Bài ca Trường Nguyễn Văn Trỗi

Nhạc và lời: Hồng Tuyến

Thứ Tư, 30 tháng 9, 2009

Anh em Trỗi miền Nam chúc thọ bác Nguyễn Thiện Thành

Mời xem bên "Bantroik5"!

TSQ Chiến khu 1

Mời vào QĐND cùng xem!

Thứ Ba, 29 tháng 9, 2009

BÀI ĐĂNG TRÊN VIETNAMNET.

Báo Vietnamnet có bài viết về quan hệ Việt-Trung cũng hay. Xin đăng lên để mọi người cùng đọc và suy ngẫm.

Chuyện ít biết về quan hệ Việt - Trung thời chống Mỹ
29/09/2009 06:00 (GMT + 7)
(TuanVietNam)- Nhân 60 năm nước CHND Trung Hoa, ông Dương Danh Dy, nguyên Tổng lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu bàn về quan hệ Việt - Trung thời kì chống Mỹ....XEM TIẾP

Thứ Hai, 28 tháng 9, 2009

Thứ Bảy với thày cô.

Đang mùa bão nhưng chiều Thứ Bảy tuần rồi trời không mưa, khí hậu mát mẻ, ở t/p Hồ Chí Minh có buổi họp mặt thật vui và cảm động giữa các thày cô và gần 30 học trò cũ K7,K8 nhân dịp thày Thịnh vào thăm t/p HCM.
Mọi người chúc mừng sức khỏe các thày cô. Thày Trọng còn phong độ lắm, có thể ngồi chiến đấu với các bạn trẻ tới cuối cuộc chiến , còn cô Thục thì tự tay làm bánh bột lọc mang tới bữa tiệc cho các trò. Bột được cô mang vào từ Huế, cô mới ra thăm quê, cô còn pha cả nước chấm riêng nên cái bánh ăn ngon khác hẳn với bánh ăn hàng, các bạn gái bận không tham dự được hẳn là tiếc lắm.
Thày Thịnh mừng vui gặp được cô Thục và nhiều học trò sau 40 năm, kể từ khi thiếu sinh quân chia tay, nhiều bạn thày vẫn còn nhớ cả họ tên bấy nhiêu năm mới gặp lại. Thày trò nhắc lại nhiều kỷ niệm những năm xưa, cái thời mà đám thiếu sinh quân của lứa tuổi phá và nghịch ngợm nhất. Các thày quản lý đám học trò này thật là vất vả. Thày nhớ nhất chuyện những năm ở Trung Hà đám k7, k8 phát hiện một kho đạn. Chúng lấy đạn đập, ném, đốt nổ ùng oàng khắp nơi, may chưa xảy ra chuyện gì lớn không thì chết chúng tớ hồi đó.
Đám học trò dụ khị anh Thịnh ơi ở chơi thêm vài ngày (thày thích anh em mình kêu bằng anh) anh tính đi xe đò giường nằm chất lượng cao cách gì vẫn lo nằm dọc đường vì trời đang mưa bão, sợ lụt lội bất tử. Anh em đã lấy vé để thày bay thứ Ba, dành ít thời gian đến chơi gia đình một số bạn ở Sài Gòn.
Thày Thịnh mời anh em có dịp ra Bắc lên Lạng Sơn chơi với gia đình thày, Kiên ngổ k6, bè bạn, thắng cảnh và rất nhiều món ăn đặc biệt của xứ Lạng.



Ảnh trên: Trong buổi gặp mặt.
Ảnh dưới: Dưỡng sức để chiến đấu tiếp với các trò.

TIN BUỒN!

Bạn Võ Quốc Công k6 vừa mất lúc 7g25' sáng nay 28/9/2009 tại BV An Sinh, TPHCM.
Xin chia buồn cùng Trần Thu Hồng, Võ Quốc Tấn và gia đình!

Kế hoạch tang lễ: Từ 9g30' ngày 30/9 đến 10g30' ngày 01/10/2009, tại Nhà tang lễ BQP, 5 Phạm Ngũ Lão, Gò Vấp, TPHCM. Sau đó truy điệu và đưa đi hoá thân hoàn vũ.

Trân trọng kính báo!


Chủ Nhật, 27 tháng 9, 2009

Đố tiếp món gì ?



Đây là hai món mà những anh em từng sống tại Lạng sơn hay thưởng thức . Nhưng tên của nó thì hơi khó nha .

4 sĩ quan K8 (Út "ít"- Trỗi)


Bình thường gặp nhau, anh em mình ăn mặc dân sự (không nói là "lôm côm"). Hiếm khi mới được nhìn thấy mấy ông bạn mặc quân phục (nhất là quân phục mới). Trông cũng oách ra phết (tiếc là mấy ông đại tá cao to của K8 bận việc không đi dự được). Mạn phép "lôi" cái ảnh này từ BTK5 về để anh em ngắm.
Từ trái sang: Lê Quang Hà B1 (4//), Lê Ngọc Hiền B3 (4//), Nguyễn Tiến Minh B1 (4//) và Sùng Hải B4(3//).  Toàn là đại tá đang "đợi tướng".
Mấy sĩ quan cao cấp trông oách thế này, xứng đáng đại diện cho K8, đi dự giao lưu 60 năm TSQ Việt nam, tại Thái nguyên, (tấm gương phấn đấu cho các cháu TSQ hiện nay).
Nguồn ảnh: BTK5

Thứ Bảy, 26 tháng 9, 2009

CẦU SOI BÓNG NƯỚC





Đạt bột, ĐH đã khoe ảnh cầu Phú Mỹ quá hoành tráng nên tôi chỉ còn biết trình làng bóng của nó thôi.
















