Bài ca Trường Nguyễn Văn Trỗi

Nhạc và lời: Hồng Tuyến

Thứ Bảy, 28 tháng 2, 2009

18 năm trước


Bức ảnh này chụp số anh em B2-K8 trong buổi gặp mặt lần đầu tiên của K8 HN, sau 21 năm giải tán trường, tại quán bia của Chí Hòa, gần nhà hát lớn thành phố Hà nội, năm 1991.
Các bạn thử nhận diện những người trong bức ảnh. Có một số người thì chắc chắn ai cũng nhận ra, số còn lại để anh em kiểm tra lại trí nhớ của mình xem sao?

Thông báo của BLL nhà trường

Trừơng TSQ Nguyễn Văn Trỗi Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Ban Liên lạc nhà trường Độc lập - Tư do – Hạnh phúc
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Hà Nội, ngày 15 tháng 2 năm 2009

THÔNG BÁO SỐ 1/09
Kính gửi: - Ban Liên lạc các khóa từ 1 đến 8,
- Ban Liên lạc miền Nam, miền Trung và các chi hội Vũng Tàu, Quy Nhơn, Nha Trang...
- Thầy cô giáo toàn trường
- Các bạn Trỗi ở hải ngọai
Trước hết, BLL xin cảm ơn sự đóng góp của thầy cô và anh chị em, ở các khóa, các miền cho hoạt động chung. Đặc biệt năm qua, BLLk4 đã tổ chức nhiều hoạt động có ý nghĩa “hướng về cội nguồn”, tặng sách giáo khoa cho các cháu học sinh nghèo ở Mỹ Yên cùng 3 bộ máy tính nối mạng, mở lớp về dinh dưỡng, trang bị đồ chơi cho trường mẫu giáo... Còn anh em các khóa vẫn duy trì sinh hoạt và công tác hiếu hỷ, tôn sư trọng đạo.
Ngày 21/12/2008, BLL đã triệu tập cuộc họp có đại diện các khóa tại HN. Sau Tết, BLL đã đi khảo sát và đưa ra những nội dung triển khai từ nay đến dịp kỷ niệm 45 năm thành lập Trường 15/10/2010.
I. Công việc chính:
A. Xuất bản cuốn “Sinh ra trong khói lửa” (tập 3). Dự kiến: in 1500 cuốn, dày 1000 trang, chi phí dự kiến: 100.000đ/c, cần có 150 triệu đ.
B. Tổ chức kỷ niệm 45 năm ngày thành lập Trường tại HN. Dự kếin chi phí: 40 triệu.
C. Chuẩn bị lập bia trên Núi Ốc, Quế Lâm. Dự kiến chi phí: 15 triệu.
D. Sưu tầm tư liệu, kỷ vật thời TSQ gửi sang xây dựng Nhà truyền thống tại Đại học Sư phạm Quảng Tây.
E. Sau khi khảo sát và trao đổi với lãnh đạo xã Mỹ Yên và huyện Đại Từ về quy hoạch, nếu được địa phương chấp thuận thì có thể tận dụng trụ sở xã hiện nay cải tạo thành Nhà văn hoá, vừa tiết kiệm vừa hiệu quả. BLL sẽ kết hợp thêm các nguồn kinh phí của các đơn vị cùng đóng quân tại địa bàn như Viện Quân y 354, Hội Nhà văn VN…
F. Hoàn thành kỷ yếu toàn trường.
G. Tham gia hội thảo 60 năm TSQ VN tại Trừơng TSQ QK1 vào 24/9/2009.
