Tư không kễ dài dòng . AE khác sẽ làm chuyện đó. Sáng nay, khi ra Đôi khi, tôi chở con gái rượu của mình. Khi ngồi vào bàn, sau khi phân trần vài câu vì cái tội xỉn hôm qua của mình, thì bạn EGK9 đưa ra tấm hình. Hai người mình nhận ra đưỡc liền, vì quÁ quen, còn em thứ ba thì phải hõi lại. sau khi xác nhận thi mỉnh yên tâm nói chuyện. Sau đó,Tư chở cô Thu K9 tới Cty Gino của chị Hai tui, chuyên bán cách trồng rau mầm. Hóa ra, hai người đều quen biết nhau từ thập kỹ 8o, tại ViệnKH... . VN. Khõan này thi Tư hơi ngu.. Hai người tâm sự khá lâu. Khi Tư đưa K9 về Đôi khi thì Ae đã sẳn sàng địa điểm nấu cháo Diên sanh. Tôi gọi cho thẳng Phong k8 mời thưởng thức thì mệt quá ko đi.
Khỏan 15:30, đang nhậu tại nhà thủy tạ pác TM (k4), thì có cuộc liên lạc AE nhà Hữu Thành, Khi bắt máy nói chuyển, TQ hỏi chú 4 chở cô Thu đi đâu. Gớm thông tin gì mà lẹ quá dzaậy. Đương nhiển, TƯ thành thực khai báo cho Tq: Giữa tiệc cháo bột Diên Sanh, cộng thêm mấy con rắn bông súng xúc bánh tráng của 5 Minh, thỉ nhà pác TQ hõi thăm tui trả lời: tháng 7. HBình hỏi dồn, ngày nào, chắc tính làm chị Tư tui , Tư thành thật khai báo ngày 25. HBimh công nhận là sự trùng hợp hiếm có. Pác nào giỏi tóan xác suất thử tính xem xác suất náy là bi nhiu giữa hai người khác phái, còn thêm cu Bình B2 nữa thi sác xúât còn bi nhiu?
Tối nay, khi ba bạn gái tới SG Xưa, HBình báo cáo với BLL Hà nội, khi Tư cầm máy nói chiện với HN, thi có ngay câu hỏi về người cùng ngày sinh. Sao mà lẹ wá zdậy!?? Đúng là thời đại iunternet.!!! Còn HA thỉ làm em là cái chắc rùi phải ko!?
Thui ngừng đây để ACE khác víêt bài sinh động hơn.
Sáng chủ nhật 31/8/08, Hà Nội làm lễ đặt tên Lê Quang Đạo cho con đường đôi dài 2km chạy từ khán đài B sân vận động Mỹ Đình tới đường Láng-Hoà Lạc. Mấy hôm trước, Quang Bắc alô và tôi đã nhận lời. Sáng nay mưa lớn từ 6g30. Vì cụ Đạo nguyên là Bí thư Hà Nội năm 1943 và kinh qua nhiều chức vụ trong và ngoài quân đội nên buổi lễ được tổ chức khá long trọng. Ông Nghị Bí thư Thành uỷ, ông Kiên Phó Chủ tịch Quốc hội và Kim Phó Chủ tịch Mặt trận đã đến dự. Gia đình có cô Nguyệt Tú và 3 anh em Thắng-Bắc-Tuệ cùng các cháu và anh Thành. Chị Tĩnh ở xa không về kịp. Tranh thủ cùng gia đình chụp mấy pô làm kỷ niệm. Đúng 8g khai mạc. Riêng khâu tổ chức thì chú Phó văn phòng (mới từ Hà Tây chuyển về) hơi kém bản lĩnh nên đọc sai 1 số chức danh. May vì mưa lớn nên khách bỏ qua. Các thủ tục đầy đủ từ A đến Z: có thông báo quyết định, tiểu sử danh nhân, diễn văn của thành phố, cảm ơn của gia đình. Khách ngồi dưới ô đội mưa nghe diễn thuyết. Thương nhất là các cháu học sinh khoác áo mưa theo dõi buổi lễ. Kết thúc là tiết mục “bóc tem” tên đường mới và chụp ảnh kỷ niệm.
Tặng 4 SG “những đứa con” của hoa phượng đỏ
Uttroi cưng TưSG quá chời. Xin lỗi nghe! Tới giờ tui vẫn chưa biết mối lương duyên của chú Tư với hoa phượng ra sao?
Nhân kỷ niệm 63 năm Cách mạng Tháng Tám 1945 và Quốc khánh 2/9, ông Nghĩa có mặt trong buổi họp mặt truyền thống của anh chị em Việt Minh Hoàng Diệu Hà Nội với báo giới. Khi ra về với cảm xúc của mình, ông đã ghi lại những kỷ niệm của những ngày này 63 năm trước.
Chính quyền cách mạng những ngày đầu
Ngày 19/8/1945, ngay sau khi quần chúng vũ trang chiếm được Phủ Khâm sai và ta đàm phán thành công với nhà chức trách Nhật thì Ủy ban Nhân dân cách mạng (UBNDCM) Bắc bộ và UBNDCM Hà Nội được thành lập.
Sáng 20/8, trên nóc Dinh Khâm sai cũ phấp phới tung bay lá cờ đỏ sao vàng. Tại vườn hoa Con Cóc trước Dinh, UBNDCMBắc bộ do Nguyễn Khang là Chủ tịch chính thức ra mắt quốc dân đồng bào. Điều này công khai khẳng định quyền làm chủ thiêng liêng của nhân dân Hà Nội và cả nước với chính quyền mới giành được về tay. Sự ra đời của UBNDCM ở Hà Nội là một sự kiện lịch sử quan trọng, một cái mốc đánh dấu bước nhảy vọt trong tiến trình phát triển và đổi đời của Hà Nội. Lập được chính quyền do dân làm chủ vừa là đỉnh điểm thắng lợi của cuộc khởi nghĩa anh dũng, táo bạo của dân Hà thành, vừa làthành công cụ thể đầu tiên ngay tại trung tâm hành chính của cả nước, giữa lúc cao trào đánh Nhật cứu nước đang bùng lên rộng khắp. Có thể nói sự ra đời của UBNDCM các cấp có ý nghĩa trọng đại và tác động to lớn đến toàn cục.
Từ đây “giữ vững, xây dựng và bảo vệ chính quyền mới” đã trở thành nhiệm vụ số 1 hàng đầu của nhân dân Hà thành. Việc chính quyền và nhân dân Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ cao cả ấy, từ ngày 19/8 đến ngày 2/9, đã đẩy nhanh cuộc Tổng khởi nghĩa trong cả nước, đồng thời chuẩn bị chu đáo đón Trung ương về, tiến tới thành lập chính quyền Trung ương của cả nước vào ngày 2/9. Đây thực sự là một kì tích, một cống hiến của nhân dân Hà Nội cho sự nghiệp đấu tranh giành độc lập và tự do của dân tộc trong Cách mạng Tháng Tám vĩ đại.
Hà Nội, Hà Đông sục sôi cách mạng
Trong những ngày sôi động ấy ở Hà Nội hoàn toàn không có tắm máu như nhiều cuộc cách mạng, lực lượng Bảo an binh, cảnh sát chế độ cũ được giải thể. Mọi việc xây dựng và bảo vệ chính quyền mới thực sự chỉ dựa vào người dân, vào thanh niên xung phong và tự vệ khu phố, công sở… Từ việc truy lùng Việt gian cho đến việc cấp bách như cứu đói, hộ đê… đều được tưng bừng tiến hành, cứ như khởi đầu cho một chế độ tự quản. Vụ thanh niên tự vệ nổ súng và bắt một số cảnh sát cưỡi ngựa xuất hiện một cách khả nghi ở Bờ Hồ sáng 21/8 là một biểu hiện điển hình.