- Đèn trang trí cầu. Hy vọng đêm sông SG rồi sẽ huyền ảo như "Hai sông bốn hồ"







- Khách đến thăm cầu.


Các bạn k7, k8 lên Thái Nguyên

Mời vào đây cùng xem!

Mời gặp mặt.


Ban liên lạc K7, K8 t/p HCM thân mời các bạn khoá 7,8 và các anh chị khoá trên tới dự buổi gặp mặt thân mật cùng các thày cô nhân dịp thày Thịnh vào thăm t/p HCM lúc 17h30 thứ Bảy 26.09.'09 tại nhà hàng Đất Tiên Sa số 3 Đống Đa TB (khu sân bay). BLL đã phân công người đón thày Thịnh, thày Trọng và cô Thục. Rất mong mọi người đến dự thật đông vui.
BLL K7, K8.
Một số bạn k7,8 tới thăm thày tại gia đình người em tại t/p HCM tối thứ sáu.

GẶP THẦY CŨ TẠI SÀI GÒN.


Tối qua,được Lê Hòa Bình báo tin thầy Thịnh ở ngoài Bắc mới vô.Vội kêu xe ôm đi ngay đến nhà thầy.Đến nơi đã thấy có mấy gương mặt khóa 7:Vũ Anh,Hữu Hà,Khôi đến trước tự lúc nào?Thầy nhận(hay đoán)ra tôi ngay.Chốc sau Hòa Bình và Văn Hoài Nam tới .Văn hoài Nam ôm theo chai rượu,bước vô nhà Nam mới biết là mình đã"chở củi về rừng" vì nhà thầy ở là một cửa hàng bán buôn rượu ngoại.Đỗ Nghĩa bận tiếp khách nên đến sau cùng.
Sau khi làm hết 2 chai, ăn hết nồi lẩu rắn hầm xả do chủ nhà chiêu đãi. Cả thầy và trò cũng đã xừng xừng, nói theo ngoài Bắc là ngà ngà. Chủ đề chính vẫn là chuyện hồi ở trên trường Trỗi. Chuyện nổ như pháo ran. Bây giờ mới là phút nói thật giữa thầy và trò. Thầy trải lòng: "Bây giờ về hưu rồi, kỷ niệm về trường Trỗi ập về không thể nào quên! Thấy Kiên báo có trường Trỗi lên chơi là thầy thu xếp đến ngay." Trò thì mới có dịp thú tội, khai ra những trò nghịch ngợm có mình tham gia mà hồi đó kiên quyết "không phải cháu". Trong trí nhớ thầy mấy cái tên học sinh nghịch ngợm không bao giờ phai mờ, những Đàm quang Lương, Phan Tú Tùng, Bùi Việt Sơn khóa 8...Được thầy luôn nhắc tới. Thầy Thịnh được học trò nhớ vì rất hay có trò điểm danh,báo động lúc nửa đêm và nghiêm khắc. Thầy nói lúc đó mà không cứng rắn thì các thầy cũng khổ, ngoài quản một lũ học trò luôn nghịch ngợm không phải dễ, còn phải chịu trách nhiệm với gia đình học sinh, với cấp trên. Mọi suy nghĩ không hay về thầy của trò chợt tan biến. Sợ thầy mệt vì mới đi một hành trình dài, mấy lần trò đứng lên để về nhưng thầy dường như vẫn còn quyến luyến nên cứ giữ lại nói chuyện. Anh chủ nhà nghe chuyện cứ "mắt chữ A,mồm chữ O", không ngờ có loại học sinh nghịch như thế? Hẹn gặp lại thầy tối thứ 7 cùng thầy Trọng, cô Thục.Khóa 7 chủ trì.

Thứ Sáu, 25 tháng 9, 2009

Thử tài...đoán.

Chào các "nhíp ảnh ra", tui hổng còn nhớ đã chụp hình ni ở đâu, có vẻ như trên cao nguyên? nhưng mấy tháng nay tui chưa hề lên đó. Nhờ các bác đoán coi, cảnh bình minh này là ở dưới xuôi hay trên ngược?



Máy chụp hình của tui hổng có chức năng GPS nên phải nhở các chiên gia phán giúp.

Lễ hội bắt chạch



Trò chơi này thường diễn ra ở các hội làng Kinh Bắc, Phú Thọ, Vĩnh Yên... Ở Hà Nội có làng Hồ Khẩu, vùng Bưởi.

Đặt một hàng chum trước sân đình, đủ cho số cặp đăng ký dự chơi. Mỗi cặp là một đôi nam nữ chưa chồng, chưa vợ. Gái áo cánh trắng hoặc hoa đào, khăn hồng, yếm đỏ, áo tứ thân, bao xanh, cài dây sà tích bằng bạc. Trai áo cánh lụa, quần ống sớ, thắt lưng màu đỏ đặt cạnh sườn.
Trống phát lệnh ba hồi. Từng cặp làm lễ thần hoàng trước ban án, lễ xong; trai đưa cánh tay trái ôm ngang lưng, bàn tay xòe bóp nhẹ vào ngực bạn gái, còn cô gái đưa cánh tay phải ôm ngang lưng trai.

