Bài ca Trường Nguyễn Văn Trỗi

Nhạc và lời: Hồng Tuyến

Thứ Năm, 31 tháng 12, 2009

Đôi điều suy nghĩ sau một chuyến đi

Đôi điều suy nghĩ sau một chuyến đi
Chúng tôi vừa đi nghiên cứu học tập tại Singapore là quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á, được thành lập năm 1965 tuy nhiên quốc gia này đã có những tiến bộ rất nhanh trong khoảng thời gian từ 20-30 năm trở lại đây. Là một nước có nền kinh tế thị trường phát triển và tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất khu vực Đông Nam Á. Chính phủ Singapore đã thực hiện cải cách hành chính từ đầu những năm 70; giữa những năm 80, Chính phủ đã đề ra phong trào “hướng tới sự thay đổi” mà trọng tâm là các giải pháp về đổi mới cơ chế quản lý để thích ứng với sự thay đổi; năm 1991, Chính phủ xây dựng chương trình cải cách công vụ mang tên “nền công vụ thế kỷ XXI”. Mặc dù thiếu nguồn tài nguyên thiên nhiên nhưng Singapore vẫn gặt hái nhiều thành công thông qua nỗ lực phát triển nguồn nhân lực, chống tham nhũng (Singapore được đánh giá là nước đứng đầu châu Á về minh bạch và chống tham nhũng) và ứng dụng công nghệ thông tin đứng thứ 2 sau Mỹ. Singapore có hệ thống giám sát, đánh giá công việc rất tốt, được coi là công việc thường xuyên, tự giác và trở thành nhu cầu trong công tác quản lý của các tổ chức, đối với cả các cơ quan Chính phủ, các doanh nghiệp và các tổ chức dịch vụ công ....Chính phủ ưu tiên đặc biệt đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, coi đây là giải pháp cơ bản nhất để xây dựng nền công vụ có hiệu quả.
Chúng tôi đến thăm và làm việc tại Trường chính sách công Lý Quang Diệu- Singapore được nhà trường tiếp đón nhiệt tình, cởi mở. Được cung cấp các thông tin liên quan hữu ích như: tình hình kinh tế xã hội của nước bạn, công tác đào tạo, bồi dưỡng; giải pháp chống tham nhũng...
Trong khuôn khổ bài viết này, tôi không có tham vọng nói những lời ca ngợi đất nước Singapore tuy nhỏ bé nhưng sự phát triển của nó đã khiến nhiều quốc gia khác phải kính phục. Tôi cũng không muốn mô tả về môi trường Xanh, Sạch, Đẹp đã trở nên nổi tiếng của họ. Tôi chỉ muốn nói lên những cảm nhận của mình về con người Sigapore để phần nào tự lý giải cho mình vì sao một đất nước nhỏ bé như Singapore lại nhanh chóng vươn lên trở thành một con Sư tử như chính biểu tượng của đất nước này.
Singapore gần như chỉ là một làng chài sau khi tách ra khỏi Malaysia vào thập niên 60 của Thế kỷ trước, diện tích nhỏ bé 685 km2, dân số ngày nay khoảng hơn 4,5 triệu người, tài nguyên khoáng sản hầu như chẳng có gì, đất đai cằn cỗi, đến cả nước ngọt cũng phải nhập về từ Malaysia. Singapore chỉ có duy nhất một yếu tố thuận lợi, đó là vị trí đắc địa để trở thành một hải cảng trung chuyến quốc tế. Tuy nhiên, có thể khẳng định một cách chắc chắn, Singapore phát triển như ngày nay chính là do con người. Ngoài sự may mắn của một quốc gia có được người lãnh đạo tài ba với tầm nhìn chiến lược, có khả năng dẫn dắt đất nước đi lên theo đúng quỹ đạo của sự phát triển thì yếu tố quyết định chính là những con người nơi đây, họ luôn làm việc, làm việc hết mình vì chính bản thân họ, gia đình và qua đó đóng góp cho sự ổn định và phát triển của đất nước.
Đi đến đâu, chúng tôi cũng đều có cảm nhận chung về người dân Singapore. Đó là sự chăm chỉ làm việc, làm việc tự giác và đặc biệt là rất chuyên nghiệp. Trong mấy ngày ngắn ngủi, chúng tôi được ghé thăm Nhà Quốc hội, Toà thị chính, Bảo tàng sáp, đảo Sentosa… Đến đâu chúng tôi cũng thấy không khí làm việc nghiêm túc, quy củ. Tất cả như một guồng máy vận hành liên tục và nhịp nhàng. Con người mà chúng tôi được gặp đều đem đến cho chúng tôi sự thán phục về phong cách làm việc chuyên nghiệp, tự tin và năng động. Họ có thể là những người rất trẻ, chỉ là những sinh viên song đã nhận toàn bộ hệ thống dịch vụ đón khách tại khu du lịch Sentosa, rạp chiếu phim 4D, công viên nhạc nước…thế nhưng về kỹ năng giao tiếp, am hiểu chuyên môn và độ tự tin của họ thì thật đáng ngạc nhiên. Đặc biệt, phong cách làm việc của người dân nơi đây, từ những người hết sức bình thường đều mang đậm tính chất phục vụ và tự giác tuân thủ những quy định nghiêm ngặt của luật pháp. Có lần, chúng tôi đến làm việc với Trường chính sách công Lý Quang Diệu, chỉ cách khách sạn chúng tôi ở khoảng 3 km, song bác tài xế taxi không rõ địa chỉ nên anh ta đi loanh quanh hết 30 phút mới tới nơi chúng tôi cần đến. Thế nhưng khi chúng tôi trả tiền, anh ta nhất định không lấy số tiền theo bảng tính tiền trên xe mà giảm giá 50% và còn xin lỗi vì chưa biết ngôi trường chúng tôi cần đến.
Rời quốc đảo Sư tử, trong mỗi chúng tôi đều có nhiều cảm nhận, song chắc chắn đều có một điểm chung là ấn tượng tốt đẹp về phong cách làm việc của người dân nơi đây, điều đáng để chúng ta suy ngẫm và học tập./.

TIN THÊM VỀ SỨC KHỎE VŨ ANH.

Chiều tối qua. Nhận được điện thoại của NH. Quế thông báo bạn mình "lớp trưởng đời cuối"của khóa 7 phía Nam Vũ Anh, lại lên bàn mổ. Tổng cộng trước sau là 5 lần. Vì NH.Quế đưa tin  vào "comment"  của bài hơi bị "sâu" nên có thể nhiều người không biết? Tôi xin thông báo lại. Ai muốn đi thăm bạn tới bệnh viện An sinh, đường Trần huy Liệu, quận Phú nhuận.Khu B, phòng B203.Hy vọng tin này sẽ là tin cuối cùng.

Thứ Tư, 30 tháng 12, 2009

Bâng khuâng

* Gửi N. Hòa Bình *

Em cứ ngỡ chỉ có mình bâng khuâng,
Trước mối tình đầu chớm nở,
Và khi mối tình đầu dang dở,
Có ai ngờ _ hoa cỏ cũng bâng khuâng.(?)

Cây bâng khuâng...lòng người cũng bâng khuâng,
Yêu quá đỗi nên nỗi đau quá đỗi.
Cây rủ lá buồn so trong bóng tối,
Em xé lòng, nức nở những đêm sâu.

Đi về đâu và trôi về đâu,
Bóp vỡ tình yêu, trái tim mình rỉ máu.
Nỗi niềm ấy đất trời hiểu thấu,
Thương kiếp người cho mọc kiếp bâng khuâng.

Bâng khuâng ơi, là cây hay là tôi,
Gần gũi quá, nghe nao nao trong dạ.
Đời đã phân ly, mỗi người mỗi ngả,
Xa lắm rồi,
... Sao lạ, bỗng bâng khuâng...
HNN
Ảnh minh họa: ĐN

Mỗi bước đi...

