Bài ca Trường Nguyễn Văn Trỗi

Nhạc và lời: Hồng Tuyến

Thứ Bảy, 6 tháng 6, 2009

Beethoven - Symphony No5

Giành cho các bác yêu thích nhạc cổ điển.

BEETHOVEN

Là người đại diện cuối cùng của trường phái cổ điển thành Vienna, nhà soạn nhạc thiên tài người Đức Ludwig van Beethoven đã có những đóng góp vĩ đại vào tiến trình phát triển của âm nhạc cổ điển thế giới. Không có một di sản đồ sộ về số lượng như các bậc tiền bối của trường phái cổ điển thành Vienna, Wolfgang Amadeus Mozart (1756 - 1791) hay Joseph Haydn (1732 – 1809) nhưng Beethoven đã đem đến cho thế giới âm nhạc một phong cách mới, phong cách anh hùng ca rực lửa và tràn ngập tinh thần tranh đấu, vươn tới tự do cùng những cách tân vĩ đại. Với sự cải cách mạnh mẽ về nội dung lẫn hình thức, ở hầu hết các thể loại âm nhạc như sonata, concerto và giao hưởng, Beethoven đều để lại dấu ấn thiên tài của mình. Cả cuộc đời của ông thực sự là bản anh hùng ca của một con người có nghị lực phi thường vượt qua mọi khó khăn, thử thách và chiến thắng bệnh tật...XEM TIẾP

Nguồn: classicalvietnam.com

20 nhận xét:

  1. @VinhNQ : Âm nhạc cổ điển K6LS có khá nhiều ( khoảng hơn 10 GB format MP3 320 Kbps ) do sưu tầm khá nhiều năm . Thể loại Symphony cũng vào khoảng vài GB với đầy đủ Album của các thiên tài như : Beethove , Tchaikovsky , Mozard , Haydn , handel , Sopin , Vivaldi , Schumann , Schubert , Corelli , Puccini , Bach , Dvorak , Grieg , Strauss ...
    Nếu các bạn ghé thăm LS và có nhu cầu tôi sẽ tặng .
    Về 9 bản giao hưởng của Beethoven tôi có đủ , bao gồm 5 CD .
    K6LS

    Trả lờiXóa
  2. @K6LS:
    Trước tiên tôi rất cảm ơn K6LS. Có dịp lên Lạng sơn tôi sẽ đến thăm bác và xin nhận món quà đó. Quà khác có thể chê, nhưng món quà âm nhạc thì không thể thế được.

    Trả lờiXóa
  3. Mặc dù hồi nhỏ đã từng đi học nhạc, nhưng tôi nghe Beethoven cứ như "vịt nghe sấm". Tuy nhiên tôi biết chuyện Beethoven sau khi bị điếc đã nghe nhạc bằng cách ngậm một thanh kim loại vào miệng, cảm nhận độ rung của âm thanh (nhạc) lên đó để "nghe" nhạc. Thanh KL chắc phải có một kích thước tiêu chuẩn, nên sau này người ta đã dựa vào đây "chế" ra cái thanh nhạc chuẩn (ko nhớ rõ tên gọi là gì). Khi gõ thanh này xuống bàn, nó sẽ rung lên và phát ra âm thanh của một nốt nhạc chuẩn (thường người ta hay sử dụng nốt son) để các ca/nhạc sĩ mới lớn lấy đó mà luyện giọng.

    HMK6

    Trả lờiXóa
  4. Cái âm thoa.
    Hồi xưa thầy Hồng Tuyến cũng có. Để xướng âm, thấy thầy cầm âm thoa gõ 1 phát (hoặc vuốt 1 phát) rồi để lên lỗ tưa. Học sinh nỏ hiểu thầy mần như rứa để làm cái chi.
    Đức gàn bị thầy gõ âm thoa nhiều nhất. Tôi mới đồ rằng, Đức gàn chắc hát chẳng ra cái đếch gì mới bị gõ hoài, chứ tới phiên mình, thầy chỉ gõ đúng 1 phát là OK liền. Bây chừ nó là NSUT còn mình thì là ca sĩ Karaoke nhân dân.
    HCQuang

    Trả lờiXóa
  5. Phải gọi Bác HCQ là NS KROK ND viết tắt thế cho oai.

    Trả lờiXóa
  6. Cái âm thoa đó thường là nốt SON là nốt chuẩn để các ca sỹ cân giọng trước khi hát . Hồi bọn tôi bảo vệ TP Nam định cũng có một ca sỹ quân đội về hát cho nghe cũng sử dụng cái âm thoa đó . Do mình đã đc học qua qua môn nhạc ở trường Trỗi nên hiểu còn các đ/c khác thì họ ko quan tâm lắm đến cái đồ vật nhỏ đó mà chỉ phấn khởi khi đc thưởng thức văn nghệ tại chỗ .
    K6LS

    Trả lờiXóa
  7. Thật tình tôi chả hiểu gì khi nghe cái món cổ điển, chỉ thấy êm tai dễ ngủ (vì chỉ có thời gian nghe nhạc sau khi nhậu), thế là Ok-thích! "Kém tắm" nhỉ?
    dachoak7

    Trả lờiXóa
  8. Tôi đã thấy một thằng bắt chước Betoven cắn cái "thanh sắt" ấy trong miệng. Nó chẳng sáng tác được gì lại có giọng hát rất chối tai. Hắn than:
    -Ông Bet vẫn "nghe" được vì rằng răng của ổng là răng thật, còn răng của tớ là răng..giả nên mới "điếc" thế !
    12ly7

    Trả lờiXóa
  9. @dachoak7 : Nghe mà ngủ được là hiểu quá rồi còn gì :D .
    Nói vui vậy thôi , mình cứ nghe đã rồi tìm hiểu những info về bản đó . Trên NET bạn tìm thấy quá đủ . Nghe nhiều rồi cũng thấy khoai khoái nha .
    K6LS

    Trả lờiXóa
  10. @K6LS: Bây giờ mình cũng chỉ thích...không lời! Hôm nào ra LS xin "thửa" mấy cái cd của bạn về "ngâm cứu" dần để tìm hiểu thêm cái "giao...hưởng.." xem sao.
    À mà, lên Mẫu sơn, uống "diệu" MS, thưởng thức món này có dễ ngủ ko nhỉ???Hic..lên đấy dễ mất ngủ.