Đến cạnh chum, họ vẫn đứng trong tư thế ôm nhau, một tay xoa lưng, sờ ngực nhau còn một tay cùng cho vào chum khoắng tìm bắt chạch. Hai mặt phải đối điện, bốn mắt nhìn nhau.
Ở làng Hồ Khẩu, cũng bắt trạch như thế, chỉ khác là thay động tác sờ ngực, xoa lưng bằng chàng trai đưa tay trái cầm lấy cổ tay phải của cô gái. Trong lúc bắt chạch, cô gái tìm cách rút tay ra, chàng trai phải cố nắm giữ lấy, nhưng nhẹ nhàng, không làm đỏ cổ tay cô gái thì mới đạt yêu cầu. Cặp nào bắt được chạch trước mà cổ tay cô gái có hằn vết tay nắm cũng không được.
Sưu tầm  (tôi không chịu trách nhiệm về nội dung)

Thứ Tư, 23 tháng 9, 2009

KHI NGƯỜI LÍNH VỀ ( tiếp và hết)

(Đăng nốt để các bác đọc cho liền mạch)
Ông hiệu trưởng cầm mảnh giấy của giám đốc sở, phân vân một lát rồi hỏi :
- Cậu định muốn vào lớp nào?
- Tùy thầy thôi ạ, thầy xếp vào đâu thì em học ở đó.
- Khó là tớ xếp cậu vào đâu đều không ổn cả, vì các giáo viên chủ nhiệm lại cho là tớ thế này thế nọ, làm khó họ, thật tình họ không muốn lớp của họ có học sinh quá lứa như cậu, họ khó xử mà, cậu hiểu điều đó không? Cậu cứ đề xuất thì dễ hơn cho tớ, khách quan mà !.
- Thế thầy cho em vào lớp F_ Tao cũng tính vào lớp F do cô H làm chủ nhiệm, cô dạy môn tiếng Nga, cái môn tao sợ nhất, vào lớp này hy vọng trông cậy vào sự “ chiếu cố” của cô. Chứ thực tao cũng chả có một tí liên hệ nào với cô ấy.
Thầy hiệu trưởng ghi vào giấy rồi chỉ cho tao xuống lớp. Tao cầm giấy không xuống lớp mà xin phép ông hai ngày sau lên lớp, để tao còn chuẩn bị sách vở.
Ông đồng ý !
Cả nhà mừng cho tao, cái thằng điên ! Mỗi người lo cho tao một chút, người cây bút, người tập vở.v.v..Thằng Hồng mua cho tao một đôi dép nhựa gia công mầu nâu đỏ, nó bảo :” Chịu chơi nhất Hà Nội đấy ! Tao sắm cho mày để tán các cháu cùng lớp cho ngon .” Bố sư nó, có vẻ nó chưa hết “cay cú” cái chuyện tao đi học.

Đêm trước hôm lên lớp tao nằm thao thức, cứ mường tượng ra cái cảnh đến lớp chẳng giống ai mà ngại, chẳng biết thầy cô và lũ trẻ kém mình 6,7 tuổi họ nghĩ gì khi thấy trong lớp xuất hiện một thằng lính luống tuổi ….Mừng, lo, buồn lẫn lộn mày ạ !

***
Buổi đầu đến lớp buồn cười lắm ! Tao lẳng lặng vào ngồi vào cái bàn cuối cùng của lớp 10 F. Cả lớp học sinh đang túm năm , tụm ba đùa nghịch, tán chuyện, thấy tao vào, không ai nói gì, lẳng lặng tự đi về chỗ của mình ngồi im thít. Cả lớp ngồi ngay ngắn trật tự, một vài cô cậu liếc trộm về phía tao ngồi rồi rì rầm bàn tán. Sau này, khi đã quen biết, chúng nó mới bảo :” Lúc ấy tụi em cứ tưởng anh là giáo viên ở trên xuống dự giờ “. Tưởng gì nữa ! Giống quá đi còn gì. Hôm ấy tao mặc khá bảnh, áo sơ mi trong quần, dép nhựa nâu gia công của thằng Hồng, cái cặp sách kiểu gấp thường thấy ở các viên chức quèn hay mang của ông già cho, trông khác gì anh giáo trẻ mới ra trường. Chúng nó sợ và tưởng là phải.
Giờ học đâu tiên là giờ lý, một cô giáo trạc 40 bước vào, sau khi chào cả lớp cô hỏi ngay :” Em nào là Thuấn ?” , tao đứng lên. Sau đó cô giới thiệu tao với toàn lớp, cuối cùng cô kết luận :” Anh Thuấn đi bộ đội về bỏ học đã lâu, nay học lại sẽ rất khó khăn, mong các em sẽ chia sẻ giúp anh Thuấn trong học tập để đuổi kịp các bạn trong lớp. Riêng Thuấn, em cũng xác định cần thời gian bao nhiêu để kịp các bạn trong lớp?”
Thưa cô ! Cho em hai tháng ạ và rất mong các bạn giúp đỡ thêm tôi trong học tập _ Tao trả lời chân thành , mạch lạc. Cả lớp nhìn tao lạ lắm, những tiếng cười rúc rích và cũng không ít ánh mắt chia sẻ mến phục nhìn tao như một người anh, chủ yếu là lũ con gái. Tao như được giải tỏa, như không còn cách trở , xa lạ nữa giữa cái lớp 10 F ngày ấy.
Tao bắt đầu lao vào học , chăm chỉ miệt mài nhưng lạ là tối thuộc lầu hết bài rồi thế mà sáng ra quên tiệt. Cái đầu thằng lính bao năm nay vẫn quen với nhịp gấp gáp từ cuộc chiến, mọi điều đến rồi đi , sống và chết, bại và thắng, gian khó, mất mát hàng ngày đi qua với mỗi thằng lính, bấy giờ cũng phải biết cách quên để tiếp tục tồn tại. Có chăng đọng lại trong ta tình đồng đội….

Thuấn vẫn ngồi trước tôi nhưng cái dáng vẻ của ông Vụ trưởng không còn nữa. Anh lính K10 E4 xưa lại hiển hiện khi chúng tôi nhắc về quá khứ, những thằng lính đoàn Phong Quảng năm nào bám trụ ở Phong sơn, Cổ Bi , ở sông Bồ, làng Huyền. Chuyện giữ chốt mùa mưa 1973, chuyện bắn tỉa, giành giật từng tấc đất….Mãi chúng tôi mới trở lại câu chuyện đi học của Thuấn được.