Riêng thị xã Hà Đông - cửa ngõ Thủ đô về phía tây - trong ngày 20/8 đã nổ ra vụ chống đối vũ trang nghiêm trọng. Quần chúng nổi dậy hưởng ứng với Hà Nội, biểu tình định chiếm Trại Bảo an binh đã bị binh lính do Quản Dưỡng chỉ huy nổ súng, làm chết, bị thương và bắt đi một số quần chúng. Rồi chúng chiếm giữ thị xã từ mạn cầu Đơ trở vào.
Tại Hà Đông lúc đó cũng như Hà Nội chưa hề có lực lượng vũ trang có tổ chức mà chỉ có tự vệ. Ngày 21/8, anh Nguyễn Khang giao cho tôi và anh Mai Nhân[1] (đội trưởng tự vệ) đi cùng ông Hồ Đắc Điềm (nguyên Tổng đốc Hà Đông đã bỏ về với gia đình ở Hà Nội) dùng xe con đi thẳng tới cầu Đơ, thương thuyết với Quản Dưỡng. Khi dừng xe ở đầu cầu phía Hà Nội, tôi cùng một đồng chí tự vệ không mang theo súng vào tận nơi đồn trú của Quản Dưỡng. Sau đó là cuộc thuyết phục gay gắt xen lẫn những hành động rung doạ; cuối cùng thì Quản Duỡng phải chấp nhận thả ngay những người bị bắt, trả lại vũ khí và cả bọn quy phục về với UBNDCM Hà Đông do anh Đặng Kim Giang là Chủ tịch.
Tới sẩm tối ngày 21/8, ta đã giải toả thị xã Hà Đông, kết thúc cuộc chống đối vũ trang duy nhất và nguy hiểm nhất một cách hòa bình, ngay tại cửa ngõ Thủ đô, sát cạnh Vạn Phúc - ATK của Trung ương và Xứ uỷ, nơi mà chiều tối 17/8/1945 Thường vụ Xứ uỷ phát lệnh cho Hà Nội khởi nghĩa.
Chiều hôm đó, chúng tôi lên xe ra về trong niềm hân hoan xen lẫn tự hào. Trên đường về có tin đồn binh lính Pháp đang từ Hoà Bình kéo về. Vậy là việc giải quyết ổn thoả tình hình ở Hà Đông đã tạo một rào chắn phía tây cho Hà Nội. (Sau này mới có tin chính xác: đó là toán tù binh cao cấp Pháp (gồm Phó toàn quyền Gauthier, chánh mật thám cùng một số tướng tá) bị quân Nhật giam ở Xuân Mai được “bí mật” chuyển về Hà Nội). Suốt dọc đường khi thấy xe cắm cờ đỏ sao vàng đi qua là anh em thanh niên tự vệ xung phong hoan hô nồng nhiệt. Cạnh gò Đống Đa, anh em vẫn đang tấp nập khiêng vác bàn ghế, đồ đạc ra dựng những chướng ngại vật đầu tiên của Hà Nội. Thắng lợi này ở Hà Đông có ý nghĩa hết sức quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Hà Nội; đồng thời uy tín và thanh thế của “chính quyền Việt Minh Hà Nội” được nâng cao và lan toả hơn bao giờ hết.
Xe Việt Minh cẩn trọng đưa ông Hồ Đắc Điềm về tận nhà riêng bên bờ hồ Ha-le. Chia tay ông, khi còn lại trên xe về Bắc bộ Phủ, tôi cảm thấy chỉ trong có mấy ngày mà mình lớn hẳn lên, nhất là bản thân cảm nhận sâu sắc được sức mạnh thần kì của chính sách Đại đoàn kết vĩ đại của Mặt trận Việt Minh lúc bấy giờ.
Ngày 21/8 có tin “Phái bộ Đồng minh” và quân Pháp đã tới Gia Lâm. Ở Hà Nội, Nhật dàn quân bao vây trụ sở UBNDCM, ép “Việt Minh Hà Nội” phải cử người đi cùng lên Thái Nguyên giái quyết xung đột đang diễn ra. Tình thế bức bách. UBNDCM không chấp nhận đi cùng quân Nhật, mà cũng không rút khỏi Hà Nội như kế hoạch dự phòng khi có nguy cơ bị đe dọa. Lá cờ đỏ sao vàng vẫn ngạo nghễ tung bay trên nóc trụ sở ngay trung tâm thành phố khẳng định chủ quyền độc lập của chính quyền nhân dân trong tình thế đầy bất trắc, nguy hiểm. Sự việc này khiến cho các sĩ quan đội đặc nhiệm tình báo của Đồng minh ngay khi mới đặt chân tới, ngày 22/8, phải ngạc nhiên thán phục và khẳng định “Việt Minh đã nắm chính quyền ở Hà Nội”.
Phấn khởi trước thắng lợi mới nhưng cũng ý thức được rằng ATK của Xứ uỷ ở làng Vạn Phúc, Hà Đông sẽ là khu căn cứ chủ yếu hỗ trợ cho chính quyền Hà Nội trụ lại ở nội thành; trong trường hợp bất trắc nếu buộc phải rút lui thì căn cứ này sẽ trở thành trung tâm tập hợp lực lượng, tiến hành chiến tranh du kích chờ lực lượng vũ trang của Trung ương về tiếp cứu.
Ngày 24/8/1945, ông Ké Hồ lần đầu tiên đặt chân lên đất Thăng Long cổ kính, tại địa điểm Phú Thượng, Chèm – ATK của Xứ uỷ, để ngày 2/9/1945 chính thức tuyên bố nước Việt Nam mới - Việt Nam Dân chủ Cộng hoà – ra đời!
Vĩ thanh
Tự hào thay nhân dân Hà Nội đã hy sinh hết mình, không chỉ anh dũng cướp chính quyền mà còn oanh liệt vượt mọi thách thức qua 12 ngày đêm đầy sóng gió để giữ vững, xây dựng, bảo vệ chính quyền nhân dân đầutiên của đất nước, phục vụ xứng đáng cho sự nghiệp dựng nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà! Cùng với Hà Nội, Hà Tây cũng gắn bó nghĩa tình trong công cuộc xây dựng, bảo vệ Thủ đô đầu tiên của Tổ quốc Việt Nam mới!
Vinh quang và tự hào cho dân tộc Việt Nam! Cách mạng Tháng Tám 1945 đã chứng minh thắng lợi một bài học lịch sử mà Đảng, Bác Hồ và Mặt trận Việt Minh đã vạch ra, đó là “Đường lối đoàn kết” - đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết các tầng lớp nhân dân, đoàn kết các địa phương… vì độc lập, tự do và phồn vinh của Tổ quốc.
Đoàn kết mãi mãi là nguồn sức mạnh vô giá, vô địch!
Năm ngoái, trong một bài pác GM comments đã thông báo 10 điều của Nội qui ăn nhậu, nhưng mới chỉ là thông báo bằng “miệng”. Nay văn bản chính thức đã được phát hành. Post lên để anh em ta “nghiêm túc” thực hiện.
Vài bữa trước, cảm động trước cái tình của UT tặng hoa.Nay AK7 tặng lại UT cho thỏa tấm lòng đối với nhau . Hoa này thực sự AK7 hổng có piết cái tên gọi,chỉ cảm nhận đc cái vẻ đẹp vừa hoang sơ ,lại vừa có một cái j đó rất kiêu sa , mong manh...Nay tặng lại UT.
-Có ai piết hoa này tên gọi là j? Xin cho piết nhé.