H. Đề đạt với Nhà nước tặng huân chương hay kỷ niệm chương cho ngành Giáo dục Tp Quế Lâm trong việc đã chăm sóc nhiều thế hệ trẻ VN thời kì chống Mỹ.
II. Vận động đóng góp tài chính hoạt động:
Hơn 40 năm trôi qua, chúng ta không còn 1 mái trường cụ thể nhưng tình thầy trò, tình đồng nghiệp, đồng đội không hề phai. Chúng ta vẫn có 1 tổ chức thống nhất từ Bắc vào Nam. Là tổ chức quần chúng không thê 3dùng lối sinh hoạt hành chính mà phải xuất phát từ sự tự nguỵên, cùng đóng góp cho hoạt dộng chung.
Để đóng góp tài chính cho hoạt động, BLL xin phép được vận động anh chị em trong toàn trường (tùy theo khả năng của mình) cùng các chủ doanh nghịêp là cựu TSQ Nguyễn Văn Trỗi tham gia đóng góp tạo nguồn quỹ. Việc triển khai tiếp nhận dựa vào BLL các khóa làm nòng cốt.
Cụ thể:
A. Tạo nguồn quỹ cho lễ kỷ niệm tại HN: BLL vận động đóng góp từ 2005-2010:
- K 1,2 đóng góp 800.000đ/năm. Thu: 4triệu đ/khóa.
- K 3,4,5,6,7,8 đóng góp 1.000.000đ/năm. Thu: 5triệu đ/khóa.
- Tổng thu: 38 triệu. Thời hạn cuối: tháng 6/2009.
B. Tạo nguồn tài chính in sách và các hoạt động:
- BLL sẽ có thư vận động để huy động được nguồn vốn 150 triệu dung in Tập 3.
- Thời hạn: tháng 12/2009.
- Khi xuất ban Tập 3, các khóa sẽ mua theo số lượng đăng kí. Số tiền thu được sẽ dùng vào các công việc đã vạch ra trong mục I.
III. Tổ chức thực hiện:
1. Nội dung Tập 3 “Sinh ra trong khói lửa” dựa vào các bài đã post trên hệ thống blog của Trường Trỗi được biên tập lại. Ngoài ra bài vở có thể gửi về huuthanh.ng@gmail.com, hoặc kienquoc.tr@gmail.com. Ban biên tập: các thấy Chi Phan, Phạm Đình Trọng cùng các Trần Kiến Quốc k5, Nguyễn Nam Điện k6…
2. Dự kiến hè 2009, BLL sẽ cùng 1 số anh em sang cảm ơn Tp Quế Lâm và nghiên cứu đặt bia trên Núi Ốc, đồng thới chuẩn bị đóng góp kỷ vật cho Nhà truyền thống tại Trường Sư phạm Quảng Tây. Dề nghị các cá nhân còn lưu giữ cac 1kỷ vật (quần áo, mũ, giày, sách vở…) thời kì ở Quế Lâm thì chuyển cho BLL.
3. BLL sẽ làm việc với Tổng cục hầu cần, Viện 354, Hội Nhà văn… triển khai việc cải tạo trụ sở cũ thành Nhà văn hoá xã.
4. BLL vận động các khóa hoàn tất Kỷ yếu. (Sẽ có mẫu hướng dẫn).
Trên tinh thần khẩn trương triển khai các công việc có ý nghĩa và hiệu quả, với phương châm hợp lí, gọn nhẹ, tiết kiệm, BLL kêu gọi thầy cô và anh chị em cựu học sinh TSQ Nguyễn văn Trỗi hãy ủng hộ BLL hoàn thành nhiệm vụ được giao phó.
TM/BLL Trường TSQ Nguyễn Văn Trỗi
TTK Nguyễn Thái Chi