Dần dần rồi tao cũng quen và cũng theo được lớp trẻ. Suốt 2 tháng trời cái bà dạy lý không hề nhắc nhở gì đến tao. Đúng thời hạn bà ấy bắt đầu gọi tao lên kiểm tra bài đầu giờ, lần đầu bị kiểm tra tao cũng trả lời tàm tạm. Tưởng hôm sau yên, đâu ngờ bà ấy lại gọi kiểm tra tao tiếp, cứ thế suốt 6 buổi liền mày ạ, cứ đền giờ lý là tao đều bị kiểm tra và cả 6 lần tao đều đạt yêu cầu, có đôi lần đạt khá nữa. Từ đấy về sau tao mới được trở lại bình thường như các học sinh khác. Với các môn khác tao cũng đều được các giáo viên chú ý và mỗi người có một cách giúp tao những với cô giáo dậy Lý thì ấn tượng nhất. Sau này tao nghe lũ học sinh chúng nó kể là mỗi lần thấy trò lười ở các lớp khác, bà ấy đều mắng :” Được học mà không chịu học, sang lớp F mà xem ….” .
Một năm đèn sách trôi nhanh, thi đại học tao vượt điểm chuẩn vào trường cao nhất lúc ấy là Đại Học Bách khoa 2 điểm, chưa phải dùng đến chế độ ưu tiên bộ đội cũ. Nhưng chờ mãi không thấy gọi trong khi các trường chúng nó có giấy gọi cả. Sốt ruột tao lên bộ Đại học hỏi, mới hay tao nằm trong danh sách dự bị đi học nước ngoài. Năm 1978 tình hình hai đầu đất nước căng thẳng, ở Tây Nam đã đánh nhau rồi, nhiều học sinh lại phải ngưng học, trong đó có cả những đứa có điểm đi nước ngoài, họ giữ tao để thay những vị trí khuyết do phải ra trận. Nghĩ mà buồn quá, lại một lứa đàn em phải ngưng học để ra trận…Đất nước ơi!
Mẹ tao dứt khoát không muốn tao đi xa nữa, dù đó là Liên Xô, là nơi người ta bảo sung sướng . Bà không muốn xa tao một lần nữa, chiều mẹ, tao lên bộ đại học rút hồ sơ về học K19 Đại học giao thông . Thế mới ngấm , mới hiểu nỗi lòng mẹ, chạnh lòng nghĩ tới những bà mẹ hôm nay tiễn con ra trận…
Câu chuyện ghi lại ở quán XƯA _ 65 Phùng Hưng Hà Nội_ 31/8/2009
Viết bởi : Phong Quảng _ TP.HCM 10/09/2009

Thuấn hiện là vụ trưởng một vụ ở bộ giao thông vận tải, cùng tiểu đoàn 10 Anh hùng với Hoàng Mạnh Thắng K7. Tiểu đoàn 10 nổi danh cùng 10 cô gái sông Hương trong mậu thân 1968.

