Tháng 8/1977 tao mới được ra quân, sướng ! Cứ nghĩ, về nhà gặp được cha mẹ và các em, nghỉ vài hôm rồi xin đi làm một công việc nào đó , ổn ổn rồi lấy cô vợ , một cuộc sống bình yên như từng mơ ước. Nhưng sự đời thật không đơn giản mày ạ. Ngày đi lính tao vừa tốt nghiệp lớp 9, chưa có nghề ngỗng gì, về nhà cớ ngỡ phường khóm chào đón mình như ngày ra đi. Nào ngờ, hàng ngày cầm cái quyết định ra quân và giấy giới thiệu của Phường đi khắp nơi xin việc, hầu hết nhận được cái lắc đầu. Một vài nơi thương hại đồng ý thì bố trí cho làm chân bảo vệ, chán nản tao quay về trả Phường cái giấy giới thiệu. Mấy ông phường tỏ ý quan tâm giới thiệu tao vào làm phụ vặt, chạy loong toong cho mấy hợp tác xã gia công gì gì đó. Chả lẽ đánh nhau mãi để rồi về làm mấy cái việc này sao, nghĩ mà chán, chẳng thấy tương lai đâu cả ? Cũng tại mình không nghề, ít chữ…
Nằm nhà hai hôm suy tính có lẽ phải học tiếp để có cái bằng lớp 10 rồi thi trung cấp hay học lấy một cái nghề nào đó. Lúc bấy giờ nhiều người đi học công nhân kỹ thuật ở Liên Xô cũ , tao cũng chỉ ước mơ có vậy. Tao quyết định trở lại đi học, khi nói với mọi người trong nhà ý định của mình, tất cả đều chăm chú lắng nghe nhưng không ai có ý kiến gì…Mọi người thương tao không chỉ tao là thằng lính chiến về thiệt thòi về chuyện học hành ( Trong thời gian tao ở lính ba em tao cũng đã lần lượt vào đại học, chú út vừa thi xong đủ điểm học nước ngoài) mà còn tỏ ý ái ngại vì tao đã chưa hiểu hết về xã hội bây giờ và không tin tao học được sau những năm tháng chiến tranh, nhưng không ai dám nói ra. Cậu em sát tao đang học đại học giao thông nhẹ nhàng hỏi :” Anh xem liệu sức mình còn học được không ? Và anh định học ở đâu bây giờ ? ”
- Ơ cái thằng này hỏi kỳ thế ! Chiến tranh tao đi lính từ trường Hai Bà Trưng, thì bây giờ hòa bình tao về lại, trường phải nhận chứ làm sao. Không học thì tao làm gì bây giờ đây ?. Mấy ngày nay đi xin việc đứt lưỡi có ai nhận đâu.
Không ai trả lời cho tao, nhưng biết cả nhà thương tao vô cùng, mà không biết làm sao.
Hôm sau tao lẳng lặng cầm tờ quyết định ra quân đến ngôi trường mà cách đây hơn 5 năm tao đã phải rời xa nó để vào Nam chiến đấu. Hai Bà Trưng, ngôi trường xưa vẫn thế mà giờ sao thấy xa lạ , lạnh lùng. Học trò cũ đâu còn, các thầy cô thì không thể nhận ra tao trong bộ đồ lính nhàu nát cùng khuôn mặt khắc khổ già trước tuổi của mình.
Vào văn phòng tao đưa giấy cho thầy hiệu trưởng và trình bày :”Em là học sinh cũ của trường, đi bộ đội năm 1972 nay được ra quân, em muốn xin được học tiếp lớp 10.”
Thầy hiệu trưởng nhìn tao lạ lẫm, phân vân lắm, sau cùng ông cũng nói thẳng là không thể được vì tao đã quá lớn tuổi rồi. Thất vọng trở về nhà, vừa đặt lưng xuống nằm thì thằng Hồng ở đâu xồng xộc chạy vào, nó la lớn :” Thuấn về rồi đấy à, mẹ mày ! Sao đến bây giờ mới chịu về ?” . Chúng tao ôm nhau rồi ngồi trò chuyện.Tao kể chuyện đơn vị, còn nó kể : nó bây giờ đang làm phụ xe cho công ty vận tải lương thực, kinh tế cũng tàm tạm ( cái thời mà ông tài xế được trọng vọng hơn cả tiến sĩ, giáo sư) , sang năm nó sẽ được đi học lái xe, lúc ấy sẽ khá hơn nhiều.