Thứ Sáu, 27 tháng 2, 2009

27/2 Tại Đà nẵng

Chào mừng ngày thầy thuốc việt nam (lần thứ 54)!
Có nhiều điều ghi nhớ:

Thứ nhất là số lần kỷ niệm bằng với tuổi của lứa chúng tôi.
Thứ hai là năm nay được đón Bs Hùng K6 PGĐ Viện Lăng vào thăm quê, cũng là thăm lại chiến trường xưa.

Khóa 66 trường ĐHQY (ngang K6 trường Trỗi) ra trường đầu 78, Bs Hùng vào ngay QK5, rồi qua chiến trường CPC, tới tận 82 mới về HN rồi rời miền Trung luôn.

Do đó đội hình Bs dân y nhập ngũ cùng qua CPC hóa ra lại quen quá nhiều...


Thế là 27/2 năm nay tuy bận rộn nhưng đầy ý nghĩa.

Nhân đây xin chúc các thầy thuốc cả nước và thuộc bạn Trỗi mạnh khỏe, và vui vẻ cống hiến nốt những gì tốt nhất trong quãng đời còn lại của mình cho dân cho nước, cho gia đình mình và bạn bè thân hữu.

Thứ Năm, 26 tháng 2, 2009

KẾT THÚC BÀI "MỘT CHUYẾN DU HÀNH CÁC TỈNH MIỀN TÂY"-MŨI CÀ MAU.