KHI NGƯỜI LÍNH VỀ

Tháng 8/1977 tao mới được ra quân, sướng ! Cứ nghĩ, về nhà gặp được cha mẹ và các em, nghỉ vài hôm rồi xin đi làm một công việc nào đó , ổn ổn rồi lấy cô vợ , một cuộc sống bình yên như từng mơ ước. Nhưng sự đời thật không đơn giản mày ạ. Ngày đi lính tao vừa tốt nghiệp lớp 9, chưa có nghề ngỗng gì, về nhà cớ ngỡ phường khóm chào đón mình như ngày ra đi. Nào ngờ, hàng ngày cầm cái quyết định ra quân và giấy giới thiệu của Phường đi khắp nơi xin việc, hầu hết nhận được cái lắc đầu. Một vài nơi thương hại đồng ý thì bố trí cho làm chân bảo vệ, chán nản tao quay về trả Phường cái giấy giới thiệu. Mấy ông phường tỏ ý quan tâm giới thiệu tao vào làm phụ vặt, chạy loong toong cho mấy hợp tác xã gia công gì gì đó. Chả lẽ đánh nhau mãi để rồi về làm mấy cái việc này sao, nghĩ mà chán, chẳng thấy tương lai đâu cả ? Cũng tại mình không nghề, ít chữ…
Nằm nhà hai hôm suy tính có lẽ phải học tiếp để có cái bằng lớp 10 rồi thi trung cấp hay học lấy một cái nghề nào đó. Lúc bấy giờ nhiều người đi học công nhân kỹ thuật ở Liên Xô cũ , tao cũng chỉ ước mơ có vậy. Tao quyết định trở lại đi học, khi nói với mọi người trong nhà ý định của mình, tất cả đều chăm chú lắng nghe nhưng không ai có ý kiến gì…Mọi người thương tao không chỉ tao là thằng lính chiến về thiệt thòi về chuyện học hành ( Trong thời gian tao ở lính ba em tao cũng đã lần lượt vào đại học, chú út vừa thi xong đủ điểm học nước ngoài) mà còn tỏ ý ái ngại vì tao đã chưa hiểu hết về xã hội bây giờ và không tin tao học được sau những năm tháng chiến tranh, nhưng không ai dám nói ra. Cậu em sát tao đang học đại học giao thông nhẹ nhàng hỏi :” Anh xem liệu sức mình còn học được không ? Và anh định học ở đâu bây giờ ? ”
- Ơ cái thằng này hỏi kỳ thế ! Chiến tranh tao đi lính từ trường Hai Bà Trưng, thì bây giờ hòa bình tao về lại, trường phải nhận chứ làm sao. Không học thì tao làm gì bây giờ đây ?. Mấy ngày nay đi xin việc đứt lưỡi có ai nhận đâu.
Không ai trả lời cho tao, nhưng biết cả nhà thương tao vô cùng, mà không biết làm sao.
Hôm sau tao lẳng lặng cầm tờ quyết định ra quân đến ngôi trường mà cách đây hơn 5 năm tao đã phải rời xa nó để vào Nam chiến đấu. Hai Bà Trưng, ngôi trường xưa vẫn thế mà giờ sao thấy xa lạ , lạnh lùng. Học trò cũ đâu còn, các thầy cô thì không thể nhận ra tao trong bộ đồ lính nhàu nát cùng khuôn mặt khắc khổ già trước tuổi của mình.
Vào văn phòng tao đưa giấy cho thầy hiệu trưởng và trình bày :”Em là học sinh cũ của trường, đi bộ đội năm 1972 nay được ra quân, em muốn xin được học tiếp lớp 10.”
Thầy hiệu trưởng nhìn tao lạ lẫm, phân vân lắm, sau cùng ông cũng nói thẳng là không thể được vì tao đã quá lớn tuổi rồi. Thất vọng trở về nhà, vừa đặt lưng xuống nằm thì thằng Hồng ở đâu xồng xộc chạy vào, nó la lớn :” Thuấn về rồi đấy à, mẹ mày ! Sao đến bây giờ mới chịu về ?” . Chúng tao ôm nhau rồi ngồi trò chuyện.Tao kể chuyện đơn vị, còn nó kể : nó bây giờ đang làm phụ xe cho công ty vận tải lương thực, kinh tế cũng tàm tạm ( cái thời mà ông tài xế được trọng vọng hơn cả tiến sĩ, giáo sư) , sang năm nó sẽ được đi học lái xe, lúc ấy sẽ khá hơn nhiều.
Nghe tao nói ý định của mình, nó tròn mắt
- Mày điên à, bây giờ còn đi học, ai nuôi mày. Để tao xin cho mày vào chỗ tao, làm phụ xe như tao, chỉ hai năm là được đi học lái xe. Khi đã là tài xế, mày thấy đấy thiên hạ có ai dám ngồi uống bia hơi cả chục vại như họ nào, đi xa thì cơm bưng nước rót…
- Tao điên đấy! kệ tao !
Lúc bấy giờ tao chỉ muốn tống cổ nó ra ngoài. Thằng Hồng vẫn nài nỉ thuyết phục tao :“ Mày từ bỏ chuyện học hành đi, đừng viển vông hão huyền nữa.” nó còn một thôi một hồi nào là bố mẹ tao nuôi ba đứa em ăn học cũng kiệt sức rồi và cũng như mọi người nó nhất định không tin tao học được, nhưng nó còn dám nói thẳng ra.v.v.
Rồi nó rủ tao đi ăn, uống cốc bia cho thanh thản đầu óc. Hai thằng chở nhau bằng xe đạp lên tận Lý Quốc Sư vào nhà hàng đặc sản, chà chà từ bé đến giờ tao mới bước chân vào đây lần đầu và cũng lần đầu tiên tao được thưởng thức món chim ngói quay cùng vài ba món nữa rất ngon. Hồng ra quân trước tao có một năm mà giờ khá thế, tiền có vẻ rủng rỉnh lắm. Hai thằng vừa ăn vừa ôn lại chuyện đơn vị, chuyện Phong Điền, Hương Trà xưa, lúc ra về nó dúi vào tay tao mấy chục đồng, nhưng tao nhất quyết không nhận.
Hôm sau tự nó làm cho tao cái đơn xin việc, đến bảo tao ký vào còn các việc khác để nó lo, nó còn mang đến một bao gạo khoảng 5kg và nói :” Tao làm nghề vận tải lương thực, hàng ngày chỉ quét gạo vãi trên thùng xe cũng đủ ăn, hơi sạn một tí chịu khó nhặt , gạo bây giờ quí lắm.”
Tao biết, giờ với gia đình tao cái gì không quí, nhưng tao dứt khoát không nhận và nói với nó :” Đi nhậu với mày thì được, nhưng tiền và gạo dứt khoát tao không lấy, mày mang về đi .” Hồng biết tính tao khí khái ( bây giờ họ gọi là sĩ ấy) đành cầm về nhưng vẫn để lại lá đơn xin việc lại cho tao, nó nói trước khi về :
- Mày nghĩ kỹ đi, nếu định đi làm thì ký vào đơn , bảo đảm với mày tao xin được việc cho mày.
Mấy ngày liền nằm nhà tao tìm lục đống sách cũ của các em để lại, nghiền ngẫm mớ kiến thức mà tai ù đặc, mới thấy kiến thức của mình rơi vãi quá nhiều. Giờ đi học lại đúng cũng không phải chuyện đùa. Cầm tờ đơn thằng Hồng viết sẵn tao lung bung suy nghĩ chưa biết tính sao thì nó lại đến. Nó chạy qua gian bếp chào mẹ tao rồi nhảy vào nhà , nhìn tao bên đống sách thăm dò. Cái thằng nó vẫn thế, vẫn nhiệt tình bồng bột nhưng chu đáo với anh em, mấy hôm nay cứ đi làm về là chạy đến nhà tao, tao cũng biết nó lo và thương tao. Ngày trong Nam, khi tao xuống đồng bằng cánh Nam lên muộn, không có tin tức gì, anh em bảo nó đã khóc làm như tao chết rồi ý. Tiên sư cái thằng bây giờ vẫn thế !
Nhìn đống sách cũ trên giường nó bảo :” Thôi đừng điên nữa Thuấn ơi ! Đi làm đi cho xong”
Nghe nó nói tao lại muốn khùng nhưng kìm lại vì sâu xa nó cũng vi mình, tao bảo nó :” Mày để tao điên nốt năm nay, năm sau nhờ mày lúc ấy tao sẽ gọi, còn bây giờ mày về đi !”
Hông lẳng lặng ra về, tao xuống bếp đã thấy túm “gạo sàn xe” để ở góc, biết là của nó lén đưa cho mẹ . Ôi Hồng ơi !
Hôm sau tao lại cầm giấy mò lên tận sở giáo dục, bác bảo vệ chỉ cho phòng giám đốc là tao đi thẳng vào gõ cửa. Cánh cửa mở ra, bác giám đốc nhìn thấy tao nở nụ cười tươi như đã quen lâu rồi ý. Vừa kéo tao vào bác vừa nói :
- Chào đồng chí ! Lại có kế hoạch quân sự gì với sở hả ? Chúng tôi đã triển khai cho các trường tập các nội dung quân sự theo chương trình…._ Ôí giời ơi ! Ông ấy cứ tưởng tao là lính bộ tư lệnh thủ đô sang làm việc với sở.
Khi hiểu ra, ông gật gù ngẫm nghĩ, rồi nói :” Người ta không nhận cũng có lý của họ đấy ! Nhưng thôi, tôi sẽ giải quyết trường hợp của cậu, quan trọng là cậu có học được hay không thôi.”
Ông viết cho tao mấy chữ xuống trường, rồi chúc tao cố gắng học và thành công.
( còn tiếp)

