toàn thân xem bụng đã chiếm bao nhiêu. Ho và khạc. Đánh răng bằng máy. Định xức dầu thơm rồi lại nhún vai.

Từ 10 giờ 30: Lên giường. Tắt di động. Xóa hết tin nhắn còn sót lại. Đọc báo Thời trang trẻ, không dừng quá lâu ở các trang áo tắm để vợ khỏi nghi. Kêu mệt thêm lần nữa. Ngủ và ngáy đều. Nằm mơ thấy mình còn trẻ.

Thứ Hai, 29 tháng 9, 2008

Chủ đề "khêu gợi"

Tôi không phải là nhà tâm lý học, lại càng không phải là một nhà đạo đức học. Tôi chỉ là một người đàn ông rất bình thường như bao người đàn ông khác. Thú thực, tôi cũng rất háo hức với chủ đề "khêu gợi".
Nhận thấy các pác bình lựng hơi dôm dả, hơi nhiệt tình về vấn đề "khêu gợi", tôi nghĩ hay là mình cũng "khêu gợi" chút chút cho không khí blog nó nóng lên chút chút?
Tôi nghĩ, ở tuổi U60, chúng ta cũng rất cần sự "khêu gợi", bất kể là Nam hay Nữ.
Sự "khêu gợi", xét về góc độ nào đó, cũng giống như những liều đô-ping trong thể thao.
Khi tuổi tác đã hơi hơi cao, chân đã hơi hơi chậm, mắt đã hơi hơi mờ, nhất là 2 đầu gối đã hơi hơi mỏi... mà chúng ta vẫn muốn lập những "thành tích cao" như hồi chúng ta mới đôi mươi, thì còn gì cần hơn là sự "khêu gợi"?
Nhưng "khêu gợi" đến mức nào thì vừa đủ?
(Nên chăng chúng ta sẽ dành hẳn một buổi nào đó ở Vườn Treo để bàn cho ra nhẽ về vấn đề "khêu gợi"?).
Các bạn Nam thì nên "khêu gợi" thế nào? Các bạn Nữ có cần "khêu gợi" giống các bạn Nam không?
Mà thực ra "khêu gợi" nó là cái giống gì vậy?
Là động từ? Là tính từ? Là danh từ? Hay là trạng từ?
Tại sao ngày xưa thì các thủ trưởng ta hay "khêu gợi" thế, mà nay thì ít "khêu gợi" vậy?
Tại sao cứ nói đến "khêu gợi" là chúng ta lại cảm thấy nhột nhột đâu đó, có cái gì sôi sôi đâu đó?
Túm lại thì "khêu gợi" là tốt hay xấu?
...
Câu trả lời đầy đủ về sự "khêu gợi" quả là một bài toán khó!
Lần đầu tiên bàn về chủ đề "khêu gợi", tôi đã rất lưỡng lự, rất băn khoăn và đã phải đấu tranh tư tưởng rất nhiều: Liệu có nên đưa vấn đề "khêu gợi" lên blog của chúng ta không?
Thôi thì ở chỗ bạn bè, nhất là chỗ Bạn Trỗi rất thân thiết với nhau này, tôi cứ thử mạnh dạn... "khêu gợi"...
Có gì mong các bác đánh cho chữ đại xá nhé!
Xin "khêu gợi" với các pác vài tấm hình hết sức "khêu gợi":
1. Cảnh hành lạc trong một khách sạn ở Hà nội;
2. Cặp bưởi chụp lén của cô hàng xóm.
3. Ảnh nghệ thuật: 3 Em nude 100%.
Tôi chỉ "khêu gợi" thôi, các pác bình lựng cho dôm dả nha!

Kỷ niệm 100 năm ngày sinh tướng Nguyễn Sơn 1-10-1908/1-10-2008

Nguyễn Sơn-Hồng Thủy: Lưỡng quốc tướng quân

Trong “Tự truyện của tôi”, Nguyễn Sơn viết: “Mùa thu năm 1925, được sự bồi dưỡng của nhà yêu nước lão thành Hồ Chí Minh, tôi bắt đầu tiếp thu những hiểu biết về khoa học xã hội, lịch sử phát triển của xã hội, A.B.C về chủ nghĩa cộng sản, nhất là được Hồ Chí Minh tổng kết lịch sử phong trào giải phóng dân tộc của Việt Nam, phê phán con đường đi của một số người đã có ảnh hưởng đến tôi rất lớn. Và tôi tin tưởng ở con đường cơ bản là phải tuyên truyền, tổ chức quần chúng để khởi nghĩa vũ trang và trên một mức độ nào đó dựa vào sự viện trợ của cách mạng quốc tế”.

May mắn lớn nhất của Vũ Nguyên Bác là khi bước lên con đường đấu tranh cách mạng đã gặp được một người Thầy anh minh chỉ cho anh chân lý, mục tiêu và cách đi tới mục tiêu, chân lý đó. Và, suốt cuộc đời trước cái hạn không vượt qua được hàng rào 49 tuổi-Vũ Nguyên Bác-Nguyễn Sơn vẫn mãi mãi xứng đáng, không bao giờ phụ lòng của Người Thầy khai tâm cách mạng cho mình… Xem tiếp

Nguồn: Báo QĐND

Ai đây?

Mọi người thử xem ai đây (một bloger Trỗi) ? Bức ký họa này của một họa sĩ có tiếng, là thày giáo của trường Trỗi.

Tin: K8 HN hay gặp bạn bè ở Sân Cột Cờ

Hôm qua CN, bão đã tan, trời hửng sáng, báo hiệu cho một ngày gặp gỡ bạn bè vui vẻ!!

Thực ra trước đó mấy ngày BLL TríDốt đã khởi động điện văn khắp nơi thông báo:

"Bùi Bình b6 k8 (có anh trai là Bùi Việt k3) sau hơn 1 tháng về HN, tổ chức cưới cho con gái đầu lòng, chuẩn bị quay trở lại Hăm Buốc, mời các bạn gặp mặt vui vẻ, chia tay, chiều CN tại CLB QĐ 19c Hoàng Diệu, từ 17 giờ 00".

Đúng giờ hẹn, quân ta lục tục kéo đến, BBình đến sớm chọn chiếm chỗ đẹp ngòai trời, xếp 5 bàn đầy đủ.

Người mới hôm qua có Hoàng Mạnh Hà b3, bây giờ làm DN tư nhân về XD nền móng, ở HN. Nhiều bạn không nhận ra, kể cả dân cùng B, nhưng Hà lại nhận ra các bạn. Ng Thanh Đông làm ngành vận chuyển nên bây giờ hơi vất vả do xăng lên. Thạch (tịch) b4 ngồi bàn bên cạnh nhận ra anh em, cũng sang luôn. Ở MN ra công tác, hiện Tá tiếc gì đấy trong QĐ, ngạch Đo lường, trông vẫn nhận được, béo ra nhiều, nghe nói là 1 tay tennis loại khá. Thạch tịch nói đã đi hết các B, kể cả Thạch Thất, trừ B6 và B2. Sao giỏi thế! Chuyện luân chuyển có từ ngày xưa, nhưng chỉ là chiến sĩ. Ngày nay mới có luân chuyển CB.

Ae đang trò chuyện tự nhiên có 1 cháu thanh niên cầm đến 2 bình bia hơi, hỏi các chú K8 phải không?!, chú Thiết (ruồi) gửi các chú vui vẻ. Té ra Phạm NgọcThiết, tóc còn mỗi một loại (bạc), vẫn chăm chỉ tập luyện bóng đá đều đặn ở sân Cột Cờ 1 tuần 2-3 buổi (T3, 6, CN). Vẽ chuyện, gửi bia!!!

Đến 6 giờ thì ae đến đủ 5 bàn: B6: NgThànhBiên, NgThanhBình, Bùi Việt Sơn, Lê Trí Dũng; B5: Trần Văn Bình, Đặng Quốc Dũng (bò), Ngô Anh Vinh; B4: Đặng Ngọc Thành, Ng Minh Chính, Trịnh Hồng Anh; B3: Ng Quang Vinh, Vũ Ngọc Thăng, Lê Ngọc Hiền (ve), B2: Bùi Thắng, Phạm Ngọc Thiết.

Chuyện thì vẫn như mọi khi, vui vẻ, ồn ào. BBình mang R từ Đức về mời anh em, lại còn mang ý nghĩa chia tay nên sôi động lắm. BBình nói chỉ mong duy trì được như thế này mãi. Đúng là lòng bạn "xa xứ". Nên trân trọng, trân trọng.

- BLL tranh thủ thông báo (Chuyền tay anh em đọc Giấy mời) hôm tới Sáng thứ 4, mời anh em đến dự lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh Bác Nguyễn Sơn, phụ huynh Bạn Trỗi.

Một việc nữa của K8 (HN, ...): Thấy các tổ chức NGO khác trong cộng đồng trường NVT bàn bạc sôi nổi "Gặp nhau cuối năm" (K3 kỷ niệm to tháng 8 rồi; K7 HN gặp Đồ Sơn hoành tráng rồi, chắc còn gặp nữa; K4 HN T10 đi Thái Nguyên; K4 SG cũng có KH ...; K5 SG cũng đang ... lên tướng hơi bị nhiều), BLL K8 Hn đang bàn bạc, nhân tiện xin ý kiến anh em v/v tổ chức buổi gặp mặt này (địa điểm, thời gian). Đang có ý kiến để 22-12 cho ý nghĩa, dễ nhớ (còn phải chia nhau đi dự các buổi gặp của các K anh chị).

Xin đăng ảnh đám cưới: Cô Dâu Chú Rể chụp với các Bác Bạn Trỗi của bố Bùi Bình.

Phóng viên tác nghiệp có việc về sớm, xin TQ xem xét, ý kiến, bổ sung!


Những lối đoạn trường

(TBKTSG) - Thư viện quốc gia Hà Nội hàng tháng thường có những buổi nói chuyện về đủ loại vấn đề đang được dư luận quan tâm. Một ngày hè năm 1976, tôi có dịp được nghe một buổi nói chuyện như vậy mà diễn giả là kỹ sư Trần Đại Nghĩa….Xem tiếp

VƯƠNG TRÍ NHÀN

LÀ K7 NÀO...?