Chia tay mọi người, chúng tôi tiếp tục hành trình đi Cà mau. Sau khi ghé ăn trưa tại Rạch giá. Xe qua Rạch sỏi thay vì quẹo trái về Cần thơ, chúng tôi rẽ phải theo hướng phà Tắc Cậu đi tắt về Cà mau.Ở đây người ta lại gọi là phà chứ không gọi Bắc như các nơi khác? Phà Tắc Cậu chạy qua hai con sông thông qua 1 con kênh đào, nên chạy cũng dài. Do có một số phà chỉ có 1 chiều xuống nên các loại xe phải lên phà bằng cách đi lùi. Sang bên kia là Xẻo Rô. Đoạn đường đi qua U Minh thượng. Chúng tôi định ghé thăm nhưng vì xe chạy lố nên đi luôn. Tới Thành phố Cà mau khoảng 4h chiều, chạy xe lòng vòng xem phố xá, quay về khách sạn mới xây Best CM Hotel đặt phòng và bữa ăn tối luôn tại khách sạn cho tiện. Cà mau đúng như người ta nói. Thật lắm muỗi! Xẩm tối là muỗi đã vo ve đầy. Tối ngồi ăn phải thắp nhang(hương)chống muỗi. Sáng dậy, 6h trời vẫn xẩm tối, muỗi vo ve ngồi không yên.
Năm Căn cách Cà mau khoảng 70 km, Do đường có những đoạn đang làm lại cầu nên xe đi hơi lâu. Trước đây từ Cà mau xuống Năm căn phải đi bằng tàu đò mất 5 tiếng. Về sau xuất hiện loại tàu cao tốc nên thời gian đi nhanh hơn,nhưng xảy ra vấn nạn về tai nạn giao thông và lở đất 2 bên bờ sông nhiều hơn. Báo chí đã từng nói về vấn đề này. Dưới này xuồng gỗ còn ít ,đa phần là được làm bằng composit. Do đã hẹn trước nên xuống tới chúng tôi gởi xe tại một khách sạn, bắt xe ôm chạy đến vựa cua của người quen, nơi có cano đang chờ đoàn. Năm căn thay đổi nhiều. Lần trước cách đây cỡ 20 năm(1989), tàu của chúng tôi ghé Năm căn chở tôm đông lạnh xuất khẩu. Lần đó tầu theo cửa Bồ đề vào. Năm căn chỉ có 1 nhà máy đông lạnh và đa phần là công nhân ngoài Bắc vô làm trong nhà máy, ở tập thể. Tàu xuống là cả một bộ máy an ninh bao quanh, công an kiểm tra tàu, gác tàu không cho người lạ lên. Tôm đông lạnh được trở xuống tàu bằng xe ba gác. Nên có hơn 80 tấn hàng mà tàu nằm mất hơn 2 ngày. Hẹn anh chủ vựa sẽ ăn cơm với anh lúc 12 h, sau khi chúng tôi thăm mũi Cà mau về. Chúng tôi xuống Cano phóng về hướng Đất mũi. Tay lái cano thật chuyên nghiệp, không hề giảm tốc độ,hoặc chỉ giảm chút ít, giữ nguyên tốc độ 50 km/g(5000 v/p). Hắn lạng lách trên sông, trong rạch, nhiều lúc mạn cano tưởng chừng như múc nước. Hãy tưởng tượng như một cuộc đua moto, họ lạng như thế nào thì tay này cũng như vậy kể cả nơi đông tàu bè. Cano chạy đúng 1 giờ thì tới mũi Cà mau. Lên bờ mua vé vào khu du lịch. Chúng tôi được cậu hướng dẫn viên đưa đi thăm, giới thiệu về Đất mũi, về cây tràm, cây đước, cây mắm. Cách phân biệt giữa cây đước và cây mắm, cây mắm rễ mọc từ dưới đất lên, còn cây đước rễ cắm xuống đất. Theo cậu leo lên đài quan sát ngắm nhìn nơi tận cùng của tổ quốc,nghe cậu hát bài "Đất Mũi Cà mau" ca ngợi quê hương thấy nao nao trong lòng. "Anh tới quê em đất biển Cà mau, cỏ cây xanh tươi, đất rừng bát ngát...". Mỗi năm đất nước ta lại dài thêm từ 80-100m về phía tây. Nếu nước cạn sẽ thấy bãi đất trải dài thêm 4 km nữa. Xa xa về phía đông ta nhìn thấy Hòn Khoai mờ mờ. Ngồi ăn thử mấy loại cá khô, nói chuyện, hỏi thăm anh chủ quán bán đồ lưu niệm khi leo xuống dưới. Hết nửa chai rượu mang theo thì cũng gần đến giờ hẹn, chúng tôi ra về. Về đến Năm căn, anh chủ vựa cua mến khách đang ngồi đợi, bầy mâm đợi sẵn. Leo lên sàn chúng tôi thấy nào là tôm càng hấp, cá bống mú chưng tương, sò huyết nướng, gỏi xoài với khô cá lóc, Sò luộc (là loại nghêu to cỡ nắm tay), rau để cuốn bánh tráng. Nói thêm về loại sò này do hiếm nên không về tới SG được? Ngay cả dân Cà mau cũng khó được thấy loại sò này. Chén chú chén anh một hồi, chúng tôi chia tay hẹn găp anh khi lên SG. Vì có 1 cuộc hẹn sáng hôm sau nên chúng tôi phải cắt gọn chuyến đi không nghỉ tại Cần thơ nữa, nhưng cũng cố ghé Sóc Trăng khi đi ngang qua ăn tô bún nước lèo đặc sản địa phương trước khi về tới SG.
Vì anh Hà chí Quang "yêu cầu" không nên mô tả kỹ món ăn cho mọi người thèm, kéo nhau đi du lịch, lúc đó nhà nước không còn người để làm việc, rồi lại hủy hại môi trường, rồi...nhiều hệ lụy khác khó lường được ? Nên tôi chỉ cố gắng kể sơ cho mọi người cùng chia sẻ. Chuyến đi thật bổ ích cho những ai cần tìm hiểu về con người, về đất nước chúng ta.