Nghe tao nói ý định của mình, nó tròn mắt
- Mày điên à, bây giờ còn đi học, ai nuôi mày. Để tao xin cho mày vào chỗ tao, làm phụ xe như tao, chỉ hai năm là được đi học lái xe. Khi đã là tài xế, mày thấy đấy thiên hạ có ai dám ngồi uống bia hơi cả chục vại như họ nào, đi xa thì cơm bưng nước rót…
- Tao điên đấy! kệ tao !
Lúc bấy giờ tao chỉ muốn tống cổ nó ra ngoài. Thằng Hồng vẫn nài nỉ thuyết phục tao :“ Mày từ bỏ chuyện học hành đi, đừng viển vông hão huyền nữa.” nó còn một thôi một hồi nào là bố mẹ tao nuôi ba đứa em ăn học cũng kiệt sức rồi và cũng như mọi người nó nhất định không tin tao học được, nhưng nó còn dám nói thẳng ra.v.v.
Rồi nó rủ tao đi ăn, uống cốc bia cho thanh thản đầu óc. Hai thằng chở nhau bằng xe đạp lên tận Lý Quốc Sư vào nhà hàng đặc sản, chà chà từ bé đến giờ tao mới bước chân vào đây lần đầu và cũng lần đầu tiên tao được thưởng thức món chim ngói quay cùng vài ba món nữa rất ngon. Hồng ra quân trước tao có một năm mà giờ khá thế, tiền có vẻ rủng rỉnh lắm. Hai thằng vừa ăn vừa ôn lại chuyện đơn vị, chuyện Phong Điền, Hương Trà xưa, lúc ra về nó dúi vào tay tao mấy chục đồng, nhưng tao nhất quyết không nhận.
Hôm sau tự nó làm cho tao cái đơn xin việc, đến bảo tao ký vào còn các việc khác để nó lo, nó còn mang đến một bao gạo khoảng 5kg và nói :” Tao làm nghề vận tải lương thực, hàng ngày chỉ quét gạo vãi trên thùng xe cũng đủ ăn, hơi sạn một tí chịu khó nhặt , gạo bây giờ quí lắm.”
Tao biết, giờ với gia đình tao cái gì không quí, nhưng tao dứt khoát không nhận và nói với nó :” Đi nhậu với mày thì được, nhưng tiền và gạo dứt khoát tao không lấy, mày mang về đi .” Hồng biết tính tao khí khái ( bây giờ họ gọi là sĩ ấy) đành cầm về nhưng vẫn để lại lá đơn xin việc lại cho tao, nó nói trước khi về :
- Mày nghĩ kỹ đi, nếu định đi làm thì ký vào đơn , bảo đảm với mày tao xin được việc cho mày.
Mấy ngày liền nằm nhà tao tìm lục đống sách cũ của các em để lại, nghiền ngẫm mớ kiến thức mà tai ù đặc, mới thấy kiến thức của mình rơi vãi quá nhiều. Giờ đi học lại đúng cũng không phải chuyện đùa. Cầm tờ đơn thằng Hồng viết sẵn tao lung bung suy nghĩ chưa biết tính sao thì nó lại đến. Nó chạy qua gian bếp chào mẹ tao rồi nhảy vào nhà , nhìn tao bên đống sách thăm dò. Cái thằng nó vẫn thế, vẫn nhiệt tình bồng bột nhưng chu đáo với anh em, mấy hôm nay cứ đi làm về là chạy đến nhà tao, tao cũng biết nó lo và thương tao. Ngày trong Nam, khi tao xuống đồng bằng cánh Nam lên muộn, không có tin tức gì, anh em bảo nó đã khóc làm như tao chết rồi ý. Tiên sư cái thằng bây giờ vẫn thế !
Nhìn đống sách cũ trên giường nó bảo :” Thôi đừng điên nữa Thuấn ơi ! Đi làm đi cho xong”
Nghe nó nói tao lại muốn khùng nhưng kìm lại vì sâu xa nó cũng vi mình, tao bảo nó :” Mày để tao điên nốt năm nay, năm sau nhờ mày lúc ấy tao sẽ gọi, còn bây giờ mày về đi !”
Hông lẳng lặng ra về, tao xuống bếp đã thấy túm “gạo sàn xe” để ở góc, biết là của nó lén đưa cho mẹ . Ôi Hồng ơi !
