Bài ca Trường Nguyễn Văn Trỗi

Nhạc và lời: Hồng Tuyến

Thứ Hai, 28 tháng 2, 2011

Gặp bạn ở xa về thăm HN - 27-2-2011

Có dịp về và ra HN, Quốc Bình (từ SG ra) và Thanh Lương (từ Úc về) đến thắp hương cho ông cụ nhà Vinh. Gần Vườn treo, xong việc mọi người kéo nhau ra đây hàn huyên. Quốc Bình, Thanh Lương lâu ngày không gặp được một số bạn Trỗi cũ, "alu" thêm được Thế Hùng, Bùi Thắng, sau  có thêm Mai Vinh Quang và Phan Tùng (không có trong ảnh). Ngồi suốt chiều thứ Bảy chuyện không dứt.

Chủ Nhật, 27 tháng 2, 2011

Chuyến đi của k8 (Tiếp)


Ảnh: Mạnh Dũng K4 gửi

Thứ Sáu, 25 tháng 2, 2011

Chuyến đi của k8

Bài này đã đăng bên Bạn Trường Trỗi. Nay tác giả (Mạnh Dũng k4) nhắn tin đề nghị đăng bên Út Trỗi. Vậy chuyển qua đây.

Tin và ảnh: Mạnh Dũng
Sáng sớm ngày 24/2 rời Nha trang đi TPHCM. Nghỉ trưa tại Mũi Né Bình Thuận. Đến TP HCM lưu trú tại KS Hoàng Hà 53 Trương Quốc Dung. Đây là hình ảnh đầu tiên.
Mai gặp gỡ các bạn Trỗi tại TPHCM, sáng CN dự kiến đi Đồng Tháp thắp hương cho Cụ Nguyễn Sinh Sắc.







Thứ Tư, 23 tháng 2, 2011

Thứ Hai, 21 tháng 2, 2011

Lời cảm ơn

Trong thời gian hơn 3 tuần qua từ khi cha tôi lâm bệnh, tôi đã nhận được rất nhiều sự động viên của các anh chị em và các bạn qua điện thoại. Khi cha tôi về cõi vĩnh hằng, tôi đã nhận được nhiều sự chia sẻ của các thành viên và các bạn trên trang ÚT TRỖI và trong lễ tang tiễn đưa ông về nơi an nghỉ cuối cùng.
Thật sự xúc động. Chân thành cảm ơn tất cả các anh chị em, bạn bè đã chia sẻ và động viên tôi về mất mát to lớn này.

Nguyễn Quang Vinh

Thứ Năm, 17 tháng 2, 2011

Tin buồn

Cụ NGUYỄN VIẾT VY, thân sinh bạn Nguyễn Quang Vinh K8 NVT, do tuổi cao bệnh nặng đã từ trần hồi 10 giờ 47 phút ngày 17-2-2011 tại bệnh viện TƯ QĐ 108, Hà nội. Hưởng thọ 86 tuổi.
Tang lễ cử hành ngày Chủ nhật 20-2-2011. Lễ viếng từ 10 giờ đến 11 giờ 30, tại nhà tang lễ Bộ Quốc phòng, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội.
An táng cùng ngày tại Nghĩa trang Vĩnh hằng, Ba vì, Hà nội.

Bạn Trỗi hẹn tập trung đến viếng 10g30.

Mỗi tuần một bài hát hay:"Hard to say I'm sorry" Chicago trình bày.

Thứ Tư, 16 tháng 2, 2011

Mời họp mặt đầu xuân.

Đầu Xuân Tân Mão, khóa 7 trường Nguyễn Văn Trỗi khu vực Hà Nội tổ chức gặp mặt anh em.
Thời gian : 9 giờ sáng Chủ nhật, ngày 20/02/2011
Địa điểm : 1B đường Bắc Sơn_Ba Đình_Hà Nội.
Kính mời Anh Chị em đến dự.
Trưởng ban liên lạc : Hoàng Mạnh Thắng.

Thứ Ba, 15 tháng 2, 2011

Khu du lịch sinh thái của lính Trỗi sắp khai trương

Ngày 26/2/2011, nhằm ngày 24 tháng giêng, từ 10g sáng, 2 anh Văn Chiến k4, Văn Thắng k5 (anh trai Văn Hoà k8) sẽ khai trương "Khu du lịch sinh thái Chiến Thắng", thuộc thôn 1, xã Đông Mỹ, huyện Thanh Trì, ngoại thành HN.
Cảnh quan khu du lịch lộng nắng, gió, mát mẻ, ngay bên hồ rộng hơn 1ha với nguồn nước sạch có thể bơi lội và  câu cá. Là nơi tổ chức dã ngoại tốt cho gia đình và tập thể, lại không xa trung tâm.
Huớng dẫn cách đi: Theo đường Giải Phóng, qua ngã 3 rẽ vào Văn Điển đi về huớng Ngọc Hồi thêm 3km thì rẽ trái vào đường Ngũ Hiệp, hỏi hồ Chiến Thắng. Khu du lịch xin vui lòng đón tiếp!
Mời bạn Trỗi và gia đình có nhu cầu, liên hệ: Văn Thắng (01633087228).

Sưu tầm trên NET

  Các bạn và các anh,chị thân mến ! Tiêu chuẩn tuổi thọ năm 2011 mới được công bố như sau :

- Chỉ hút thuốc không uống rượu ( Lâm Bưu ) thọ 63 tuổi.

- Chỉ uống rượu không hút thuốc ( Chu Ân Lai ) thọ 73 tuổi.

- Vừa uống rượu vừa hút thuốc ( Mao Trạch Đông ) thọ 83 tuổi.

- Vừa uống rượu,vừa hút thuốc,vừa đánh bài ( Đặng Tiểu Bình ) thọ 93 tuổi.

- Vừa uống rượu,vừa hút thuốc,vừa đánh bài lại vừa có cả vợ nhỏ (Trương Học Lương) thọ 103 tuổi.

- Không hút thuốc,không uống rượu,không đánh bài cũng không có bạn gái,chỉ làm người tốt việc tốt ( Lôi Phong ) hưởng dương 23 tuổi.

Theo các vị thì thế nào ? 