H1:Cano lạng lách trên kênh.
H 2:Chóp cuối cùng của rừng Đước là Mũi Cà mau.
H 3:Cây Đước.
H 4:Cây mắm.
H 5:Hòn Khoai nhìn từ mũi Cà mau.
H 6:Tọa độ cũ của mũi Cà mau ,bây giờ nằm sâu trong đất liền hơn 4 km.
H 7:Cốt 0 độ.
H 8:Vẫn còn những ngôi nhà như thế này.

Thứ Tư, 25 tháng 2, 2009

HÌNH ẢNH TRÁI CHIỀU BIỂN PHÚ QUỐC.

Đằng sau vẻ đẹp biển Phú quốc là thế này.Trong cuộc đời đi biển hơn 20 năm,đã đi khắp nơi tôi chưa từng thấy sứa tập trung đông đảo như ở cầu cảng Phú quốc!Nhấp vào ảnh để xem cho rõ.

Thứ Ba, 24 tháng 2, 2009

Hình khiếp đảm




Hình 1: đồng đôla Dimbabuê.





Hình 2: Người ta đóng thế cảnh trong phim mà mình xem thấy khiếp đảm.

Thứ Hai, 23 tháng 2, 2009

TIẾP THEO BÀI"MỘT CHUYẾN DU HÀNH CÁC TỈNH MIỀN TÂY"-PHÚ QUỐC

Trời yên, biển lặng như mặt hồ, tàu chạy mất 1h15 phút thì tới Phú Quốc. Tới nơi đã có xe đợi sẵn, đưa đoàn chạy thẳng về quán quen. Chủ quán cũng làm ở cảng vụ Kiên giang, trực ở ngoài Phú Quốc. Do trực lâu quá (5 năm hơn) nên mở quán phục vụ bạn bè. Quán nằm cách cảng Bãi Vòng vài trăm mét, ngay bờ biển.
Chủ quán chiêu đãi khách món: Cá Nhám hấp, cồi Mai nướng, còn một món cá nấu ngót, cá gì quên mất rồi? Gan cá nhám dầm với mắm ớt cho mọi người cùng hưởng vì nó quá béo, quá ngon. Ăn xong, không về khách sạn ngay để nhận phòng, mà ghé qua nhà tù Phú Quốc tham quan . Nhà tù dùng để giam giữ tù binh Việt cộng.Nay hầu như không còn gì. Chúng tôi tới, thấy còn ngổn ngang phục dựng lại. Nghe nói hàng trăm tỷ? Chỉ có hai hiện vật đáng để tham quan là conec nhốt tù binh bị kỷ luật. Cái này chưa ghê vì bạn tôi hồi mới giải phóng cũng bị các thủ trưởng đơn vị kỷ luật nhốt trong đó vài ngày, có lẻ cũng từ đây mà ra? Hiện vật thứ 2 thì ngoài sức tưởng tượng. Tôi không thể hình dung ra làm sao mà con người lại chui được vô đó? Mà còn phải chịu đựng một thời gian dài như thế? Tấm bảng bên cạnh hiện vật ghi rõ, mặc dù lớp sơn đã có chỗ bị bong tróc: " Đây là một trong các chuồng cọp toàn dây kẽm gai. Chuồng cọp này ngoài trời, phân khu nào cũng có 2,3 cái. Loại nhốt 1 người và loại nhốt 3-5 người. Kích thước chuồng cọp rất đa dạng. Có loại tù nằm dưới đất cát, có loại tù phải nằm trên dây kẽm gai, có loại chỉ ngồi không nằm hoặc đứng được. Có loại chỉ ngồi lom khom, có loại chỉ đứng lom khom, không đứng thẳng được mà cũng không ngồi thẳng được, muốn ngồi phải ngồi trên dây kẽm gai. Tù nhân khi bị phạt nhốt vào chuồng cọp bọn giám thị bắt phải cởi hết quần áo dài, chỉ cho mặc quần cụt để phơi nắng., phơi sương hoặc phơi mưa suốt ngày đêm, mặc cho muỗi mòng hoành hành. Tù nhân chỉ được ăn một phần cơm rất ít với muối hoặc ăn lạt chứ không có thức ăn. Mỗi ngày được 1 hoặc 2 ca nước uống. Phải tiêu, tiểu tại chỗ. Những đêm lạnh cóng, chúng cho dội nước lên người ngồi chuồng cọp gọi là để "giải