Hôm sau tao lại cầm giấy mò lên tận sở giáo dục, bác bảo vệ chỉ cho phòng giám đốc là tao đi thẳng vào gõ cửa. Cánh cửa mở ra, bác giám đốc nhìn thấy tao nở nụ cười tươi như đã quen lâu rồi ý. Vừa kéo tao vào bác vừa nói :
- Chào đồng chí ! Lại có kế hoạch quân sự gì với sở hả ? Chúng tôi đã triển khai cho các trường tập các nội dung quân sự theo chương trình…._ Ôí giời ơi ! Ông ấy cứ tưởng tao là lính bộ tư lệnh thủ đô sang làm việc với sở.
Khi hiểu ra, ông gật gù ngẫm nghĩ, rồi nói :” Người ta không nhận cũng có lý của họ đấy ! Nhưng thôi, tôi sẽ giải quyết trường hợp của cậu, quan trọng là cậu có học được hay không thôi.”
Ông viết cho tao mấy chữ xuống trường, rồi chúc tao cố gắng học và thành công.
( còn tiếp)
Nằm nhà hai hôm suy tính có lẽ phải học tiếp để có cái bằng lớp 10 rồi thi trung cấp hay học lấy một cái nghề nào đó. Lúc bấy giờ nhiều người đi học công nhân kỹ thuật ở Liên Xô cũ , tao cũng chỉ ước mơ có vậy. Tao quyết định trở lại đi học, khi nói với mọi người trong nhà ý định của mình, tất cả đều chăm chú lắng nghe nhưng không ai có ý kiến gì…Mọi người thương tao không chỉ tao là thằng lính chiến về thiệt thòi về chuyện học hành ( Trong thời gian tao ở lính ba em tao cũng đã lần lượt vào đại học, chú út vừa thi xong đủ điểm học nước ngoài) mà còn tỏ ý ái ngại vì tao đã chưa hiểu hết về xã hội bây giờ và không tin tao học được sau những năm tháng chiến tranh, nhưng không ai dám nói ra. Cậu em sát tao đang học đại học giao thông nhẹ nhàng hỏi :” Anh xem liệu sức mình còn học được không ? Và anh định học ở đâu bây giờ ? ”
- Ơ cái thằng này hỏi kỳ thế ! Chiến tranh tao đi lính từ trường Hai Bà Trưng, thì bây giờ hòa bình tao về lại, trường phải nhận chứ làm sao. Không học thì tao làm gì bây giờ đây ?. Mấy ngày nay đi xin việc đứt lưỡi có ai nhận đâu.
Không ai trả lời cho tao, nhưng biết cả nhà thương tao vô cùng, mà không biết làm sao.
Hôm sau tao lẳng lặng cầm tờ quyết định ra quân đến ngôi trường mà cách đây hơn 5 năm tao đã phải rời xa nó để vào Nam chiến đấu. Hai Bà Trưng, ngôi trường xưa vẫn thế mà giờ sao thấy xa lạ , lạnh lùng. Học trò cũ đâu còn, các thầy cô thì không thể nhận ra tao trong bộ đồ lính nhàu nát cùng khuôn mặt khắc khổ già trước tuổi của mình.
Vào văn phòng tao đưa giấy cho thầy hiệu trưởng và trình bày :”Em là học sinh cũ của trường, đi bộ đội năm 1972 nay được ra quân, em muốn xin được học tiếp lớp 10.”
Thầy hiệu trưởng nhìn tao lạ lẫm, phân vân lắm, sau cùng ông cũng nói thẳng là không thể được vì tao đã quá lớn tuổi rồi. Thất vọng trở về nhà, vừa đặt lưng xuống nằm thì thằng Hồng ở đâu xồng xộc chạy vào, nó la lớn :” Thuấn về rồi đấy à, mẹ mày ! Sao đến bây giờ mới chịu về ?” . Chúng tao ôm nhau rồi ngồi trò chuyện.Tao kể chuyện đơn vị, còn nó kể : nó bây giờ đang làm phụ xe cho công ty vận tải lương thực, kinh tế cũng tàm tạm ( cái thời mà ông tài xế được trọng vọng hơn cả tiến sĩ, giáo sư) , sang năm nó sẽ được đi học lái xe, lúc ấy sẽ khá hơn nhiều.