Các Chi đội Vệ Quốc đoàn Nam bộ trong thời gian từ CMT8 tới 1948 gồm có :
Chi đội 1 (Bình Xuyên) – hoạt động tại Tân Thuận - CH : ông Trần văn Đối (6 Đối) Trước đó có Chi đội 1 - hoạt động tại Thủ dầu Một – CH : ông Huỳnh Kim Trương (cò Trương) – sau giải thể Chi đội 2 (Bình Xuyên) - hoạt động tại Nhà Bè- CH : ông Đinh văn Nhi (2 Nhi) (bị địch bắt) – sau là ông Nguyễn văn Chằng (5 Chằng) Chi đội 3 (Bình Xuyên) - hoạt động tại Thủ Thiêm – CH : ông Từ văn Ri (hy sinh) sau là ông Ngô văn Lực (10 Lực) Chi đội 2 và Chi đội 3 do Ông Dương văn Dương (3 Dương) thành lập và trực tiếp nắm – sau khi ô. 3 Dương hy sinh, sát nhập thành Liên chi 2/3 – CH : ông Dương văn Hà (5 Hà) Chi đội 4 (Bình Xuyên) - hoạt động tại Bà Quẹo – CH : ông Huỳnh văn Trí (10 Trí) Chi đội 5 – hoạt động tại Tân An – CH : ông Phạm Hữu Đức (sau phản) Chi đội 6 - hoạt động tại Thị Nghè – CH : ông 3 Nhỏ (sau bị xử) sau hoạt động tại Gia Định – CH : ông Nguyễn Văn Dung Chi đội 7 (Bình Xuyên) - hoạt động tại Chánh Hưng – CH : ông Mai Văn Vĩnh (2 Vĩnh) Chi đội 8 (Cao Đài) - hoạt động tại Tây Ninh – CH : ông Nguyễn Hoài Thanh (Nguyễn văn Thành) Chi đội 9 (Bình Xuyên) - hoạt động tại Phú Thọ - CH : ông Lê Văn Viễn (7 Viễn) Chi đội 10 - hoạt động tại Biên Hòa – CH : ông Huỳnh Văn Nghệ (8 Nghệ) Chi đội 11 - hoạt động tại Tây Ninh – CH : ông Trịnh Khánh Vàng Chi đội 12 - hoạt động tại Hóc Môn / Bà Điểm – CH : ông 3 Tô Ký Chi đội 13 (Tổng Công đoàn) “Chi đội Lý Chính Thắng” – hoạt động tại Gò Vấp / An Phú Đông – CH : ông Nguyễn văn Bứa (10 Thìn) Chi đội 14 - hoạt động tại Tân An / Chợ Lớn – CH : ông Trần Văn Trà (3 Trà) sau là ông Nguyễn Công Trung Chi đội 15 - hoạt động tại Đức Hòa – CH : ông Huỳnh văn Một (Út Một) Các Chi đội 12, 14 và 15 sau hợp nhất thành Liên quân Hóc Môn / Bà Điểm /Đức Hòa – CH : ông 3 Tô Ký Chi đội 16 - hoạt động tại Bà Rịa – CH : ông cò Vinh (phản – bị xử) sau là ông Hứa Văn Yến rồi ông Phan Đình Công Chi đội 17 – hoạt động tại Mỹ Tho – CH : ông Phan Đình Lân Chi đội 18 – hoạt động tại Trà Vinh – CH : ông Nguyễn Hữu Xuyến (8 Xuyến) Chi đội 19 – hoạt động tại An Hóa – CH : ông Đồng văn Cống (7 Cống) Chi đội 20 – hoạt động tại Trà Vinh / Vĩnh Long – CH : ông Ngô văn Sung Chi đội 21 (Bình Xuyên) -hoạt động tại Cần Giuộc – CH : ông Nguyễn văn Hoạnh (4Hoạnh) Chi đội 22 – hoạt động tại Vàm Cống, Long Xuyên - CH : ông Bửu Vinh Chi đội 23 – hoạt động tại Rạch Giá - CH : ông Huỳnh Thủ (7 Thủ) Chi đội 24 – hoạt động tại Sóc Trăng - CH : ông Nguyễn Quốc Hùng (?) Chi đội 25 (Bình Xuyên) – hoạt động tại Thủ Đức / Chợ Lớn - CH : ông 7 Quai sau là ông Lâm Văn Đức (4 Tỵ) Chi đội 26 – hoạt động tại Châu Đốc / Hà Tiên - CH : ông Trần Đình Khôi (?) Các Chi đội thành lập sau này (1947) : Chi đội 30 (Hòa Hảo) “Chi đội Nguyễn Trung Trực”– hoạt động tại Chợ Mới, Long Xuyên - CH : ông Nguyễn Giác Ngộ Chi đội 57 (tách ra từ Chi đội 13) – hoạt động tại Gò Dầu Hạ / Trảng Bàng – CH : ông Hoàng Thọ Các Chi đội Hải ngoại về nước năm 1946 - 1947 Chi đội Hải ngoại I : hoạt động tại Tây Ninh / đông Campuchia - CH : ông Dương Tấn (Huỳnh văn Vàng) – sau là ông Ngô Thất Sơn Chi đội Hải ngoại II “bộ đội Quang Trung” : hoạt động Bạc Liêu / Cà Mau – CH : ông Phạm Ngọc Thuấn (Phạm văn Thuận ?) Chi đội Hải ngoại III “chi đội Trần Phú” : hoạt động tại Sa Đéc – CH : ông Nguyễn Chánh Chi đội Hải ngoại IV tiểu đoàn “Cửu Long 2” : hoạt động tại Hà Tiên - CH : ông Dung văn Phúc (Dương Quang Đông)– sau CH là ông Đào Mạnh Duệ
Ngoài ra còn có các Chi đội không thuộc Vệ Quốc đoàn (nhưng có rất nhiều chỉ huy và binh lính của các Chi đội này sau này tham gia Vệ Quốc đoàn) :
Chi đội 7 (Cao Đài)- hoạt động tại Tây Ninh – CH : ông Nguyễn Thanh Bạch ( Nguyễn Thành Phương) Chi đội An Điền (Đại Việt Quốc Dân Đảng) - CH : ông Bùi Hữu Phiệt (Trên danh nghĩa, Chi đội An Điền thuộc Đệ tam Sư Đoàn) Bộ đội của các điền chủ : CH : ông Ngô Hồng Giỏi - hoạt động tại Bình Thủy, Cần Thơ CH : ông Lâm Quang Phòng - hoạt động tại Hà Tiên CH : ông Trương văn Khoát (10 Khoát) - hoạt động tại Tân An, Cần Thơ Các Chi đội thành lập sau 1947 : Chi đội 2 (Hoà Hảo) – hoạt động tại Cần Thơ - CH : ông Trần văn Soái (5 Lửa) Bộ đội Hoà Hảo – hoạt động tại Rạch Giá / Long Xuyên - CH : ông Lê Quang Vinh (3 Cụt) Bộ đội Hoà Hảo – hoạt động tại Long Xuyên / Châu Đốc - CH : ông Lâm Thành Nguyên (2 Ngoán) Bộ đội “Hắc Y” Cao Đài - hoạt động tạiTây Ninh - CH : ông Trịnh Minh Thế.
Không ngờ là mộ cụ Nguyễn Sinh Sắc lại cách quê tôi có 60 km. Dân Nam Bộ hay lắm! Họ xây khu tưởng niệm Cụ rất đẹp. Tôi cũng cố chụp vài cái ảnh lưu niệm. Các bạn xem nhé! Ai xinh nhất là tôi đấy! Sorry các bạn! Không hiểu sao không add ảnh vào được! Chắc lỗi tại Tổng quản rồi!
Anh Cao luôn gửi thư thăm hỏi và cung cấp nhiều thông tin cho blog chúng ta. Đây là thư mới nhận hôm nay: "chao anh quoc, vo con anh co khoe khong? cong viec cua anh co ban khong ? toi ngay 13-17/9 se ve quelam. co ban troi nao di quelam dip nay khong? hoan nghenh cac anh chi em truong troi ve que lam". Nếu anh em ta có ý định đi thăm Quế Lâm vào tháng 9 mà đúng vào dịp từ ngày 13 đến 17 nhớ thông báo. Anh Cao rất muốn hội ngộ.
Mặc dù mùa hè đã qua, nhưng ngắm lại những hình ảnh hoa phượng của mùa hè vẫn rất đẹp. Hoa phượng có thể là biểu tượng của Hải Phòng, nhưng không phải là “đặc quyền” của riêng thành phố này. Hà Nội cũng thế!