Trở về sau chuyến đi, nhìn đống công việc ùn lại biết là mình cũng đã có một chuyến đi dài. Vậy mà sao vẫn thấy như chưa đủ, vẫn thấy còn mắc nợ với lòng mình, với bè bạn, với quê hương ….

Thấy mắc nợ bạn vì một chiều thứ sáu trên đường từ sân bay về Hà nội cầu Thăng long bị tắc hàng giờ. Nhìn hàng đèn xe dài tít tắp bất động cũng không thấy sốt ruột bằng nghe những lời trao đổi của bạn trẻ ngồi cùng xe lo lắng cho cô người yêu đang chờ trong phố. Chiều muộn rồi mà lại thêm gió mùa đang về, khéo xe về tới bến cũng đến 9-10h tối. « Thôi em đững chờ nữa, về đi kẻo lạnh ». Thoát khỏi cầu lại tắc đường ngay đầu lối rẽ về nhà mình, xe phải quay sang hướng khác. Đành phải xuống dọc đường dù lúc lên xe đã thỏa thuận với tài xế chở về đến tận nơi. Làm khổ bạn mình phải vòng vèo đi đón, nhưng nếu bạn biết rằng vì thế mà thêm vài người tối nay được về sớm hơn chút ít chắc bạn cũng chẳng nỡ trách mình…
TQ Bantroi ưu ái tổ chức cho một chuyến hành hương về Yên tử. Phải ngày cáp treo nghỉ để bảo hành mà mình lại không đủ sức để leo núi. Vậy là coi như vẫn chưa đi Yên tử. Đến đất Phật rồi mà không vào nổi cửa chùa thì âu cũng tại duyên mình chưa bén. Ờ mà đất Phật mênh mông, chẳng lên được ngút ngàn cao thì xuống thăm nơi khác. Chùa Thanh Mai dựng trên sườn núi Phật Tích (nay gọi là núi Tam Bảo) từ thế kỷ thứ 13 là nơi trụ trì của Pháp Loa tôn giả - vị tổ thứ hai của Thiền phái Trúc Lâm, nhưng hình như không được nhiều người biết đến như đất Yên tử. Biết đâu cái nơi dung dị, lặng lẽ, khiêm nhường dấu mình vào cỏ cây đồi núi để ít người biết đến mới chính là cái duyên của mình. Biết đâu một cánh hoa rụng lặng thầm giữa trong xanh mới là cái mà mình cần phải cảm ???
Tiện đường về rẽ bến Bình Than. Chẳng có ai còn ở tuổi để làm một Trần Quốc Toản. Mà mình thì thuộc loại không "nhìn xa trông rộng" được vì tuổi này rồi mà vẫn quyết không « viễn thị », máy ảnh của mình lại thuộc « thế hệ vứt đi » chả làm sao mà thu được Lục đầu giang vào tầm ngắm. Thôi thì chụp vội mấy anh lính Trỗi đang thả tầm nhìn vào quá khứ. Chả biết cái gò cao mà Quan gia với Quốc công Tiết chế đứng duyệt quân có phải chính là chỗ đó không…
Bạn rủ qua thăm Bát tràng. Ngẩn ngơ với những màu men, những họa tiết tinh tế của những bình những lọ những tranh. Ngẩn ngơ vì mình chẳng thể nào mang theo đi hết được những gì mình có chỉ với một buổi chiều …

Mấy chục năm sau ngày giải phóng hầu như năm nào cũng về với Huế vì gia đình mình ở đó. Năm nào về cũng có một vài người bạn cùng đi. Lần này cũng vậy, ngoài bạn đã quá quen với Huế còn có bạn lần đầu đến với Huế « mộng mơ ». Phút đầu đến Huế không biết bạn đã bị đậm đà, cay nồng của một tô cơm hến quyển rủ chưa? Bạn giật mình vì tô cơm hến buổi sớm mai lót dạ chỉ có 3000đ mà cô em gái mình còn kêu « anh bị mắc rồi, có chỗ còn ngon hơn nữa mà chỉ có 2 ngàn thôi ». Đồ ăn thức uống đắt rẻ cũng một phần nói lên sự giàu nghèo của một vùng quê. Huế mình chắc là chưa giàu nhưng chắc gì đã dễ quên dù chỉ là một tô cơm hến.
Làm « hướng dẫn viên du lich tình nguyện » hàng năm, nên vẫn những lăng tẩm ấy, những vườn cây ấy, những con đường ấy. Vậy mà chẳng lần nào giống lần nào. Đã nhiều lần nghe thông reo trên đàn thiêng Nam giao, nhưng cùng nhau nhìn ra « bốn phương tám hướng » với bạn bè thì cũng mới là một lần này. Phá Tam giang, đất Phong Quảng, những cồn cát trắng đến nhức mắt từ quê mình đến Hải lăng quê bạn, thành cổ Quảng trị, nghĩa trang Đường 9…đã chẳng phải một lần qua nhưng hình như màu mây màu gió hôm nay khác, hình như đang mùa lá ném nên bát cháo bột Diên sanh nổi tiếng lại có một chút vị khác biệt, hình như vì hôm nay trên mảnh đất Thành cổ một mùa hoa xấu hổ đang tím mà làm mình nhớ những câu thơ « Dọc đường chín có lùm hoa xấu hổ/ Chiến sĩ đi qua ai cũng mỉm cười/ Giữa một vùng lửa cháy bom rơi… » hay vì lần này ở nghĩa trang đường 9 gặp bia mộ Bùi Ngọc Dương làm mình nhớ cái bàn học trong trường mình cũ có ghi « chỗ ngồi của dũng sĩ diệt Mỹ, liệt sĩ Bùi Ngọc Dương » …

Hôm nay lại là một cuộc hành hương khác, hành hương về chiến khu Hòa Mỹ. Chiến khu Hòa Mỹ của bạn những năm 70 ác liệt, chiến khu Hòa Mỹ của cha mẹ mình trong cuộc kháng chiến chín năm, chiến khu Hòa Mỹ của « Tuổi thơ dữ dội » với giọng hát ám ảnh của Quỳnh –sơn ca :
Sông Ô lâu đôi bờ trắng tóc lau
Hát lời thề kháng chiến đến bạc đầu…
Ở sâu trong vùng chiến khu Hòa mỹ nổi tiếng bây giờ là một vùng khung cảnh hiền hòa với đập nước trong vắt phảng lặng. Trên bờ những hòn cuội nhẵn thín bên những hòn đá màu sắc là lạ. ĐN lúi húi chọn tìm những hòn đá mà bạn gọi là « lâm thạch » bảo đem về cho vào bể cá. Mươi ngày sau, ở Sài gòn chợt ngộ ra điều gì khi bạn giới thiệu với khách « viên đá đó là ở chiến khu Hòa Mỹ ». Vâng viên đá đó là ở chiến khu Hòa Mỹ, bên con đập hiền hòa mà bạn mình trầm tư kể : « Đập đó tên Hoà Mỹ gắn với tên chiến khu Hoà Mỹ của cả 2 cuộc chiến. Nó ngăn nước con sông (suối) Rào Cáo. Suối này ngày những năm 1973 là hậu cứ của tiểu đoàn tớ K15, nơi đây có đặt trạm phẫu của trung đoàn 4 (Phong Quảng) và một nghĩa trang chôn các liệt sĩ hy sinh trong các trận đánh năm 1973, những thương binh nặng không qua khỏi cũng chôn ở đây. Nghe nói năm 1984 khi xây đập người ta đã di cốt liệt sĩ về Nghĩa trang Hương Điền, còn những gì sót lại nay đều mãi nằm dưới lòng hồ ».
Lại xuôi đường về bên sông Ô lâu. Mùa nước cạn, sông trầm tư như không hề chảy, nước trong soi rõ những bóng cây ven bờ. Thoảng nghe các bạn bàn riêng nhau chuẩn bị cho ngày mai quay lại nơi này để hành hương về tận đầu nguồn. Tủi thân một chút, dù biết có được bạn rủ thì mình cũng chưa thể nào đi nổi. Và trên hết, trong tâm luôn biết những cuộc hành hương thiêng liêng bao giờ cũng kén người. Thôi thì chấp nhận mọi sự như nó vốn có. Biết đâu như thế lại là điều hay, để còn có chút gì đó để mà ước mong, mà nuối tiếc, mà hoài niệm…Để còn có một nơi mà mình sẽ nuôi hy vọng sẽ làm một chuyến ra đi…
Về khu nuớc nóng Thanh Tân. Giữa tháng 12 mà đông nghẹt. Một đoàn chừng vài trăm học sinh trường kiến trúc Hà nội đang đi thăm Huế. Giữa cái ồn ào, náo nhiệt của các cháu sinh viên, mấy người tóc muối tiêu này xem chừng lạc lõng. Bạn đưa về lại chỗ ngày xưa sau mỗi lần đánh trận lính lại về tắm rửa nghỉ ngơi và trong khi chờ cho khô quần áo đôi mắt dõi suốt một dải trống trơn vì chất diệt cỏ để mà nhớ nhà, nhớ thành phố, nhớ Hà nội. Ôi không biết trong bao nhiêu ngàn người về đây thụ hưởng cái sang trọng, cái thời thượng của một resort mô đéc có ai cũng nhớ như bạn mình về một thời khác, xa mà chưa hẳn đã xa, có ai nghĩ một cách bệnh nghề nghiệp như mình là còn bao nhiêu chất độc hóa học dưới cái tán rừng mới đang phủ xanh đất cũ kia…
Thêm một ngày mưa giăng trên lâu đài lăng tẩm cũ. Bóng ai đó cô đơn đội mưa đi về phía của nỗi buồn, bóng ai đó ngồi đếm giọt mưa rơi, còn bạn mình thì đang chiêm nghiệm xem « bầu rượu, nắm nem » của xứ Huế có « giữ người » như nơi khác