Hôm rồi đi đám nhà Mai Dũng, gặp một anh bạn đã hơn 30 năm ko gặp. Tay bắt mặt mừng,hàn huyên một lúc. Bạn mình tuy cuộc đời cũng gặp nhiều thăng trầm nhưng tính tình vẫn hài hước, dí dỏm như ngày nào. Thời gian cũng ko làm đổi thay nét mặt của bạn. Điều đáng mừng là bạn vui vẻ nhận lời sẽ tham gia sinh hoạt cùng ae... Được sự đồng ý của bạn, tôi vội chụp hình bằng con dế đời"ơ kìa" để đưa vào danh sách lớp. Nay đưa lên để các pác thử nhận xem bạn mình là ai...?

- Nhân tiện tại diễn đàn này, tôi xin nói thêm một điều đã lấn cấn trong lòng từ rất lâu :

Chúng ta khi còn trẻ vì phải mưu sinh cho cuộc sống ... Khi vào tuổi " Xế ", ae tụ bạ lại để chia xẻ cùng nhau cái tình mỗi lúc vui , buồn . Dù ko giúp gì đc cho nhau về vật chất, nhưng mỗi lần gặp nhau, một ánh mắt cảm thông, một nụ cười thân thiện, một lời chia xẻ động viên cũng làm cho ta ấm lòng theo cách cảm nhận trong mỗi người chúng ta. Nhưng tôi vẫn nhận thấy một điều là khi vui vẻ thì gặp nhau gần như đầy đủ ... Nhưng mỗi khi nhà pác nào đó có chuyện tang gia " bối rối " thì anh em ta đến chia xẻ...thì hầu như rất ít ( mặc dù đc thông báo đầy đủ ). Ai cũng có lý do của riêng mình, nhưng chẳng lẽ một chút thời gian ... cũng ko có? Đúng ra đây là một việc làm tự nguyện, chằng ai có quyền ép ai cả. Nhưng tôi vẫn thấy có điều gì đó nó làm tôi cảm thấy lấn cấn trong lòng. Nay đưa ra diễn đàn chia xẻ cùng các pác (nhất là riêng với các pác k7). Nếu có điều gì đó nói sai, mong các pác lượng thứ cho.

Chủ Nhật, 28 tháng 9, 2008

Chuyện Vui Đầu Tuần

Tối qua tôi về nhà chị Thái tôi ăn ké. Trong bữa ăn, anh Dũng (Trỗi K1,chồng chị tôi) kể câu chuyện về bộ đội ta làm chị em tôi cười lăn. Tôi hỏi anh tôi: liệu có phải dân Trỗi nhà ta không? Anh bảo: Giống lắm!

Chuyện là như thế này.

Anh Dũng kể: Hồi bọn anh hành quân qua Quảng Binh, có đoạn phải lội suối. Đi đến đó, mấy cậu lính kể câu chuyện có thật. Có hai anh lính trẻ đi vào mặt trận. Không biết vì sao chỉ có hai anh. Vừa đi họ vừa nói chuyện, chợt nhận ra có mấy o thanh niên xung phong đi đằng sau. Vừa lúc ấy họ đến một con suối. Hai cậu thì thầm to nhỏ rồi rúc rích cười, bắt đầu lội suối. Đoạn đầu còn đi bình thường, càng lội càng sâu, nước đến đầu gối, rồi đến đùi, rồi đến tận thắt lưng. Ngoái lại thấy các o đang đứng tần ngần, cả hai vội lên bờ và đi thẳng vào rừng. Thoắt một cái, hai cậu biến đâu mất. Mấy o thanh niên xung phong cũng thì thầm to nhỏ rồi lần lượt từng o một ...thoát y. Các o rón rén lội. Lúc đầu nước đến mắt cá, rồi ngang bắp chân, lội tiếp đến chỗ hai anh bộ đội lội đến thắt lưng mà các o thấy nước vẫn chỉ chưa đến đầu gối. Bỗng nhiên có tiếng cười ré lên kiểu không nhịn được thì các cô hiểu ngay là minh mắc lừa, cuống cuồng "chỉnh đốn trang phục". Còn hai anh bộ đội tinh nghịch chạy như bay vào rừng rồi mất hút.

Đại diện Trường Trỗi thăm Quế Lâm

Tin và ảnh của Cao "tư lệnh":

Từ 18-22/9-08, bạn Đặng Chính Nghĩa k8, Hiệu phó Đại học SP TpHCM sang thăm Quế Lâm đã được các trường Đại học SP Quảng Tậy, Y Trung, Cao đẳng SP Quế Lâm và Cao đẳng Kỹ thuật hàng không đón tiếp.


Cùng thời gian có đoàn cựu học sinh Trường Bé sang thăm lại trường cũ.

Thứ Bảy, 27 tháng 9, 2008

Lời cảm ơn

Cám ơn các bạn K7, đại diện có Mạnh Thắng, Lê Vân, Hồng Kỳ, Minh Chính, Quốc Khánh và KiênThành đã gửi lẵng hoa và tới dự lễ khai trương công ty Add-On-Development ngày 12 tháng 9 vừa rồi.

Dưới đây là một số hình ảnh chụp tại buổi lễ đó. Đặc biệt, có một hình mà nhìn kỹ sẽ thấy anh Ch... “Móm”, vẫn chứng nào tật nấy, đang “tia” em trẻ nhất công ty, nhưng anh bí mật núp trong bóng tối “tia” ra.







Phạm Tuấn Phan, TGĐ

Thế lày nà thế lào hả các pác?

Báo Thanh niên ngày 19/9:

"Hôm qua 18.9, ông Nguyễn Hùng Long - Phó cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế) khẳng định trong hơn 370 sản phẩm sữa được cục cấp giấy chứng nhận chất lượng lưu hành tại VN chưa có sản phẩm sữa nào nhập khẩu từ Trung Quốc".
Cũng báo Thanh niên ngày 24/9:
"...ông Nguyễn Công Khẩn, Cục trưởng Cục ATVSTP cho biết: Nhưng đến chiều nay (23.9), chúng tôi xác nhận tại thời điểm này, Cục đã cấp phép cho 11 sản phẩm sữa của Trung Quốc, gồm 3 sữa nguyên liệu, 6 sữa tiệt trùng và 2 sữa bột, trong đó có thấy hồ sơ sữa Yili. Đây là sản phẩm do nhà nhập khẩu tại VN kiểm tra và báo cáo có melamine"...
Nhà em ở Há tày mới được về Hà lội mấy các pác, đọc báo thấy hoang mang quá, chẳng biết tin ông lào.
Trong 2 ông lày thì nên tin ông ... Lào?
Hở các pác?
Hở Giời?
Lếu một trong 2 ông lói sai thì rồi có pị nàm sao không hở các pác?
Nhà em đoán ông phó chắc chệt!
Nhà em mần "thơ" thế lày:
Đọc báo thì phải đọc hàng
Ngày không đọc báo thì chệt đừng kêu!

Thứ Sáu, 26 tháng 9, 2008

100 năm Lưỡng quốc Tướng quân Nguyễn Sơn - Hồng Thuỷ

Sáng ngày 1/10 năm nay, tại Bảo tàng Cách mạng VN, Hội KH Lịch sử VN và dòng họ Vũ cùng gia đình tổ chức kỷ niệm 100 năm ngày sinh Tướng Nguyễn Sơn, 1 nhân vật huyền thoại, văn võ song toàn.

Xin tóm tắt về cuộc đời ông!




Bác Nguyễn Sơn có chị Nguyễn Thanh Hà là dâu k1 Trỗi (vợ anh Hà Trọng Tuyên), anh Nguyễn Cương k3, Nguyễn Việt Hồng k6 và Nguyễn Việt Hằng k7.









Xin chia sẻ tình cảm và sự trân trọng với vị tướng lĩnh thuở khai quốc công thần tài ba!

Rút bài vì bị trêu ghẹo?

Hôm qua thấy ĐH có bài, nhiều ảnh. Hôm nay thấy mất tiêu. Gọi điện hỏi TQ "làm gì mà nghiêm khắc thế". Thì được biết không phải bị "rút phép", vì làm gì có vi phạm. Chẳng qua ĐH ra đường bị Ak7 nó chòng ghẹo vào chỗ nhạy cảm nên ... xấu hổ, rút.
Có lẽ phải một mặt "kiểm điểm" nghiêm khắc Ak7, mặt khác trang bị "thớt", "chai lì" cho ĐH để sau này Ak7 nó có gãi vào đâu mình cũng không ngứa.

Thứ Tư, 24 tháng 9, 2008

Sự ra đời của một thương hiệu nổi tiếng

...Và thế là nàng Bạch Tuyết ở lại trong rừng cùng với 7 chú lùn. Hàng ngày, 7 chú lùn đi vào hầm mỏ trong rừng sâu đào quặng, Bạch Tuyết ở nhà nấu nướng giặt giũ...
Thấm thoắt đã được vài tháng.
Một hôm, Bạch Tuyết nổi hứng lên đòi đi theo các chú lùn chơi, gọi là "thay đổi không khí". Các chú vốn chiều nàng Bạch Tuyết, đồng ý ngay. Tất cả xếp thành hàng một hành quân vào rừng, vừa đi vừa hát "Hey ho.. hey ho.. to take the trouble go..." theo đúng như trong phim.
Đang đi, bỗng đâu có một khe suối hiện ra, nước trong veo mát lạnh. Bạch Tuyết thích quá, đòi xuống suối tắm. Bảy chú lùn không yên tâm để Bạch Tuyết lại suối một mình. Nàng đành bảo: "Thế bây giờ các chú quay mặt đi vậy, bao giờ ta tắm xong sẽ ném một hòn đá xuống suối "tủm" một phát".
Các chú lùn vốn thật thà, ngay lập tức xếp thành hàng quay lưng lại phía suối, chú nọ trông chừng chú kia. Bạch Tuyết được một mẻ tắm suối đê xê mê (giống hồi còn ở hoàng cung được tắm bồn mà). Vừa hay nàng tắm xong, đi lên bờ định mặc quần áo thì có một con ếch thấy động nhảy xuống suối đánh "Tủm" một cái!
7 chú lùn quay lại...
Thế là hãng nước ngọt 7-UP ra đời!
Nguồn:
ST.(Tên chiện do tôi tự đặt)

eScooter!