Đùng một cái thì tăng giá xăng! Đùng một cái thì lại tăng giá xăng nữa! Đùng một cái… Đùng một cái nữa… Tớ rất thích đùng đùng, đoàng đoàng… Không khí thật là náo nhiệt, thật là sôi động, thật là vui vẻ! Không hiểu các bạn thế nào, chứ cứ mỗi lần xăng tăng giá đánh đùng một cái thì tớ đều rất vui mừng và nhiệt liệt ủng hộ! Tớ rất mong giá xăng cứ tăng mãi, tăng mãi, tăng đùng đùng đùng… Tớ còn nhớ hình như có câu hát "...đùng đùng đùng, đoàng đoàng đoàng... mà anh vẫn đi..." - thật là hoành tráng - chẳng biết có phải là nói về xăng tăng giá không nhỉ? Chưa nói đến các quyết định của những nhà kinh tế lớn, các chiên gia lỗi lạc trên thông thiên văn, dưới tường địa lý (vì đi nước ngoài nhiều?) thì hiển nhiên là rất sáng suốt, rất hợp lòng dân (như lòng tớ đây) rồi, mà tăng giá xăng sẽ kéo theo rất nhiều cái lợi cho đất nước nữa. Này nhé, nếu không tăng giá xăng thì tiền đâu mà Chính phủ cứ bù lỗ mãi được? Tiền bù lỗ chẳng phải là tiền của người nông dân đóng góp hay sao? Không lẽ người nông dân cứ nai lưng ra đóng tiền để các ông các bà ở thành thị cứ suốt ngày vi vu vô tích sự trên đường? Đỡ được ngần ấy tiền bù lỗ thì sẽ giải quyết được bao nhiêu là dự án to tát kiểu như là Dự án thay nước hồ Tây, Dự án thay nước sông Tô Lịch, Dự án thay nước sông Hồng, Dự án thay nước sông… Xăng tăng giá mãi thì thể nào cái bọn ki bo, cái bọn mua xăng bằng tiền túi (trong đó dĩ nhiên là có cả tớ nữa) cũng sẽ phải xót xa, sẽ phải biết quý từng giọt xăng, sẽ phải tính toán để bớt phải … đổ xăng! Xăng tăng giá thì ôtô tư, xe máy tư đương nhiên sẽ phải hạn chế dần việc “tham gia giao thông”. Bạn hãy tưởng tượng: Nếu cứ tăng giá xăng mãi thì thử hỏi ôtô hay xe máy của tư nhân có dám phóng ào ạt mãi, phóng vô tội vạ mãi, phóng… vô tích sự mãi ngoài đường được không? Mấy cái đôi thanh niên nam nữ đang yêu nhau, đang tìm hiểu nhau… cứ ai ngồi nhà nấy mà chát chít qua mạng, qua oép-cam thì có phải vừa mát mẻ vừa đỡ mất công đi lại không? Ngày ấy sẽ chỉ còn các ôtô công chạy êm ả, chạy vô tư, chạy có hàng có lối, chạy … trật tự… trên các đường phố Hà nội mênh mông, thơ mộng của chúng ta! Ngày ấy chắc các cán bộ nhà nước như chúng ta sẽ được ô tô cơ quan đưa đón đi làm đúng giờ tăm tắp, không còn cảnh đi muộn về sớm do tắc đường? Ngày ấy … Chắc là còn rất nhiều cái lợi do xăng tăng giá đưa lại nữa mà nhất thời tớ chưa nghĩ ra? Tớ rất mong giá xăng cứ tăng mãi, tăng mãi, tăng đùng đùng đùng… Ấy vậy mà… Đùng một cái thì nghe tin hạ giá xăng! Vẫn biết là đùng đùng đoàng đoàng thì vui thật đấy, sôi động thật đấy, nhưng lần này là đùng… hạ, không phải đùng… tăng. Chính phủ lại mất toi bao nhiêu là tiền! Tớ cứ thấy buồn buồn! Chẳng hiểu tại sao?
Sáng nay thoáng nghe đâu đó mở radio, phát chương trình quân đội của đài tiếng nói Việt nam, nghe văng vẳng bài hát Nơi đảo xa do ca sĩ Trọng Tấn trình bày. Khi nghe làm tôi nhớ đến và muốn được nghe ca sĩ, NSUT Tiến Thành hát.
Online! Rất may tìm được trên trang You Tube có bài này do ca sĩ Tiến Thành trình bày. Post lên UT để ACE cùng thưởng thức lại bài hát và giọng ca của Tiến Thành. Khi ca sĩ Tiến Thành còn sống, ca khúc này được Tiến Thành thể hiện đã để lại nhiều dấu ấn nhất đối với tôi.
Mỗi lần nghe lại ca khúc NƠI ĐẢO XA, lại nhớ đến thời kỳ 1985 – 1986 khi xảy ra cuộc chiến đấu chống sự xâm lược của TQ tại Trường sa. Khi đó ngày nào trên làn sóng Đài tiếng nói Việt nam cũng phát bài Nơi đảo xa của nhạc sĩ Thế Song, do NSUT Tiến Thành trình bày.
Nơi đảo xa là bài hát nhạc sĩ Thế Song viết về tình yêu của người chiến sĩ trẻ ngoài đảo với cô gái là giáo viên trong đất liền. Giữa nghìn trùng xa xôi, họ đến với nhau chỉ qua cánh thư và tặng cho nhau những món quà cũng chẳng có gì hơn chỉ là những cánh san hô nhuốm màu nước biển. Nhưng tất cả rất đỗi tình cảm, mộc mạc và cao đẹp.
Bài hát như thế, nhưng ẩn chứa đằng sau là sự hy sinh thầm lặng hạnh phúc cá nhân của các chiến sĩ đang ngày đêm canh giữ vùng hải đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Tất cả vì biển, đảo thân yêu…. Lời bài hát hay, trữ tình, giai điệu mượt và thiết tha, mang lại nhiều cảm xúc về đất nước Việt nam hơn. Khi nghe, mới thấy yêu và khâm phục các chiến sĩ bảo vệ Tổ Quốc nơi đầu sóng ngọn gió.
Nhạc sĩ Thế Song tên là Nguyễn Thế Song. Sinh ngày 1/12/1933. Quê ở An Trạch, Bích Câu, Hà Nội. Hiện trú tại quận Đống Đa, Hà Nội.
Nơi Đảo Xa
Sáng tác: Thế Song
Trình bày: NSUT Tiến Thành
Nơi anh đến là biển xa, nơi anh tới ngoài đảo xa
Từ mảnh đất quê ta giữa đại dương
mang tình thương quê nhà
Đây Trường Sa, kia Hoàng Sa
Ngàn bão tố phong ba đã vượt qua vượt qua
Lướt sóng con tầu mang tín hiệu trong đất liền
Mắt em nhìn theo con tầu đi xa mãi
Giữa nơi biển khơi đang nở rộ ngàn bông hoa san hô
Chúng tôi hẹn nhau đi về quê tôi (Hải Lăng, Quảng Trị) rồi từ đó đi dọc bờ biển vào quê EGK9 ở Quảng Điền, Huế. Mục đích chuyến đi là tìm mộ LS Đặng Đình Kỳ ở nghĩa trang LS huyện Hương Thủy, sau đó đi thăm NTLS Trường Sơn, NTLS Đường 9 và Thành Cổ Quảng Trị. Đương nhiên không thể bỏ qua cơ hội ăn cháo bột Diên Sanhvà tắm biển Mỹ Thủy. Khi lên kế họach có vợ chồng Văn Hùng, Khắc Việt, Thu Hà, EGK9 , và tôi. Sau đó có thêm anh GM. Dự định đi vào khoảng cuối tháng 8, nhưng lịch trình công tác của EGK9 thay đổi, KV và VH vướng việc nhà nên chúng tôi lên đường tối ngày 17/8, sớm hơn dự kiến một tuần. Lộ trình cũng thay đổi, vào Huế trước rồi mới ra Quảng Trị. Thu Hà ốm, anh GM không đổi được giờ giảng, EGK9 đã vào Huế trước đó nên chỉ có KV và tôi đi từ Hà Nội. Lại đi ô tô Hưng Thành. Chúng tôi hẹn nhau mang đồ ăn từ nhà chứ không ăn dọc đường vì sợ dịch tả và cúm gia cầm. Cẩn thận vẫn hơn!
