Bài ca Trường Nguyễn Văn Trỗi

Nhạc và lời: Hồng Tuyến

Thứ Sáu, 8 tháng 8, 2008

QUEN, KHÔNG QUEN

Nhân tiện các bạn bình "lựng" về vấn đề "QUEN": không quen, hay quen mà làm như không quen? Nhân dịp bạn gái ở cái phố "cong queo" (theo cách nghĩ của bạn, còn theo ĐN là "cong cong") ra mắt . Tôi kể một chuyện này có liên quan đến bạn gái của các bạn k7.
Một lần như bao lần. Tàu chúng tôi ghé Singapore xuống hàng và chờ lấy hàng. Như mọi khi, cánh thuỷ thủ tranh thủ đi bờ mua hàng. Đám tụi tôi thường nhường cho mọi người trên tàu đi hết, rồi mới đi. Thời đó quan hệ Việt nam với các nước Đông nam Á chưa được bình thường, rất hạn chế số lượng người đi bờ, nên ai cũng giành đi trước để mua hàng về bán kiếm chút "cháo...gà". Khi lên cửa hàng chuyên bán đồ cho đám tàu biển (sau này cung ứng cả đám tàu bay) thì chúng tôi thấy có 2 người ăn mặc không giống thuỷ thủ ngồi đấy từ hồi nào? Một người tôi nhận ra là bố Long giun, bác Phan tử Quang. Còn một người trẻ cỡ tụi tôi,không quen.Chúng tôi chào hỏi và ngồi nói chuyện. Ở nơi đất khách, quê người gặp được người quen rất mừng.Thì ra bác và anh bạn đi nhận bàn giao giàn khoan dầu, do mình đặt S'pore đóng. Chúng tôi kêu bia lạnh ở quán bên cạnh uống. Bác Quang giới thiệu anh bạn cùng đi với mọi người, đây là chồng của...cháu của...! Có lẽ ai học trường Trỗi thì mới biết câu giới thiệu đó? Bạn gái ở cái phố cong cong đó không bao giờ biết hoặc quen tôi, tôi thì biết bạn vì C11 chẳng có bao nhiêu người, bạn thì quá nhiều người biết? Chúng tôi trở nên quen biết, hỏi thăm này kia, kia nọ. Từ uống bia chuyển sang nhậu hồi nào không hay?Hết chai này, sang chai khác. Khỏi mua bán gì cả?

Bạn gái có được nghe chồng kể chuyện này chưa? Nếu chưa thì hỏi lại chồng bạn xem. Ở đây tôi muốn nói dù không quen, nhưng có quan hệ xa, gần với trường Trỗi thì chúng tôi vẫn coi như là người nhà và đối xử như là người thân của mình vậy! Tôi nghĩ :"Quan nhất thời, dân vạn đại", cũng có lúc mình nghỉ về làm dân. Lúc đó mình nhìn mặt bạn bè thế nào đây? Khi mà hồi đương chức mình coi thường họ? Trường ta cũng có những trường hợp như thế rồi! Ta phải tỉnh táo phân biệt thế nào là BẠN, thế nào là BÈ?

HBĐ

14 nhận xét:

  1. Ối giời ui!!! cái ông ĐNghĩa còn lý lựng dông dài về Bạ Bè, Quen Lạ...
    Tất cã chúng ta không những Quen, Bạn mà còn là Pà con nữa. Chẳng phải chúng ta là con cháu vua Hùng đó sao?!

    Kính tất cả các pác đang đọc một lý cà phê đen nóng (có điều, ai uống nấy trả, kiều A mê ri ca)

    4SG

    Trả lờiXóa
  2. Hay! Có 2 từ cần phân biệt là "bạn" và "bè", giống nhau mà khác nhau.

    Trả lờiXóa
  3. @HBĐ:Hai người không biết nhau gặp gỡ :
    _Bác có "quen anh R" không?
    _Quá rành,ngày nào tôi chả gặp.
    _Vậy thì chúng ta là bạn rùi
    _Láo pản (chủ quán)! Cho mấy em ...
    Em nào thì tùy đẳng cấp , thảo dân thì cứ cái lọ trắng ,nút lá chuối là xong."Cuộc đời vẫn đẹp sao,tình bạn vẫn đẹp sao..khà khà".
    KV.K7

    Trả lờiXóa
  4. Vậy còn trường hợp "không mà làm như quen". Một là nhầm, hai là mạo.