Gần đây, 4SG đề nghị tôi tiếp tục viết về đề tài xe đạp điện. Tuy nhiên, viết theo khía cạnh người tiêu dùng thì hơi khó, vả lại thông tin thì có rất nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tôi thì lại chỉ hứng thú khía cạnh công nghệ của xe điện nên nói viết là gặp khó khăn là viết sao cho phù hợp với "gu" của blog Uttroi (không nói công nghệ!). Thôi thì đưa lên chuyện đời thường nhưng có liên quan chủ đề này lên vậy.
Tháng vừa rồi tôi hơi bị chểnh mảng với blog - bloed. Bài về cuộc gặp mặt bạn Cảnh Nghĩa từ Huế vô, bắt đầu từ Quốc khánh mà nay mới post được lên. Việc giờ hành chính thì quá nhiều rồi, còn thời gian ngoài giờ làm gì? Cuối tuần cũng ít thấy tham gia giao ban, còn chiều tối nữa? Vâng, chính là nội dung câu chuyện bằng hình dưới đây.
Tôi có một "chú em" (nói theo kiểu Hà Mèo) biết tôi thích mó máy mấy cái xe chạy điện nên gạ: " Em có cái xe máy chạy điện của một chú Đài Loan tặng cô con gái lúc nó mới 3 tuổi! để mãi trong gara, anh có mang về coi "luộc" được gì thì luộc!". Thằng con trai học lớp 12 của tôi nghe nói xe kiểu dáng "Spacy" tay ga mà lại chạy điện thì sướng, cứ hối tôi rước về cho hắn đi học (HS không được chạy xe trên 50cc). Vì nhà "chú em' này ở tận quận 7 nên khi có dịp, hắn mới gửi theo xe hàng cho tôi. Khi nhìn thấy xe thì thật thất vọng! như mới lôi ở bãi phế thải ra vậy: bụi phủ lớp dầy, sơn tróc, cổ phốt gãy, dây dợ chuột cắn lung tung...vóc dáng thì tý tẹo (so với Spacy dzin). Rõ ràng là thứ không phù hợp trong gara xe hơi! Nhà tôi hiện mỗi tên xài 1 xe, tôi và mẹ Đốp chạy xe đạp điện, ông con xe đạp dzin, chị Hai nó đang học ở Đức ...Nhà còn 1 cái Dream II để chạy khi cần. Cuối cùng tôi quyết định khôi phục cái Scooter chạy điện này để thỏa mãn cái hobby của mình chứ cũng chưa biết sẽ làm gì tiếp, nhà thì chật chội do đang ở nhờ.
Việc đầu tiên là xem xét tổng thể. Xe không có chìa khóa điện, khóa cốp (đằng trước và dưới yên). Vì gãy cố phốt nên gi đông không còn lái được nữa. Hai bánh hết hơi xẹp lép. Bánh sau lệch do hai nhún không cao bằng nhau. Phần cơ khí nói chung không có gì nghiêm trọng lắm. Về phần điện, cả 3 bình điện 12v 7a đều đã chết, không còn sạc được nữa. Dùng bình điện ngoài thử Hubmotor vẫn chạy rào rào! Thật may quá. Nhìn khối cấp nguồn có thể xác định được là xe chạy động cơ 36V. Tuy nhiên hệ thống dây dẫn điện bị đứt, chuột cắn nên không thử tổng thể được. Tôi xem trên Net và tìm được sơ đồ chân của con cotroller LB33D với tham số điện áp 36V Dùng cho động cơ 160-300W Dòng hạn chế 16 +/- 1A điện áp bảo vệ 31 +/- 0,5V. Vậy là có thể khôi phục được rồi.
Quá trình phục hồi chiếc eScooter này các bạn xem slide dưới đây. Công việc này chủ yếu làm ngoài giờ và vào cuối tuần nên kéo dài cả tháng trời. Chỉ sau khi tháo tung hết ra, đi hàn lại các chỗ gãy, vỡ, và sơn xong sườn xe tôi mới nảy ra ý nghĩ chụp hình lại để khi cần đưa lên mạng. Chính vì thế trong slide dưới đây không có công đoạn làm cơ khí mà chỉ có phần sau đó. Click vô hình để coi.



Tổng chi phí phục hồi: Bình điện 12V 11A X3X400k=1,200,000 vnd. Sơn Spray 3x25K=75,000 vnd. Gia công hàn 15,000 vnd cộng khoảng 15 giờ công của GĐ công ty software! :P

Thứ Ba, 23 tháng 9, 2008

CLB Bóng bàn

Thứ năm vừa rồi, tại CLB bóng bàn có 1 buổi sinh hoạt mở rộng. Trước đó hình như CLB này chỉ dành cho những người "cơ (đã) yếu", nhưng hiện nay đã mở cửa chào đón các bạn yêu thích môn thể thao này. Buổi sinh hoạt hôm đó ngoài các thành viên Trỗi "thường trực", còn có thêm 2 "cụ" tuyển thủ HN là : Bình đen và Ô hay. Đội Tp.HCM có VĐV : Hà cối ( H.H). Mặc dù rất nhiệt tình thi đấu với "thành tích" không cao, nhưng ACE vẫn cổ vũ vì biết môn "sở trường" của Hà cối là "Đấu vật" chứ không phải là bóng bàn. Buổi sinh hoạt còn gắn thêm 1 nội dung là mừng SN "Chủ nhiệm" CLB kiêm TQ UT. Sau thi đấu giao hữu, CN CLB mời ACE liên hoan ngay tại "sân nhà". ACE chúc mừng SN hơn 50 cái "xuân xanh" của TQ UT. Quên không hỏi : Bánh SN vừa đẹp lại vừa rất ngon. TQ được ai tặng hay "thửa" ở đâu thế ? Chúc CLB BB UT duy trì sinh hoạt đều và phát triển thêm nhiều bạn Trỗi tham gia, vừa thêm sức khỏe, vừa thường xuyên gặp gỡ, gắn bó tình cảm bạn hữu.





















Thứ Hai, 22 tháng 9, 2008

Tước vị Quý tộc

Các tước vị Quý tộc là một hệ thống đẳng cấp phong kiến cực kỳ rắc rối và phức tạp. Nó có sự khác nhau dưới các triều đại khác nhau. Nó cũng được sửa đổi theo từng thời kỳ cai trị của các chế độ tập đoàn khác nhau. Ngoài ra, chế độ phong kiến châu Âu có rất nhiều khái niệm khác với châu Á (và phần nào với Nga – khu vực giữa Á và Âu), do vậy việc chuyển ngữ sang tiếng Việt có rất nhiều kiếm khuyết. Tôi xin trình bầy ra đây sự hiểu biết của mình trên cơ sở lấy tiếng Anh làm gốc và có tham khảo 1 số ngôn ngữ khác (Xin phép “múa rìu qua mắt…” các nhà Ngôn ngữ học).
1. Emperor / Empress : Hoàng đế / Nữ Hoàng đế là vua của các vua. Vd. như Hoàng đế Pháp Napoleon Ponapac (hình) là vua Pháp, đồng thời là vua của vua Italia, vua Ba Lan, vua Áo… (Empress : Nữ Hoàng đế hoặc Hoàng hậu – vợ Hoàng đế. Không có phân biệt trong từ ngữ giữa các Nữ Hoàng / tước vị Nữ Quý tộc với phu nhân Hoàng đế /các Quý tộc. Nhưng chồng của các Nữ Hoàng / nữ Quý tộc thì chỉ được gọi là Phu quân Bà…..và tước vị của chính ông ta – nếu có).
2. King / Queen : Vua / Nữ hoàng là vua của một nước. Vd. như Ba Lan, Sachsen (thuộc Đức ngày nay).
3. Viceroy / Vicereine (tiếng Đức : Vizekönig / Vizekönigin) : Phó vương, chính xác là Nhiếp chính vương – người thay mặt Vua / Hoàng đế điều hành triều đình.
4. Sovereign Baron / Sovereign Baroness : Công tước / Nữ Công tước – Người có quyền lực tối cao trong một vùng lãnh thổ (Công quốc). Đây là tước hiệu có rất nhiều dạng khác nhau :
4.1. Archduke / Archduchess : Còn có thể gọi là Tiểu vương – Là vua của một phần của đất nước. Vd. như vua phần nước Áo trong đế quốc Áo – Phổ (1918).
4.2. Grand Duke / Grand Duchess : Đại Công tước / Nữ Đại Công tước – Là người cai quản một lãnh thổ bao gồm nhiều Công quốc / lãnh thổ trong đó. Trong tiếng Đức và Tây Ban Nha phân biệt 2 loại Đại Công tước là :
- Großherzog / Großherzogin (Đức) và Gran Duque / Gran Duquesa (TBN) : Là người lãnh đạo một Liên minh các Công quốc / lãnh thổ trực thuộc. Vd. như Đại Công quốc Sachsen-Weimar-Eisenach ở Đức trong thế kỷ 19.
- Großfürst / Großfürstin (Đức) và Gran Príncipe / Gran Princesa (TBN) : Là người lãnh đạo một Công quốc có nhiều Công quốc / lãnh thổ trực thuộc. Vd. như Đại Công quốc Nga trước năm khi hình thành Đế quốc Nga – 1721 - với các Công quốc chư hầu là Novgorod, Smolensk, Trednigov.
4.3. Duke / Duchess : Công tước / Nữ Công tước cai quản một Công quốc độc lập trong một Đại Công quốc hoặc một nước (tương tự như Tiểu bang hoặc nước chư hầu). Vd. Như Công quốc Wuerttenberg trong đế quốc Phổ thế kỷ 19.
4.4. Prince / Princess (Đức : Fürst / Fürstin – Nga : князь) : Công tước / Nữ Công tước lãnh đạo một Công quốc phụ thuộc hoàn toàn hoặc từng phần (tương tư như Khu tự trị). Vd. Như Công quốc Monaco (Pháp), York (Anh). Trong tiếng Anh Hoàng tử và con của các Công tước trở lên (những người sẽ được hưởng thừa kế) cũng gọi là Prince.
4.5. Elector / Electoral (Đức : Kurfürst / Kurfürstin) : Công tước / Nữ Công tước do được bổ nhiệm cai quản một Công quốc trong một thời gian. Tước này không có quyền thừa kế, nhưng được quyền ứng cử / bầu Hoàng đế. Loại này chỉ có trong thời Đế quốc La mã.
5. Marquess / Margrave (Nga : Бояре) : Hầu tước / Nữ Hầu tước. Tước vị này tương tự như phó Công tước – Người thay mặt Công tước điều hành Lãnh thổ. Tước vị này được sử dụng nhiều ở khu vực nước Nga trước khi thành Đế quốc Nga (1721).
6. Earl hoặc Count / Countess : Bá tước. Có tới 14 loại Bá tước khác nhau tùy theo quyền lực và luật lệ của các nước khác nhau.
6.1. Earl : là Bá tước có quyền lực cao nhất, có thể coi là vua (King) ở xứ của mình quản lý.
6.2. Count / Countess : Là Bá tước / Nữ Bá tước gần như không có quyền lực, chỉ có danh vọng và không được cho thừa kế tước vị.
7. Viscount / Viscountess : Tử tước / Nữ Tử tước. Tước vị này tương tự như phó Bá tước – Người thay mặt Bá tước điều hành Lãnh thổ.
8. Baron / Baroness : Nam tước / Nữ Nam tước
9. Knight : Hiệp sĩ. Danh tước này dành cho bất cứ nam Quý tộc nào đủ tiêu chuẩn.