Lên xe lúc 7h30 tối, khoảng 9h xe đến Ninh Bình thả khách xuống ăn cơm. Đang ngồi chén cơm nắm thì ĐN gọi cho KV. Thấy KV trả lời “Tớ đang đi với HB, đang ở Ninh Bình”, “Chỉ có tớ với HB thôi”. Gay rồi, hình sự quá!!! Rồi thấy KV đưa máy cho tôi nói chuyện với ĐN. “Các cậu đi đâu đấy?” – Bọn tớ vào Huế. “Đi kiểu bụi hả?” - Ừ. “Ngon lành nhỉ?” – Bọn tớ vào nhà EGK9 rồi định đi tìm mộ thằng Kỳ. “EGK9 ở trong Huế rồi hả?” - Ừ. “Ờ, vậy đi vui vẻ nha!”. Giọng ĐN yên tâm hẳn.
Ngày thứ nhất, 18/8
Khoảng 8h sáng xe đến Huế. EGK9 đón, đưa tụi tôi về nhà chào phụ huynh, nghỉ ngơi một lúc rồi đưa đi ăn sáng. Vậy mà cũng tận gần 10h mới ra được khỏi nhà. Cơm hến Huế ngon tuyệt! KV tiếc mãi, “Mình vội quá chứ không thì tớ phải chén hai bát mới đã!”. Ai chưa biết thì nên nếm thử tại quán Nhỏ, 28 Phạm Hồng Thái, TP Huế.
Em rể EGK9 cho mượn xe, KV lái. NTLS Hương Thủy nằm ngay mặt đường 1. Ở miền Trung các nghĩa trang LS đều thoáng, rộng và đẹp. Theo lời chỉ dẫn của nhà ngoại cảm PT Bích Hằng, mộ Kỳ nằm sau đài tưởng niệm khoảng 80 m, cạnh cây hoa ban đỏ. Trong nghĩa trang, sau đài tưởng niệm có những hai cây hoa ban đỏ, cây nào đây? Những ngôi mộ nằm cạnh hai cây đó hoặc đã có tên người khác, hoặc không có tên. KV rút điện thoại ra gọi cho em rể Kỳ để hỏi cho rõ, tìm số điện thoại chưa ra, thì EGK9 chỉ vào cây bên trái nhìn từ đài tưởng niệm nói “Cây này! Người ta bảo đi tìm mộ mà thấy bướm vàng bay ở đâu thì mộ mình muốn tìm ở đó! Tớ thấy có con bướm vàng bay ở cây này!”. Đúng lúc ấy KV gọi được em rể Kỳ. Cậu cho biết tên, địa chỉ người quản trang sống gần đó. Thì ra, gia đình Kỳ đã vào, tìm được mộ Kỳ rồi. Lát sau, vợ người quản trang mang hoa quả, KV nhờ mua, vào và dẫn chúng tôi đến bên cây hoa ban đỏ bên trái đài tưởng niệm. Mộ Kỳ nằm cách cây ban đỏ đó 1 hàng, bia mộ còn tươi màu sơn mới. Thăp hương cho Kỳ xong, chúng tôi thắp hương cho tất cả các LS Hà Nội. Hóa vàng gửi Kỳ và các anh xong, chúng tôi ra về trong lòng thanh thản. Vậy là danh sách các LS chưa tìm được mộ rút được một người.
Chiều ấy chúng tôi đi thăm khu di tích chín hầm, nơi các chiến sỹ CM bị giam giữ thời Diệm. Những căn hầm đó hầu như không còn vì bom Mỹ thời sau đó.
Chương trình buổi tối hôm ấy của chúng tôi thật đặc sắc. KV đăng ký viết bài về buổi tối đó nên nhật kí của tôi cho ngày đầu tiên dừng lại ở đây. Chỉ biết rằng, rời nơi đó, trên đường về KV nói: “Đến đây rồi, các bà chỉ đáng cho điểm zerô!”.
Dinh dưỡng mà không liên quan đến kinh tế à? Người ta tính rằng một người thọ 70 tuổi ăn hết 10 tấn gạo, 25 tấn thực phẩm khác (thịt, cá, rau…) 65 tấn nước và 10 tấn than củi chất đốt để nấu ăn. Vì vậy biết ăn thì tiết kiệm được kha khá đấy, tất nhiên chú ý “họa từ miệng” nhé!. Vì vậy người Á đông rất quan tấm đến cân bằng âm dương trong bữa ăn.
Thuốc và thực phẩm ai cũng biết, nhưng có loại chẳng phải thuốc chẳng phải thực phẩm mà vẫn dùng qua đường miệng (ta rất thích cao hổ cốt, nhân sâm, cao ngựa bạch…) người “Tầu” mới nghĩ ra thuật ngữ “Thuốc – Thực phẩm chức năng” vào những năm 1980. Âu -Mỹnhân đó có ngay thuật ngữ “Thực phẩm chức năng”. Phương Đông vì vậy có bán “Thực phẩm chức năng đa cấp rất thịnh hành, chắc là nhiều bạn hay gia đình đã dùng. Người Âu – Mỹ lại dùng “One per day” ngày 1 viên, mà bản chất là tổng hợp các loại Vitaminvà khoáng (ngày xưa ta có Polyvitamin hay đa sinh tố).
Chuyện chất béo cũng hay, nay nhà nhà ăn dầu thực vật, ngày xưa cứ đến Tết cánh ta ăn phải hết một đĩa thịt lợn mỡ, nay thì “uống bia hưởng lạc”. Tôi cũng không hiểu bây giờ ai cũng sợ mỡ nguồn gốc động vật (mỡ lợn), có người giải thích vì sợ Cholesteron máu cao gây cao huyết áp, gây đột quị…thưa rằng Cholesteron gây xơ cứngthành mạch nên cao huyết áp? Đúng nhưng nếu chỉ dùng dầu thực vật thôi thì lại có nguy cơ thành mạch “yếu” dẫn tới nhũn não. Cho nên có lời khuyên các bạn nên ăn cả hai: dầu thực vật và mỡ động vật. Cụ thể như thế nào nên đọc thêm tài liệu và nghe lời chỉ dẫn của bác sĩ.
Chúng ta có giao ban “hưởng lạc”, thấy các bạn trẻ cứ “Dzô” 100%... tôi xin kể các giai đoạn trong uống rượu. Rượu là gì chắc ai cũng biết, tại sao ta lại uống bia rượu ai cũng biết và vì thế mới cần có văn hóa trong uống rượu.
Giai đoạn 1 là uống để thành “con Công”, Công thì phải là đẹp rồi, ăn nói hấp dẫn hơn, dám nói ra mọi điều mà bình thường ngại không muốn nói. Thường chị em không phản đối việc này.
Giai đoạn 2 là biến thành“con Khỉ”, thấy người ta uống mình cũng uống (bắt chước), giai đoạn này hay bị lừa lắm, vì phụ thuộc vào người ra rượu. Qua giai đoạn này đến giai đoạn “con Hổ”, hung hăng, trên bàn tiệc cả trăm người nói và không có người nghe và bữa tiệc thường tàn lúc này. Và đến giai đoạn “con Lợn” thì lăn ra ngủ và không biết gì hết, chị em ghét lắm nên mới nói “Cút hơn là lít”?
Các cụ ta “thích” lắm nhưng cách nói là: Cơm chín tới, cải ngồng non, gái một con, gà nhẩy ổ. Các cụ thích gì ta biết thừa, còn ta bây giờ thích gì cứ nói lòng vòng.
10 nguyên tắc tôi cho là quan trọng trong quá trình dinh dưỡng: Không ăn quá no – Ăn với tâm trạng vui vẻ - Nhai kỹ - Tư thế ngồi ăn thoải mái – Nghỉ ngơi sau bữa ăn – Không ăn vặt – Không ăn quá khuya – Uống nhiều nước – Không ăn thức ăn quá nóng , quá lạnh – Ăn thức ăn do người hiểu biết nấu.