Một câu chuyện..........!(tiếp theo)

Kính thưa các anh các chị!
Mẹ tôi đã trở nên mạnh mẽ hơn trong thế giới ám thị của bà, còn tôi thì tổn thương và sợ hãi. Không gian bùa chú của mẹ làm cho tôi tắc thở mỗi khi nhìn thấy, hay chứng kiến mẹ lầm rầm khấn vái cho một ai đó bắt hồn được người đàn ông mà họ yêu, họ muốn sở hữu.
Mẹ ngày càng say sưa, đam mê cái công việc mà mẹ nghĩ rằng thay đổi được cả thế giới tình cảm của người khác. Mẹ càng nghiện ngập nặng vào thú vui bùa chú, tôi càng xa mẹ nhiều hơn.
Tôi không muốn mẹ sa lầy vào oán hận, càng không muốn mẹ bị ảo giác lừa mị rằng bà có thể làm được phép nhiệm mầu để cứu rỗi thế giới yêu đương này. Tôi muốn mẹ tôi sống bình thường như những người mẹ khác, có con cái, có chồng và đầy ắp lo toan. Mẹ tôi có thể có một gia đình mới, có người đàn ông yêu thương mẹ. Thế nhưng mẹ đã chọn cách khước từ ngay cả chính bản thân mình....

Thứ Hai, 14 tháng 2, 2011

Ảnh đám cưới cháu Bùi Chân - con trai Bùi Chuẩn

Hôm nay nhiều bạn Trỗi các khóa đến dự, chúc mừng gia đình Bùi Chuẩn: Bạn bè của các anh Thanh Châu K2, Chương K5, chị Hoàng Trinh K7 và Chuẩn K8.
Sùng Hải đến dự, thông báo đang kế hoạch đầu Xuân đi xuyên Việt, cùng Việt Sơn, ...
Vũ Trung có máy mới, tác nghiệp mấy bức ảnh, gửi đăng lên mạng.

Một câu chuyện..........!

Nhận được bài này trong hộp thư email do một bạn Trỗi gởi.Thấy cũng nên chia sẻ với mọi người.Tin hay không trong câu chuyện này còn tùy mỗi người!
Gửi những ai từng có "Bí mật xấu xa".
câu chuyện hay và cảm động mình đọc được nên chia sẻ với mấy bạn cùng đọc nhen !
Kính thư các anh các chị ở....!
Tôi đã khóc rất nhiều khi đọc bức thư của một người đã xuống tóc đi tu, đã lánh xa chốn bụi trần để nương nhờ cửa Phật mà lòng vẫn còn trĩu nặng nỗi ai oán của mối tình với người xưa. Câu chuyện của quý báo đã gợi cho tôi không ít những kỷ niệm khi nhớ đến cuộc đời của mẹ tôi.
Các anh các chị ạ. Có lẽ trong đời này, không ít người đã từng mang theo trong mình một mối oán hận tình. Người hận ít, kẻ hận nhiều, người hoá giải được, người thì vĩnh viễn chôn sâu trong lòng cùng không ít những giày vò đau khổ.
Tôi quyết định viết thư cho các anh chị ở quý báo, để kể lại câu chuyện "bí mật xấu" của mẹ tôi, với một mong muốn góp thêm cho cuộc đời một bài học chưa bao giờ là muộn. Thứ nữa, bài viết này, cũng như một nén tâm hương mà hằng ngày tôi vẫn thắp để cầu cho linh hồn mẹ tôi được siêu thoát. Mẹ tôi sinh ra ở Hà Nội. Bà là người Hà Nội gốc.

Chủ Nhật, 13 tháng 2, 2011

Gửi Hoà khọm và AE

Như đã nói : chỉ có khi buồn thì mới làm thơ, còn khi vui thì đi nhậu "mất đất". Bởi vậy chỉ có thơ buồn chớ ko có thơ vui. Tìm được mấy "con cóc" xưa gởi bạn xem chơi.

Nô-en đã đến rồi đấy nhỉ
Chúa Giê-su sinh đẻ thế nào
Mà lòng ta bỗng thấy nao nao
Nhìn trời đất quê hương xứ lạ.
Tây có Chúa - Trời ta cũng Chúa
Sao lòng người mỗi chỗ một phương
Nơi đất lạ Chúa nào chẳng thấy
Chỉ thấy mình xao xác buồn thương!

Leipzig - Nô-en 1972


Ôi, Tết đến! – Có gì vui nhỉ?
Khi xuân về chẳng có đào, mai
Pháo không nổ bên mùi hương mới
Bánh chưng, hành chẳng có một khi.
Tết đã đến! – Lòng thêm buồn tủi
Lệ vơi đầy dưới cảnh trời xa
Nhìn kẻ lạ vui vầy sum họp
Để riêng mình thương nhớ với ta!
Ừ, Tết đến! – Càng thêm đau khổ
Một năm dài đằng đẵng trôi qua
Bao cay đắng, đau thương, buồn tủi
Trên đường đời năm tới đầy vơi!

Dresden – Tết 1974


Ta dửng dưng đón xuân về đất lạ
Lòng không hề gợn sóng trước đào, mai
Đang nở rộ đón chào mùa xuân tới
Nơi quê người chứ đâu phải quê ta!
Lòng giá lạnh giữa ngày xuân mới
Lửa xuân nào sưởi nổi tấm lòng băng
Của kẻ lạ một mình nơi đất khách
Ngước nhìn trời tưởng nhớ tới cố nhân.
Đời đã thế - Đừng kêu chi đau khổ!
Nhếch mép cười khi có kẻ thương ta
Răng nghiến chặt giữa hai hàng lệ nóng
Mắt trợn trừng nhìn xuân tới rồi qua!

Dresden – Xuân 1975

Tức cảnh khi xem 2 cây đào và mai rực rỡ chưng trong tủ kiếng nhân dịp tết Viêt Nam tại Dresden

Thứ Bảy, 12 tháng 2, 2011

Hãy lưu ý thực phẩm Trung quốc.

Trung Quốc: Trà sữa trân châu hay “trà sữa polymer”
Đặc biệt cho các em nhỏ và Bạn trẻ tại Vietnam ...

