Bài ca Trường Nguyễn Văn Trỗi

Nhạc và lời: Hồng Tuyến

Thứ Bảy, 30 tháng 11, 2013

Cơn bão trên Thiên An Môn.

Những trang sử đẫm máu!

1989: Thảm sát Thiên An Môn
Trong những năm 1980, Trung Quốc giàu có hơn và tự do hơn trước đó. Nhưng cái giá phải trả rất cao: tham nhũng, lạm phát, bất công. Vì thế mà trong mùa Xuân 1989, một lần tụ tập tự phát của sinh viên trên Quảng trường Thiên An Môn đã trở thành cuộc biểu tình lớn nhất mọi thời đại. Nhiều tuần liền, những người biểu tình thống trị đường phố của Bắc Kinh – cho tới khi những người thừa kế già nua của Mao gọi quân đội đến.

Cay RadeMacher
Phan Ba dịch. (Nguồn Ở ĐÂY)

Lại tốn nhưng "lãi"

Lâu không để ý, mấy hôm trước ngó vô cái ống kính máy ảnh thấy vết mốc to gần bằng cái móng tay út...200K cho việc xử lý mốc. Như vầy là cái hộp chống ẩm (hộp đựng thực phẩm) mua năm kia không đạt yêu cầu. Có mỗi cái body với 2 cái lens mà mua cái tủ chống ẩm thì "đau bụng" và hơi nặng vốn đầu tư, cái "mềm" nhất cũng triệu bảy. Thôi thì mua cái hộp nhựa "chuyên dụng" cho mềm, nghe TQHT nói thỉnh thoảng mua vài ký silicagel thay là ổn. Tra trên mạng giá rẻ nhất 550k/cái hộp 12 lít. "Ăn chơi sợ gì mưa rơi". Khi đến mua, té ra là hộp 15 lít lại còn kèm theo cục xạc có hạt chống ẩm và cái đồng hồ đo độ ẩm được gắn liền vào hộp nữa chứ. Lãi! 
Trước mắt vậy đã, khi nào "rủng rỉnh" sắm cái tủ cũng được. Đúng là chơi, tốn kém đủ đường!

Ngày nghỉ thư giãn chút xíu


Thứ Sáu, 29 tháng 11, 2013

Một ngày với Bạn Trỗi

Sáng cùng Bạn Trỗi K3 viếng phụ huynh anh Hà Đông và TĐ Điện Biên
Ảnh: Nguyễn Cương K3
Cuối giờ chiều vừa đến trước cửa CLB bóng bàn, quay lại đã thấy ông Triều "cái" sau lưng, hỏi hắn:
- Sao hôm nay không đá cầu mà lại đến đây?
Hắn trả lời với giọng rất tinh vi kiểu "sờ ty con lợn":
- Đến cho các cậu biết thế nào là chơi bóng bàn!
Quá kinh với câu trả lời của hắn, rồi hắn cười:
- Đã lâu không gặp, nhớ các cậu thì đến "biểu diễn" với các cậu chút ít trình độ bóng bàn của tớ.
Bắt chấp, với trang phục của "VĐV" đá cầu, hắn cầm vợt xông ngay vào bàn.
Triều giật....

...thì Tráng cắt

Kết thúc trận bóng, bạn đã đến thì phải làm vài 've' đã. Triều cùng 2 (K7) Minh & Thanh thành viên của clb bóng bàn.
Vẫn còn sớm, hôm nay "quản giáo" nhà tớ đi vắng! Triều nói vậy. Rủ hắn ra Vườn treo gặp bác Thế Nam K4 SG ra HN. Với Triều vẫn vậy, hắn vốn nhiệt tình với Bạn Trỗi mà, khỏi từ chối.
Nghe danh lão Hợp đã lâu nên hắn phải lấy số ĐT. Bác TN thấy có mang máy ảnh, cũng phải "đòi" một hình.
VH K7 cùng K9 "bánh mỳ kẹp thịt" của bác Thế Nam
Đã là Bạn Trỗi, gặp nhau thì không tránh được ....vui. Chỉ tiếc hôm qua ở Vườn Treo vắng một số bác già vì....dỗi :(

Toán-tính

Thành công rực rỡ, bảng điện tử đưa ra kết quả bỏ phiếu thể hiện thống nhất ý chí cao các đại biểu.  
Nhưng làm sao để cộng trên bảng đươc 100%?.Có người giải thích là chia cho tổng số đại biểu đương nhiệm (498)! Tính như vây thì 10 người vắng mặt không mất quyền lợi (vẫn được tính trong tổng số đại biểu để tính ra con số 97,59%), nhưng thật không công bằng khi họ không thuộc nhóm người "tán thành" (thậm chí ngầm được coi là "không tán thành" vì trên bảng chỉ ghi "không biểu quyết" có 2 người thôi). Thế đấy, toán học nó đòi hỏi rành mạch, chính xác. Các số liệu không sai nhưng chỉ thiếu " cụ tỉ" trong công tác chuẩn bị nội dung bảng hiển thị kết quả là đẻ số ngay.