    Trả lờiXóa
  11. Nghe nhạc cổ điển cũng giống như đi học vậy ,phải đi từng bước từ dễ đến khó .Việc đầu tiên nên nghe các bài bán cổ điển ,các bài này thường ngắn ,trữ tình ,dễ cảm nhận . Ngay khi đã bước qua nghe cổ điển cũng nên lựa thứ dễ trước .Theo tôi thì nhạc của Mozard ,Vivaldi ,Schubẹrt ,Strauss...là tương đối dễ nghe .Còn như Haydn ,Tchaikọvsky ,Bẹethoven...khó nghe hơn . Hồi ở bển tôi bị mất trộm trong đó có một thùng CD toàn nhạc cổ điển ,đau hơn hoạn .
    HH

    Trả lờiXóa
  12. @dachoak7 : Lên MS nghỉ mát mà ra toàn mồ hôi , không dám tắm nước lạnh vì sợ cảm . Ấy là tôi nghe kể lại vậy đó .
    @HH : Bây giờ thì bạn có quyền hy vọng rồi vì tôi có khá nhiều và lại toàn những Album xịn . Vấn đề chất lượng thì yên tâm đi ( kỷ nguyên digital mà ) .
    K6LS

    Trả lờiXóa
  13. Chào HH.
    Ông hướng dẫn cách nghe nhạc như rứa là trúng rồi, không có chi phải tranh cãi, tuy nhiên:
    ông phán một câu xanh dờn "đau hơn hoạn"? Thôi, tôi xin ông đổi cụm từ khác đi, chứ ông, cũng như lính Trỗi mình, đã có lão nào bị ... đâu mà lấy nó ra làm ... tiêu chuẩn đối chiếu ... Ha ha.
    Không rõ trong hệ thống Tiêu chuẩn Quốc gia (TCVN) có tiêu chuẩn này không?
    HCQuang

    Trả lờiXóa
  14. Hồi nhỏ ở HN cứ chiều chủ nhật đài lại chương trình nhạc giao hưởng.Hoặc ba tôi chạy đĩa mấy bản giao hưởng thấy không có hợp.Đến bây giờ tự nhiên nghe lại thấy tâm hồn thư thái,quên hết cả mệt nhọc.Có lẽ nhạc giao hưởng nó phù hợp với từng lứa tuổi nhất là tuổi xế chiều,không còn thích ồn ào nữa?

    Trả lờiXóa
  15. Tôi có một anh bạn nhỏ tuổi rất tự hào vì đã được dạy và đã học được nghe nhạc cổ điển. Có những buổi thư thái anh ta nghe nhạc cổ điển và cảm xúc đến "mệt bã người".
    Quả thực mình chỉ là dân "trâu", đã từng gánh chập đôi đòn mà chưa đến bã người. Đàn nghe không lọt, buồn một phút, bắt đầu.

    Trả lờiXóa
  16. K6LS :Rất cám ơn , chắc chắn có một ngày tôi phải phiền tới bạn .
    HCQ :Cụm từ "đau hơn hoạn" này ko đổi được đâu ,nó ko phải do tôi bịa ra mà đã có từ ngàn xưa .Theo thiển ý ,có lẽ do các cụ thái giám để lại cho thế gian &các cụ muốn nhấn mạnh về nỗi đau tinh thần nhiều hơn là thể xác .Quả thật tôi ko dám mang ACE Trỗi ta ra làm "tiêu chuẩn đối chiếu" như bạn nói ,vì cánh Trỗi ta đâu có ai bị...& nếu có bị cũng bố ai mà biết .Hì Hì
    HT : nghe nhạc nói chung ai cũng có cảm xúc . Riêng tao thì chỉ mới cảm xúc ở mức độ nổi da gà hoặc chảy nước mắt chứ chưa bao giờ đạt tới mức thượng thừa "mệt bã người" . Kiểu này chắc phải đi học .
    HH

    Trả lờiXóa
  17. Ngày xưa có chuyện "đi học... rùng mình". Có phải cái này không nhỉ?

    Trả lờiXóa
  18. Em xin can các bác . các bác lại cảm xúc quá rồi .
    K6LS

    Trả lờiXóa
  19. Rta mung la ve blog Uttroi lai gap duoc anh em yeu nhac Co dien.
    Cach day khoang 5 nam,ve nuoc,tinh co minh tham gio box Nhac co dien cua TTVNOL,1 nhom gom toan cac ban tre.Sau nhom nay tach ra lap trang classicalvietnam.com
    (va thu that la cung co gop 1 it tien de xay dung trang nay).
    email cua minh la : baolink2002@yahoo.co.uk
    Trong Bao (khoa 8).

    Trả lờiXóa
  20. Bây giờ mới thấy Bảo xuất hiện. Thỉnh thoảng tham gia với UT cho vui.

    Trả lờiXóa

Đề nghị mọi người dùng tiếng Việt có dấu để nhận xét. Gõ telex tiếng Việt TẠI ĐÂY. Nhận xét xong xin không dùng Nặc danh mà nên điền danh tính vào Tên/URL (nếu ko dùng danh khoản). Xin chân thành cảm ơn!