Ở khắp mọi nơi trên đất nước Trung Quốc đều có sự hiện diện của các quán trà sữa trân châu hấp dẫn. Nhưng mới gần đây, theo điều tra thị trường của phóng viên Trung Quốc, thành phần làm ra ly sữa và hạt trân châu không những không bổ béo gì mà còn độc hại.
Ở VN, nắng hè gay gắt đã trở thành điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh doanh của các quán trà sữa trân châu. Từ phố lớn phố nhỏ, đường to đường bé, ngõ hẻm ngóc ngách, người người uống trà sữa trân châu.
Giá thành mỗi cốc trà = nửa tệ (khoảng 1.000 VND)
Trên các khu phố lớn, 1 cốc trà sữa trân châu có giá từ 4 tệ đến 8 tệ, nhưng ở một số tiệm trà sữa ở quanh trường học và siêu thị, giá của những cốc trà sữa trân châu được làm từ những nguyên liệu không rõ xuất xứ chưa đến 3 tệ.
3 “pháp bảo” để làm trà sữa trân châu là: bột sữa, trân châu và đường hóa học.
Như vậy có thể thấy giá thành phẩm, giá nguyên liệu của loại đồ uống hấp dẫn này vô cùng rẻ....

Thứ Sáu, 11 tháng 2, 2011

Chùm thơ Tết của người xa quê


Tết muộn
Xuân này không ở nhà,
Tết có cũng như không,
Có cô gái ngóng chồng,
Có chàng trai nhớ Mẹ,...

Tết đến thật rồi nhé,
Chỉ lũ trẻ vui đùa,
Người lớn thì thi đua,
Làm, làm nhiều hơn nữa!

Gió lùa qua khe cửa,
Tuyết lạnh vẫn rơi đầy,
Anh nhớ mùa xuân ấy,
Em e ấp, vai gầy,...

Tết này con không về,
Chắc là "Xuân" đến muộn,
Mẹ già ở quê xa,
"Mẹ đừng buồn", mẹ nhé!
07-02-2011( Xuân Tân Mão)
Ngô Thái Hòa
(Berlin, CHLB Đức).

Tết xa quê

Chiều 30 Tết, tôi tự hỏi:
-Xuân đến rồi ư?
-Tết đến rồi ư?
Vậy mà tôi và bao người Âu Mỹ,
30 Tết vẫn đi làm!

Ở quê tôi,
Giờ này vui lắm,linh thiêng lắm!
Mâm cỗ Tất niên,
Người người quây quần chúc tụng,...

Ở nơi đây, Âu Mỹ quê người,
Tuyết , gió cũng xôn xao,
Nhưng người người,
Vẫn hối hả mưu cầu,
Không chỉ mình tôi,
Cô đơn trong gió lạnh, tuyết dầy,...
Tôi đang sống và cần phải sống,
Ngẩng cao đầu,
Vươn lên, khảng khái giữa bi ai!

Tết đến rồi!Mà đời tôi vẫn thế,
Xuân đến rồi đi,
Tuyết lạnh phủ chân cầu,
Tôi lặng lẽ đi giữa trời Âu,
Mang trong lòng một niềm tin cháy bỏng:
"Mai này,
Chúng mình cùng nhau,
Về ăn Tết ở quê nhà!"

07-02-2011(Xuân Tân Mão)

Ngô Thái Hòa
(Berlin, CHLB Đức).

Em gái Sài Gòn

Em và tôi,
Tình yêu thưở thiếu thời,
Ngày chinh chiến,
Tôi đi vào bộ đội,
Em hồn nhiên học mãi ở trời tây!

Rồi từ ấy,
Hai đứa thành xa lạ,...
Em lấy chồng,
Tôi cũng là "Ông xã" của "Người ta"!

Con tạo xoay vần,...
Tôi lận đận nơi xa,
Em vất vả,
Nơi thành phố mang tên Bác,...

Và bất ngờ,
Trong một ngày tháng Chạp,
Tôi về thăm,
Người em gái "Thân xưa",...

Chúng tôi gặp nhau,
Mừng mừng, tủi tủi,
Những kỷ niệm ngày xưa,
Nói mãi cũng không thừa!

Nhưng mà rồi,
Em, tôi đều không nói:
"Tình cảm chúng mình,
Khi xưa,
Ngây thơ và ngốc nghếch,...
Nay,
Hãy tôn thờ,
Nơi sâu thẳm trái tim!".

07-02-2011(Xuân Tân Mão)
Ngô Thái Hòa.
(Berlin, CHLB Đức).


Ba vấn đề cốt lõi khi sửa Hiến pháp*

"Không thể đặt Hiến pháp ngang hàng với các bộ luật khác do Quốc hội thông qua. Hiến pháp là bộ luật cơ bản, luật gốc, luật mẹ được Quốc hội lập hiến thông qua và nhân dân phúc quyết nên rất ổn định, đặc biệt là những vấn đề cơ bản của Hiến pháp, như thể chế chính trị, ai là chủ đất nước, quyền của người chủ đất nước là những gì; ai là nguyên thủ quốc gia, quyền của nguyên thủ quốc gia là những gì?; vấn đề phân công và kiểm soát quyền lực nhà nước..."
*Tiêu đề của Tuanvietnam.net

"Niềm tin" ???

Tối 10/2, hàng nghìn người chen chân dưới lòng đường, trên thành cầu vượt Ngã Tư Sở (Hà Nội) để dự lễ dâng sao giải hạn ở chùa Phúc Khánh - ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng.
Các bác nghĩ gì ? khi xem những hình ảnh ở đâyđây nữa
Ảnh VnExpress

Mỗi tuần một bài hát hay:"Moonlight shadow" Mike Oldfield trình bày.


Thứ Tư, 9 tháng 2, 2011

Tin sức khỏe thầy cô

- Sáng nay, thầy Mai Duy Vọng báo tin: đã ra viện sau 1 tuần theo dõi tại khoa B1, Viện 175.
- Ngọc, con gái thầy Trần Sinh báo tin: Thầy đang trên đuờng cấp cứu từ Cần Thơ lên Viện 175 vì suy thận. Năm nay thầy sang tuổi 81, suy thận đã mấy tháng nay. Vì tin tuởng vào học trò Trỗi nên gia đình quyết định đưa thầy lên đây. Đã báo cho giám đốc Phục Quốc, bạn OK ngay.
- Tăng Tiến k8 báo tin: Cô Châu, bàc sĩ truờng ta, cũng bị suy thận. Hiện điều trị tại Viện 108. Đã báo các bạn công tác ở Viện và nhận được trả lời "Yên tâm!".
Xin thông báo và xin cảm ơn các bác sĩ Trỗi ở cả 3 miền!