Thứ Năm, 28 tháng 11, 2013

Thứ Tư, 27 tháng 11, 2013

Tin buồn

Cụ TRẦN TRỌNG TRUNG (là thân phụ anh Trần Đào Hà Đông K3 và Trần Đào Điện Biên K7). Nguyên chuyên viên CC BQP - Tạ thế hồi 8giờ 05 ngày 25-11-2013 Tức ngày 25 tháng 10 năm Quý Tỵ tại bệnh viên TW Quân đội 108, HN. Hưởng thọ 91 tuổi, .
Lễ viếng: Từ: 10h 00 đến 11h 30 thứ Sáu ngày 29 tháng 11 năm 2013 (tức ngày 27 tháng 10 năm Quý tỵ)
Địa điểm: Nhà tang lễ BQP số 5 Trần Thánh Tông, HN
An táng cùng ngày.

Bạn Trỗi gặp nhau ở xa Hà Nội

Cám ơn Công nghệ (Iphone, ...), cho ta nhanh, sớm biết về các bạn, mặc dù ở rất xa!!

Thứ Ba, 26 tháng 11, 2013

Thang gỗ ở KHU MỘ ĐẠI TƯỚNG


Hiện nay, một cầu thang gỗ được làm tạm phía dưới mộ đại tướng để người dân đến viếng vái vọng và thắp hương ở đó, chỉ có gia đình được lên thắp hương ở trước mộ. Trong hình là đòan học sinh Trỗi, chủ yếu là K4, có thêm K5, K6, K8 và K9 sau khi thắp hương, đặt hoa và vái vọng Đại tướng, đang di chuyển xuống (22-11-2013). Mặc dù đã qua giỗ 49 ngày (21-11-2013) và mới khoảng 9 giờ sáng, trời lại mưa phùn,  nhưng cả hai lư hương đã đầy nhang mới. Tấm lòng của dân đối với Đại tướng làm ai đến đây cũng thấy thật cảm động.

Thông tin và ảnh đòan học sinh NVT đến viếng mộ Đại tướng được đăng đầy đủ trên Bạn Trỗi K5 http://bank5troi.blogspot.com/2013/11/cuu-hoc-sinh-truong-vhq-tsq-nguyen-van.html


Thứ Hai, 25 tháng 11, 2013

Ôi

Trước đây, bây giờ và sau này chắc chắn vẫn còn nhiều điều kỳ bí mà chưa ai có thể giải thích tường minh khi trình độ khoa học công nghệ phát triển chưa tới. Ấy vậy mà truyền thông không nghĩ như thế, họ chỉ muốn định hướng dư luận xã hội theo ý muốn của "ai đó". Vừa rồi là cuộc "hội đồng" nhằm vào các nhà ngoại cảm. nhanh chóng quên đi những kết quả tìm kiếm di cốt TBT Trần Phú , Hà Huy Tập , nhà văn Nam Cao ...đã được "Tổ chức" công nhận,liệt sĩ Lê Xuân Trứ (nhà lão thành cách mạng, là bố của bác Lê Xuân Tùng – nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư thành ủy Hà Nội) còn được tiến hành giám định AND do Viện Pháp y Quân đội thực hiện khẳng định chính xác. Nếu được giám định ADN thì còn gì bằng! Nhưng ... tôi có dịp hỏi một bạn K4, người nhà một lãnh đạo tiền bối của Đảng được tổ chức tìm hài cốt bằng phương pháp ngoại cảm, đưa về quê xây mộ rất to, được lãnh đạo Đảng và nhà nước đến khánh thành: "Gia đình có làm ADN cho cụ không"? Trả lời " Không". Lại hỏi "Tại sao không?" Trả lời: "Gia đình tin tưởng, tổ chức đã công nhận rồi thì làm ADN để làm gì?"
Thế cũng rõ: Vẫn biết ở đời chẳng có gì là tuyệt đối chính xác (100%) nhưng nhiều gia đình nhận rõ các đặc điểm hình thể người thân, vật dụng chôn cùng, họ đã công nhận và tin tưởng kết quả. Thế là đủ để an lòng những người đang sống. Xin đừng xúc phạm lòng tin, tình cảm của họ.Ai tin thì cứ để họ tin. Những kẻ vô lương tâm, lợi dụng danh nghĩa "nhà ngoại cảm" để kiếm tiền trên hài cốt liệt sỹ cần được lên án và nghiêm trị! Tuy nhiên đ/c PQTh nói: " Không nên tin các nhà ngoại cảm" là không công bằng, nó quá phũ phàng, xúc phạm những người đi tìm mộ vì cái tâm, không vụ lợi. Cả Thu Uyên, cũng tham gia bài bác các nhà ngoại cảm. Thật buồn là dư luận đang đòi VTV Thu Uyên lên tiếng về sự dối trá của mình! Tôi đồ rằng cấp trên của Thu Uyên và VTV còn muốn định hướng dư luận đi xa hơn cái đích "Các nhà ngoại cảm".