Trên thực tế, một Quý tộc có thể mang rất nhiều tước vị rắm rối khó mà có thể hiểu làm sao có thể thực thi đủ nhiệm vụ, nếu không phải là chỉ hình thức. Dưới đây là ví dụ điển hình cho Tước danh đầy đủ của Thái tử Charles (nước Anh hiện nay) là :
“His Royal Highness The Prince Charles Philip Arthur George, Prince of Wales, Duke of Cornwall and Earl of Chester, Duke of Rothesay, Earl of Carrick, Baron of Renfrew, Lord of the Isles, Prince and Great Steward of Scotland, Knight Companion of the Most Noble Order of the Garter, Knight of the Most Ancient and Most Noble Order of the Thistle, Great Master and First and Principal Knight Grand Cross of the Most Honourable Order of the Bath, Member of the Order of Merit, Knight of the Order of Australia, Companion of the Queen's Service Order, Member of Her Majesty's Most Honourable Privy Council, Aide-de-camp to Her Majesty”
Hoàng Thái tử Charles Philip Arthur George, Công tước xứ Uên, Công tước xứ Cornwall và Bá tước xứ Chester, Công tước xứ Rothesay, Bá tước xứ Carrick, Nam tước xứ Refrew, Thượng nghị sĩ các đảo thuộc Hoàng gia Anh, Công tước và Toàn quyền Scotlen, Hiệp sĩ Quý tộc Anh đẳng cấp thượng đỉnh , Hiệp sĩ Quý tộc truyền thống cổ đại đẳng cấp thượng đỉnh Scotlen, Đại sư phụ và Hiệp sĩ thủ lãnh đứng đầu đẳng cấp Tướng công cao cấp xứ Bath, Thành viên Hiệp hội Huân chương Chiến công Hoàng gia, Hiệp sĩ Cao cấp Oxtralia, Ngự lâm quân của Nữ hoàng, Thành viên Hội đồng Tướng lãnh tùy tùng Viện Cơ mật Nữ hoàng, Sĩ quan tùy tùng Nữ hoàng.

Biểu diễn

Nhân CLB “ping pong” UT tại Hà nội hoạt động. Post lên một số video clip từ YOU TUBE về môn thể thao này, để anh em thư giãn. Mong rằng các thành viên tích cực tham gia đều đặn.

Để tham khảo về kỹ thuật từ cơ bản đến nâng cao của môn bóng bàn, anh chị em nào có nhu cầu, có thể tham khảo 17 bài tại đây (hoặc vào địa chỉ này:

http://outpost81.com/coaching/Chinese_Ping_Pong_Lessons.htm )

Nếu muốn dùng trên CD có thể gửi 4 CD trắng cho Vinhnq copy vào đĩa. Muốn xem động tác cơ bản ban đầu của bóng bàn thì vào đây và tập từ lúc còn “bé tí” như thế này.

TIN BUỒN

Bố bạn Mai Tiến Dũng B4 mất.Linh cữu được quàn tại nhà thờ Phát Diệm,485 Nguyễn Kiệm,f9,q Phú Nhuận,tp HCM.Lễ viếng bắt đầu vào ngày 23-9-'08.

-K7Sg chân thành chia buồn bạn Mai Tiến Dũng cùng gia đình.

-K7Sg tập trung viếng vào lúc 19h30 ngày 23-9-'08,tại địa điểm trên.

Chủ Nhật, 21 tháng 9, 2008

Người phụ nữ Nam bộ thủy chung với Hà Nội

(HNM) - Lần đầu làm quen với bà Nguyễn Thị Danh Anh trong buổi họp mặt truyền thống những người bị bắt, tù đày trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ nhân dịp Quốc khánh tại quận Hoàn Kiếm năm 1993, tôi ngạc nhiên bởi bà nói tiếng Nam bộ...

Khi đang học tại Trường Nữ trung học Gia Long ở Sài Gòn năm xưa (nay là trường Nguyễn Thị Minh Khai) bà Danh Anh đã hăng hái tham gia tổ chức bí mật của Việt Minh ở ngay trong trường. Khi trường tản cư tránh bom Mỹ trước ngày Nhật đảo chính Pháp năm 1945, bà đã vận động nhân dân, chị em phụ nữ ủng hộ bộ đội trên quê hương ba má chị- Thủ Dầu Một (nay là tỉnh Bình Dương). Chính tại Thủ Dầu Một, bà Danh đã đem lòng yêu mến anh bộ đội Cụ Hồ Nguyễn Văn Hội, một chàng trai Hà Nội đã tốt nghiệp tú tài trường Gia Long Hà Nội, xếp bút nghiên gia nhập đoàn quân Nam tiến đợt đầu vào chia lửa với Nam bộ kháng chiến vào năm 1949. Rồi tình yêu đã khiến bà gắn bó trọn đời với Thủ đô sau ngày tập kết…..Xem tiếp

Bài trên viết về thân mẫu của bạn Nguyễn Thắng Bình K7, trên báo Hà nội mới điện tử. Chúng ta có quyền tự hào về cha, mẹ của chúng ta.

TIẾP TUẦN NHIỀU "SỰ KIỆN"

Đúng là tuần nhiều “sự kiện”, khởi sự là BLL K7 “nổi chứng” kéo nhau ra tận Đồ Sơn gặp mặt. Chuyện đổi gió tưởng đâu chỉ là địa điểm , hóa ra nó mới cả nội dung, phong cách trong lần gặp gỡ này. Trước đó cả tuần, BLL đã lên gặp gỡ anh em Hải Phòng bàn bạc . Cảm ơn Ninh,Hùng và Hưng, các bạn Hải Phòng rất nhiệt tình và chu đáo , giúp cho cuộc gặp của chúng ta thêm vui. Càng vui khi từ TP.Hồ Chí Minh Vũ Anh, Đắc Hòa và Khôi “mì” , mỗi người mỗi cách tụ về Đồ Sơn.(h1Trưởng BLL Hoàng Mạnh Thắng)

Năm nay các “xếp” nói ngắn hơn, chủ yếu để anh em giao lưu gặp gỡ. Sau việc loa đài, là nâng cốc hò hát vui vẻ, nhưng lần này Đồ Sơn còn thêm biển và những rạng phi lao . Anh chị em tỏa dọc bờ biển , từng tốp nhỏ ngồi trên cỏ , ngắm biển và tự sự, những chuyện xưa về các bạn mình . Tôi tin trong không gian ấy các câu chuyện từ những người bạn cũ sẽ lắng đọng hơn nhiều.(h2.Vũ Anh đại diện AE TP.Hồ Chí Minh)


Cảm ơn BLL sáng suốt và tâm lý đã chọn Đồ Sơn .

(h3.Mấy ông không biết dùng lược. Còn thiếu vài ông nữa)

Đến chuyện mấy ông bạn miền Nam ra , anh chi em Hà Nội túm được ,chỉ rình đòi “ trùm chăn”. Tôi cậy thế nhà rộng, người neo , sẵn có “bà lão” cũng là bạn, biết rành cả tốt lẫn xấu của lũ chúng tôi nên kéo anh em về ở cùng . Thế là cái “khách sạn “ 38A Trần Phú chuông điện thoại réo hoài. Ông này kéo, bà kia rủ … được 3 hôm ,Vũ Anh mặt nhăn như bị bảo tôi :” từ hôm ra, tao chưa có miếng cơm nào”. Tội nghiệp nghê ! Tôi rủ Vũ Anh chuồn lên Lạng Sơn , đúng ý, hắn ừ ngay. Nghe đi Lạng Sơn , Văn Hùng chốn việc ( đưa con đi học) đi liền. Ngồi ngắm mấy thằng bạn hư ( Vũ Anh, Văn Hùng, Kiên ) ăn cơm với nhau mà thích. Tay thì rót, miệng nhắc nhau uống chừng mực, mà uống ít thật ,cả bàn chỉ hết nửa chai Hà Nội. Cơm xong, Văn Hùng vui vẻ chào mọi người về trước, còn lo việc nhà,“nịnh” vợ. Thế thôi, đi trăm dặm để ngồi với bạn đôi phút . Thật tình!

(h4. Sơ tán lên Mẫu Sơn)

Mạnh Thắng, Hồng Kỳ đến kỳ chuyển đổi nhưng không trần, không vách chả được lên tướng. Được cho hưởng lương tướng cũng viện cớ tổ chức ăn mừng , làm một cuộc gặp tưng bừng nhưng trẻ trung .Các cháu phục vụ của Cafepho được bữa cười hết cỡ.

(h5 và h6. Trở lại thời thanh niên sôi nổi)

Bích Hà, Hòa Bình cũng rít lên đòi thu xếp một buổi,rồi cũng toại nguyện và cũng là buổi cuối trong chuyến đi này của các bạn miền Nam.( Có bài của anh Quốc ).

Những ngày ở Hà Nội, sau mỗi cuộc gặp bạn cũ, đêm về đôi lúc tôi với Vũ Anh ngồi bên ấm trà trò chuyện. Hắn bảo :” mệt nhưng vui lắm, tao thấy cái tình trong anh em Trỗi hôm nay thật gắn bó…”

Quả thật , sau bao lần gặp gỡ nếu chỉ liệt kê nó thì khó mà nhận ra được. Mỗi lần như vậy , đâu chỉ “chén chú chén anh” như những ngày xưa vô tư được.Đằng sau nó, tôi thấy các bạn mình hôm nay quan tâm và thương nhau hơn.