Thời kinh tế khó khăn và tuổi đã có vậy thì tại sao không thử ăn chay?
Đây là lợi ích của việc ăn chay:
-Hệ miễn dịch mạnh hơn
-Sức khỏe tốt, ít mắc các bệnh liên quan tới xã hội văn minh (các bệnh liên quan tới dinh dưỡng hay rối loạn chuyển hóa)
-Đáp ứng đầy đủ các chất dinh dưỡng? Hãy coi chừng về vấn đề sắt nhé!
-Bữa ăn có giá thành thấp
-Tiêu hóa hấp thu tốt hơn, ít táo bón
-Khả năng phục hồi và chịu đựng tốt hơn
-Làm cho môi trường trong sạch hơn.
Chúng ta cứ hay tranh luận thực phẩm này tốt, thực phẩm kia tốt. Xin thưa: Không có thực phẩm nào không tốt, chỉ có cách ăn không đúng mà thôi.
Ăn có quan trọng không, không ăn thì mẻ cũng chết, ai cũng biết. Nhưng cách nói của người Việt nam cực hay: Ăn làm – Ăn học – Ăn ngủ - Ăn mặc – Ăn chơi – Ăn nằm … Ăn bao giờ cũng phải làm trước khi làm việc khác.
Suy dinh dưỡng của trẻ em nhà giàu. Câu hỏi ở đây là khi nào người ta có cảm giác đói, là ai cũng biết là do dạ dày rỗng, thực ra để báo hiệu đói lại dựa vào cơ chế hoàn toàn khác đó là cơ chế đường huyết. Khi lượng đường trong máu giảm ta có cảm giác đói, thậm chí hạ đường huyết ở trẻ nhỏ ta rất hay gặp. Khi ấy mà cho trẻ ăn thì quá tốt. Nhiều nhà thấy trẻ khóc đòi ăn mà chưa có cơm vội cho trẻ cái bánh quy thế là hỏng, lúc nấu cơm xong đường huyết của nó vẫn cao, thế là trẻ không ăn cơm.
Cái chu kỳ ấy mà lặp đi lặp lại nhiều lần là trẻ suy dinh dưỡng thôi.
Thừa cân béo phì là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau, thừa cân có thể điều chỉnh được bằng luyện tập và chế độ ăn hợp lý, chú ý là phòng ngừa cả stress. Nhưng béo phì thì phải điều trị rồi (phẩu thuật lấy mỡ…). Béo hình quả táovà béo hình quả lê – Béo bụng hay béo đùi? Giới nào hay béo bụng và giới nào hay béo đùi các bạn tự quan sát. Những người béo bụng thường liên quan nhiều đến bệnh tim mạch.
Về những mẩu chuyện như trên, các bạn có thể quan tâm, tham khảo, có thể rút ra cho mình thêm một số hiểu biết có ích cho chế độ dinh dưỡng.
Góp vui một số kiến thức nhỏ về dinh dưỡngvới anh em.
Con người ta có tay phải và tay trái, mỗi bàn tay lại có mặt phải và trái. Trong con người luôn tồn tại cái thiện và cái ác. Như vậy 2 mặt của một chủ thể luôn tồn tại song song 2 hình thức đối kháng, luôn tự mâu thuẫn, luôn đấu tranh để tồn tại. Khi nào cái tốt, cái thiện, cái tích cực mạnh thì chủ thể phát triển, còn ngược lại thì kìm hãm, thậm chí làm chết dần chết mòn chủ thể. Xã hội cũng như một cơ thể con người, luôn có người tốt và kẻ xấu, luôn có đám người xấu, đám người tốt. Trong khi đại đa số cần cù, chăm chỉ lao động với năng suất cao, tạo ra nhiều sản phẩm cho xã hội; thì vẫn có những kẻ lười biếng, luôn tìm cách ăn cắp thành quả lao động của người khác, làm thất thoát tài sản của nhân dân. Những ngày gần đây trên mặt báo liên tiếp đưa tin những vụ biển thủ tiền công quĩ, các vụ thất thoát hàng nghìn tỷ, v.v... Nghe thật là buồn! Người ta đi tìm nguyên nhân, thậm chí có cả những chuyên đề nghiên cứu của TW Đảng, của các trường, viện… Có người đã đổ tội cho bệnh tham nhũng. Ấy vậy anh bạn tôi thì lại nói hơi khác: hậu quả xấu trên không phải do tham nhũng mà do BỆNH QUAN LIÊU. Thế nào gọi là quan liêu? Theo Tự điển tiếng Việt thì “quan liêu” là sự điều hành xã hội của bộ máy quan lại phong kiến không đi sâu đi sát, chỉ dựa vào báo cáo thiếu trung thực của bộ máy quan lại chính quyền các cấp từ địa phương tới trung ương. Nghĩa là quan trên không cần đi xuống địa phương kiểm tra mà chỉ cần ngồi ở nhà uống rượu và nắm tình hình qua những báo cáo. Quan trung ương đã vậy thì quan địa phương cũng y hệt (có thể chỉ kém chút xíu!). Ai cũng thích đẹp, cũng thích nịnh, ngại nghe điều xấu nên mọi báo cáo không từ thực tế là báo cáo láo. Để báo cáo láo được thông qua thì bao giờ quan cấp dưới cũng gửi kèm theo “dầu bôi trơn”, đó chính là tiền. Tiền được dùng để “bôi trơn” các cửa rồi mới tới tay quan trên. Vậy nên không chỉ có quan mới ăn tiền mà lính gác cửa cũng ăn. Rõ ràng nguyên nhân của ăn tiền, của tham nhũng chính là do quan liêu. Tham lam là một thuộc tính của con người. Ngẫm kĩ mới thấy, con trẻ đẻ ra đã tham lam, được bú mẹ no rồi còn muốn no thêm, bú nhiều thậm chí bị sặc sữa. Lớn lên khi biết làm ra tiền rồi lại muốn có nhiều hơn, giầu hơn. Rõ ràng thuộc tính tham lam là vốn có. Nhưng không bằng hai bàn tay, khối óc để làm ra tiền mà lại bằng mọi thủ đoạn để mà có tiền thì lại là một phạm trù mới. Cái thiện trong con người ta không tự nhiên mà có, phải rèn luyện thường xuyên, không ngừng mới thành. Thậm chí thiện rồi tốt rồi, là anh hùng rồi nhưng không kiểm sóat được mình lại để mất, (như Dương Minh Ngọc trong vụ Năm Cam chẳng hạn). Huống hồ…! Quan trên, bình thường nói chung là tốt, nhưng chỉ vì quan liêu không đi sâu đi sát, chỉ nghe báo cáo viết thật hay, nghe thật kêu của cấp dưới. Rồi từ anh ta lại có những bản báo cáo hay hơn gửi lên cấp cao hơn. Vậy là bệnh quan liêu trở thành phổ biến từ dưới lên trên. Biết quan không bao giờ đi thị sát, muốn báo cáo được “pass” thì cấp dưới luôn kèm theo “đồ bôi trơn”; để trước là cho qua báo cáo, sau là nhận được tiền. Thế là cấp trên lại OK. Chả vậy mà nhiều con đường, nhiếu cầu cống, nhiều nhà máy… được cắt băng khánh thành vượt kế hoạch, sớm đưa công trình vào sử dụng. Trong lễ mừng công nổ pháo rõ to kèm theo bản báo cáo nghe thật kêu. Báo chí rùm beng. Nhưng chỉ ít ngày sau, những khiếm khuyết của công trình bắt đầu lộ ra. Dân tình kêu ca. Thanh tra vào cuộc, phát hiện ra đã bị ăn cắp đến 30-40% tổng dự toán công trình. Rồi có kết luận: đụng đến đâu là có vấn đề ở đấy? Vậy, ta phải chống quan liêu, còn tham nhũng chẳng qua chỉ là dầu “bôi trơn” cho bộ máy quan liêu mà thôi. Ngẫm một hồi mới thấy hình như lí luận này xem ra có vẻ có lí!???