Nghe tao nói ý định của mình, nó tròn mắt
- Mày điên à, bây giờ còn đi học, ai nuôi mày. Để tao xin cho mày vào chỗ tao, làm phụ xe như tao, chỉ hai năm là được đi học lái xe. Khi đã là tài xế, mày thấy đấy thiên hạ có ai dám ngồi uống bia hơi cả chục vại như họ nào, đi xa thì cơm bưng nước rót…
- Tao điên đấy! kệ tao !
Lúc bấy giờ tao chỉ muốn tống cổ nó ra ngoài. Thằng Hồng vẫn nài nỉ thuyết phục tao :“ Mày từ bỏ chuyện học hành đi, đừng viển vông hão huyền nữa.” nó còn một thôi một hồi nào là bố mẹ tao nuôi ba đứa em ăn học cũng kiệt sức rồi và cũng như mọi người nó nhất định không tin tao học được, nhưng nó còn dám nói thẳng ra.v.v.
Rồi nó rủ tao đi ăn, uống cốc bia cho thanh thản đầu óc. Hai thằng chở nhau bằng xe đạp lên tận Lý Quốc Sư vào nhà hàng đặc sản, chà chà từ bé đến giờ tao mới bước chân vào đây lần đầu và cũng lần đầu tiên tao được thưởng thức món chim ngói quay cùng vài ba món nữa rất ngon. Hồng ra quân trước tao có một năm mà giờ khá thế, tiền có vẻ rủng rỉnh lắm. Hai thằng vừa ăn vừa ôn lại chuyện đơn vị, chuyện Phong Điền, Hương Trà xưa, lúc ra về nó dúi vào tay tao mấy chục đồng, nhưng tao nhất quyết không nhận.
Hôm sau tự nó làm cho tao cái đơn xin việc, đến bảo tao ký vào còn các việc khác để nó lo, nó còn mang đến một bao gạo khoảng 5kg và nói :” Tao làm nghề vận tải lương thực, hàng ngày chỉ quét gạo vãi trên thùng xe cũng đủ ăn, hơi sạn một tí chịu khó nhặt , gạo bây giờ quí lắm.”
Tao biết, giờ với gia đình tao cái gì không quí, nhưng tao dứt khoát không nhận và nói với nó :” Đi nhậu với mày thì được, nhưng tiền và gạo dứt khoát tao không lấy, mày mang về đi .” Hồng biết tính tao khí khái ( bây giờ họ gọi là sĩ ấy) đành cầm về nhưng vẫn để lại lá đơn xin việc lại cho tao, nó nói trước khi về :
- Mày nghĩ kỹ đi, nếu định đi làm thì ký vào đơn , bảo đảm với mày tao xin được việc cho mày.
Mấy ngày liền nằm nhà tao tìm lục đống sách cũ của các em để lại, nghiền ngẫm mớ kiến thức mà tai ù đặc, mới thấy kiến thức của mình rơi vãi quá nhiều. Giờ đi học lại đúng cũng không phải chuyện đùa. Cầm tờ đơn thằng Hồng viết sẵn tao lung bung suy nghĩ chưa biết tính sao thì nó lại đến. Nó chạy qua gian bếp chào mẹ tao rồi nhảy vào nhà , nhìn tao bên đống sách thăm dò. Cái thằng nó vẫn thế, vẫn nhiệt tình bồng bột nhưng chu đáo với anh em, mấy hôm nay cứ đi làm về là chạy đến nhà tao, tao cũng biết nó lo và thương tao. Ngày trong Nam, khi tao xuống đồng bằng cánh Nam lên muộn, không có tin tức gì, anh em bảo nó đã khóc làm như tao chết rồi ý. Tiên sư cái thằng bây giờ vẫn thế !
Nhìn đống sách cũ trên giường nó bảo :” Thôi đừng điên nữa Thuấn ơi ! Đi làm đi cho xong”
Nghe nó nói tao lại muốn khùng nhưng kìm lại vì sâu xa nó cũng vi mình, tao bảo nó :” Mày để tao điên nốt năm nay, năm sau nhờ mày lúc ấy tao sẽ gọi, còn bây giờ mày về đi !”
Hông lẳng lặng ra về, tao xuống bếp đã thấy túm “gạo sàn xe” để ở góc, biết là của nó lén đưa cho mẹ . Ôi Hồng ơi !