Tin Quế Lâm

Email:
Chieu hom qua, doan dai hoc Su pham TPHCM do anh Dang Chinh Nghia Hieu pho dan dau da den Que Lam. Hom nay bat dau tham quan truong Y TRUNG, gap duoc may vi ban giam hieu Y Trung va ca anh Luu Dao nua, rat vui. Khi giao luu, Luu Dao hat may bai hat VN.
May ngay anh Nghia o day, truong cu chi di cung doan, tru ngay thu 2 chi co gio day.
Chi da thong bao ve 2 ban truong Troi duoc phong ham thieu tuong cho cac ban nghe trong buoi Pho hieu truong Dai hoc Su pham Quang Tay tiep doan toi qua. Tat ca deu nang coc chuc mung.
Lu My Niem
myniem@sohu.com

Tuần nhiều "sự kiện"

Tuần này k7 Hà Nội có nhiều “sự kiện”, nào là họp mặt ở Đồ Sơn ngày cuối tuần, liên hoan tại Café Phố tối thứ sáu... nhưng vì bận việc riêng nên không tham gia đuợc. Trưa thứ bảy, Khắc Việt báo đến liên hoan chia tay Vũ Anh tại quán Cá Bảo tàng Mỹ thuật do Tưởng Bích Hà “chủ cả 2”. Đã lâu lắm không gặp Bích Hà (chỉ qua mạng với nickname HảiAnh) nên đây cũng là dịp. Đến thấy mọi người đã đông đủ, 4 chiến sĩ gái k7 B-H-H-H, Vũ Anh, vợ chồng Khắc Việt rồi Trung Quốc, Phan, sau thêm Vinh “biên giới” và Bạch Đăng Đồng, dân “ngoại bang” có Vinhnq và tôi. Vui vẻ đủ chuyện trên đời, đa số là hồi Trỗi!
Bàn bên cạnh có Đỗ Hồng Quân (con cố nhạc sĩ Đỗ Nhuận), pianist Phạm Đình Khôi (thuờng thấy chỉ huy dàn nhạc giao hưởng trong các chương trình quốc gia) và NSND Quang Thọ - toàn bạn văn nghệ của anh Dương Minh Đức. Vậy là hoà đồng. Mọi người cùng san sẻ sự mất mát với anh.
Trước khi chia tay còn có chương trình văn nghệ “nhẹ”. Anh Quang Thọ cầm càng hát nhiều bài, trong đó có "Ca ngợi Tổ quốc tôi" (Hồ Bắc). Chị em khen bác hát "mộc" thế hay hơn nhiều!
Vũ Anh được Phan và Khắc Việt đưa lên sân bay. Chắc trên chuyến bay xuôi hắn khóc rưng rức vì được bạn bè đón tiếp quá thịnh tình? Đắc Hoà đã vào đêm qua, còn Hà “cối” thì đang khảo sát thị trường biên giới.
Cố gắng giữ sức khỏe để còn gặp nhau nhiều lần như thế!

Thứ Sáu, 19 tháng 9, 2008

TIN BUỒN

Mẹ bạn Nguyễn Thắng Bình B4,K7 mất hồi 10h17 ngày 18/09/2008. Tang lễ được tổ chức tại nhà tang lễ Bộ Quốc Phòng, số 5 Trần Thánh Tông. Lễ viếng từ 7h30 đến 9h30 ngày 23/09/2008.
Thông báo K7 sẽ tổ chức viếng vào hồi 8h45 cùng ngày. Đề nghị anh chị em có mặt đúng giờ.
BLL K7.
Một số bạn bè ,anh em K7 ở TP.Hồ Chí Minh đang ở Hà Nội ( Vũ Anh, Đắc Hòa, Hữu Hà ) xin chia buồn với Thắng Bình và gia đình.

Vũ Anh

Người ăn tiết canh, sán "ăn" não

Thời gian qua, khá nhiều bệnh nhân bị nhiễm sán lợn đến Viện Sốt rét - ký sinh trùng - côn trùng Trung ương trong tình trạng bị động kinh, co giật và nổi u dưới da. Đáng cảnh báo là những bệnh nhân này đều có tiền sử ăn tiết canh lợn, nem chua và nem chạo.