Đi và đến. Ngắm nhìn và ghi nhận. Suy ngẫm và chia xẻ. Sau mỗi chuyến đi, các blogger lại đau đáu với bài viết mới. Cùng chung một chuyến đi: bạn nghĩ gì, mình nghĩ gì ?
Ở cái tuổi đặc biệt này của cuộc đời có biết bao biến cố xảy ra : ai đó ngậm ngùi giã từ đường quan lộ, ai đó vui mừng được nghỉ hưu để làm những gì mình muốn làm, ai đó lên chức ông chức bà, ai đó vừa qua cơn bạo bệnh. Ngậm ngùi thắp một nén nhang nhớ người bạn cũ vừa đi xa vĩnh viễn, vui mừng vì một người bạn đơn chiếc lâu ngày vừa tìm được một nửa để thương yêu. Một lứa tuổi đủ chín để biết mình được mất những gì, một lứa tuổi còn đủ trẻ để có thể làm những chuyến lên đường sống lại hay tìm lại những ước mơ xưa mà năm tháng của nhọc nhằn cơm áo không làm mai một được. Một lứa tuổi cần biết bao những tri âm tri kỷ để xẻ chia kỷ niệm buồn vui…
Cứ miên man nghĩ thế rồi chợt nhận ra rằng ở tuổi này những chuyến đi của mình chẳng còn tính bằng số km đã đi qua hay số thành phố làng mạc đã viếng thăm, mà tính bằng tổng số tình cảm của mình đã trao gửi và nhận lại từ đất, từ người, từ bè bạn, người thân…
Năm mới lại đã gõ cửa rồi, hình như lại một chuyến đi đang chờ phía trước…

Hình 1 : Đường lên cõi Phật bao xa
Hình 2 : Phía ấy là Lục đầu giang
Hình 3 : Một góc nhỏ xíu ở Bát tràng
Hình 4 : Ở đúng giữa giao điểm của trời đất
Hình 5 : « Tay cầm bầu rượu nắm nem »

Tiếng hát say đắm...

Hôm nay mới xem kỹ bức hình, BT hát tiếng Nga truyền cảm thế nào? mà để 2 khán giả cùng "vừa đứng vừa ngủ"







Ảnh: ĐN

Thứ Ba, 29 tháng 12, 2009

CHIẾC ÁO VẪN LÀM NÊN THẦY TU


( Tặng Tư SG)


Trên đường hành hương về thánh địa của Trỗi ở Đại Từ . Chiếc Ranger rẽ vào một xóm nhỏ để thực hiện tâm nguyện “ cúng dường” của 4SG nhằm mang lại bằng an trong tâm tưởng và thịnh vượng về phần xác cho đám tín đồ Trường Trỗi .
Xe vừa chạy tới đầu ngõ, tôi đã thấy một bác già đứng bên đường chắp tay cung kính vái chào. Mà chào ai nhỉ? Chuyện lạ đây!
Theo thói quen , xe vừa đậu ở sân chùa là tôi nhảy xuống dáo dác tìm cảnh để chụp, bỏ mặc hai thầy trò KV lo chuyện đối ngoại...
Tôi đang tập trung " tác nghiệp" bỗng thấy một ông từ tiến tới khẽ khàng : “ Sư thầy muốn được chụp chung với các bác bức ảnh để ít hôm nữa đưa vào Phòng lưu niệm của chùa”? Ơ! Giờ tôi mới để ý , “Hòa thượng” nhà mình đang tác quái. Hắn vung tay chỉ chỏ tứ tung , “ra ý kiến chỉ đạo” liên tục; cần phải dời cái này, dịch chuyển cái kia , như thế, như thế ...Sư thầy cóm róm , xếp ve, đầu gật như bổ củi đi bên cạnh hắn ra chiều kính nể lắm. Trời ạ! Hóa ra là vậy , thiên hạ đang lầm tưởng đây là “đồ thiệt”. “Hòa thượng” nhà mình trông tốt tướng , phong độ quá mà. Nhìn cảnh này tôi với KV xiết bao kinh hãi chỉ còn biết nín thở “tắt đài”( ảnh cuối là cảnh sư thầy trụ trì chụp chung với "thầy" của sư).
Sau một tuần trà nước, tôi lẻn ra ngoài khều nhẹ ông từ ban nãy:
- Các thầy muốn chụp hình thì lẹ lẹ lên cho. Ngài- Bạch sư thầy mới ở hải ngoại về, vừa họp với bên “Phật giáo TW” nghe đâu bàn chuyện “duyệt chi ngân sách trùng tu các chùa”. Ngài lái xe cả ngày chắc mệt rồi, chớ làm Ngài kinh động.
- Ôi, quý hóa, quý hóa ! Ngài cứ “vi hành” kiểu này thì chắc bổn chùa thất lễ quá .
Nam mô a di đà!
SG 28-12-2009

Cuộc sống ơi ta mến yêu người.

Để cho dư âm cuộc gặp mặt K7 vang mãi...

Я люблю тебя жизнь
Музыка: Э. Колмановский Слова: К. Ваншенкин , hát : Trần Tiến



Я люблю тебя, Жизнь,
Что само по себе и не ново,
Я люблю тебя, Жизнь,
Я люблю тебя снова и снова.

Вот уж окна зажглись,
Я шагаю с работы устало,
Я люблю тебя, Жизнь,
И хочу, чтобы лучше ты стала.

Мне немало дано -
Ширь земли и равнина морская,
Мне известна давно
Бескорыстная дружба мужская.

В звоне каждого дня,
Как я счастлив, что нет мне покоя!
Есть любовь у меня,
Жизнь, ты знаешь, что это такое.

Как поют соловьи,
Полумрак, поцелуй на рассвете.
И вершина любви -
Это чудо великое - дети!

Вновь мы с ними пройдем,
Детство, юность, вокзалы, причалы.
Будут внуки потом,
Всё опять повторится сначала.