    Trả lờiXóa
  5. @A.HT:Em kể tiếp vậy:
    Một ông loạng choạng đi tìm WC, rồi mất hút...Còn lại một ông ngồi tính "bưu".

    Trả lờiXóa
  6. chuyện của C trưởng KV nước ốc ấy

    Trả lờiXóa
  7. @nacdanh: Tại "trình độ" thưởng thức nước ốc của pác, cần được nâng cấp.
    4 SG

    Trả lờiXóa
  8. @Nặc danh : Có chuyện mô hay hơn thì cứ góp.Cố gắng ra khỏi vỏ "Nặc danh" đi,ẩn mãi bạn khó nhận người quen.

    Trả lờiXóa
  9. Nếu tách riêng Bạn và Bè thì khác nhau, OK ! Nhưng ghép chung như vẫn thường gọi lâu nay : BẠN BÈ -thì có gì khác ?? ACE giải thích giùm.

    Trả lờiXóa
  10. Tra từ điển Việt-Việt:

    BẠN
    • I d. 1 Người quen biết và có quan hệ gần gũi, coi nhau ngang hàng, do hợp tính, hợp ý hoặc cùng cảnh ngộ, cùng chí hướng, cùng hoạt động, v.v. Bạn nghèo với nhau. Bạn chiến đấu. Người với người là bạn. 2 (ph.). Người đàn ông đi ở làm thuê theo mùa, theo việc trong xã hội cũ. Ở bạn. Bạn ghe. 3 Người đồng tình, ủng hộ. Bạn đồng minh. Thêm bạn bớt thù. 4 (dùng phụ sau d.). Đơn vị tổ chức có quan hệ gần gũi. Đội bạn. Nước bạn.
    • II đg. (kng.). Kết (nói tắt). Bạn với người tốt.

    • 1 d. 1 Khối hình tấm gồm nhiều thân cây (tre, nứa, gỗ, v.v.) được kết lại, tạo thành vật nổi ổn định để chuyển đi hoặc dùng làm phương tiện vận chuyển trên sông nước. Thả bè trôi sông. Chống bè. Bè thì bè lim, sào thì sào sậy (tng.). 2 Đám cây cỏ kết lại, nổi trên mặt nước. Bè rau muống. 3 Nhóm người kết với nhau, thường để làm việc không chính đáng. Kết bè với nhau. ...Chẳng thèm chơi với những bè tiểu nhân (cd.). 4 Phần nhạc dùng cho một hoặc nhiều nhạc khí cùng loại trong dàn nhạc, hay cho một hoặc nhiều giọng cùng loại trong dàn hợp xướng. Biểu diễn một bản nhạc ba bè.
    • 2 t. Có bề ngang rộng quá mức bình thường (thường nói về thân thể hoặc bộ phận của thân thể). Dáng người hơi bè. Cằm vuông bè. Ngang to bè bè.

    Trả lờiXóa
  11. Pác Tiểu TQ dùng Từ điển VN để định nghĩa cho ĐHòa đó hà!!! Không cần thiết đâu!! Pác ấy mún hỉu rộng thêm nghĩa bóng kia!!

    4SG

    Trả lờiXóa
  12. Lâu lắm mới thấy câu nói hay từ Đạt 136!

    @Thợ nháy ĐH:Thế BÈ BẠN có khác với BẠN BÈ ko?thằng tôi ít chữ,pác giải thích dùm cho.Kính pác trước một ly!

    Trả lờiXóa
  13. Có nhậu mà chả kêu bạn, thế mà bảo "kính" là "kính" thế lào ? Thế này thì rõ ràng là...bạn bè rồi ! Ha..ha..Mà này các bác thử "ngâm cứu" luôn cái trường hợp giữa Bạn với Bè, cái nào thể hiện sự thân thiết hơn ? "Nhà em" cũng i..tờ lắm lắm !! "Chúng ta cần tỉnh táo phân biệt" mà lỵ.

    Trả lờiXóa

Đề nghị mọi người dùng tiếng Việt có dấu để nhận xét. Gõ telex tiếng Việt TẠI ĐÂY. Nhận xét xong xin không dùng Nặc danh mà nên điền danh tính vào Tên/URL (nếu ko dùng danh khoản). Xin chân thành cảm ơn!