khát" cho cọp hoặc "rửa chuồng". Những ngày nóng nực chúng cho dội nước muối lên người gọi là "ướp" cho mau lên cân. Có khi chúng cho đốt lửa gần chuồng cọp để gợi cho cọp nhớ những trận cháy rừng ở Phú Quốc. Ngồi chuồng cọp vài ngày là toàn thân nạn nhân bị lột da. Nếu ngồi nhiều ngày da ngoài bị lột, lên da non,rồi da non lại bị cháy lại lột tiếp nhiều lần như thế. Có nhiều trường hợp tù nhân chết vì đói lạnh hoặc vì nắng thiêu đốt. Sau đó chúng bắt tù nhân khiêng xác đi chôn". Để có ngày hôm nay, bao nhiêu người lính đã hy sinh, bị quân thù đày đọa đến ngoài sức chịu đựng của con người. Tôi thì không cần nhiều ngày, chỉ 1 buổi là đã lột da rồi! Chỉ 15 phút là hết chỗ thăm quan, xem vài hình ảnh nữa là xong nhà tù. Chúng tôi ghé thăm tiếp trại bảo tồn chó Phú Quốc nói chung là không có gì để lôi cuốn khách tiêu tiền? Cái mà khách tiêu tiền nhiều nhất (bị bắt tiêu thì đúng hơn) là phòng khách sạn và dịch vụ thuê xe từ khách sạn ra sân bay. Khách sạn tôi ở là một khách sạn của quân khu 9 cỡ 3 sao,nhưng phòng thấp nhất hướng núi đã hơn 900 ngàn, hướng biển là 1 tr.5 ? Trong khi chúng tôi ở resort Hòn Trẹm phòng đẹp hơn nhiều, "view" nhìn ra biển chỉ có 55 USD, được giảm giá chỉ còn 40 usd. Chúng tôi nói đùa:1 sao cho giá phòng, 1 sao cho nhiều muỗi và 1 cho câu hỏi "tại sao". Thuê xe ra sân bay cách đó khoảng hơn 1 km giá 800 ngàn, hèn gì khách chỉ đến 1 lần, không có lần thứ 2? Các dịch vụ bãi tắm cũng thế! Phú Quốc còn lâu mới xứng tầm quốc tế. Đường xá đa phần là đường đất. Có lẽ người ta kéo ra Phú Quốc để chiếm đất bán lại khi có nhu cầu? Nghe nói Ban lãnh đạo tỉnh không có tiếng nói chung nên tỉnh Kiên giang vẫn mãi chưa đi lên được cho xứng với tầm của nó? Vẻ đẹp của Phú Quốc đã được nhiều người ca ngợi! Phú Quốc đang cần 1 vị tổng chỉ huy có tâm, có tầm, không thể ông nói gà bà nói vịt!
Tối, chúng tôi được nhà hàng Sáng Tươi nổi tiếng ở Phú Quốc chiêu đãi món đặc biệt: Dân đảo gọi là "nhau trâu", tất cả bọn tôi mới biết lần đầu. Được làm từ Hải quì vò tơi ra, ăn sần sật dòn, mềm như lá xách bò? Một món nữa phải ăn lén không có trong thực đơn vì bị cấm là bơi chèo con vích, ăn như ăn diềm Baba hấp. Món nữa là gà vườn nấu nấm tràm, ăn hơi đắng nhưng có hậu ngọt như uống trà vậy. Buổi tối ở đảo không có gì ngoài dịch vụ Karaoke và câu cá! Nên đi ngủ sớm. Mai chúng tôi về đất liền theo kế hoạch đi Cà mau luôn. (Còn nữa)
H 1:Cảng Bãi Vòng.
H 2:Bãi biển nhìn từ Quán ăn.
H 3:Chuồng cọp kẽm gai.
H 4:Nơi bảo tồn chó Phú quốc.
H 5:Bãi Sao ,một bãi tắm đẹp ở Phú quốc.
H 6:Bình minh trên đảo.

Chủ Nhật, 22 tháng 2, 2009

Hội đền Tả Phủ Lạng Sơn






Đây là một số cảnh của lễ hội đền Tả Phủ ở Lạng Sơn diễn ra vào ngày 27 tháng giêng âm lịch hằng năm . Vì tôi chỉ có súng kíp nên " bắn " không đẹp lắm , các pác thông củm nha . 