Ах, как годы летят,
Мы грустим, седину замечая,
Жизнь, ты помнишь солдат,
Что погибли, тебя защищая?

Так ликуй и вершись
В трубных звуках весеннего гимна!
Я люблю тебя, Жизнь,
И надеюсь, что это взаимно!

Bâng khuâng

Hoa bâng khuâng đây















Giới thiệu với các bác : chị trong ảnh là nhà nghiên cứu thực vật













Nhà giang học ĐN : Suýt toi cái máy ảnh













Đồi Vọng Cảnh qua máy điện thoại di động. ĐN coi xem mình có ảnh vườn cúc này không.
















Thêm 2 nhà nghiên cứu thực vật

Thứ Hai, 28 tháng 12, 2009

Tin thêm về K7 Sài gòn họp mặt năm 2009

Sau buổi họp mặt, có lẽ cây bút chủ lực Đỗ Nghĩa còn đang "say sưa" nên chưa có bài đăng chi tiết mà chỉ mới mới có mấy dòng tổng quát và một số hình ảnh của buổi họp mặt. Để các bạn không dự hôm đó nắm bắt một cách chi tiết hơn, mình bổ sung thêm cho có đầu đũa.

Buổi họp mặt thường niên của K7 Sài gòn năm nay được tổ chức tại quán lẩu cá Thanh đa. Đáng tiếc là bất ngờ Trưởng ban liên lạc khóa Vũ Anh phải nằm viện, nên người chủ trì đành vắng mặt, Đỗ Nghĩa đã cáng đáng chủ trì buổi lễ. Năm nay đến dự với K7 có Cô Thục và Thầy Trọng, những Thầy Cô hết sức gắn bó và ưu ái với K7. Đại diện cho ban liên lạc Trường có anh Dương Minh cùng với đại diện các khóa 3,6,8. Năm nay, mặc dù quân số vắng hơi bị nhiều, nhưng buổi họp mặt vẫn diễn ra hết sức sôi nổi và vui vẻ. Rất vui là Huỳnh Hòa Bình ở Tuy hòa cũng vào, Hồ Phương Bình ở Long xuyên cũng lên. Ngoài ra còn có chị Nguyên ( chị Phương Bình ) là học sinh trường Miền Nam và em Suối là những người khách thật đáng quí. Cô Thục kể chuyện vừa đi dự họp mặt học sinh MN ở Hà nội về. Trong chương trình giao lưu văn nghệ, cô Thục nói thích nghe một bài hát về Huế, và Suối đã hát tặng cô bài "Huế thương" thật hay. Một bài hát không thể thiếu của mọi cuộc họp mặt là bài Trường ca, một nét rất riêng của trường Trỗi, mặc dù quân số ít, nhưng bài ca vẫn vang lên hết sức hùng tráng và có sức lay động trái tim mỗi chúng ta như bao lần chúng ta đã từng hát, niềm tự hào và sự gắn bó giữa chúng ta như được tăng lên mãi. "Sinh ra trong khói lửa, trường ta đã lớn lên, trường đẹp chói ngời tên anh Nguyễn Văn Trôi..."Cái âm hưởng ấy thật giản dị nhưng sao lại có sức lay động tâm hồn chúng ta đến thế !

Năm nay quân số tham gia chỉ có khoảng một nửa, phải chăng vì mới gặp nhau ở buổi họp Trường vừa qua? Mình nghĩ rằng, chúng ta đã tự nguyện gắn với nhau, mong rằng mỗi lần họp lớp các bạn cố thu xếp để đến dự cho đông vui, mỗi năm chỉ có một lần. Đôi khi chúng ta cũng phải tự đề ra cho mình một tinh thần "kỷ luật" trong việc thực hiện "cương lĩnh" của lớp để "khó khăn nào cũng vượt qua". Để ngày họp lớp trở thành ngày mà mọi người ai cũng nhớ, mình đề nghị Ban liên lạc nên thống nhất một ngày cho tất cả các năm, đó là ngày Chủ nhật liền kề sau ngày 22/12. Thế là ai cũng nhớ và chuẩn bị tinh thần, BLL chỉ cần thông báo địa điểm nữa thôi. Rất mong BLL có thông báo chính thức cho các bạn, để mọi hoạt động của hội ta được "chính qui " hơn. Chúc các bạn một năm mới thật nhiều hạnh phúc và hẹn gặp nhau vào lần tới.

Họp khóa 7 và những cuộc hội ngộ.


Ba tên cùng nhập ngũ một ngày:Hồ bá Đạt,Hồ phương Bình,Nguyễn trường Vỹ.Bình sau hơn 35 năm mới gặp Vỹ vẫn nhận ra nhau.

Suối biết thêm những bạn mới.Chị Hồ như Nguyện gặp lại bạn cũ.Chị em Phương Bình gặp nhau.

Nào ta cùng quậy tưng.

Dòng Ô LÂU (Phần tiếp theo)

Nhớ mùa nước tháng 12 năm 1974, khi tôi dẫn anh em tân binh về trung đoàn, hành quân suốt 3 ngày trong mưa về đến thượng Ôlâu . Cơn lười và máu hay “sáng kiến” khiến tôi nảy ý định kết bè thả trôi sông để về đơn vị ở giáp ranh. Thật may là đã có người bạn gàn vì thấy quá mạo hiểm, chỉ một sơ xuất nhỏ có thể chúng tôi sẽ bị trôi vào vùng địch và không bao giờ có chuyện hôm này mà trở lại.
Gặp con thuyền nhỏ ngược dòng sông, không biết họ ngược lên để làm gì (?). Người dẫn đường giải thích là họ đi săn cá Trình bằng cách đánh điện. Cá Trình đánh được về đem bán cho nhà hàng, khách sạn dưới Huế. Không chỉ có cá Trình, khi về còn có cá tràu và các loại cá suối khác.
Lại nhớ lính ngày đó cũng thường đi kiếm cá. Chúng tôi không có thuyền mà mình trần lội ngược dòng nước, trên vai là cái gùi đựng mấy quả thủ pháo, con dao đeo bên sườn, tay xách khẩu AK lặn lội khắp bãi cạn, hờm nước, vách đá kiếm ăn. Ùng oàng thủ pháo rồi lặn ngụp gom cá nổi vì sức ép, mỗi lần về trên vai một gùi cá nặng, đủ các loại cá suối, thịt thơm xương mền. Lính ta còn biết cách đánh cá khác bằng cách đập rễ cây Chay lên đá, xả nước cho nhựa chảy xuống suối, vài phút sau cá nổi trắng suối nhưng sau mỗi lần đánh ấy thì đừng bao giờ mơ có cá nữa, cách đánh hủy diệt này ít ai dùng vì bị mọi người lên án.
Cuối mỗi chuyến đi đánh cá, chúng tôi thường dừng lại ở những vạt sỏi trên sông (như chỗ anh bạn ĐN đang tắm trong hình) làm cá, sát muối bảo quản rồi tắm chào sông, xong là lên đường trở về chốt ở giáp ranh. Ngày ấy trên bãi đá này có một cặp sừng hươu rất to và đẹp, chúng tôi thường làm giá phơi quần áo sau khi giặt, quả là sành điệu và sài sang hơn cả các đại gia hôm nay.
Ngoài cá sông, rừng thượng Ô Lâu cũng là nguồn cung cấp rau xanh cho lính nhưng cũng phải mất nhiều thời gian công sức mới có được. Suốt cả chặng đường qua hết vạt rừng này đến vạt rừng khác trên đường đi tôi ít thấy mấy thứ rau rừng ăn được. Cũng vì chúng tôi chỉ đi bám theo đường mòn, nơi thường xuyên có người qua lại thì không mấy khi còn thứ rau ăn được. Kinh nghiệm trước kia chúng tôi thường lần dọc theo các khe suối nhỏ, ở đấy mọi thứ đều phong phú hơn, môn thục, rau rớn, tai voi, mua chua chỉ mọc ở những khe suối hay vách đá ẩm ướt. Lạ là hôm trước được ăn salát cải xoong trộn dầu dấm ở nhà hàng, thấy rau mền và thơm khác với cải xoong Bắc. Nghe những người bạn Huế giới thiệu rau này mọc ở các vách núi đá trên rừng chứ không trồng ở ruộng nước như ngoài Bắc vậy mà trước kia mình chẳng gặp. Mới biết rừng rộng và bao la lắm, vài ba tháng nằm rừng làm sao thấy hết được.
Phía trước xa kia, không biết là “ mấy con dao quăng “ là đường 15N, một nhánh phía đông của hệ thống đường Trường Sơn, huyền thoại xưa . Hai thằng tôi tính đi tính lại, đành phải dừng bước trước đại ngàn Trường Sơn vì sự chuẩn bị chưa đầy đủ và chiều còn cuộc hẹn với người bạn Hương Trà nữa.
Chờ ĐN tắm chào rừng xong, chúng tôi rút về “căn cứ “ đúng 2 giờ chiều. Bữa cơm trưa muộn nhưng thật hấp dẫn, cá tràu suối nấu canh măng chua , gà đồi luộc, cải xanh trong vườn xào lòng , chỉ tiếc là vẫn lại ba người. Không biết vì quá muộn hay ý tứ vốn có của người Huế mà vợ con người dẫn đường không cùng ăn được với chúng tôi.
Chia tay gia đình người dẫn đường, cơ sở mới của chúng tôi, hai thằng về Hương Trà gặp Quảng, người đồng đội cũ . Xong những việc cần bàn với Quảng, lại chuyện xưa nhắc lại, chuyện Hà Nội , chuyện Trỗi, Huế nghịch ngợm choảng nhau rồi lại cùng bên nhau giữa chiến trường ác liệt. Ký ức tràn về, bên ly bia trào bọt, ngất ngư chuyện trò quên thời gian, quên trời sáng tối.
Một ngày về rừng thật vui vẻ mỹ mãn, trọn vẹn với ký ức. Không biết anh bạn ĐN nghĩ sao về chuyến “ phượt “ rừng này, còn tôi cho rằng chẳng có tua du lịch nào sánh được với chuyến đi này. Cảm ơn những người bạn Huế đã đồng cảm, sẻ chia tạo điều kiện cho tôi những ngày ở Huế và giúp đưa tôi về với Huế xưa.
Khắc Việt.