Thứ Ba, 22 tháng 9, 2009

Thứ Hai, 21 tháng 9, 2009

THEO YÊU CẦU CỦA KHẮC VIỆT.

Sáng nay bay vào Đà nẵng.Bây giờ mới vô coi được comment của mọi người.
Đối diện với mấy cái nhà trụ sở là đây,lễ đài cho các quan đầu tỉnh đứng vẫy vẫy khi có dịp thể hiện?Mà có được mấy khi?
Khi tổ máy số 3 khởi động thì thị trấn Mường lay sẽ chìm trong nước.Sang năm sẽ khởi động tổ máy số 1.Tôi tự nghĩ có lẽ mình đi chuyến này may mắn vì được nhìn lần cuối quang cảnh này.Ở thành phố Điện biên phủ mạng ở khách sạn "phọt phẹt"không vô được.Đăng mấy tấm hình Điện biên phủ ở một góc nhìn khác:

Đồi A1 được bao quanh bởi 1 bức tường.

Cánh đồng Mường thanh nhìn từ đồi A1

Điện biên phủ nhìn từ trên cao.

Đội quân bán thuốc"một người uống ,hai người vui"lối vào "Hầm Đại tướng".
Gửi từ Đà nẵng

Họp măt kỉ niệm 45 năm ngày anh Trỗi hy sinh

Mơi đọc bên Bantroik4!

Họp BLL phía Nam.

Trưa thứ Bảy tuần rồi, Ban liên lạc cựu học sinh Trường VHQĐ Nguyễn Văn Trỗi (TCCT) tại t/p Hồ Chí Minh gồm các trưởng BLL các khóa từ 1 đến 8 đã họp mặt tại Đất Tiên Sa. Buổi họp đã cơ bản thống nhất về những nguyên tắc hoạt động của cựu học sinh Trường VHQĐ Nguyễn Văn Trỗi tại t/p Hồ Chí Minh. Những nguyên tắc này sẽ được trưởng BLL các khóa ở phía Nam phổ biến đến anh chị em trong khóa mình.
Ảnh: Đại diện các khóa.
(Ghi chú: vắng đại diện khóa 2, còn người đứng áo trắng bên phải không phải trưởng ban LLk7, là hội viên hội thường nhậu được phân công đăng tin.)

LAI CHÂU đến MƯỜNG LAY.

Rời Sapa trong khi đang mưa, chúng tôi đi Lai châu. Qua thác Bạc.một địa điểm du lịch. Thác Bạc lúc này đang nhiều nước nên trông rất hùng vĩ. Nhưng cảnh quan xung quanh đã bị con người tàn phá, khai thác quá mức mà không muốn bỏ tiền.
Dọc đường đi rất nhiều thác đẹp, có thác nhìn như chảy từ trên mây xuống cảm tưởng đang xem trong film "Tây du kí"vậy. Do xa quá, máy ảnh du lịch không thể cạnh tranh với anh H.T và ĐH được. Đi qua thị xã Lai châu mới xây dựng thấy đầy sự vô lí nhưng có lẽ các quan chức ở đây thấy vẫn có lí? Trung tâm thành phố và trụ sở cơ quan xây rất to, bên cạnh đó hầu như là nhà các quan còn lại là nhà dân, đường xá gần như "bỏ quên"? Quang trường thị xã còn to hơn quảng trường Ba đình (?). Không biết làm to như thế để làm gì? Một tỉnh nghèo nhất nước nhưng có lẽ 'ăn chơi" nhất nước?




Bên cạnh là đường suốt từ Lai châu qua Phong thổ đến hết tỉnh Lai châu. Đoạn đường từ Phong thổ đến Mường lay có 70 km mà chúng tôi đi hết hơn 4 giờ. Đoạn này như một đại công trường vì nay mai nó sẽ chìm sâu trong nước hơn 20 m phục vụ cho đại công trình thủy điện Sơn la.




Cầu Hang Tôm cũng chịu chung số phận. Nước sẽ ngập đến đỉnh cầu.

Cầu Hang Tôm mới đang xây dựng.