Thứ Hai, 7 tháng 2, 2011

CHỢ HOA NGUYỄN HUỆ NĂM NAY

Cổng chợ Hoa với "Quốc hoa" không được tươi lắm














Xếp hàng lên "đồi" (nhân tạo) để quay phim, chụp hình














Toàn cảnh chợ Hoa chiều mùng 1 tết (nhìn từ trên "đồi")















Đường sách tự chọn ngay hè phố







Công nhân vệ sinh túc trực, nhưng không có nhiều việc làm

Chủ Nhật, 6 tháng 2, 2011

PHƯƠNG PHÁP DINH DƯỠNG ĐỂ "DIET"(Ăn kiêng) VÀ TRỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG.

Tin Mừng do nhà báo Trần Minh Tâm, Đẹp Magazine chia xẻ:

1- GẠO LỨC + NGỦ CỐC + MUỐI MÈ RONG BIỂN:
(dung lượng cho 1 người ăn / mỗi ngày)

- Gạo lức Nhật hiệu Nishiki (Premium Brown Rice loại 20 lbs): 1 cup
- Mixed Grain Cereale của Đại Hàn hiệu Wang loại bao 5 lbs: 1 cup
Nếu nấu cho vợ chồng cùng ăn thì mỗi loại 1. 1/2 cup, đổ nước lên 4 nấc.
Ngâm nước lạnh 2 loại gạo lức và ngủ cốc trong lon nhựa, tô lớn qua đêm
(7pm - 9am). Sáng hôm sau, đem vo gạo 2 lần cho sạch, xong nầu bằng nồi cơm điện đổ nước đầy 3 nấc, thêm vào khoảng 1/3 muổng càfê muối biển (sea salt) và nấu bình thường như nấu cơm. Cơm nầy sẽ giống như xôi đậu rất dễ ăn với muối mè rong biển. (Nhớ đổ mực nước cao hơn số cups gạo 1 nấc).
- Mè trắng hiệu Wang loại 2 lbs.
- Seaweed (rong biển) loại của Nhật hoặc Đại Hàn (50 / 100 sheets khổ vuông dùng cuốn Sushi)
- Muối biển (sea salt) hộp giấy tròn mua ở chợ Mỹ hoặc Việt.
** Các thức ăn này có bán tại các chợ VN (nhớ đừng mua đồ Made in China).
Đong theo phân lượng: 15 muổng mè + 1 muổng muối, rang đều trong chảo
đến khi vàng và thơm.
Cắt nhỏ 5, 6 sheets rong biển bằng đầu ngón tay út, rang sơ và trộn với muối mè, đựng trong Jar bằng thủy tinh để ăn dần với cơm.
Cơm gạo lức + muối mè rong biển ăn cả ngày, cần nhai cho kỹ 20, 30 lần, nếu muốn thỉnh thoảng nên ăn dậm với đậu hủ, rau cải như broccoli, califlower, carrot, corn .... luộc hoặc xào bằng dầu olive.
Bảo đảm sẽ xuống cân và trong người rất khoẻ, cảm thấy nhẹ nhàng.

(TMT XUỐNG CÂN 15 lbs, THU VÀO 4 LỔ DÂY NỊCH TRONG VÒNG 3 THÁNG)
(Lúc trước chỉ ăn chay trường, không thịt cá thì lại gain weight!)
2- Bài thuốc dân gian CÀ (ĐẬU) BẮP (ORKA) trị TIỂU ĐƯỜNG phổ biến trên Net - Thử áp dụng, hiệu quả thật không NGỜ:
Mỗi ngày, sau khi ngâm gạo lức xong, rửa sạch 4 trái Cà (Đậu) Bắp loại Baby, cắt đầu, cuống và chẻ làm 2 miếng mỗi trái. Đem 8 miếng đậu bắp đã cắt đôi đặt xấp xuống (để nhớt đậu dễ chảy ra) đặt trong cái ly lớn loại uống bia của Mỹ, rót vào ly 8 OZ nước uống (không nấu nóng) và dùng dĩa đậy ly lại ,để cách đêm.
Sáng hôm sau, sau khi check lượng đường, ghi vào sổ. Uống hết 8 oz nước nhớt đậu bắp này (KHÔNG được hâm nóng) và không uống hay chích insulin.
Xác đậu bắp còn lại, đổ thêm 8, 10 oz nước uống, nấu trong Microwave Oven khoảng 1 minute, sau đó dùng nước nhớt vòng "nhì" này để uống thuốc vitamines, flax seed oil, garlic, cinnamon capsules, L Lisine... v.v... Còn 8 miếng cà bắp đã nấu thì ăn thêm trong lúc ăn sáng.
Đến trưa, chiều, tối, trước khi uống thuốc hoặc chích insulin, nhớ phải check lại lượng đường và nhớ "Adjust" lượng thuốc uống hoặc chích, đề phòng lượng đường xuống quá sẽ bị COMA hoặc cao quá không tốt cho thận.
Có thể trong vòng 4, 5 ngày đầu, bài thuốc dân gian này chưa tác dụng vì cơ thể còn nhiều dầu mỡ, thịt thà, glucose cao.... Nhưng sau đó sẽ có kết quả, vì nhà báo TMT đã thử uống và không còn uống thuốc Tây trị tiểu đường hàng ngày, khi bụng đói không cảm thấy run rẩy nữa.
Hiện tại thì tạm thời không còn tốn tiền thuốc, không sợ Thận bị suy vì uống nhiều thuốc trị Tiểu Đường, nhưng chưa biết sẽ còn hiệu quả bao lâu vì mới thử 1 tháng, hổng biết trong tương lai khi tuổi già hơn, sức yếu hơn thì sẽ ra sao? Chỉ biết chịu khó ăn uống cẩn thận theo phương pháp dưỡng sinh Osawa là vừa bớt bệnh, vừa khỏi mang tội sát sanh! Và cũng không quên cám ơn vi hữu "ẩn danh" nào đó đã phổ biến bài thuốc dân gian rẽ tiền nhưng độ thế này.