Chủ Nhật, 27 tháng 12, 2009

Một vài hình ảnh họp mặt K7SG 2009.


Lời ca tiếng hát trong buổi gặp gỡ cuối năm K7SG.





































(Từ trên xuống, từ trái qua)
1. Anh Dương Minh và Dũng Sô K4: Tiến bước dưới quân kỳ.
2. Cô Thục và chị Hồ Như Nguyện (trường Bé).
3. Suối hát tặng cô Thục: Huế thương.
4. Bùi Thắng K8 HN với một bài hát Nga.
5. Anh Tuấn Linh K3, Hà Thành K6 , Văn Hoài Nam K7 tam ca uống "gượu" không say.
6. Thày Trọng nói anh Dũng Sô K4 hát mà hổng có chữ là hổng hát được (Quen rùi)
7. Tình ca Hoàng Việt, Lê Hòa Bình K7 (Ông ni cũng rứa).

Bạn Nguyệt Ánh HSMN đang bị bệnh

Chiều nay Đạt bột có gọi cho tôi nói Nguyệt Ánh Bị bệnh vì viêm xoang . Vì tôi ở Lạng Sơn xa quá nên không tiếp cận Nguyệt Ánh để thăm hỏi được . Các Trỗi và các Quế ở TP HCM nếu biết thì tới thăm hỏi Nguyệt Ánh tại nhà riêng .

DƯ ÂM .





Ai đã từng đi qua sông CỬU LONG GIANG , CỬU LONG GIANG sóng trào nước xoáy .
Ai đã từng nghe tiếng tiểu đoàn , tiếng tiểu đoàn ...
TIỂU ĐOÀN 307

Thứ Bảy, 26 tháng 12, 2009

Dòng Ô LÂU

Bao nhiêu con đường, bao nhiêu dòng sông đã đi qua trong mỗi đời người. Với tuổi thơ tôi là dòng Ly Giang xa xôi, khi tuổi đôi mươi là dòng Ô Lâu của miền Trung xứ Huế. Dòng sông nhỏ, thất thường con nước, có cái tên nghe ngồ ngộ nhưng nghe lâu thây thương, với người lính như tôi dòng sông nhỏ này đầy kỷ niệm.
Đó là những trận đánh của đơn vị từ mùa hè năm 1974, dòng sông nhỏ dựng lên những cột nước trắng xoá, hai bên bờ khói lửa trùm kính bến vượt. Ngoái nhìn về phía bờ sông vẫn thấy thấp thoáng những đồng đội tôi chạy, họ lao tới bờ sông, vượt qua những cột nước trắng của pháo địch lên chi viện cho chúng tôi dứt điểm đồi 61. Những ai ngã xuống trên đường chạy hay dưới lòng sông tôi không thể biết tên họ, chỉ biết đó là những người lính đoàn Phong Quảng , máu các đồng đội tôi đã hoà vào dòng nước này, làm sao quên…
Trận đánh đó đúng vào ngày 18/09/1974, ngày tôi vừa tròn tuổi hai mươi, ngày đó tôi đâu nhớ sinh nhật của mình mà tình cờ sau này khi đọc ghi chép của người tiểu đoàn phó, tôi mới hay.
Ghi chép của Trần Đình Hồng, tiểu đoàn phó K15, E4:
…. 9/1974 phong thượng uý. Ngày 18/09/74 chỉ huy đơn vị đánh chiếm cao điểm 61 chỉ trong 10 phút bằng phương pháp vận động tấn công giành thắng lợi diệt 120 tên địch.
Ngày 25/10 đi nhận bàn giao khu vực hoạt động của đơn vị, trời mưa to, phải bơi qua sông Ô Lâu bị nước cuốn trôi đi đã đượcđồng chí Mai Hồng Tình quê ở Nga Sơn, Thanh Hoá vớt lên. Ôi ! tôi rất cảm ơn anh đã cứu tôi, đã dạy cho chúng ta hết lòng vì đồng đội, tình cảm đó không sao quên được..
Mới lại thấy Ô Lâu đâu chỉ riêng mình có kỷ niệm và đâu chỉ là những trận đánh ngày nào. Dòng sông và những cánh rừng bên sông từng gắn bó với người lính chiến trường . Là lũ nguồn dữ dội trong mưa, là cạn khô nổi trắng cát sỏi trong nắng, thất thường lắm nhưng sông ơi ! Là thương nhớ khôn nguôi…
Đã nhiều lần tôi về lại Ô Lâu, đã thăm lại các điểm cao nơi xảy ra trận đánh, nhưng để ngược dòng sông vào sâu những cánh rừng thượng nguồn thì chưa thực hiện được vì rất nhiều lý do. Lần này, có ông bạn ĐN hợp máu lãng du, thích khám phá chẳng ngán gian nan vất vả, tôi mới quyết thực hiện ý định này.
Xa rừng hơn 30 năm rồi sức trẻ đâu còn nữa, chúng tôi phải nhờ cậy người dân bản địa. Thật may mắn là nhờ những người bạn Huế có chuyến về chiến khu Hoà Mỹ chúng tôi đã tìm được một hướng dẫn viên như ý và đặt “ căn cứ” xuất phát cho chuyến “ phượt “ rừng tại chính nhà người dẫn đường cho chúng tôi.
Người đàn ông dẫn đường cho chúng tôi trạc 60 tuổi, từng là lính của chế độ Sài Gòn cũ, ông cùng gia đình sống ở chân đồi 61 đã hơn 30 năm nay. Hôm nay cùng chúng tôi lội sông băng rừng, trên đường ông ấy không chỉ giải thích cho chúng tôi những câu hỏi về rừng, về dòng sông hôm nay mà còn là ký ức thời lính trận, khi hai chúng tôi ở hai chiến tuyến. Cũng là một dịp tôi hiều thêm về người lính đối phương xưa, họ hầu hết là những người nông dân chất phác hiền hậu, càng thấm thêm nỗi đau đất nước
Hơn 30 năm vứt bỏ áo lính, trở về với rừng, nước Ô Lâu, ông và gia đình lấy nghề rừng để sống. Nay tuổi cao không đi rừng nữa, ông bảo chân đã yếu rồi, vậy mà đi với chúng tôi ông cứ băng băng. Khi hỏi, thì ông bảo người dân vào rừng là để kiếm sống, là song mây, lá nón mỗi khi về trên lưng phải cõng 40, 50 kg chứ vào rừng chơi nhởi như chúng tôi thì sức còn dư. Hai vợ chồng sinh được những bốn con, năm thằng ( hai thằng đã mất, tôi không tiện hỏi ), ngần ấy miệng ăn mà chỉ trông vào mấy sào đất vườn với trồng rừng được chia sao đủ để sống, phải gắn với rừng chứ làm sao trụ nổi. Vậy là nghề rừng đôi khi lại là nguồn sống chính của gia đình ông. Tôi không thể hình dùng được những năm trước đó hai vợ chồng ông nuôi nổi từng ấy đứa con chỉ bằng nghề đi rừng. Ông kể ngày đó cực lắm loay hoay với đất trồng gì cũng hỏng, nhưng rồi cũng qua được, giờ lũ con đã lớn đều đi làm xa cả, có đứa làm ăn tận Sài Gòn. Ở lại nhà còn vợ chồng cậu con trai út, ngày ngày cạo mũ cao su khi vãn việc lại ngược sông kiếm cá về bán, thêm ít tiền bồi dưỡng cho cô vợ trẻ đang mang bầu.
Chuyện về cuộc sống hôm nay của người dẫn đường, của người dân vùng thượng Ô Lâu thật dài, dân nơi đây còn nghèo, không thấy bóng cây lúa, đã thử trồng lạc rồi trồng đậu nhưng chưa thấy khả quan gì, nguồn sống trông cả vào rừng và những đồi cây keo tai tượng. Rồi lũ lụt, dòng sông xanh trở màu đỏ đục, nước sông cuồn cuộn hung dữ phá đi bao công sức con người tạo dựng. Nhìn những rác mắc trên ngọn cây sau cơn bão số 9 mới biết lũ nguồn dữ dội hơn xưa nhiều lắm. ( còn tiếp )
Một bản dân tộc sống ở cửa rừng