TÌNH BẠN

Đào Duy

( Thân tặng B )
Ngồi làm việc ở cơ quan thấy tin nhắn trên máy, tên người, số máy và nội dung đều lạ. Chắc có lẽ ai đó lộn số chăng? Vốn tính “cẩn thận” tôi bấm số máy đã nhắn và “a lô”
- Xin lỗi! chị vừa nhắn vào số máy của tôi ?
- Vâng ạ! Xin lỗi anh có phải là Nam? Nguyễn Nam không? Giọng một phụ nữ đã trung tuổi ở đầu máy bên kia.
- Dạ! Đúng rồi. tôi trả lời.
Sau khoảnh khắc im lặng, giọng người phụ nữ ngập ngừng:
- Chắc Nam đã quên! mình là Vân, Khánh Vân học cùng lớp với cậu hồi cấp ba ở trường Hồng Quang cậu còn nhớ không?
Câu hỏi quá đột ngột, “bất động” đến mấy giây tôi mới ấp úng:
- Ờ! … ờ … ờ … mình … mình … à … mình … nhớ rồi! tôi trả lời “đại” sợ làm buồn lòng người bạn cũ!!!
Vội vàng lục lọi trong trí nhớ xem có cái tên Khánh Vân nào trong đám bạn thời phổ thông? Cái tên chỉ cho tôi cảm giác quen quen mà không tài nào nhớ nổi. Bạn học phổ thông ư! thời gian quá vãng đã hơn ba mươi năm, nửa già đời người rồi còn gì, có quên cũng chả ai nỡ trách.
Đang định “tra cứu” thêm thì có chút việc cần giải quyết ở cơ quan nên tôi đành xin lỗi bạn và hẹn sẽ liên lạc lại.
Trừ mấy năm đầu sau hòa bình gia đình tôi sống ở Hải Phòng. Khi chiến tranh phá hoại xảy ra má con tôi rồng rắn theo quân y viện 7 sơ tán khắp nơi rồi viện chuyển về thị xã Hải Dương. Suốt thời phổ thông cho tới năm 1975 đi bộ đội cả tuổi thơ tôi gắn bó với thị xã này.
Ba tôi quê Vĩnh Long. Má tôi nữ sinh Đồng Khánh dân gốc Sài Gòn. Hai ông bà gặp nhau trong bưng và cưới nhau, được ít ngày thì đình chiến. Tập kết ra bắc ba má tôi đi học, tốt nghiệp bác sỹ cả ba má tôi được cục cán bộ điều về quân khu ba nhận công tác. Ba tôi về bệnh xá sư 320, còn má về quân y viện 7.
Được vài năm thì ba tôi đi chiến trường. Đằng đẵng suốt thời chiến tranh một mình má nuôi chúng tôi lớn lên.
Cả thị xã Hải Dương hồi đó chỉ có một trường cấp ba- trường Hồng Quang. Tôi học suốt ba năm với lũ bạn từ lớp 8 cho đến lớp 10. Ba năm học chung nên con trai, con gái trong lớp, chúng tôi thuộc hết tính nết của nhau. Ngoài một vài đứa con em cán bộ quan chức trong tỉnh còn lại đa phần bọn bạn tôi đều xuất thân từ gia đình tiểu thương buôn bán nhỏ và lao động nghèo.
Trong lớp so với bọn con trai “mẫu mã” của tôi cũng không đến nỗi nào, tôi học khá nhưng lười và nghịch, bù lại tính tôi hòa đồng và rất “ga lăng” nhất là đối với cánh chị em. Có việc gì khó khăn bạn bè nhờ vả trong khả năng tôi đều nhiệt tình giúp đỡ. Ba má tôi lại là bác sỹ, sỹ quan quân đội, gia đình “cơ bản” nên tôi cũng được nhiều chị em trong lớp để ý.
Cuối năm lớp chín có một sự việc xảy ra. Lớp tôi có Hương là lớp phó phụ trách học tập, Hương là con gái út trong gia đình buôn bán, nhà kinh tế khá, Hương học đều các môn.
Ngồi cạnh Hương là Khánh Vân, nhà Vân nghèo lắm, tôi nghĩ nếu không quá vất vả giúp gia đình mưu sinh Vân sẽ là người nổi trội nhất lớp về học tập.
Tôi còn nhớ có một lần tôi và mấy thằng bạn ở khu gia binh quân y viện 7, lò mò xách cần câu ra phía ga xe lửa ở đó có mấy cái hồ để câu trộm cá. Thị xã Hải Dương ngày ấy mang tiếng là thị xã lớn nhất miền bắc nhưng sao tôi thấy từ trung tâm thị xã mới ra tới ngoài ga nhìn xung quanh đã là làng xóm ngoại ô.
Mấy cái hồ do các cụ phụ lão quản lý được chăm sóc trông coi nên cá rất nhiều. Đang chăm chú câu thế chó nào bọn tôi bị các cụ phát hiện. Thế là chúng tôi tứ tán chạy thục mạng vứt cả cá lẫn cần, mỗi thằng một hướng. Tôi nhảy đại và chui vào đống ve chai của một gia đình mua bán đồng nát nằm sát hồ. Chả biết vướng vào cái quái gì mà chiếc quần đùi tôi mặc rách toạc ra và mất toi đi đâu gần nửa ống. Khi mọi việc êm xuôi lúc chui ra bất ngờ tôi gặp ngay Vân từ trong túp “lều” gần đó đi ra
- Ô kìa! Sao Nam lại ở đây? Vân ngạc nhiên, vừa nói Vân vừa đưa tay lên che miệng và vội vàng quay mặt đi .
Gãi đầu gãi tai mặt thì đỏ lên tôi xoay người đi dùng tay còn lại cố che đi cái khoảng trống lạnh lạnh ở gần mông do cái quần bị “mất ống”, một lúc tôi mới ậm ừ:
- Mình đi câu cá “tưởng” hồ tự nhiên không ai quản lý té ra là của mấy cụ phụ lão nên bị các cụ ấy đuổi, mình chạy đại, trốn ở đây.
- Nhà Vân đây à? vừa hỏi tôi vừa quan sát “túp lều” ọp ẹp thấp lè tè. Tôi đứng nói chuyện trong tâm trạng không được “tự tin” còn Vân cũng chẳng dám mời. Vân mặc cảm trước gia cảnh của mình. Biết “hoàn cảnh” của mình và hoàn cảnh của bạn nên sau vài ba câu, tôi chào Vân rồi “chuồn”. Nhưng trong lòng tôi hình ảnh “ngôi nhà” của gia đình Vân cứ ám ảnh tôi mãi.
Vào một buổi sáng sau giờ chơi chúng tôi vào lớp bỗng dưng tôi thấy Hương đang ngồi gục xuống bàn khóc tức tưởi. Cả lớp chả hiểu chuyện gì? Khi mọi người xúm lại thì mới biết, sự việc quá nghiêm trọng lần đầu tiên xảy ra trong lớp tôi - Hương bị mất chiếc nhẫn vàng để trong cặp.
Chuyện nhanh chóng được báo với cô chủ nhiệm và ngay sau khi buổi học kết thúc lớp tôi phải ở lại. Sau tường trình của Hương cô giáo khuyên giải động viên nếu có ai lỡ cầm của bạn thì tự giác đưa cho cô hoặc có thể gặp riêng bạn để trả, chúng ta chỉ xử lý nội bộ trong lớp. Sau 20 phút không có ai ý kiến gì. Cô giáo nói: “trước mắt cô sẽ thành lập một tổ gồm bốn tổ trưởng và mời tất cả các em ra ngoài để nguyên sách vở “tư trang” trong lớp cho tổ kiểm tra”.
Nhưng cuộc kiểm tra không có kết quả.
Cô chủ nhiệm một mặt vẫn động viên các bạn tự giác một mặt cô nói: “ Hương em hãy nhớ kỹ lại xem có chắc chắn chiếc nhẫn bị mất trong lớp không?”
Hương khẳng định trước giờ thể dục vẫn còn đeo ở tay, sau đó tháo ra cho vào cặp vì sợ chạy nhảy rơi mất.
Tuy không nói ra nhưng Hương và các bạn trong lớp đều dồn hết sự nghi ngờ về phía Vân vì theo trực nhật lớp Vân là người cuối cùng rời khỏi lớp xuống khu thể thao và là người ngồi bên cạnh biết Hương tháo chiếc nhẫn cất đi.
Tôi thấy Vân im lặng, mặt “bình thản” chả bàn tán góp ý kiến gì trong câu chuyện xảy ra.
Hai ngày sau, sự việc không “tiến triển”. cô chủ nhiệm đành phải báo cáo với ban giám hiệu nhà trường. Sự kiện làm xôn xao trong khóa và theo tự nhiên tất cả những ai liên quan đều được thầy hiệu phó phụ trách kỷ luật của trường mời lên trong đó có Vân.
Suốt mấy ngày không khí nặng nề bao trùm trong lớp, mọi người nhất là bọn con gái đều nhìn Vân với ánh mắt ghẻ lạnh và tìm cách xa lánh tẩy chay thậm chí có những câu nói xa xôi xúc phạm đến gia đình Vân.
Lủi thủi lặng lẽ ngày ngày cắp sách đến trường Vân chẳng thanh minh và cũng chẳng nói với ai chỉ lầm lũi cô độc như chiếc bóng trên con đường chiều hai buổi đi về căn nhà nhỏ ọp ẹp nơi ngoại ô. Vân vốn đã gầy và xanh xao giờ đây sau mấy ngày của sự việc tôi thấy hình như Vân gầy hơn, xanh hơn.
Từ bữa gặp Vân hôm đi câu cá trộm, cộng với sự việc xảy ra vừa rồi tôi càng thông cảm với hoàn cảnh của bạn . Mọi người trong lớp thậm chí cả cô chủ nhiệm chỉ biết nhà Vân nghèo còn cụ thể ra sao thì chắc gì ai đã biết.
Riêng tôi, tôi đứng về phía Vân. Tôi không tin sự giáo dục của những gia đình nghèo khó tá túc trong những căn nhà tồi tàn kia lại dung túng cho lòng tham? Tôi không tin trong trái tim người bạn gái với thân hình xanh xao gầy yếu kia lại trú ngụ đức tính xấu xa nhất của con người!
Từ khi sự việc xảy ra tôi thay đổi lộ trình trên đường trở về nhà sau khi tan lớp. Tôi đi xa hơn nhưng bù lại tôi cùng đường về với Vân.
Mấy ngày đầu Vân có ý tránh tôi nhưng thấy thiện chí của tôi mấy ngày sauVân đi chậm có ý chờ, không còn “trốn chạy” nữa.
Tôi an ủi động viên bạn và cho Vân biết tôi không bao giờ tin chuyện mọi người nghi ngờ Vân. Suốt mấy ngày Vân không hề nói một câu ngoại trừ lời chào khi chia tay và lời cảm ơn.
Cho đến mấy ngày sau, hôm ấy trên đường về, bỗng dưng Vân nói:
- Mình muốn nói với Nam một điều, chỉ một mình Nam biết thôi.
Giọng Vân buồn bã.
- Đã có bao giờ Nam nghĩ tới cái chết chưa?
- Đã có bao giờ Nam nghĩ tới chuyện bỏ học? Im lặng một lúc:
- Thế mà đã có lúc Vân đã nghĩ tới điều đó.
Nói rồi Vân ngồi sụp xuống đường nức nở, mấy cuốn vở che mặt chữ nhòe đi vì nước mắt.
Quá bất ngờ, tôi ngơ ngác chả biết an ủi khuyên giải Vân ra sao? Rồi tiếng Vân nghèn nghẹn.
- Nam ơi! chính Vân là người đã lấy chiếc nhẫn của Hương.
Tôi quá choáng váng trước lời tự thú của bạn.
Trong trái tim tôi những gì tốt đẹp nhất mà tôi luôn nghĩ và dành cho bạn bè, dành cho Vân bỗng chốc tan thành mây khói. Giống như chiếc ly pha lê trong suốt bị ai đó nhẫn tâm ném mạnh xuống sàn đá hoa cương, người tôi rũ ra chẳng khác nào hình hài của Vân đang ủ dột ngồi kia.
Rồi Vân nói tiếp:
-Mẹ mình ốm nặng cả tháng nay nhà túng quẫn quá, thương mẹ mình không kiềm chế nổi và trong giây phút xao lòng mình đã hành động như một kẻ táng tận lương tâm. Lúc đó mình chỉ nghĩ tới mỗi một điều “phải có tiền để cứu mẹ”. Sau sự việc mình ân hận và nhục nhã quá giờ chả biết giải quyết ra sao? Rồi Vân lại khóc…
Hoàn cảnh của Vân như xát muối vào trái tim vốn hay xúc động của tôi. Tôi bỗng nghĩ tới người mẹ thân yêu của mình.
Trong lòng tôi, tôi vẫn không tin người bạn gái nhỏ bé, mềm yếu kia là con người như vậy. Ngược lại tôi thấy thương và thông cảm với bạn hơn.
Trên đoạn đường còn lại trở về nhà hai chúng tôi im lặng. Chả biết Vân nghĩ gì? Có thể Vân vơi đi một chút khổ đau trong lòng sau khi giãi bày với tôi chăng? Còn tôi, trong đầu tôi từ lúc đó chỉ canh cánh có mỗi một điều “ phải làm gì đây để giúp bạn? ”
Khi chia tay tôi hỏi Vân.
- Thế chiếc nhẫn bây giờ Vân để đâu?
- Mình vẫn cất kỹ ở nhà
Sau một hồi suy nghĩ tôi nói:
- Mình đã có cách, Vân có thể đưa cho mình chiếc nhẫn được không?
Trong đôi mắt vẫn còn sóng sánh nước của Vân tôi thấy dường như lóe lên tia hy vọng và lòng tin cậy ở người bạn trai.
- Đợi Vân một chút!
Nói rồi Vân chạy như bay về nhà, ít phút sau đứng trước mặt tôi Vân chìa tay ra, trong lòng bàn tay trắng xanh gầy guộc vẫn không dấu nổi những vết chai sần là một cái gói giấy nhỏ, tôi cầm lấy và mở ra. Lần đầu tiên tôi được tận mắt nhìn và được sờ vào chiếc nhẫn vàng, chiếc nhẫn bé tí teo này vì nó mà bạn tôi đã suýt tìm tới “cái chết”, vì nó mà bạn tôi suýt phải bỏ học, vì nó mà lớp tôi nháo nhào cả lên, vì nó …?
Cầm chiếc nhẫn tôi quả quyết.
- Vân yên tâm mình đã có cách.
Rồi chúng tôi chia tay nhau. Khi quay đi tôi vẫn có cảm giác ánh mắt tin tưởng của Vân dõi theo cho tới khi bóng tôi khuất dần phía cuối con đường.
Sáng hôm sau tôi tới trường sớm hơn thường lệ một phần vì tuần này tổ của tôi làm trực nhật. Trường vắng hoe, tôi về lớp của mình, cẩn thận ngoái lại xem có ai không, nhanh nhẹn tiến về phía bàn học chỗ Hương ngồi. Tôi nhấc chiếc ghế băng thò tay vào túi quần lấy chiếc nhẫn đặt nơi chân ghế rồi để lại y như cũ, rồi lao ra cổng trường tự thưởng cho mình gói xôi ngồi ăn chờ bọn bạn.
Khoảng mười năm phút sau bọn bạn trong tổ đến đông đủ chúng tôi trở về lớp phân công nhau, đứa thì lau bảng, đứa quét lớp bụi bay mù mịt, các cửa sổ được mở ra cho thoáng, đèn được bật lên. Khi đã xong xuôi tôi nói “bàn ghế xộc xệch quá xếp lại cho thẳng hàng đi”.
Làm như vô tình tôi tiến về phía bàn của Hương nhấc ghế lên kê lại rồi tôi la toáng lên:
- Chiếc nhẫn! chiếc nhẫn vàng các cậu ơi!
Bọn bạn xúm hết cả lại, chiếc nhẫn nằm gí dưới chân ghế.
Buổi học hôm ấy lại xôn xao chả khác gì như hôm Hương mất chiếc nhẫn.
Mọi người bán tín bán nghi đứa thì ra chiều hối hận khi đã có những ý nghĩ xấu về bạn, đứa thì lại nghĩ hay lần trước Hương dấu xuống chân ghế rồi quên … Nhưng điều cơ bản là chiếc nhẫn đã được tìm thấy và đã trở về với chủ của nó. Tôi kín đáo đưa ánh mắt về phía Vân. Vân vẫn ngồi kia nơi đầu bàn, ánh mắt vẫn “bình thản”, vẫn dáng hình gầy yếu xanh xao như hôm nào.
Sau khi sự việc kết thúc tôi và Vân còn đi lại trên con đường trở về nhà Vân một lần nữa. Vân cảm ơn tôi, khi chia tay chúng tôi nắm chặt lấy bàn tay nhau.
Chỉ duy nhất một điều thay đổi đối với tôi sau sự việc trên, đó là tôi lại quay trở lại con đường cũ vẫn thường đi học của mình và thỉnh thoảng trong ngăn bàn tôi có một vài điếu thuốc được gói trong tờ giấy học trò của ai đó “để quên”.
Mọi việc trở thành quá khứ lớp tôi lại vui vẻ đoàn kết như xưa và tôi vẫn tếu táo nghịch ngợm như cũ. Với Vân tôi cũng coi bạn như những người bạn khác trong lớp vô tư hồn nhiên và coi sự việc vừa qua như một nghĩa cử bình thường trong tình bạn. Ngoài tôi và Vân trong lớp chẳng có ai biết.
Năm 1975 tôi đặc cách tốt nghiệp lớp mười rồi đi bộ đôi. Sau 1975 gia đình tôi chuyển hẳn về Nam và cũng từ đó cho tới nay tôi chưa một lần quay trở lại Hải Dương thăm lại chốn cũ nơi dấu những kỷ niệm tuổi thơ êm đẹp của mình.
Người nhắn tin mà tôi kể với các bạn lúc đầu là Vân trong câu chuyện vừa rồi. Vân nói hàng năm lớp cũ của tôi ngày xưa vẫn thường xuyên họp mặt chỉ duy nhất một người không bao giờ có mặt đó là Tôi. Vân kể sau khi tốt nghiệp phổ thông Vân học đại học kinh tế quốc dân Hà Nội. Ra trường được mấy năm thì lấy chồng gia đình Vân hiện ở Hà Nội. Cuộc sống ổn định kinh tế gia đình khá. Vân có hai đứa con một đứa đã tốt nhiệp đại học một đứa đang làm thạc sỹ tại Anh.
Hành động vô tư xuất phát từ tình bạn hết sức bình thường tuổi học trò của tôi không ngờ nó lại có ý nghĩa lớn lao đến thế. Vân nói “Hành động của Nam ngày ấy đã cứu vớt Vân, cứu rỗi một tâm hồn bế tắc và cho Vân hiểu ý nghĩa lớn lao của tình bạn. Hình ảnh của Nam cách ứng xử của bạn bao nhiêu năm qua luôn nằm trân trọng trong trái tim Vân”.
Không biết Vân có nói quá không? Nhưng thực sự tôi rất cảm động và rất mừng khi thấy Vân, bạn bè của mình, người thân và mọi người xung quanh hạnh phúc và thành đạt.