“Bệnh tim” của Uttroi xem ra ngày càng ngàycàng trầm trọng. Tôi có mớ hoa Tigon mới tầm ở Long Hải, kèm theo bài thơ nổi tiếng ngày xưa gửi tặng các pác thời “yêu muộn” đây.
Có bao nhiêu Đại Nguyên soái ? Tới nay, lịch sử Thế giới đã có 14 người được phong, được suy tôn hay tự nhận là Đại Nguyên soái (tiếng Anh : Field Marshal hay Grand Admiral, tiếng Đức : Generalissimus hay General der Generäle, tiếng Ý : Generalissimo, tiếng Nga : Генералиссимус) hay chính xác là Tướng của các vị Tướng.
Trong cuộc Chiến tranh 30 năm (1618-1648) giữa Nhà thờ La Mã liên kết với Pháp chống lại Tập đoàn quý tộc Đức, Đan Mạch, Thụy Điển có tới 4 Đại Nguyên soái của cả 2 bên được phong. Trong đó có 2 Đại Nguyên soái của Đế quốc La Mã Thần thánh là :
Albrecht Wenzel Eusebius von Waldstein (1583-1634) người Séc. Ông là Công tước xứ Friedland và Mecklenburg (thuộc Đức ngày nay) và là Ông hoàng xứ Sagan (thuộc Ba Lan ngày nay) Ông là Tổng Tư lệnh Quân đội Hoàng gia Pháp trong Liên minh Được Liên minh phong làĐại Nguyên soáicủa Đế quốc La Mã Thần thánh năm 1625 Năm 1634 ông bị các cận thận của Hoàng đế Pháp giết. Johann t’Serclaes von Tilly (1559-1632) – người Bỉ Ông là Nam tước xứ Villers-la-Ville trong Lãnh địa Công quốc Brabant (thuộc Bỉ ngày nay) Ông là Tổng Tư lệnh Quân đội Nhà thờ trong Liên minh Được Liên minh phong làĐại Nguyên soáicủa Đế quốc La Mã Thần thánh năm 1620
1 Đại Nguyên soái khác được Hoàng đế Pháp phong là : Ruprecht von der Pfalz (1619-1682) – người Anh Ông là Công tước xứ Cumberland (nay thuộc Anh) Ông là Hoàng tử thứ 2 của vua Friedrichs V (Vua Boehmen - Séc) và con gái vua Jakobs I (Đảo quốc Anh và Ailen) Ông theo Hoàng đế Pháp chống lại Cromwell (Quý tộc Anh) Năm 1648 : ông là Tư lệnh Hải quân Anh Năm 1673 : ông là Công tước (Lord) Đại Đô đốc Anh - được Hoàng đế Pháp phong là Đại nguyên soái các lực lượng Quân đội các Hoàng gia (sau chiến thắng Chiến tranh 30 năm).
Phe bên kia (Tập đoàn quý tộc Đức, Đan Mạch, Thụy Điển) cũng có 1 Đại Nguyên soái là : Lennart Torstensson (1603-1651) – người Thụy Điển Ông làNam tước xứ Ortala (nay thuộc Thụy Điển) Năm 1641 Ông được suy tôn là Đại nguyên soái – Người đứng đầu Đế chế và Viện Nguyên lão Thụy Điển. Ông làTư lệnh Quân đội Thụy Điển trong Chiến tranh 30 năm (1618-1648) và trong Chiến tranh chống Đan Mạch sau đó (1643-1645)
Các Đại nguyên soái khác trong lịch sử Trung đại là : Friedrich von Hessen-Kassel (1676-1751) – người Thụy Điển 1718 : Ông được vua Na Uy Karl XII phong hàm Đại nguyên soái (danh dự) 1720 : Ông trở thành Vua Thụy Điển (Friedrich I.) 1730 : Ông kiêm Toàn quyền xứ Hessen-Kassel (nay thuộc Đức) Năm 1741 : Ông là Nguyên soái Thụy Điển chỉ huy chiến tranh vệ quốc trước Nga hoàng (Thụy Điển thua trong Chiến tranh này) Anton Ulrich von Braunschweig (1714-1776) – người Đức Ông là Vua xứ Braunschweig (nay thuộc Đức) Con thứ 2 của Công tước xứ Braunschweig-Bevern 1739 : Ông cưới vợ là Nữ Nga hoàng và trở thành Đại nguyên soái - Tổng Tư lệnh Quân đội Nga 1740-1746 : Ông trở thành Nga hoàng Ivan VI Alexander Wassiljewitsch Suworow Ryminkski (1729-1800) – người Nga Năm 1786 : Ông được phong Đại tướng 1788 : Ông được phong các tước hiệu Bá tước Hoàng thân Ý - Bá tước của Đế quốc La Mã thần thánh Ông là Tổng Tư lệnh thứ 4 và là cuối cùng của Nga hoàng chỉ huy các cuộc Chiến tranh (và toàn thắng) : Chiến tranh Nga – Thổ (1768-1774), Bình định Ukraina và Crime (1779-1787), Chiến tranh Nga – Thổ (Đế quốc Ottoman) (1787-1791), Bình định Ba Lan (1794), Liên quân Áo – Nga chống Napoleon (1799-1801) Năm 1794 : Ông được phong Nguyên Soái Năm 1799 : Ông được phong Đại Nguyên Soái Năm 1800 : Ông bị Nga Hoàng đày đi Seberi và chết tại đây.
Thời Cận đại có các Đại Nguyên soái sau : Zhang Zuolin / Trương Tác Lâm (1873-1928) – người Trung Quốc Năm 1915 : Ông lãnh đạo Chính phủ “Cộng hòa Trung Hoa” – Tập đoàn Quân phiệt Đông Bắc TQ – Ông là Tư lệnh Quân đội Đông Bắc TQ do Nhật hỗ trợ. Năm 1926 : Ông tự phong là Đại nguyên soái Năm 1928 : Ông chết vì bom Nhật Iosif Vissarionovich Stalin(1878-1953) – người Gruzia / Liên Xô Từ năm 1922 ông là Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô từ năm1941 : Ông là Chủ tịch Đại biểu nhân dân Xô viết và Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng và là Tổng tư lệnh quân đội Liên Xô trong Chiến tranh Thế giới thứ 2 – Ông được tôn vinh hàm Đại nguyên soái Liên Xô. Ông giữ quyền lực tối thượng từ giữa 1922 cho đến khi qua đời. Tiến sĩ Rafael Leonidas Trujillo Molina (1891-1961) – người CH Dominica. Ông là Tổng thống CH Dominica trong 2 nhiệm kỳ : 1930-1938 và 1942-1952 1952-1960 : em trai ông là Tổng thống 1932 : Ông được tôn vinh là “Người cha của Tổ quốc mới” (Padre de la Patria Nueva) 1933 : Ông được tôn vinh là Đại nguyên soái 1937 : Ông chỉ đạo vụ thảm sát dân da đen Haiiti Trong Thế chiến 2 : Ông ủng hộ phe Trục Sau Chiến tranh Ông trở thành lãnh đạo (độc tài)Nhà nước CH Dominica Chiang Kai-shek / Tưởng Giới Thạch (1887-1975) – người Trung Quốc 1925 : Ông là Lãnh tụ Trung hoa Quốc dân đảng (kế vị Tôn Trung Sơn) 1926 : Ông tự phong là Thống chế (Đại nguyên soái) 1931-1936 : Ông lãnh đạo cuộc Chiến tranh Dân quốc 1937-1945 : trong Chiến tranh TG 2, Ông lãnh đạo cuộc Chiến tranh chống Nhật 1945-1948 : Ông lãnh đạo chiến tranh chống Đảng CS TQ (Mao) và thất bại. 1950 : Ông là Tổng thống Trung hoa Dân quốc (Đài Loan) Francisco Paulino Hermenegildo Teodulo Franco y Bahamonde Saldago Pardo (1892-1975) – người Tây Ban Nha 1936 : Ông là Tư lệnh quân đội Tây Ban Nha – được Vua Tây Ban Nha phong hàm Đại nguyên soái. Năm 1937 : Ông đã xây dựng nhà nước Phát xít trong Chiến tranh Công dân TBN chống lại lực lượng Dân chủ TG và liên minh với Phát xít Đức, Ý. 1939 : Ông trở thành Quốc trưởng (độc tài) Tây Ban Nha Kim Il-sung / Kim Nhật Thành (1912-1994) – người Triều Tiên Ông là Tổng Bí thư Đảng, lãnh đạo CHDCND Triều Tiên từ 1948 1948-1972 : Ông là Thủ tướng CHDCND Triều Tiên 1972-1994 : Ông là Chủ tịch nước CHDCND Triều Tiên Từ 1966 : Ông được tôn vinh là Đại nguyên soái- Lãnh tụ Vĩ đại Than Shwe (1933 - ) – người Myamar 1992 : Ông là Chủ tịch Hội đồng Phục hồi Pháp luật và Trật tự Nhà nước lãnh đạo thay đổi Chính phủ và là Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Myamar Năm 1997 : Ông tự xưng là Thống tướng (Đại Nguyên soái) Từ năm 2003 tới nay : Ông là Lãnh tụ (độc tài) nhà nước Myamar
Ghi chú : Lê văn Tỵ được chính phủ Việt Nam Cộng hòa phong là Thống tướng, nhưng đây không phải là Tướng của các vị Tướng nên không thể gọi là Đại Nguyên soái.