PS : Các bạn vô google search tên Thân công Tài sẽ tìm hiểu rất kỹ về thân thế của ông và tại sao lại có lễ hội này . Tôi không Copy & Paste được vì sợ vi phạm lisence :D .

Thứ Bảy, 21 tháng 2, 2009

Lộc vừng vườn nhà vàng lá!

 
Posted by Picasa

TIẾP THEO"MỘT CHUYẾN DU HÀNH MIỀN TÂY"-HÒN CHÔNG.

Xe đến Hòn Chông lúc 6h chiều. Chạy thêm một đoạn đến resort Hòn Trẹm nhận phòng đã được đặt trước. Tắm rửa,thay đồ. Trời đã sập tối. Trời ở đây tối muộn hơn các nơi khác và sáng cũng muộn hơn. Muốn chụp cảnh mặt trời mọc thì quên đi vì không có! Nơi mọi người đang đợi chúng tôi tới thuộc Cảng Hòn Chông. Xe vừa tới, thấy một bàn dài, chén đũa đã dọn sẵn. Một bếp than lớn đang khói nghi ngút . Mấy tay chủ nhà lui cui nướng cá và sò biển. Can rượu cỡ 5 lít được san ra mấy chai nhỏ cho dễ rót. Phải nói mấy tay cảng vụ rất mến khách,nên chiêu đãi toàn đồ tươi. Cá mú lấy tại thuyền, con cỡ bàn tay. Nướng, mỗi người nguyên con chấm với muốn ớt vắt tí chanh ăn cùng rau sống. Sò dương nướng tuyệt vời luôn. Riêng tôi ưu tiên không phải uống rượu, làm hết 3 con cá, chục con sò. Đến khi dọn cá khác ra thì bụng no không ăn nổi. Trong bữa ăn, tranh thủ sắp sếp cho kế hoach ngày mai, ngày mốt. Mai là thứ 7, ngày nghỉ của viên chức nhà nước nên cũng tiện cho mọi người tiếp đoàn. Nhậu hết can rượu thì mọi người cũng bắt đầu mệt, một số không chịu được bỏ đi nằm, nên giải tán. Trên đường về nghe nói tài xế xe kia có đoạn cho xe đi chỉ hai bánh.
Sáng hôm sau tôi dậy sớm, tranh thủ chụp mấy pô hình cảnh hòn Phụ tử. Từ trên resort nhìn sang hòn Phụ tử rất gần. Hòn Phụ tử đã bị đổ cách đây hơn 2 năm nên ngành du lịch Kiên giang mất đi một biểu tượng du lịch của tỉnh. Đã có nhiều phương án phục dựng lại nhưng có lẽ là không thể? Đợi mọi người dậy hết, chúng tôi đi ăn sáng trong resort. Lúc này có 1 đoàn khách chính phủ ở cùng cũng đi ăn. Trong đoàn có một lính Trỗi, do "hắn" không nhận mình, nên tôi cũng không ra nhận "bà con", sợ thấy người sang bắt quàng, mặc dù tôi với" hắn" không lạ gì nhau. Đưa hình "hắn" lên cho các bạn xem có nhận ra ai không? Hình chụp ngược sáng trông hơi tối nên mới đố. Sau khi ăn sáng xong chúng tôi ra cảng. Mọi người đã đợi sẵn, ngoài đảo đã có sẵn đồ ăn, chúng tôi chỉ cần mang ra đảo rau, đồ uống và nước đá. Đảo nằm trong những hòn đảo thuộc quần đảo Hải tặc, xã đảo Sơn hải (Kiên giang). Đi mất 2 tiếng thì đến nơi. đảo không có tên, được đánh số 09A. Các đảo ở đây đều có số 09 (Theo chủ đảo nói thế), khác nhau chữ? Đảo chỉ có duy nhất 1 gia đình, nói đúng hơn chỉ có 1 người kiêm tất cả chức vụ trên đảo, gia đình anh ở trong đất liền. Trên đảo có sóng điện thoại, tuy yếu. Đêm chạy máy phát điện phục vụ sinh hoạt. Khi chúng tôi đến anh đang lui cui trên bè nuôi cá cùng cháu ngoại theo mẹ ra chơi thăm ông. Được tin chúng tôi ra chơi anh rất mừng, đang bắt cá,mực, ghẹ tiếp khách. Anh tuổi trạc 60 trông khắc khổ có vẻ gì buồn buồn, mọi người gọi anh là anh Hai, bọn tôi gọi anh là Robinson?Trong khi chuẩn bị nấu ăn, thì đám SG tranh thủ đi thăm đảo. Thủy triều đang xuống nên lội bộ qua bãi cạn sang đảo bên cạnh chơi. Đợi đám tham quan đảo kéo về thì đồ ăn cũng chuẩn bị xong. Bầy ra sân vườn, đồ ăn gồm: Cháo cá mú, cá mú ăn sống với mù tạt, mực hấp, sò xào tỏi, ớt, ghẹ luộc,gà vườn luộc. Cả đám ngồi bệt xuống đất ăn nhậu,ca vọng cổ. Trong bữa ăn, anh chủ nhà tiết lộ, hôm nay là ngày sinh của anh vừa tròn sáu chục. Nên cuộc vui càng có lí do hào hứng. Sau bài"Happy birthday to you" chúc mừng chủ nhà, các tay đờn ca tài tử Kiên giang liên tục ca 6 câu. Rượu hết chai này, chai khác. Lúc đầu còn chọn rượu ngon mới uống ,sau thì rượu ngâm của gia chủ từ 1 chai chuyển sang đến mấy chai cả rượu gin chuyên để pha cocktail lúc đầu chê cũng hết. Khi ra về đã gần 4h chiều. Đám thủy thủ Philippin đi theo chơi say khướt, về đến cảng lên bờ hát inh ỏi. Mọi người đều công nhận ăn ở ngoài tự chế biến còn ngon hơn nhà hàng khách sạn ở đây. Thực tế đúng như vậy! Vì tối hôm đó chuẩn bị chia tay, chúng tôi mời đám khách cảng vụ. Trong resort, tiếng là nhà hàng chẳng có gì ăn được. Khách uống rượu với cháo hào cá cơm khô chiên, gà đông lạnh xào gừng mà chả ai động đũa tới. Ngày mai chúng tôi đi tàu cánh ngầm ra Phú Quốc. Vé đã nhờ cánh cảng vụ đặt sẵn lượt đi và về.(Còn nữa)
Hình 1:Resort Hòn Trẹm.
Hình 2:Hòn Phụ tử không còn là biểu tượng của Kiên giang.
Hình 3:Đố là ai?
Hình 4:Cảng Hòn Chông.
Hình 5:"Thương cảng"của chúa đảo.Các đảo phía xa lúc nước cạn lội qua được.
Hình 6:Chúa đảo và cháu ngoại.
Hình 7:Dinh cơ của chúa đảo.
Hình 8:Bàn thờ đơn sơ.
Hình 9:Chúa đảo kiêm chính ủy,kiêm...mọi thứ.