T/p Hồ Chí Minh
Những chiều mưa không dứt- 8/2008

Thứ Năm, 18 tháng 9, 2008

Cao "tư lệnh" và tuần lễ ở Quê Lâm

Từ 13-17/9/08, anh Cao về Quế Lâm thăm và chúc thọ cha mẹ. Xin post vài tấm ảnh để anh chị em nhận dạng người quen. Trừ cụ ông cụ bà thân sinh ra anh Cao còn có thầy Hiệu trưởng Y Trung Linh Hán Dân, bạn Mã Quân cùng 2 anh Trần "lảo sư" và Lưu Đào. Tiếc là Đặng Chính Nghĩa k8 sang Quế Lâm hơi muộn nên không có mặt.



Có bức ảnh chụp tại khu vui chơi giải trí ở Quế Lâm. Xem mà càng thêm buồn cho sự ra đi của cháu Ly (con anh Dương Minh Đức)!

Thứ Tư, 17 tháng 9, 2008

Mình thường buồn về chiều là vì gì? (Trình bày lần...10)

Hàng ngày, thường thường về chiều là mình buồn nhiều. Ngày làm thì buồn … bình thường. Càng về chiều thì càng buồn! (Về nhà làm nhiều rồi nhìn "người tình già" thì càng buồn nhiều).
Là vì đường về nhà mình thì nhiều nhà hàng, hàng ngàn nhà hàng nằm liền liền. Nhiều nhà hàng thì lèo tèo vài người làm, ngồi buồn nhìn ruồi, cười ruồi, còn nhiều nhà hàng thì người ngồi nhiều hàng nghìn, người làm đừng hòng mà ngồi cười ruồi!
Hồi Vờ Nờ mình còn bần hàn thì vào nhà hàng thường là ngồi sàn. Giờ thì nhiều người giầu rồi, nhà hàng toàn là ngồi bàn đàng hoàng, mà còn ngồi tràn ngoài hè đường, lề đường. (Nhiều nhà hàng người vào còn tuyền nằm!?).
Vì gì mà về chiều, càng ngày càng nhiều người ngồi nhà hàng ngoài lề đường, mồm thì nhồm nhòa nhồm nhoàm, hồng hồng hào hào, còn hò dzồ dzồ làm phiền nhiều người ngoài đường?
Mà giờ thì kỳ kỳ: người mà càng nhiều tiền, nhiều nhà (người giầu) thì càng ngồi nhiều ngoài lề đường, mà người càng “tầm thường” về tiền (người nghèo) thì thường là về nhà ngồi... gầm bàn! (?)
(Cầu Trời fờ-riền-sờ trường mình đừng người nào nghèo - Người người đều giầu, đều nhiều tiền, nhiều nhà, mà chiều làm về thì về nhà mình liền, đừng về nhà bà nào ngoài nhà "bà nhà mình" và đừng ngồi nhiều ngoài lề đường!).
Đành rằng người giầu nhiều tiền thì cần ngồi nhà hàng xài tiền, còn người nghèo thì vì còn làm tiền thì thời giờ nào mà ngồi nhà hàng cười đùa tầm phào?
Ngồi cùng bàn thì thường là vài người, mà đồ cồn thì bày đầy bàn, gầm bàn. Nào là Hầy Nè Kèn, Tài Gờ, …, rồi thì Bò xào, Bò hầm, Gà tần, Nầm,…, nhiều hầm bà lằng!
Nhiều phần là bàn bàn đều xài thừa tùm lùm.
Thì càng buồn!
Hàng ngày làm về nhìn nhiều người hồng hồng hào hào ngồi lề đường mồm nhồm nhồm nhoàm nhoàm, hò dzồ dzồ (rồ?), đồng bào mình thì còn nhiều người nghèo, tìm từng đồng từng hào còm hàng ngày... thì lòng mình buồn buồn!
Đành nhìn rồi cười … buồn!
(Mà ngồi nhà hàng gần lề đường ồn ào làm gì? Người thì hồng hồng hào hào, mồm thì nhồm nhòa nhồm nhoàm, rồi người ngoài đường nhìn vào...
Tìm nhà hàng Kàràokề nào ... đàng hoàng mà ngồi thì ngồi, nằm thì nằm, hò thì hò, và... làm gì thì làm… lài chằng sường hờn khồng?)

Hè?!
Lừu ỳ: Chừng nào mình còn buồn buồn thì tìm nhà hàng Kàràokề nào đàng hoàng ngồi làm gì thì làm, về nhà bà nào ngồi thì ngồi – đừng lò dò mò về nhà mình mà phiền liền!
Là vì đàn bà thường là lèo nhèo nhiều. Bà già nhà mình vào thời mình giờ thì đều già rồi, mà càng già thì càng lèo nhèo nhiều, lì cùng mình!. Mình thình lình mò về nhà mà bà già nhà mình còn ngồi, rồi thì nhìn mình hồng hồng, buồn buồn, mùi cồn nồng nồng… là bà già khùng vài ngày liền. Mà bà già khùng rồi thì mình đừng hòng mà làm lành!.
Chờ chừng nào bà già nhà mình vào giường nằm rồi, khò khò rồi… thì mình lò dò mò về là vừa!
Vào nhà, đừng làm ồn ào, mò vào giường, nằm dài, đừng làm gì… thì ngừng buồn liền!

(Có mấy chữ không tìm được từ nào hợp mà có vần "huyền", bí quá viết đại. Nhờ pác nào có cao kiến gì sửa giùm? Mong được thông cảm!).

Phê bình Tổng quản!

Làm sao mà tôi không đưa VIDEO lên mạng để share tâm sự của tôi với các bạn được nữa nhỉ? Tưởng cái "vụ" "ngăn sông cấm chợ" chỉ xảy ra ở những năm cuối thế kỷ "vừa xong" thôi chứ?!!!?!!!