Mấy bữa nay có mấy bài về bánh Trung thu trên diễn đàn Bantroi. Có vẻ như Trung thu được mong đợi vì là tết thiếu nhi (quan niệm xưa?). Bánh được mua, tặng trước cả tháng! Hôm nay tôi muốn lôi các bạn trở lại với thực tại. Mà thực ra ý tưởng này là của chú 4SG, tôi chỉ may mắn được mời tham gia. Ý nghĩa của cúng cô hồn ra sao, tôi hy vọng sẽ được nghe chú Tư thuyết giải dịp này, vì đó vốn là sở trường của chú. Thực tế ra sao, các bạn coi clips dưới đây sẽ rõ.
Người ta nói trà tam tửu tứ - ở đây có 4 người thật. Chỉ vì không tự "chộp" được mình. :P
Con gái 8 tuổi như Thể dục dụng cụ, không thằng con trai nào thèm để ý. Con gái 18 tuổi như bóng đá, 22 thằng tranh một quả. Con gái 28 tuổi như Bóng rổ,tỉ lệ tranh giảm còn 10 thằng một quả. Con gái 38 tuổi như Bóng bàn,bạn luôn cố hất sang bên đối phương. Con gái 48 tuổi như Bóng chày,bạn cố đánh đi thật xa. Over 58, rất đơn giản, đó là bi-a, mục tiêu duy nhất là cho "xuống lỗ". Hãy gửi đến tất cả mọi người trong list của bạn, đặc biệt là các bạn nữ để giúp các bạn ấy chọn chồng đúng lúc đắt khách ...... (Dat bot k8)
Chiều nay tôi cùng Tráng "mèo", Bình "mèo" và Tô Tuấn K8 chơi bóng bàn xong, xuống căng tin ngồi uống với một số bạn cùng chơi và được nghe bài THỜI HOA ĐỎ, giai điệu thì thuộc, nhưng lời lại không thuộc, nên chỉ biết " ư ...ư " theo . Bài hát này chắc chắn là anh em ta ai đều cũng đã từng nghe. Ca khúc THỜI HOA ĐỎ được liệt vào một trong những bản tình ca hay nhất của ca khúc Việt Nam thời đổi mới. Những nốt nhạc tha thiết bên những ca từ đẹp, giàu tính tượng hình. Đặc biệt, đoạn điệp khúc vang lên ở đoạn cuối như là tiếng ve và tán phượng hoa tan tác rơi và bên dưới là đôi tình nhân bước đi trong kỷ niệm gợi một tình yêu đẹp đến nao lòng...
Mỗi mùa hoa đỏ về, hoa như mưa rơi rơi, mỗi mùa hoa đỏ về…
Hoàn cảnh ra đời tác phẩm : Ca khúc này được sáng tác bởi Lời: thơ của Thanh Tùng, Nhạc: Nguyễn Đình Bảng Nhà thơ Thanh Tùng viết:
"Tôi viết bài thơ Thời hoa đỏ khoảng năm 1972 khi vừa đổ vỡ cuộc tình cùng người vợ ở Hải Phòng. Thời hoa đỏ là nỗi đau tột cùng thăng hoa thành định mệnh của đời tôi, thành tên gọi của Thanh Tùng. Vài năm sau, Thời hoa đỏ được nhà thơ Phạm Ngọc Cảnh, lúc đó làm trưởng ban thơ Tạp chí Văn Nghệ Quân Đội, xuống đất cảng chơi đã gặp tôi và đem về in lần đầu tiên. Những năm 80 thế kỷ trước, tôi tình cờ nghe được bài hát của anh Nguyễn Đình Bảng trên sóng phát thanh. Khi ấy, tôi đã thôi làm công nhân ở nhà máy đóng tàu và đang bán sách văn học nước ngoài trên vỉa hè. Cảm giác khi nghe điệp khúc: “Mỗi mùa hoa đỏ về/ Hoa như mưa rơi rơi...” khiến tôi tưởng mình đang bay lên. Âm nhạc của anh Nguyễn Đình Bảng chẳng những chắp cánh cho thơ ca mà còn chắp cánh cho tôi vượt qua những hệ lụy đời thường đang trĩu nặng. Tuy nhiên, tôi cũng hơi tiếc cho vài câu thơ mình tâm đắc lại không vào được khuôn nhạc như: “Anh đâu buồn mà chỉ tiếc/ Em không đi hết những ngày đắm say”. Bây giờ, thơ tôi cũng được anh Phú Quang phổ nhạc, tôi rất thích bài Hà Nội ngày trở về nhưng “ít sướng” như gần 30 năm trước khi nghe Thời hoa đỏ. Kỳ lạ là lúc gian khó như vậy, thơ tôi cũng không ra khỏi quỹ đạo thơ chống Mỹ, nhưng lại xuất hiện một Thời hoa đỏ thấm đậm vẻ đẹp buồn, trữ tình. Và anh Nguyễn Đình Bảng đã sẻ chia cảm xúc đẹp và buồn đó cùng chúng ta."
THỜI HOA ĐỎ
Lời: thơ của Thanh Tùng, Nhạc: Nguyễn Đình Bảng
Dưới màu hoa như lửa cháy khát khao Bước lặng trên con đường vắng năm nao Chỉ có tiếng ve sôi ồn ào mà chẳng cho lòng người yên chút nào Anh mải mê về một màu mây xa Cánh buồm bay về một thời đã qua Em thầm hát một câu thơ cũ Về một thời thiếu nữ say mê (về một thời hoa đỏ diệu kỳ ) Mỗi mùa hoa đỏ về hoa như mưa rơi rơi Cánh mỏng manh xao xác đỏ tươi Như nuối tiếc một thời trai trẻ Mỗi mùa hoa đỏ về hoa như mưa rơi rơi Như tháng ngày xưa ta dại khờ Ta nhìn sâu vào trong mắt nhau Trong câu thơ của em anh không có mặt Câu thơ hát về một thời yêu đương Anh đâu buồn mà chỉ tiếc em không đi hết những ngày đắm say Mỗi mùa hoa đỏ về hoa như mưa rơi rơi Sau bài hát rồi em lặng im, cái lặng im rực màu hoa đỏ Sau bài hát rồi em như thế em của thời hoa đỏ ngày xưa Sau bài hát rồi anh cũng thế ( hoa như mưa rơi rơi ) Anh của thời trai trẻ ngày xưa Mỗi mùa hoa đỏ về hoa như mưa rơi rơi Mỗi mùa hoa đỏ về hoa như mưa rơi rơi Mỗi mùa hoa đỏ về hoa như mưa rơi rơi