CHÚC MAY MẮN VÀ KIÊN NHẪN!

Sưu tầm

EMXINH EM ĐỨNG MỘT MÌNH CŨNG XINH



Em đứng đó với nụ cười XUÂN, hào phóng tặng cho du khách chiếc phong bao nho nhỏ. Lộc xuân chăng? Tết này may mắn nhỉ!
"Có lộc cùng chia- Có phúc cùng hưởng". Xuân về, tôi xin nhờ đường truyền gửi chút niềm vui đến mọi nhà.

Hãy lưu ý thực phẩm Trung quốc.(Tiếp theo)

Nhiều hàng hóa Trung Quốc dành cho trẻ em không an toàn

Báo China Daily hôm qua đưa tin gần phân nửa mặt hàng quần áo và 1/3 sản phẩm đồ dùng cho trẻ em sản xuất ở tỉnh Quảng Đông, miền nam Trung Quốc, không bảo đảm an toàn do chứa nhiều hóa chất độc hại. Theo tờ báo, đó là kết quả của một cuộc điều tra chính thức mà nhà chức trách Quảng Đông, một trong những trung tâm sản xuất hàng xuất khẩu của Trung Quốc, tiến hành. Báo này cho biết chỉ có 53,5% số hàng may mặc được kiểm tra đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn, số còn lại phần lớn chứa dư lượng hóa chất độc hại vượt mức cho phép, trong đó có formaldehyde, một loại hóa chất có thể gây nhiễm trùng da và đường hô hấp. Đối với đồ dùng trẻ em, chỉ 67,7% được đánh giá là an toàn, trong khi một số sản phẩm bị phát hiện có vấn đề khi chứa quá nhiều formaldehyde hoặc các kim loại nặng có hại cho sức khỏe như chì, cadmium và chromium. Tờ báo dẫn lời phát ngôn viên
của Cục Giám sát chất lượng và công nghệ tỉnh Quảng Đông, ông Lâm Thụy Tây, cho biết chính việc sử dụng các nguyên liệu thô và sơn không đạt tiêu chuẩn là nguyên nhân chính khiến các sản phẩm nói trên có dư lượng formaldehyde và các kim loại nặng vượt mức cho phép.
(Kỳ sau:Trà sữa Polime)

Thứ Sáu, 4 tháng 2, 2011

TẾT LANG THANG.

(Tiếp theo)

Chuyến tàu đêm 29 tết ấy có thể gọi nó “ Con tàu hao hức “ được. Đa phần là du khách, rất nhiều người đi cả gia đình, đông vui ríu rít. Dạng một mình lang thang như tôi chỉ là thiểu số. Tuy nhiên cũng phải sáng ra đến Lào Cai tôi mới nhận diện đầy đủ các thành viên cùng đoàn.
Cả đoàn mười lăm, mười sáu người mà có đến 3 gia đình, những người này thì không thể nói họ tâm trạng được. Còn lại hai mẹ con một cô giáo trẻ, một ông làm bên sở giao thông và tôi mới là diện có “ vấn đề “.
Cậu hướng dẫn viên không biết nghĩ sao mà đề nghị tôi làm trưởng đoàn. Từ chối mãi chẳng được đành nhận, thầm nghĩ cái chức “ dân bầu xã cử “ này trách nhiệm lớn và khó khăn đây. Quả không sai, vừa ăn sáng xong đã có sự cố từ thành viên nhỏ nhất đoàn. Cậu bé bốn tuổi con cô giáo trẻ bị gió lạnh đâm ra cứ khò khè, khóc ngằn ngặt. Càng dỗ càng khóc to và đòi về bằng được, người mẹ trẻ lúng túng không biết sử lý ra sao. Trong đoàn cũng nhiều ý, thấy khởi đầu một hành trình như vậy quả không hay, tôi phát đại :” Cứ đi đi, trẻ con đi nhiều nó càng khỏe chứ sao”. Nhưng rồi cô giáo quyết định trở về Hà Nội, đưa hai mẹ con lên taxi, cả đoàn trầm hẳn, lặng lẽ xếp đồ lên xe ra cửa khẩu. Không biết hên sui thế nào, chưa đi mà đã chia tay khiến mọi người cứ thấy sao sao ấy. Thật may, khi thủ tục xuất cảnh gần xong thì hai mẹ con lại tò tò xuất hiện. Moi người xúm vào, mỗi người mỗi việc giúp đỡ họ làm thủ tục. .
Qua cái sự cố nhỏ của hai mẹ con cô giáo tôi thấy mọi người đều tốt tính, nhất là mấy bà phụ nữ trong đoàn, cư xử đàng hoàng và tận tình lắm. Bà nào cũng nhẹ nhàng, hoạt bát nhưng có vẻ rất “ Quyết đoán ”. Còn 3 ông chồng kia, ông là tổng giám đốc, ông làm trưởng đại diện tập đoàn ngoại quốc, ông xoàng nhất cũng bác sĩ chuyên khoa ở bệnh viện lớn ấy vậy mà khi phát câu gì mắt cứ phải liếc vợ một cái. Biết là mấy lão thuộc loại “ Đại kính vợ “ nên nghĩ việc đoàn có chuyện gì tôi tính sẽ bàn với mấy “mẹ đốp” này cho nhanh trừ chuyện rủ nhau đi uống rượu.
Hành trình Hà Khẩu_Thạch Lâm mất gần 500 cây số, qua Bình Biên, Mông Tự, Di Lạc...lướt qua không khí tết của người dân bản xứ ven đường. Họ thuộc các tộc tiểu số ná ná như dân các tỉnh biên giới ở ta như người Dao, Mong, Di...hướng dẫn viên cũng giới thiệu sơ sơ về họ. Các bác có thể gõ GucGof để tìm hiểu và tôi cũng không định làm thay mấy anh du lịch vì chắc rằng không thể bằng họ.
(Còn tiếp)

Mỗi tuần một bài hát hay:"Anak" Freddie Aguilar trình bày.

Freddie Aguilar là ca sĩ người Philippin.Bài hát "Anak" đã được dịch ra tiếng Anh là "Child".