Thị xã Mường lay cũng sẽ chìm sâu đến 15 m. Trong ảnh:Nước gần đến mực đất đỏ đang ủi làm đường phía trên.


Từ thị xã Mường lay đi Điện biên phủ còn 101 km nữa. Cả thị xã có độc nhất 1 khách sạn Lan Anh. Chúng tôi nghỉ đêm tại đó. Tối đó vừa uống rượu, vừa được nghe Cương (chủ khách sạn,mà cũng là người quen của H.) biểu diễn thổi kèn lá. Đồng thời cũng dạy mọi người kỹ thuật thổi kèn.
Gửi từ Hà nội

Thứ Bảy, 19 tháng 9, 2009

vnweglogs bị DDOS rồi. (DDOS - Distributed Denial Of Service)

VNWeblogs bị DDOS rồi.
Lúc này là 18h30 vào các blog của hệ thống vnweblogs đều không được - do đó các trang của K5 kẹt luôn. chỉ có hệ thống blogger của google là còn cụ cựa. Thôi thì chờ vậy.

Thứ Sáu, 18 tháng 9, 2009

Loanh quanh vườn nhà, lộc vừng lại nở.

 
Đêm mưa

 
Tam quí: Lộc non, lá vàng và hoa ... rụng
Posted by Picasa

Thứ Năm, 17 tháng 9, 2009

Cáo lỗi.

Vì bản "thông báo gặp mặt" buổi "Gặp mặt giao lưu, liên hoan văn nghệ Kỷ niệm 60 năm thành lập nước CHND Trung Hoa (1/10/1949 - 1/10/2009)" được đăng lên ÚT TRỖI, đã nhận được nhiều nhận xét phản ứng rất bức xúc của anh em (trong đó có cả nặc danh). Để đảm bảo đúng tiêu chí  và không khí chung của trang tin, ÚT TRỖI đã "cất" thông báo này.
Xin cáo lỗi cùng anh em! Mong thông cảm.
ÚT TRỖI

(Bác nào muốn xem thông báo xin mời đọc tại đây)

Sướng lây


Thấy bạn đi Sapa và khen cảnh Sapa đẹp tuyệt, chợt cái máu "mải chơi" của tôi nó lại được dịp bùng phát. Thèm đến độ như người ta nói "nước dãi chảy ròng ròng". Đã từng nghe có người nói : "Lên Sapa chỉ có 1 cái khó duy nhất, đó là lúc phải nói lời tạm biệt". Quả là đúng, chả biết tại sao? Cứ đến lúc ngồi trên xe "hạ sơn" là lại có cảm giác thoáng buồn và nhơ nhớ. Chỉ mới có 2 lần lên Sapa, trong 1 khoảng thời gian cách nhau không lâu, vừa chia tay Sapa chưa đầy 2 tháng, thế mà nghe nhắc đến Sapa mạch đã giật đùng đùng. Hay ăn phải bùa mê, thuốc lú của bà Dân tộc nào rồi ? Có lẽ đúng, "bùa mê, thuốc lú" đó chính là sự quyến rũ của cảnh đẹp ở Sapa. Dãy núi Hoàng liên sơn hùng vĩ với những đỉnh núi thấp thoáng trong mây, những bản làng và những thửa ruộng bậc thang bên sườn đồi, những suối và thác, những sắc màu sặc sỡ trong trang phục của đồng bào các Dân tộc... sao mà ngắm mãi không chán. Sương mù thì khỏi bàn, nó là cái tạo ấn tượng đầu tiên khi tôi đặt chân lên Sapa và nó cũng là cái không thể thiếu được của Sapa. Những lúc lang thang trên đường xuống bản, nhìn những đám mây bao phủ trên dãy Hoàng liên sơn liên tục chuyển động, khi thì bốc lên cao, lúc lại ùa xuống thung lũng làm cho những đỉnh núi khi ẩn khi hiện thật là cảnh tượng huyền ảo. Có lúc đang đi, con đường trước mặt chợt biến mất vì mây núi đã ập xuống lúc nào. Rồi mây tan, nắng lại tràn lên những thửa ruộng bậc thang, tạo nên những mảng màu rực rỡ.
Còn mưa và lạnh thì cứ xơi cơm lam nướng với thịt gà đồi nướng hoặc vài xiên thịt lợn "cắp nách" nướng. Làm thêm vài quả trứng nướng hoặc vài con chim cu nướng thơm lừng- nướng tất tật, thì tha hồ mà ấm bụng. Bác nào thích khỏe khoắn thì đi tắm lá thuốc đồng bào Dân tộc, tắm xong sẽ được tặng 1 chén rượu "ông uống, bà...chê" để tăng cường sức lực và nhớ đến sự chăm sóc ưu ái của bà chủ mà "nhớ hàng lại đến".
Thôi dài dòng quá! Không biết hôm nay trên Sapa thế nào nhỉ? Nghe nói bão số 8. Hy vọng bão chỉ đến Hà nội thôi, để mọi người còn thưởng ngoạn cảnh đẹp mùa lúa chín mà người ta hay gọi là "mùa vàng". Chứ mà bão kèm theo mưa lũ, sạt đường...thì tội nghiệp quá. Dù sao nếu đã có 1 chuyến đi, chúc bạn tìm được nhiều cái vui, kể cả cái việc nếu phải nằm trong KS, trùm chăn ngắm mưa và sương mù bay đầy ngoài cửa sổ.
Còn tôi, "mùa vụ" thì vẫn cứ thất bát, việc "nông" thì cứ nhàn dài. Tìm cớ để đi thì lại chưa có. Thấy bạn đi đúng chỗ mình thích, đâm sướng lây, ấy là cái tật "ba hùa" và "nói leo" nó cứ thế. Vẫn biết là tật xấu, nhưng Sapa đẹp thế làm sao không "hùa" được! Thôi thì cứ huyên thuyên 1 mình, tưởng tượng ra mọi thứ như thằng mộng du đang lang thang ở Sapa. Bỏ qua hết những âu lo, muộn phiền...để tự sướng. Lần đầu lên, ruộng còn chưa có nước. Lần sau lên, thảm lúa xanh mướt đã trải khắp núi đồi. Hẹn mùa vàng gặp lại, chắc đành lỗi hẹn với Sapa.
________________________________________
Đi đâu loanh quanh, cho đời mỏi mệt...