ĐN ngã, đang kiểm tra lại đồ







Đường rừng len lỏi





Mời nhau điếu thuốc







Cây mây




Đánh dấu lên cây khoang tầu phòng lạc rừng


Cây lá nón







Đi trên đường của lâm nghiêp






Khắc Việt

Thứ Sáu, 25 tháng 12, 2009

Xin chúc tất cả ACE vui khỏe và hạnh phúc trong mùa Giáng Sinh 2009 và tết Tây 2010


Xin kính chúc tất cả ACE một giáng sinh 2009 và tết Tây 2010 vui vẻ.
Đây là năm đầu của chính quyền tổng thống Mỹ đen Obama nên tôi nghịch phá một chút cho vui.

VTP K7

Tuyết đầu mùa

Cách đây ít lâu, bạn tôi viết thư : « Bên đó đã lạnh chưa ? Khi nào có tuyết thì nhớ gửi vài dòng tả cảnh tuyết rơi nghe. Từ hồi về nước tới giờ, đã hơn ba chục năm, không còn được ngắm cảnh tuyết rơi. Nhớ quá ! ». Tôi trả lời bạn : « Chờ khi tuyết rơi mới viết thư thì chắc còn lâu lắm mới có thư. Cái xứ Bỉ này ít tuyết lắm. Mà có thì cũng có muộn lắm, phải tới sau Noel kia ». Từ khi tôi qua đây, năm nào cũng vậy, mỗi năm giỏi lắm được thấy tuyết vài ba ngày, và phần lớn là phải sau năm mới.

Vậy mà năm nay, không biết vì hậu quả của việc biến đổi khí hậu, hay vì Trời chiều lòng bạn tôi mà mới giữa tháng 11 đã mịt mù tuyết. Sáng thứ bảy, chừng 9-10h sáng, trời đất bỗng sầm xuống rồi từng bông từng bông tuyết quay quay trong gió, đổ xuống một Brussel còn uể oải ngủ rốn vào ngày cuối tuần. Tuyết mới, tuyết đầu mùa nên còn ướt lắm. Với lại mặt đất còn chưa đủ lạnh nên bông tuyết chạm xuống đường là tan ngay. Tuy nhiên, vì trời đầy mây xám xịt, gió khá mạnh, tuyết bay loạn xạ và lẫn cả mưa nên quang cảnh trở nên buồn và lạnh. Cây phong góc ký túc xá, vốn rực rỡ nhất khuôn viên của trường vào những ngaỳ thu, giờ lá rụng gần hết, chỉ còn trơ trọi những cái cành khẳng khiu. Vài cái lá còn sót lại trên cây, run rẩy trong gió và tuyết gợi nhớ câu chuyện « Chiếc lá cuối cùng » của O’Henry.

Đã có kế hoạch phải vào trung tâm từ trước nên tôi vẫn khoác măng tô, dũng cảm bước ra đường. Giá mà như ngày xưa, thời còn sinh viên thì có lẽ chẳng phải « hô khẩu hiệu » để lấy tinh thần như thế. Cứ thấy tuyết bay ngày đầu tiên thế này thì dù nhiệt độ ngoài trời có là âm bao nhiêu đi nữa chúng tôi cũng phải chạy ào ra sân, xúc tuyết đắp thằng người Tuyết rồi bốc tuyết ném nhau, nếu có trượt chân ngã nhào ra tuyết thì cũng chỉ thấy những tiếng cười dòn dã trêu chọc nhau mà thôi. Bây giờ thì không còn ham muốn ‘hòa cùng với tuyết » ấy nữa, không hiểu vì ngại sức khỏe chẳng cho phép, ra tuyết lạnh rồi về lại viêm họng hoặc trượt chân ngã rồi gãy xương mãi chẳng lành hay tại bè bạn xưa đã xa tít tắp...

Ngồi trên tàu điện ngầm lo lắng đến khi lên phố đường trơn, gió mạnh nhưng khi vừa chui lên khỏi mặt đất thì bao nhiêu lo âu tan biến. Mùi hạt dẻ nướng thơm lừng ấm áp. Ở góc đường sát bến tàu điện ngầm, mùa đông lạnh bao giờ cũng có một kios nhỏ bán hạt dẻ và bao giờ cũng chỉ có vào những ngày đông lạnh. Bà già phúc hậu, đeo tạp dề trắng đứng sau quầy đều tay đảo những hạt dẻ rừng trên một cái lò đốt bằng than củi, hạt nào hạt nấy to, nâu sậm đều tăm tắp. Trước khi bỏ lên rang, hạt dẻ được khía sẵn một đường, nên khi rang chín hạt hơi nứt ra một chút, để lộ màu nhân trắng ngà mời gọi và có lẽ nhờ vậy mà mùi thơm của hạt dẻ rang cũng tỏa ra nhiều hơn, xa hơn, thơm hơn. Dù là giá cả của đặc sản mùa đông châu Âu này chẳng lấy gì làm rẻ, nhưng lần nào vào phố vào ngày mưa hay tuyết lạnh tôi đều không thể bỏ qua không mua một túi nhỏ để nhấm nháp. Hít hà mùi thơm của hạt, giữ hạt dẻ lâu hơn một chút trong lòng bàn tay cho hơi nóng của hạt sưởi ấm mình một chút rồi cạy bỏ lớp vỏ cháy để lấy cái hạt béo bùi ngọt cho vào miệng, dù biết là sau vài ba hạt, tay mình và có khi cả mặt mình sẽ nhem nhuốc vì nhọ. Và lần nào cũng như lần nào, mùi thơm và vị ngọt của hạt dẻ rang trên đường phố châu Âu cũng đưa tôi về với những ngày mưa phùn gió bấc Hà nội và mùi thơm ngô nướng góc phố nhà tôi.