Thứ Năm, 3 tháng 2, 2011

Tại sao là thỏ?

Khai bàn phím đầu năm, gởi tới AE mấy dòng .

Năm nay là năm mèo của mình, nhưng lại là năm thỏ của TQ và hình như còn cả với 1 số các nước châu Á khác nữa.Quá thắc mắc nên “cái gì không biết thì lên gút gồ”. Ôi, loạn xà ngầu, mỗi thằng lý giải một kiểu, nhưng tóm lại là : chẳng hiểu gì hết!!!

Cuối cùng thấy có 2 phương án “khả thi” nhất là:

1. Mấy con giáp này thực ra không còn là súc vật nữa, mà chúng đã trở thành thần linh, mà thần linh thì thì (ít nhất) cũng phải thuộc giới động vật cao cấp nhất là người. Ngặt một nỗi, trong chữ tàu, chữ mèo không thể ghép với bộ “nhân” ( vụ này. xin mấy anh rành chữ tàu xem giùm, chớ em chỉ biết loại chữ “tàu biển” của Vinashin thôi!). Cậu hỏi là : không lẽ ở tàu có chữ viết trước khi có tiếng nói?

2. Theo trình độ tiếng tàu của em thì tiếng tàu đọc (nói) mèo là mao và như thế là phạm húy nên tụi nó chuyển qua con thỏ cho đỡ gặp nạn. Mấy nước có nhiều người tàu hoặc sợ nó cũng đổi theo. Chắc có lẽ do VN mình không đổi làm tụi nó ghét mới đưa “lưỡi bò” qua “liếm” biển Đông? Vậy là trước thời Mao vẫn là con mèo?

Củng theo cái vụ này. thì tàu còn không có con dê mà là cừu. Chắc phải 5 năm nữa mới có câu trả lời!

TẾT LANG THANG

Năm hết tết đến, mọi ngươi ở đâu, làm gì thì cũng mong sớm về nhà, đoàn tụ gia đình sau một năm bươn chải kiếm cuộc sống, háo hức thế . Những chuyến tàu tết bao giờ cũng chộn rộn gấp gáp, tàu ra vàng rực màu mai, tàu vảo đỏ thắm màu đào, người, hàng hóa chen chúc như muốn kéo xuân về sớm.
Duy có chuyến tàu cuối cùng trong năm thì khác hẳn, khách thưa vắng hơn và mỗi người trên chuyến tàu ấy có vẻ không có cái háo hức trước đó. Năm nào cũng vậy, mỗi lần đứng trước rào chắn chờ đoàn tàu cuối năm qua phố, dù ở cổng xe lửa số 6 trên đường Nguyễn Văn Trỗi Sài Gòn hay đầu đường Trần Phú ngoài Hà Nội tôi đều thấy thế. Trên những ô cửa sổ tàu, lướt qua là những dáng người lầm lũi, mệt mỏi. Những khuôn mặt ngó ra nhìn cảnh phố phường như chỉ nhìn vậy thôi, không cảm xúc, vô hồn. Tôi có cảm giác như nó là chuyến tàu của tâm trạng, chở trên nó những mảnh đời chật vật, éo le và thiếu may mắn trong cuộc sống. Những ai đó đi chuyến tàu cuối năm này, anh lính, chi công nhân, dân buôn bán .vv. thì cũng đều có những hoàn cảnh không bình thường.
Ấy là tôi cứ đoán thế thôi, đã đi những chuyến tàu như thế bao giờ mà biết, nhưng phải thừa nhận tôi hay nghĩ về mỗi dịp cuối năm và rất tò mò muốn có một lần đi thử.
Cách nay mấy năm bà thị xã đi thăm con vào dịp giáp tết và ở lại cùng con gái đón xuân xứ người. Còn lại một thân một mình thì cái tết nầy cũng chẳng còn ý nghĩa gì nữa. Theo truyền thống, tập tục cũng chuẩn bị mua sắm nhưng chẳng hứng thú gì. Cũng trong lúc lang thang chuyện mua sắm, qua đường Lý Thường Kiệt thấy quảng cáo du lịch Vân Nam xuất hành tối 29 tết. Thế là đi, đi trốn cảnh buồn cô độc, đi theo dụ dẫn của mấy anh làm tua và cũng muốn xem,nhắm cái chuyến tàu cuối năm ấy thực hư ra sao(?).

Cứ ngỡ sẽ gặp ai đó trong chuyến tàu cuối năm đầy tâm trạng, nhìn và nghe họ trải lòng để biết thêm những gì chưa biết. Thế nhưng trên sân ga không như mường tượng, khách du lịch đông quá, ai cũng hồ hởi rạo rực, đủ lớp người, đủ lứa tuổi. Thấp thoáng đâu đó những bóng người tất bật, lầm lũi nhưng khiêm nhường, mờ nhạt giữa đám đông du khách. Hơi thất vọng một chút và chợt nhận ra một cách đón tết khác với truyền thống xưa của dân Việt hôm nay.
(Còn tiếp)

Thứ Tư, 2 tháng 2, 2011

Chúc mừng năm mới!

***
Tết tiếc tới, tâm tư toan tính thành tâm "tám" tý, Tết thì thêm tý tuổi trời, tiền tài tơi tới, thanh thản tâm tình, trọng trách thì thôi, thêm tý "tình" thì thích thời thêm thấp thỏm. Thằng thân Tàu thì thôi ti toe, thôi thậm thụt thư từ thêm thối. Thằng thân Tây thì thêm tỉnh táo,  thẳng thắn, thôi thâm thù. Thằng thân Ta thì thêm tin tưởng, tính Trỗi thêm tý trưởng thành, thẳng thắn, thành thật, thôi tính toán thiệt thua.
 Toàn từ Tê thì thấp thỏm, thôi thì:
 Chúc toàn thể các bạn Phúc Lộc Thọ như ý!

Thứ Ba, 1 tháng 2, 2011

VŨ ĐIỆU NGÀY XUÂN


Khoe lông, công múa chuyện thường
Vịt luộc " uốn dẻo" mới là độc chiêu.