Thứ Sáu, 20 tháng 2, 2009

Từ K7 đến K4 gặp tình cờ ở 'Cấm chỉ"






Cấm chỉ - tức là cấm không được phép ?
Ấy thế mà 0h đêm mấy bác từ K7 đến K4 còn la cà ở ngõ Cấm Chỉ
Mời các AE xem xem có vui không

Thứ Năm, 19 tháng 2, 2009

Cây lộc vừng vàng lá!

Ảnh thời sự: Cây lộc vừng vườn nhà mình cũng vàng hết lá. Bây giờ lộc non đang nhú đầy cành. Hy vọng sau mấy tuần nữa sẽ có ảnh lộc non.

MỘT CHUYẾN DU HÀNH CÁC TỈNH MIỀN TÂY.

Mấy hôm nay trời SG u ám, mưa lất phất. Ngày chúng tôi lên đường, tưởng chừng như có mưa. Nhưng đến 8-9h sáng thì trời hửng nắng rất lí tưởng cho một chuyến du ngoạ̣n. Đoàn chúng tôi 7 người đi hai xe vừa ổn.
Xuất phát lúc 6h30 vì là ngày thường, tránh kẹt xe. Sau khi ăn sáng, uống cafe ở quán Cơm tấmThuận kiều, chúng tôi trực chỉ thị xã Sa đéc (Đồng tháp). Do đã lên kế hoạch từ trước,nên chúng tôi đặt bữa trưa tại nhà anh Dương Thanh khóa 3 (thị trấn Cái Tàu hạ). Khoảng 10h tới nơi. Nghỉ ngơi thoải mái,bữa trưa được dọn lên gồm: Rắn tiềm, rùa hấp, chuột đồng khìa nước dừa(rôti) và nướng. Một mâm riêng cho tôi(do không ăn được mấy món kia) canh chua, cá kho tộ. Chụp hình cho mọi người thèm chơi? Hai chai PUTINKA bay hết vèo. Nếu không phải lên đường ngay thì có lẽ đám nhậu này ngồi đến khuya? 12h tôi điện thoại cho Phùng Sơn hẹn gặp bạn tại Long Xuyên khi tới đó. Xe còn đang trên đường cậu đã gọi um lên hỏi đi đến đâu? Chưa qua bắc Vàm cống cậu lại gọi lần nữa. Hẹn đón tại cầu Hoàng Diệu. Từ lúc đi cho đến Long Xuyên cậu gọi liên tục, chứng tỏ Sơn mong gặp bạn cũ đến thế nào! Xe qua cầu Hoàng Diệu đã thấy cậu đứng chờ trước đó. Theo xe Sơn về nhà cách cậ̀u khoảng hơn 100m, tôi thông báo chỉ ghé thăm bạn được 15 phút, cậu tỏ vẻ tiếc mong muốn chúng tôi ở lại nhậu với cậu một bữa. Khi biết bọn tôi còn ghé chùa Bà chúa xứ và còn đi tiếp xuống Hòn Chông(Kiên giang) thì cậu không giữ nữa nhưng một mực phải vô nhà uống 1 tí. Nhà Sơn nằm trong 1 con hẻm cách đường khoảng 50m. Vô nhà ,cậu lôi ngay chai rượu ngâm cao cọp, theo cậu giới thiệu cao phải mua tận ...Bắc ninh. Ép mọi người uống vài li cậu mới cho lên đường. Hẹn gặp nhau khi cậu lên SG. Sơn nhắc đến các bạn hồi học trường Nguyễn Trãi ngoài HN: Qúach Kiếm, Xuân Nam, Mai (vợ anh Đồng Hiền)...Xe đi tiếp đến Châu Đốc(An giang), vừa đến bến xe quẹo trái đi chùa Bà. Đang mùa lễ hội nên khách thập phương ghé nhiều nhưng không đến nỗi kẹt xe. Định đưa mấy tấm hình chụp chùa Bà lên nhưng khi xem hình của Đắc Hòa tôi không dám múa rìu nữa. Ở đây có dịch vụ lo đồ cúng trọn gói. Một bộ đồ cúng gồm: Gạo, muối, dầu ăn, hoa, quần áo giấy, trái cây hết hơn 300 ngàn. Bê vô tận nơi. Tôi ngồi ngoài không vô vì không tin thần thánh. Mọi người vô khoảng 30 phút thì ra. Xe lại đi tiếp xuống Hòn Chông (Kiên giang) theo đường Tịnh biên (An giang). Dọc đường xe qua có những địa danh gợi nhớ đến chiến tranh biên giới Tây Nam: Ba Chúc, Tri Tôn, Núi Sập...Cảnh tượng thật yên bình, núi đá, ruộng đồng, cây Thốt nốt, chùa mang dáng dấp chùa Miên. Rẽ qua cầu Tám Ngàn, rồi rẽ trái chúng tôi tới huyện Kiên lương (tỉnh Kiên giang) nơi có xã 3 Hòn, TTrấn Hòn Chông. Mọi người đang chuẩn bị đồ nhậu chờ đoàn chúng tôi tới. (còn nữa)

Đắc Hòa nên ra Hà nội “khẩn cấp”!

Lá vàng giữa mùa xuân Hà Nội

Sáng tháng 2, cây lộc vừng bên hồ Hoàn Kiếm tỏa sắc vàng óng và rụng lá hàng loạt. Cảnh sắc châu Âu giữa Hà Nội khiến nhiều người thích thú ùa đến chụp ảnh sáng tác

Thứ Ba, 17 tháng 2, 2009

Một Festbook (tuần lễ bán các vật phẩm văn hoá cũ) ở TP Brisbane

Ở TP Brisbane cứ 6 tháng một lần người ta tổ chức bán các vật phẩm văn hoá cũ quyên góp được để gây quỹ từ thiện. Hình thức tổ chức khá hay. Đây là một nét đẹp của văn hoá Úc.
Festbook được mở từ chủ nhật đến hết chủ nhật tuần tiếp theo. Người bán là những tình nguyện viên. Họ bán sách, băng, đĩa, tranh ảnh v v. Người ta phân loại theo độ cập nhật (năm xuất bản), độ mới của ấn phẩm, ... để đặt giá cho loạt sách, tạp chí ... Giá cả giảm dần theo thời gian mở cửa. Ngày đầu loại rẻ nhất khoảng 1 đô/2 quyển. loại đắt vài chục đô. Đến ngày cuối chỉ 5 đô Úc một túi (to, nhỏ tuỳ theo sức người mua xách hay kéo được bao nhiêu, có khi một túi là cả trăm quyển sách mà giá gốc mỗi quyển vài chục đến hàng trăm đô Úc với mệnh giá 1 đô khoảng 12 nghìn đồng.). người đi mua kéo đến rất đông như đi hội đem theo cả cái bụng bầu hay trẻ nhỏ kể cả mới vài tuần tuổi. Mình bận trông cháu nên chỉ đi được ngày mở cửa để thăm quan và chụp hình. Nay gửi lên blog để mọi người suy nghĩ có thể áp dụng vào VN được không? Thực hiện như thế nào?



Posted by Picasa