Thứ Hai, 15 tháng 9, 2008

Một số trong 34 Chiến sĩ

Danh sách 34 chiến sĩ

STT

Tên

Bí danh

Dân tộc

Quê quán

1

Trần Văn Kỳ

Hoàng Sâm

Kinh

Tuyên Hoá, Quảng Bình

2

Dương Mạc Thạch

Xích Thắng

Tày

Nguyên Bình, Cao Bằng

3

Hoàng Văn Xiêm

Hoàng Văn Thái

Kinh

Tiền Hải, Thái Bình

4

Hoàng Thế An

Thế Hậu

Tày

Hà Quảng, Cao Bằng

5

Bế Bằng

Kim Anh

Tày

Hoà An, Cao Bằng

6

Nông Văn Bát

Đàm Quốc Chưng

Tày

Hoà An, Cao Bằng

7

Bế Văn Bồn

Bế Văn Sắt

Tày

Hoà An, Cao Bằng

8

Tô Văn Cắm

Tiến Lực

Tày

Nguyên Bình, Cao Bằng

9

Nguyễn Văn Càng

Thu Sơn

Tày

Hoà An, Cao Bằng

10

Nguyễn Văn Cơ

Đức Cường

Kinh

Hoà An, Cao Bằng

11

Trần Văn Cù

Trương Đắc

Tày

Nguyên Bình, Cao Bằng

12

Hoàng Văn Củn

Quyền, Thịnh

Tày

Võ Nhai, Thái Nguyên

13

Võ Văn Dảnh

Luân

Kinh

Tuyên Hoá, Quảng Bình

14

Tô Vũ Dâu

Thịnh Nguyên

Tày

Hoà An, Cao Bằng

15

Dương Văn Dấu

Đại Long

Nùng

Hà Quảng, Cao Bằng

16

Chu Văn Đế

Nam

Tày

Nguyên Bình, Cao Bằng

17

Nông Văn Kiếm

Liên

Tày

Nguyên Bình, Thái Nguyên

18

Đinh Văn Kính

Đinh Trung Lương

Tày

Thạch An, Cao Bằng

19

Hà Hưng Long


Tày

Hoà An, Cao Bằng

20

Lộc Văn Lùng

Văn Tiên

Tày

Cao Lộc, Lạng Sơn

21

Hoàng Văn Lường

Kính Phát

Nùng

Ngân Sơn, Bắc Kạn

22

Hầu A Lý

Hồng Cô

Mông

Nguyên Bình, Cao Bằng

23

Long Văn Mần

Ngọc Trình

Nùng

Hoà An, Cao Bằng

24

Bế Ích Nhân

Bế Ích Vạn

Tày

Ngân Sơn, Bắc Kạn

25

Lâm Cẩm Như

Lâm Kính

Kinh

Thạch An, Cao Bằng

26

Hoàng Văn Nhưng

Xuân Trường

Tày

Hà Quảng, Cao Bằng

27

Hoàng Văn Minh

Thái Sơn

Nùng

Ngân Sơn, Bắc Kạn

28

Giáp Ngọc Páng

Nông Văn Bê

Nùng

Hoà An, Cao Bằng

29

Nguyễn Văn Phán

Kế Hoạch

Tày

Hoà An, Cao Bằng

30

Ma Văn Phiêu

Bắc Hợp

Tày

Nguyên Bình, Cao Bằng

31

Đặng Tuần Quý


Dao

Nguyên Bình, Cao Bằng

32

Lương Quý Sâm

Lương Văn Ích

Nùng

Hà Quảng, Cao Bằng

33

Hoàng Văn Súng

La Thanh

Nùng

Hà Quảng, Cao Bằng

34

Mông Văn Vẩy

Mông Phúc Thơ

Nùng

Võ Nhai, Thái Nguyên

Võ Nguyên Giáp tức Văn : chỉ huy chung (không tính trong 34 CS),
Hoàng Sâm
tức Trần Văn Kỳ : đội trưởng,
Xích Thắng tức Dương Mạc Thạch : chính trị viên,
Hoàng Văn Thái
tức Hoàng Văn Xiêm : phụ trách tình báo và kế hoạch tác chiến,
Lâm Cẩm Như tức Lâm Kính
: phụ trách công tác chính trị,
Lộc Văn Lùng tức Văn Tiên
: quản lý.
Bế Bằng (Kim Anh), Nguyễn Văn Càng (Thu Sơn) và Bế văn Bồn (Bế văn Sắt hay Hồng Quân) là 3 tiểu đội trưởng.



Đội VNTTGPQ


các ông Võ Nguyên Giáp, Hoàng Sâm, Hoàng Văn Thái do đã có nhiều tài liệu nói tới, nên ko nêu lại tại đây.

Dương Mạc Thạch (1915 – 1979) bí danh Xích Thắng; sinh năm 1915, vốn họ Mạc (cha là Mạc Văn Tân), vì ở rể nên theo họ Dương, giữ chữ Mạc làm tên đệm. Ông là Chính trị viên Đội VNTTGPQ. Năm 1934 ông tham gia cách mạng, được kết nạp vào Đảng và là Bí thư Chi bộ đầu tiên của huyện Nguyên Bình. .Năm 1940, ông DMT là Ủy viên Ban chấp hành lâm thời tỉnh Cao Bằng.Tháng 5/1941 đến trước CMT8, ông hoạt động ở Nguyên Bình và vùng giáp ranh với Bắc Kạn. .háng 12/1942, ông là Tỉnh uỷ viên Cao - Bắc - Lạng.Trong CMT8, ông đã tham gia giải phóng Thị xã Bắc Kạn.Cho đến năm 1948 có thời kỳ ông làm Bí thư kiêm Chủ tịch UBHC kháng chiến Bắc Kạn. .Giữa năm 1948, ông về Bộ Tư lệnh làm đặc phái viên các tỉnh miền núi. .Đầu năm 1949, ông làm Trưởng phòng quốc dân Miền núi của Liên khu I.Năm 1950, ông học ở trường Chính trị Hà Nam (Trung Quốc). .Cuối năm 1951, ông về nước được bổ sung vào Tỉnh uỷ tỉnh Yên Bái sau đó được điều lên Hà Giang và đã qua các chức vụ: Tỉnh uỷ viên, Chủ tịch UBHC tỉnh, Phó Bí thư Tỉnh uỷ tỉnh Hà Giang. .Đầu năm 1970 ông là Bí thư Đảng uỷ Trường Đại học Nông nghiệp 3 Bắc Thái. .Tháng 8/1978 ông nghỉ hưu, sống tại Cao Bằng và mất một năm sau đó. Ông đã được tặng thưởng huân chương Hồ Chí Minh, huân chương kháng chiến chống Pháp hạng nhất và nhiều huân chương khác.
- Con
ông là Dương Mạc Thăng, là Uỷ viên Trung ương Đảng (khóa IX), Bí thư Tỉnh uỷ Cao Bằng, Đại biểu Quốc hội khoá 10.
Văn Tiên (Lộc Văn Lùng) là “lão đồng chí". Đội viên duy nhất quê ở Lạng Sơn. Ông là người cao tuổi nhất đội, từng tham gia Cứu quốc quân trước đó.Chính ông Lê Quảng Ba đã đề nghị với ông Văn đưa LVL vào đội. Ông đảm nhiệm công việc quản lý quân nhu-hậu cần-tài chính… nói chung và vũ khí
gồm có 2 súng thập (một loại súng ngắn), 17 súng trường, 14 súng kíp, gọi là làm “quản lý” của độiSau này ông công tác ở Cục đối ngoại – bộ QP, khi về hưu là đại uý, qua đời năm 1969.
Kim Anh-tức Bế Bằng. Năm 36-37 : ông tham gia Đoàn thanh niên dân chủ ở quê, được Liên tỉnh ủy Cao Bắc Lạng cử sang Trung Quốc học lớp quân sự “Việt cán ban” của trường Hoàng Phố. Về nước, ông hoạt động ở vùng Lục Khu-Hà Quảng, làm nhiệm vụ tiễu phỉ, xây dựng vùng căn cứ... cùng ông Hoàng Văn Nhủng (hay Nhưng ?). Khi thành lập Đội VNTTGPQ ông cùng các ông Thu Sơn và Bế Sắt (Hồng Quân) được phân công làm các tiểu đội trưởng đầu tiên.Nay (2000) sống cùng con cháu tại khu tập thể Nước Giáp-thị xã Cao Bằng.
Hình : ô. Bế Bằng – Kim Anh (năm 2000)
Nguyễn Văn Cơ (bí danh Đức Cường), sinh năm 1920. 1937, ông Cơ được giác ngộ, sang học trường Hoàng Phố (Trung Quốc). Năm 1943, về nước.Tháng 10/1945, ông Cơ tham gia đội quân Nam tiến. Ông từng chiến đấu ở Bình Định, Đắc Lắc, Quảng Ngãi, rồi do hậu quả chiến tranh, bị điếc nặng, lại thêm bệnh viêm khớp, ông ra quân và xây dựng gia đình với một cô thôn nữ ở Quảng Ngãi và ông đã ở lại nam vĩ tuyến 17
khi chia cắt 2 miền. Năm 1975, khi tổ chức tìm được, NVC đã lấy vợ có con, sinh sống ở thôn Lạc Hoà, xã Ninh An, huyện Ninh Hoà, tỉnh Khánh Hoà. 9/1997 …ông đã rất yếu. Tỉnh ủy Khánh Hoà đã khẩn trương xây một ngôi nhà tình nghĩa cho ông ở được hơn một tháng thì qua đời.
Hình : ô. Cơ - năm 1997
Xuân Trường là bí danh của Hoàng Văn Nhủng (Nhưng ?). Tham gia hoạt động cách mạng từ những năm 1936-1937 ở châu Hà Quảng; được cử học lớp “Việt cán ban” của trường quân sự Hoàng Phố. Đêm ngày 4 rạng ngày 5-2-1945, đánh đồn Đồng Mu, ông đã hy sinh.Ngày nay, Đồng Mu đã được mang tên Ông - xã Xuân Trường - liệt sĩ đầu tiên của Quân đội ta.
Hà Hưng Long, 84 tuổi (2007) hiện sống ở Tuyên Quang .Khi mặt trận Việt Minh thành lập năm 1941, HHL được ông Nguyễn Bằng Giang (người Nước Hai- Cao Bằng) vận động bỏ nhà đi theo Cách mạng.Sau Tổng Khởi nghĩa Đại đội chia ra, người về Hà Nội, người lên Lào Cai… ông được cử về Bắc Kạn. Ngày nay, có chuyện ông kể đi kể lại và đúng như sách lịch sử đã ghi, nhưng cũng có chuyện muốn hỏi thêm thì ông không hiểu.
Hình : ô. Long (năm 2004)
Tiến Lực, tên thật là Nông (Tô ?) Văn Cắm, hiện (2007) đang sống tại Lâm Đồng nhưng ốm nặng đã lâu và nằm liệt giường nhiều năm nay.
Long Văn Mần bí danh là Ngọc Trình. Ông thoát ly gia đình khi vừa tròn 15 tuổi (Năm 1943) lên Lục Khu, Hà Quảng và đổi tên thành Long Ngọc Trình. Ông là đội viên người trẻ nhất (16 tuổi). Giữa năm 1945, LNM theo nhóm “Đông tiến” sang hoạt động ở vùng biên giới Việt – Trung thuộc huyện Văn Lãng, Lạng Sơn. 5/1945, LNM tham gia cướp chính quyền ở Lạng Sơn, sau đó phụ trách đại đội độc lập huyện Văn Lãng. 1949, LNM tham gia lực lượng sang giúp cách mạng Trung Quốc ở khu Thập Vạn Đại Sơn và đã hy sinh. Phần mộ của ông nằm trên đồi Pò Luông (Ái Khẩu, Quảng Tây, Trung Quốc). LNM được truy tặng Huân chương Chiến công hạng nhất năm 1956.
Một số điểm không rõ :
- Một số tài liệu xác định có 3 nữ trong 34 chiến sĩ (trong đó có Bà Đàm thị Loan (Thanh Xuân), phu nhân tướng Hoàng văn Thái).
- Ông Nông văn Phách – Vũ Lập (1924-1987), Thượng tướng, Tư lệnh kiêm Chính ủy QK 2 (78-87), UV TW Đảng khóa IV – VI
được ghi nhận trong lý lịch là có trong 34 chiến sĩ đầu tiên của QDNDVN.