Hôm sau tao lại cầm giấy mò lên tận sở giáo dục, bác bảo vệ chỉ cho phòng giám đốc là tao đi thẳng vào gõ cửa. Cánh cửa mở ra, bác giám đốc nhìn thấy tao nở nụ cười tươi như đã quen lâu rồi ý. Vừa kéo tao vào bác vừa nói :
- Chào đồng chí ! Lại có kế hoạch quân sự gì với sở hả ? Chúng tôi đã triển khai cho các trường tập các nội dung quân sự theo chương trình…._ Ôí giời ơi ! Ông ấy cứ tưởng tao là lính bộ tư lệnh thủ đô sang làm việc với sở.
Khi hiểu ra, ông gật gù ngẫm nghĩ, rồi nói :” Người ta không nhận cũng có lý của họ đấy ! Nhưng thôi, tôi sẽ giải quyết trường hợp của cậu, quan trọng là cậu có học được hay không thôi.”
Ông viết cho tao mấy chữ xuống trường, rồi chúc tao cố gắng học và thành công.
( còn tiếp)
viết tiếp đi a.Việt ơi , chuyện thật hay chuyện " tưởng voi " vậy anh ? nhưng mà coi được . Hi
Trả lờiXóaTâm trạng của đa phần người lính nào thời đó cũng vậy thôi!Tưởng khi mình từ chiến trường ra sẽ dễ xin việc,vì trước khi đi ban nghành nào cũng hứa thế mà?Đâu biết họ chỉ hứa cho mình yên tâm?Không quen biết thì chỉ có tự thân vận động thôi.
Trả lờiXóaBạn làm siêng chỉnh hàng lối cho thẳng thớm tý.
Trả lờiXóa@Quế Lâm: chuyện này a. Khắc Việt viết bên Quân sử Việt Nam. Mà bên đó thì các anh ấy "chỉ nói chuyện thật, không gì ngoài chuyện thật".
Trả lờiXóaNếu chưa biết, thì nên xem thử bên đó.
Cho tôi được trân trọng gọi đây là TÁC PHẨM VĂN HỌC. Sau chiến tranh VN rộ lên một"dòng văn học" viết về "thân phận người lính", nghiệt ngã và thấm thía lắm. Càng trong cuộc, đọc càng "ngấm". Trong lớp vỏ xù sì thô ráp của người lính là cả thế giới nội tâm cuộn sóng. Khát vọng, ý chí chiến thắng và ngay cả phần "mơ mộng" của họ cũng mạnh mẽ khác thường.
Trả lờiXóaViết hay lắm ông bạn. Cố lên!
TM
Mình đọc thấy "quen quen". Thấy TQ nói đến QSVN mới nhớ ra đã đọc truyện của KV bên đó. Chết thật! "dzừ" rồi, cứ "nhớ nhớ, quên quên". Bên đó rất nhiều câu chuyện về người lính hay đấy như chuyện về A trưởng TRỊNH chẳng hạn...thôi để chờ KV đăng tiếp truyện.
Trả lờiXóaSax!Toàn lứa chúng mình.Lúc được chuyển ngành ra quân mà lòng vui phơi phới.Bao viễn tưởng vẽ ra trước mắt,thế rồi mọi việc không diễn ra như đã tưởng...Xin việc đã khó mà đi học lại càng khó hơn...Toàn chữ tác đánh ra chữ tộ.Cứ trông vào mấy ông sĩ quan hẳn hoi của K6 &K7 thì biết.Dù sao thì cũng cảm phục ông Thuấn này thiệt.Chuyện đời thường đấy,thế mới là Lính !
Trả lờiXóaCông nhận ông Thuấn giỏ,bài viết cũng rất hay. Xét lại mình có nhiều điều kiện học hành hơn ông nhưng mình không phải là học cho mình mà học cho ông già, đến bây giờ biết thì đã muộn. Cuộc đời vẫn trôi than trách cũng vậy thôi,ta cứ vui cứ cười để dời lên hương. Bạn thành đạt là niềm vui của mình.
Trả lờiXóa@ Bác TM " bơm " bằng máy nén khí chứ không phải " bơm " tay làm mũi em sắp nứt đấy. Dù sao cũng em cũng cảm ơn bác đã động viên. Câu chuyện này em ghi lại trung thực và rất chi tiết những gì đã nghe không hề thêm bớt trong bàn rượu. Có lẽ chất lính tự nó đã đầy cảm xúc.
Trả lờiXóaKV.K7