Tuyết vẫn còn rơi. Phố xá, xe cộ bắt đầu trắng. Mai chắc đi lại sẽ khó khăn hơn đây. Nhưng hôm nay thì tôi vẫn muốn xòe tay hứng một bông tuyết đầu mùa, với những họa tiết đẹp đẽ của nó để nhớ những mùa tuyết đã qua thời còn rất trẻ. Không thể gởi cái lạnh của mùa đông phương bắc, không thể gửi một bông tuyết đang rơi, cũng như mùi thơm hạt dẻ rừng rang cháy cho bạn, đành gửi một dòng thư ngày có tuyết đầu mùa...

P/S : Bài này tôi viết về mùa tuyết năm ngoái lận. Còn năm nay ngày tôi từ Việt nam quay lại Bỉ, tuyết ngập mênh mông, giao thông tắc nghẽn, sân bay hỗn độn vì những chuyến bay bị đổi giờ và những đống hành lý sai địa chỉ. Nếu hôm nay ai bảo tôi viết về cảm nhận của tôi về tuyết thì chưa biết sẽ viết thế nào đây…

Thứ Năm, 24 tháng 12, 2009

Merry Christmas

Chúc mọi người có một Giáng sinh vui vẻ!

Thứ Ba, 22 tháng 12, 2009

Bài thơ Núi Đôi của Vũ Cao

Hôm nay 22/12/2009 kỹ niệm 65 năm ngày thành lập QĐNDVN, đọc báo Quân đội thấy có đăng bài thơ Núi Đôi, một bài thơ hay của nhà thơ Vũ Cao trong thời kỳ kháng chiến, được nhiều người thích, bạn bè mình cũng có thể có người đang tìm bài thơ ấy, mình chép lại một số khổ thơ hay để các bạn nào không đọc báo Quân đội đọc, coi như món quà nhỏ gửi tặng các bạn nhân ngày 22/12.
Núi Đôi
Bảy năm về trước, em mười bảy
Anh mới đôi mươi, trẻ nhất làng
Xuân dục, Đoài đông hai cánh lúa
Bữa thì em tới, bữa anh sang.

Lối ta đi giữa hai sườn núi
Đôi ngọn nên làng gọi núi Đôi
Em vẫn đùa anh sao khéo thế
Núi chồng, núi vợ đứng song đôi.

Anh vào bộ đội lên Đông bắc
Chiến đấu quên mình năm lại năm
Mỗi bận dân công về lại hỏi
Ai người Xuân dục, núi Đôi chăng?

Náo nức bao nhiêu ngày trở lại
Lệnh trên ngừng bắn, anh về xuôi
Hành quân qua tắt đường sang huyện
Anh ghé thăm nhà, thăm núi Đôi.

Mới đến đầu ao, tin sét đánh
Giặc giết em rồi, dưới gốc thông
Giữa đêm bộ đội vây đồn Thửa
Em sống trung thành, chết thủy chung.

Anh ngước nhìn lên hai dốc núi
Hàng thông, bờ cỏ, con đường quen
Nắng lụi bỗng dưng mờ bóng khói
Núi vẫn đôi mà anh mất em.

Dân chợ Phù Linh ai cũng bảo:
Em còn trẻ lắm, nhất làng trong
Mấy năm cô ấy làm du kích
Không hiểu vì sao chẳng lấy chồng?

Ai viết tên em thành Liệt sĩ
Bên những hàng bia trắng giữa đồng
Nhớ nhau anh gọi em, đồng chí
Một tấm lòng trong vạn tấm lòng

Anh đi bộ đội sao trên mũ
Mãi mãi là sao sáng dẫn đường
Em sẽ là hoa trên đỉnh núi
Bốn mùa thơm mãi cánh hoa thơm.

Mời họp mặt.

Kính mời các thày cô, mời các bạn K7 và gia đình, các anh chị em Trỗi, bạn trường Bé và đại diện các khóa đến dự buổi họp mặt và giao lưu thường niên Trỗi K7SG vào lúc 11h trưa Chủ nhật ngày 27 tháng Mười Hai 2009 tại nhà hàng Lẩu cá Thanh Đa số 102/7 Xô viết Nghệ Tĩnh P.25 Q. Bình Thạnh.
Rất mong mọi người đến dự thật đông vui.
(Chân cầu Thanh Đa rẽ phải có biển nhà hàng.)

Ban liên lạc Trỗi K7SG

Thứ Hai, 21 tháng 12, 2009

21-12-2009 K8 dự đám cưới con Bình + Tuấn



Posted by Picasa

TRÂN TRỌNG CHÚC MỪNG NGÀY THÀNH LẬP QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM .

Các ÚT QUẾ xin chân thành chúc mừng các đại ca, đại tỉ đã, đang và mãi mãi là chiến sỹ QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM nhân ngày lễ trọng đại này. Chúc các tỉ, ca sức khoẻ, hạnh phúc và luôn luôn là lá chắn vững chắc cho VIỆT NAM chúng ta .



QUẾ RÁO " DUYỆT BINH " ( lời bình của chợ QUẾ ).
( đây là tiết mục " NĂM ANH EM TRÊN MỘT CHIẾC XE TĂNG " do các QUẾ biểu diễn vào ngày 20/12/2009 tại TPHCM nhân dịp họp mặt kỷ niệm 55 năm ngày thành lập trường HSMN .)

VÌ NHÂN DÂN QUÊN MÌNH

Nhân dịp Kỷ niệm 65 năm ngày thành lập quân đội nhân dân Việt nam (22/12/1944 - 22/12/2009). Mời anh em cùng nghe lại bài hát truyền thống này.

VÌ NHÂN DÂN QUÊN MÌNH
Sáng tác: Doãn Quang Khải

Vì nhân dân quên mình
Vì nhân dân hy sinh
Anh em ơi, vì nhân dân quên mình
Đoàn Vệ quốc chúng ta ở nhân dân mà ra
Được dân mến, được dân tin muôn phần

Thề vì dân suốt đời
Thề tranh đấu không ngừng
Vì đất nước thân yêu mà hy sinh
Thề diệt hết đế quốc kia, giành tự do hòa bình
Đoàn Vệ quốc quên mình vì nhân dân

Thề noi gương Bác Hồ
Vì nhân dân gian lao
Trong bao năm Người tranh đấu không ngừng
Người chỉ biết có dân, ngày ngày lo sao cho
Toàn dân ấm, toàn dân no, được học hành

Người chỉ vui khi nào
Toàn dân hết đau thương
Người tranh đấu đem tương lai về cho dân
Đoàn Vệ quốc chúng ta là con yêu của Người
Thề noi gương suốt đời vì nhân dân.