TẤM HÌNH LỊCH SỬ

Bác Hồ cùng sư 316 sau chiến dịch Trung du
Tổng hành dinh sau hội nghị quân sự mùa xuân 1972.
Tôi post hai tấm hình này lên như một món quà Tết cho bạn bè Trỗi.Pác nào có phụ huynh trong 2 tấm hình này thì đón cụ về ăn Tết nha.

Hãy lưu ý thực phẩm Trung quốc.(Tiếp theo)

Báo động đỏ: Coi Chừng Ăn Phải Nước Tương Làm Bằng Tóc

Bài của GS. Tse-Yan Lee, B.H.Sci; Dip.Prof. Consel; MAIPC; MACA
(Trần Anh Kiệt lược dịch)
Những báo cáo gần đây về vấn đề thực phẩm biến chế sản xuất tại Trung quốc đã gây ra mối quan ngại lớn trên thế giới. Các tài liệu liên quan đến vấn đề này được trích dẫn từ các báo chí và các bài thông tin trên mạng điện toán từ Trung quốc và khắp nơi về một loại nước tương được bào chế từ tóc của con người. Về phương diện khoa học và y tế, người ta đang nghiên cứu để tìm hiểu xem việc sử dụng loại nước tương này trong thời gian ngắn hạn và lâu dài sẽ có những phản ứng bất lợi và ảnh hưởng đến sức khỏe của con người như thế nào Sau đây là bài trích dẫn từ các tài liệu thông tin đó để quý độc gỉa tham khảo.
Nước tương là một loại thực phẩm được chế biến từ đậu nành và đã phổ biến nhiều nhất khắp nơi trên thế giới. Lịch sử của nước tương đã có từ thời nhà Chu bên Trung Quốc trước công nguyên (1027-777). Tùy theo địa phương, nó được sản xuất bằng nhiều thứ nguyên liệu khác nhau như ở Trung Quốc, loại nước tương thường (light soy sauce) và loại nước tương đặc (dark soy sauce) gồm xì dầu hay xì yếu thì được chế biến từ đậu nành. Còn ở Nhật Bản, Triều Tiên, Phi Luật Tân có khi được chế biến bằng các nguyên liệu khác, nhưng bao giờ cũng giữ được phẩm chất vệ sinh và bổ dưỡng.
Quá trình chế biến nước tương giữa các quốc gia tuy có vài điểm khác nhau nhưng tựu trung đều giống nhau là phải trải qua những giai đoạn lên men cần thiết. Để rút ngắn thời gian trong tiến trình chế biến, ngày nay, người ta đã dùng kỹ thuật khoa học như cho vào hydrochloric acid, hoạt chất carbon và một số hương vị. Phương pháp chế biến này tuy tiện lợi nhưng đã mất hết phẩm chất thiên nhiên so với loại nước tương được biến chế theo phương pháp cổ truyền.
Ngày nay nước tương được thế giới coi như là loại gia vị cần thiết. Nó được dùng trong hầu hết các món ăn Trung Hoa và kể cả các món ăn Tây Phương như món ra-gu, hamburger và các món sà-lách. Bên cạnh việc làm tăng thêm mùi vị cho các món ăn, nước tương còn có một giá trị dinh dưỡng đặc biệt. Nó gồm có chất protein và carbohydrate không chất béo, cũng như chứa rất dồi dào chất riboflavin (sinh tố B2) và các chất khoáng (sodium, calcium, phosphorus, chất sắt, selenium và chất kẽm) .
Hàng năm trên khắp thế giới người ta đã sản xuất ra hàng ngàn tấn nước tương để cung ứng cho thị trường tiêu thụ.
Có một điều đáng lưu ý là sử dụng nước tương trong một thời gian lâu dài hay ngắn hạn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe nếu phương pháp và nguyên liệu chế biến không được bảo đảm vệ sinh và an toàn. Chủ điểm của bài viết này nhằm trình bày cho quý độc giả biết về một loại nước tương không an toàn được sản xuất tại Trung Quốc và được bày bán hiện nay tại khắp nơi.
Vào cuối năm 2003, người ta sản xuất hàng loạt các loại nước tương có nhãn hiệu “Hongshuai Soy sauce” tại Trung Quốc, áp dụng theo phương pháp hóa sinh và kỹ thuật tân tiến bởi một nhà máy chế biến thực phẩm gia vị. Họ còn bảo loại nước tương này không tuân theo phương pháp chế biến thông thường và cổ điển bằng những đậu nành và lúa mì. Đặc biệt giá thị trường của loại nước tương này rất rẻ nên được các nhà nhà hàng, trường học sử dụng rất nhiều. Giữa tháng giêng năm 2004, một nhóm ký giả của chương trình truyền hinh “Weekly Quality Report”do nhà nước tỉnh Hồ Bắc điều hành đã điều tra về phương pháp chế biến nước tương của hãng Hongshuai. Họ giả dạng làm khách hàng mua sỉ nước tương và muốn biết về công thức chế biến của loại nước tương này như thế nào. Viên quản lý cho biết thành phần của nước tương gồm có amino acid hòa hợp với nước, sodium
hydroxide, mật đường (loại dung dịch phế thải sau khi đã quây ly tâm chế thành đường cát trắng), hydrochloric acid và những thành phần chất hóa học khác...
Họ cũng được cho biết rằng trong nguyên liệu chế biến nước tương, hàng tháng, nhà máy phải cần sử dụng đến hàng chục ngàn tấn amino acid dưới dạng bột hoặc chất sấy khô mua từ một nhà máy sản xuất hóa chất khác. Để mở đầu cho cuộc điều tra phỏng vấn, các ký giả quyết định tìm hiểu cho ra nguồn nguyên liệu để chế biến thành chất amino acid là gì.
Sau đó các ký giả đã tìm ra nguyên liệu để bào chế loại xi-rô amino acid này tại một nhà máy sinh hóa ở tỉnh Hồ Bắc ( Hubei ) . Họ trả lời các ký giả rằng amino acid chủ yếu được chế biến từ tóc của con người, thu nhặt từ các tiệm uốn tóc, các đống rác thải ra từ các bệnh viện ở nhiều nơi trong nước.