Kế hoạch cánh đi Thái Nguyên

* Ngày 23/9:
- 8g30: xe đón từ Trạm 66, Phan Đình Phùng.
- Trưa: Nhận phòng, ăn cơm ở Thái Nguyên.
- Chiều: lính Trỗi tự tổ chức đi thăm nhà anh Chu Thành k1, thắp hương cho 2 cụ.
- Tối về nghỉ tại Thái Nguyên.
* Ngày 24/9:
- Sáng giao lưu tại trường TSQ Việt Bắc.
- Trưa: liên hoan tại trường.
- Chiều: lính Trỗi thăm An Mỹ.
- Tối: về nghỉ ở Thái Nguyên.
* Ngày 25/9:
- Sáng: thăm ATK Định Hóa.
- Ăn trưa. Kết thúc.
Anh em nào đi dự: xác nhận lại với Kiến Quốc (0903830939) để chuẩn bị chu đáo.

Thứ Tư, 16 tháng 9, 2009

THĂM SAPA

Chở chúng tôi đi, ngoài H.còn N., cũng là một doanh nhân ở Lào cai. N.nguyên là một sĩ quan hình sự CA đã từng được phong AH đã từng là đội trưởng Hải quan cửa khẩu Hà khẩu. Nay chuyển ra quản lí một mỏ vàng. Rất nhiệt tình và mến khách.
Sáng nay, dậy sớm đi thăm thị trấn Sapa.Các người mẫu dân tộc, sau một đêm ngủ ngoài trời lạnh cũng dậy chuẩn bị cho du khách chụp ảnh.


Bỏ xe lại, chúng tôi thuê xe 16 chỗ với lí do đi chung cho nó vui. Phải công nhận Sapa có những phong cảnh đẹp tuyệt. Những thửa ruộng bậc thang đang mùa gặt làm các tay săn ảnh phải ngây ngất say mê. Chúng tôi cũng không phải ngoại lệ.






Người dân tộc ở đây có vẻ như nắm rất vững những điểm mà du khách hay dừng lại để ngắm cảnh và chụp ảnh. Tất cả những điểm đó họ đều có mặt để tiếp thị bán đồ lưu niệm hoặc làm Model để chụp hình.

Họ rất chuyên nghiệp(?) khi khẽ quay đi tạo vẻ duyên dáng khi chụp, đồng thời dấu được mặt mình.


Điểm đến kế tiếp là bản Tả van trong thung lũng Mường hoa. Hóa ra ông chủ của điểm du lịch Cầu Mây là bạn của H. Hẹn giờ sẽ quay trở lại ăn cơm với ông chủ sau khi đi thăm bản Hồ.

Bản Hồ là một làng dân tộc Tày nhưng đã bị con người làm cho xấu đi. Ở đây đang có một công trình thủy điện mọc lên từng ngày. Con suối chảy qua làng không còn những viên đá cuội đen bị nước bào mòn tròn nhẵn làm nên nét đẹp của làng, thay vào đó là những tảng đá sần sùi trắng toát.


Chúng tôi quay lại Tả van. Ông chủ đã chuẩn bị một bữa ăn nấu theo kiểu địa phương ngon và lạ miệng. Nói riêng về ông chủ nhà cũng tên là Hà"mèo", dân Nam định. Cái tên "mèo" kèm theo là vì ông hay dùng cái "lí của người Mèo". Ai cũng nói ông "hấp" hay gây sự đánh khách (?). Hỏi ra mới biết, một lần ông đánh khách là do khách ỷ có tiền phách lối. Một lần nữa có mấy thằng "Tây' có hành động coi khinh người VN,bằng cách ném kẹo xuống đất để trẻ con nhặt rồi chụp hình. Ông cũng mua kẹo rải xuống đất bắt nó nhặt, nó không nhặt ông nắm cổ nó dúi xuống và đánh. Hâm hấp như ông còn hơn ối người!

Cả ngày đi như thế, nhiều lúc đi bộ như tôi quả là khó khăn gấp nhiều lần. Chiều về mãi đến 17 giờ Sapa bắt đầu có mưa. Trước lúc đi thấy đài báo cơn bão số 8 đang đổ vào đảo Hải nam (TQ) cũng thấy ngại, nhưng khi lên Sapa thấy vẫn chưa có gì (?). Trời nắng đẹp, mát mặc quần áo bình thường. Đến Bản Hồ còn thấy nóng khó chịu.
Mai,chúng tôi sẽ đi Lai châu,dự kiến sẽ nghỉ tại Mường Lay sau khi tham quan mấy khu khai thác mỏ của H. "đại ca" và một số cảnh đẹp Phong thổ.H. đã điện trước người quen đặt đồ ăn,phòng nghỉ. Chúng tôi tối nay phải"chiến đấu"với dân địa phương Lào cai,nên đã phân công người tiếp đội bạn. Đám còn lại tranh thủ nghỉ dưỡng sức cho "trận chiến đấu ngày mai". Nghe nói rất thích "tiếp khách". Mấy ngày nay có vẻ hơi xuống sức.
Gửi từ Sapa