CHUYỆN NHỎ THỜI BAO CẤP

Thấy quen quen !
Thời buổi hòa nhập, cánh viên chức quèn và thảo dân ta mới có dịp đi đây đi đó. Phương tiện giao thông cao cấp như máy bay, khách sạn cao cấp hay nhà nghỉ ai mà chả biết ít nhất vài lần. Tôi cũng vậy, vốn là cái thằng hay đi, tuổi ngựa nên “ phượt “ cũng nhiều, chuyện ăn ở trên đường là thường xuyên. Lúc sang thì máy bay, sao này sao kia, lúc hèn thì nhà nghỉ phòng trọ, xe đò tàu hỏa cũng chẳng sao, cốt là được tung tảy theo ý muốn của mình.
Không biết các bác thấy sao (?), chứ tôi mỗi lần ở khách sạn nhìn một số vật dùng trong phòng nó gợi lại cái gì đó quen quen mà không nhớ nổi. Từng ấy năm mà không luận ra được quen quen ở cái gì, cho tới cái dịp lại được cùng xếp trưởng phòng cũ ( này đã là doanh nghiệp tư nhân ) đi dự hội thảo Quốc tế ở Ba Lan mới ngộ ra…
Lần ấy vô tình gặp xếp cũ, ông ấy đang chuẩn bị đi dự hội thảo tinh dầu Quốc tế rồi rủ tôi đi, ông ấy bao hết trừ tiền vé. Sẵn máu “ ngựa “ tôi bám càng xếp cũ làm một chuyến du Âu. Hai anh em ngồi 11 tiếng đồng hồ trên máy bay, để ý thấy cứ mỗi lần vô tolet lại thấy ông xếp cũ cầm ra một cục xa bông nhỏ đựng trong cái bao giấy màu nhỏ khá bắt mắt. Tôi ngạc nhiên hỏi :
- Anh lấy làm chi !
- Thói quen cũ mà, chừ vẫn chưa sửa được.
Bác ấy trả lời tôi rồi còn bầy cách vô trong đó, kiếm nút này nút nọ, ấn một nhát là ra một cục. Rồi xếp kể, ngày bao cấp mỗi lần theo xếp trên đi nước ngoài bác ấy đều làm thế, một lần vô Tolét là trong túi có 5,6 cục xa bông con. Không thế thì lấy gì làm quà cho bọn con gái trong phòng và tụi bay mười mấy đứa.
Thì ra vậy ! thế mà ngày ấy các em trong phòng cứ xuýt xoa, hà hít khen xếp chu đáo mỗi khi cầm trên tay cục xà bông nhỏ. Còn cánh đàn ông chúng tôi thì thằng cây bút bíc, thằng chiếc lược, cái gỗ, cái nhựa cũng thấy hay hay ngộ ngộ có đâu biết rằng toàn đồ xếp gom về từ mấy ngày nằm khách sạn . Ờ ! ra là quen và nhớ cái thời bao cấp, tôi ngậm ngùi buông một câu :
Xếp ngày đó khôn thế !
Chưa là cái chi mô ! Tau còn thua xa xếp…
Ông xếp cũ của tôi làm điệu bộ trỏ ngón tay lên trời rồi cười khà khà.

Chủ Nhật, 20 tháng 12, 2009

Họp mặt truyền thống K8, tại Hà nội.

Sáng 19/9/2009 tại Hà nội, BLL K8 đã tổ chức buổi gặp mặt truyền thống hàng năm nhân kỷ niệm ngày thành lập QĐNDVN 22/12.

Với mục đích tổ chức để các bạn đến tham dự được đông đủ nên lần gặp mặt năm nay BLL đã tổ chức thông báo theo đầu mối các B và để nhiều anh em không có điều kiện đi xa có thể đến dự được. Buổi gặp mặt năm nay rất vui vì có sự tham gia của một số bạn từ khi giải tán trường đến giờ mới có dịp lần đầu gặp lại được bạn Trỗi như : Tô Quốc Hòa (B1, B3), Đàm Quang Lương (B1), Hồng Hải, Tuấn Duy (B2), Nguyễn Huy Cường (B6)...và có sự góp mặt của một số bạn từ Sài gòn ra như: Đặng Chính Nghĩa, Đỗ Quang Thạch, Quách Hoàn Kiếm, Nguyễn Minh Tuấn, Trần Đình Quyết, Dương Đức Hải. Đại diện các khóa trên có các anh Hữu Thành, Đại Cương K4, Mạnh Thanh K2.
Bùi Thắng đại diện BLL K8 HN đã thông báo tình hình hoạt động của anh em khóa 8 trong năm qua. Buổi gặp mặt năm nay về số lượng anh em tham gia cũng tương đối đông so với mọi năm, số anh em ở HN là 62 người, một số bạn do bận công việc không có điều kiện tham dự cũng gọi điện thoại gửi lời chúc vui tới mọi người.
Rất tiếc số bạn nữ C11 vì lý do cá nhân không tham dự được nên duy nhất chỉ có Nguyễn Thị Thái.
Giữa buổi một số anh em chưa có dịp quay lại thăm Trung hà, đã tổ chức một chuyến xe đi Trung hà và lên thăm cơ sở của Sùng Hải tại Sơn tây.




Gặp nhau ôn lại chuyện cũ rất nhiều, niềm vui gặp nhau được thể hiện qua một số hình ảnh buổi họp mặt dưới đây:

Cuối buổi, do “dư " năng lượng nên Ngọc Thăng và Quang Tuệ nhớ lại và thể hiện môn “chiến sĩ khỏe” năm xưa.

Quang Vũ K7 gửi đăng tin mời.


Trân trọng kính mời các bạn tới dự lễ thành hôn của hai chúng tôi:
QUANG VŨ                            HỒNG THƠM
Hôn lễ dược tổ chức vào hồi 16h30 ngày
           Thứ sáu 01/01/2010
(Tức ngày 17 tháng 11 năm Kỷ sửu)
Tại khu Nhà E, Khách sạn La Thành - Đường Vạn Phúc, Hà nội.
              Rất hân hạnh được đón tiếp!
     Chú rể                                        Cô dâu
QUANG VŨ                            HỒNG THƠM

Thứ Bảy, 19 tháng 12, 2009

Vết thương

BaChai và Trungthụt thân tặng các cựu chiến binh BT bài hát này nhân kỷ niệm ngày QĐNDVN.



Gửi bạn Trỗi Tuy hòa

Sáng nay xem ảnh KV và ĐN gặp Huỳnh Hòa Bình ở Tuy hòa, mình lại viết tiếp mấy dòng về HHB. Năm 1970, khi trường Trỗi giải tán, mình và HHB về học cùng lớp 10A trường cấp 3 Ba đình ( Chu văn An buổi chiều ) rồi cùng đi bộ đội đợt 6/1/72, nhưng sau đó thì mỗi đứa đi một đơn vị khác nhau. Năm 1973 mình ở Quảng trị ra cùng Ngô Tất Thắng và Hà Hùng Thắng về học ở trường Sỹ quan Công binh ở Bắc ninh, còn HHB thì học ở trường SQ Phòng không ở Sơn tây. Năm 1975, đang học năm cuối thì khí thế ra chiến trường tham gia chiến dịch giải phóng MN lại bừng bừng trong các học viên SQ. Lúc đó ai cũng muốn ra trường sớm để được tham gia chiến dịch lịch sử này. Trong tâm trạng nóng lòng ấy, mình đã viết bài thơ tặng HHB, giờ mình chép lại để Bình và các bạn đọc để thấy cái khí tuổi trẻ lúc ấy sao mà dữ dằn vậy:
Tâm sự với bạn đồng ngũ
Có lẽ nào ta không đạt ước mơ
Khi hai đứa cùng viết đơn tình nguyện
Huỳnh Bình ơi, ngoài tiền phương thắng lớn
Mà chúng mình vẫn chưa được ra đi !

Học có yên đâu khi tiếng súng vọng về
Dẫu biết rằng học cũng là nhiệm vụ
Nhưng sao cứ thấy nôn nao quá
Muốn được cùng nhau ra ngay chiến trường !

Cậu ở pháo binh, tớ công binh
Ngoài mặt trận đang cần tất cả
Nếu đươc đi, báo cho mình ngay nhé
Chiến dịch này phải có đôi ta !

Bắc ninh 4/1975

Thứ Sáu, 18 tháng 12, 2009

Gửi bác TM

Trông "con" này "chiến" quá! bác TM có nó chắc anh em sẽ được xem nhiều ảnh đẹp.