Dĩ nhiên loại tóc này rất dơ bẩn và không vệ sinh chút nào vì người ta bỏ lẫn lộn trong các rác rưởi gồm bao ngừa thai, ống và kim chích, bông gòn đã được sử dụng của bệnh viện và các băng vệ sinh của phụ nữ vân vân.Các nhân viên nhà máy bảo loại tóc này không có độc chất nhưng thực tế nó không hạp vệ sinh và dĩ nhiên có mang nhiều loại vi khuẩn hay những bào tử gây bệnh khác nhau.
Nguyên do người ta sử dụng tóc của con người để chế biến amino acid để làm nước tương là vì nguyên liệu này rất rẻ, nhờ thế giá thành của nước tương cũng rẻ theo nên có thể cạnh tranh dễ dàng với những loại nước tương (thật thà) khác. Hơn nữa tóc của con người chứa dồi dào protein hơn đậu nành và lúa mì, khi làm thành nước tương lại có mùi vị thơm ngon hơn. Cũng tương tợ như vậy, trong thời kỳ chiến tranh thế giới, vì khan hiếm lương thực, đa số đậu nành đã được sử dụng để chế biến nhiều loại thực phẩm khác, chánh phủ Nhật Bản cũng đã dùng kỹ thuật giống vậy để sản xuất nước tương thay thế. Tuy nhiên tóc của con người chứa nhiều loại hóa chất độc hại. Theo báo “Weekly Quality Report” tóc nói chung chứa nhiều thạch tín (arsenic) và chì (lead), đó là những hóa chất sẽ gây phương hại trầm trọng đến hệ tiêu hóa, thận, hệ tim mạch, hệ thần kinh và hệ thống sinh dục. Hơn nữa loại tóc này rất dơ bẩn, lẫn lộn với những môi trường ô uế khác nhau. Tiêu chuẩn vệ sinh là vấn đề đáng quan ngại nhất vì nó được thu nhặt từ rác rưới của các tiệm uốn tóc và bệnh viện, dĩ nhiên chứa nhiều vi khuẩn và không thể chế biến làm một thứ thực phẩm an toàn cho sức khỏe. Hơn nữa những hóa chất dùng để phân tách và chế biến amino acid từ tóc lại cũng là những chất độc hại khác. Trong quá trình chế biến nó sẽ sản sinh ra phụ chất carcinogenic, làm cho công nhân chế biến cũng như người tiêu thụ sản phẩm gia tăng cơ hội bị bệnh ung thư hơn.
Một thời gian sau khi tin tức ghê tởm này được phổ biến, các cơ quan thông tin nhiều nước trên thế giới như Hong Kong, Đài Loan, Nhật Bản, Hoa Kỳ đã lên tiếng chỉ trích cách thức làm ăn bê bối này. Hiện thời Hiệp Hội Các Quốc Gia Âu Châu đã từ chối nhập cảng một số hiệu nước tương và thực phẩm sản xuất từ Trung Quốc vì
lý do an toàn cho sức khỏe của công chúng. Dưới áp lực của quốc tế, chánh quyền Trung Cộng đã miễn cưỡng tỏ ra quan tâm đến sự kiện chưa từng thấy tại đất nước này. Thực ra hàng hóa giả mạo đã trở thành mối lo ngại chánh của chính quyền Hồng Kông khi thực phẩm được chế biến từ Trung Quốc ào ạt đổ vào đã cạnh tranh với thị trường thực phẩm tại xứ này từ nhiều năm qua. Cuối năm 1998, Hải quan Hong Kong đã tịch thâu hơn 13 ngàn chai nước tương giả. Vài tháng sau, họ lại tịch thâu thêm một số lượng rất nhiều loại nước tương giả khác được bày bán ngoài thị trường tổng cộng trị giá trên 120 ngàn đô la Hong Kong . Loại nước tương này cũng đã được nhập cảng vào Úc trong cùng thời kỳ ấy mà không bị cơ quan kiểm phẩm phát giác.
Năm 2004, Hải quan và Cơ quan Tiêu thụ Hong Kong đã tịch thâu hơn 200 chai nước tương giả được tiếp tục bày bán như vậy nữa. Phần lớn những loại nước tương giả này được sản xuất dưới nhãn hiệu của những hãng nước tương nổi tiếng như Pear River Bridge . Mặc dầu trong số nước tương giả này có loại không phải chế biến từ tóc con người, nhưng thành phần công thức không được rõ ràng, đã làm cho người tiêu thụ quan ngại vì họ sợ bị ngộ độc và nguy hiểm đến sức khỏe.
Cơ quan Kiểm Soát thực phẩm Hong Kong đã hướng dẫn người tiêu thụ về phương pháp nhận diện các loại nước tương giả và nước tương thiệt bằng cách phân biệt các đặc tính khác nhau của nó như mùi, vị và màu sắc. Hiện thời các hãng nước tương Hong Kong đã thay đổi về hình thức trình bày chai và nhãn hiệu. Nhưng nếu không được phân tích bằng kỹ thuật, chưa chắc một nhân viên kiểm phẩm đã có nhiều năm kinh nghiệm với đôi mắt bình thường có thể phân biệt được huống hồ là người tiêu thụ không được huấn luyện về khả năng chuyên môn. Để chắc chắn, nhiều người ở Hong Kong đã từ chối mua nước tương của Trung Quốc. Một số khách hàng tiêu thụ khác đã cẩn thận hơn bằng cách tẩy chay luôn bất cứ loại thực phẩm nào được sản xuất từ Trung Quốc.
Mặc dầu chánh quyền Trung quốc cố gắng làm êm dịu sự chỉ trích của công luận thế giới về các loại thực phẩm mất vệ sinh bằng cách đưa ra biện pháp chế tài. Nhưng người tiêu thụ ở Hồng Kong vẫn còn lo ngại về sự an toàn của thực phẩm chế biến từ Trung Quốc. Bởi vì các hãng sản xuất nước tương tại lục địa vẫn tiếp tục dùng amino acid bào chế từ tóc của con người để làm nguyên liệu sản xuất nước tương. Hiện nay nhà cầm quyền Trung Công, dưới áp lực của các cơ quan thông tấn trong và ngoài nước, đã có lệnh cấm sản xuất các loại nước tương chế biến theo kiểu cách này, nhưng thực sự họ có quyết tâm hay không lại là một chuyện khác.
(kỳ sau: Các loại hàng hóa khác của Trung quốc)