Chủ Nhật, 24 tháng 11, 2013

Lễ Tốt nghiệp Mẫu giáo Lớn - Preschool

Cháu Nguyễn Quốc Vũ sinh ngày 1-11-2008 với nick "Quốc Thiên Hồng Thủy Tai Nạn Vũ" được các ông bà đặt cho giờ đã "tốt nghiệp" mẫu giáo lớn rồi đấy ạ. Đoạn clip dưới đây là hình ảnh cháu nhận bằng tốt nghiệp cùng các bạn. Kính mời các ông bà xem chia vui cùng cháu.
http://www.youtube.com/watch?v=X_VT6GTOzFc

Thứ Năm, 21 tháng 11, 2013

Những câu hỏi “tế nhị” về Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại.

Ai đã gây ra cuộc chiến tranh? Liên Xô hay các nước Đồng Minh có công hơn trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát-xít? Có phải một nửa sỹ quan của Hồng quân đã bị thanh trừng trước chiến tranh? Liên Xô có nhất thiết phải mở rộng chiến tranh ra ngoài biên giới vào năm 1944 hay không? Vũ khí của Liên Xô hay của Đức tốt hơn? Vai trò của Xtalin và Giucốp trong chiến tranh như thế nào?... Những câu hỏi này của bạn đọc trang Lenta.ru (Nga) được nhà nghiên cứu lịch sử quân sự Alexei Isaev (Алексей Исаев) trả lời. Ở đây chúng tôi lược trích những câu hỏi và trả lời thú vị nhất nhưng không sắp xếp lại thứ tự các câu hỏi.

Họp mặt khóa 8 Sagon 1711/2013

Thứ Tư, 20 tháng 11, 2013

Chỉ vì không đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy!

Hôm 19/11/2013, nhiều diễn đàn và mạng xã hội chia sẻ đoạn clip người dân đang bao vây phản đối công an đánh người, cùng với hình ảnh nạn nhân là một thanh niên bị CA đánh be bét máu trên mặt.

Gia đình Đại tướng tiếp nhận Sổ tang điện tử của độc giả VnExpress

Tin từ VnExpress: Sổ tang điện tử tập hợp gần 30.000 ý kiến độc giả bày tỏ cảm xúc trước sự ra đi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã được trao lại cho gia đình Đại tướng tại tư gia 30 Hoàng Diệu, Hà Nội...XEM TIẾP

Những khoảnh khắc khó quên trong 9 ngày tiễn biệt Đại tướng (VnExpress)
(Bài đăng mẫu khi lấy từ nguồn Web khác) Hình ảnh cậu học viên cảnh sát này cũng thật khó quên. (ảnh cắt từ video)
Đúc súng thần công, kiếm lệnh dâng Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Tại sao Phật giáo 'biến mất' khỏi Ấn Độ?

2500 năm sau, tuy Phật giáo có khoảng 700 triệu Phật tử trên toàn thế giới nhưng lại biến mất trên đất nước Ấn Độ, nơi mà trước đó Phật giáo từng là một trào lưu tinh thần chính yếu, suốt cho đến thế kỷ thứ X.
Bài phỏng vấn của ký giả Cathérine Golliau với ông, đăng trên tạp chí lớn của nước Pháp là Le Point.

Bạn đã bao giờ nhìn thấy vợ của Gagarin?

http://img-fotki.yandex.ru/get/4132/123177916.21d/0_d6cc7_e695a6ce_XL.jpg.jpg
Nguồn: :img-fotki.yandex.ru

CHÚC MỪNG CÔ NHÂM NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM

Sáng hôm qua, 19-11-2013, đại diện học sinh Nguyễn Văn Trỗi đã đến thăm và chức mừng cô Nhâm nhân ngày nhà giáo Việt Nam.

Nguyễn Việt Hằng K7 đang dùng bảng để "giới thiệu" các thành viên trong đoàn và chúc mừng cô.

Từ trái sang: anh Ngô Thế Vinh B2 K5, đại diện BLL trường đồng thời đến thăm cô với tư cách cá nhân, anh luôn nhớ tới cô là người đã chỉ định anh làm cán sự tóan năm lớp 9 của B2; chị Nguyễn Việt Hằng; cô Phan Thị Nhâm - giáo viên dạy tóan cấp III, bây giờ nặng chưa đến 30kg; bạn Trần Minh Hà B5 K8, người nhớ rằng "Ngày xưa "TG: hồi cấp II" tớ bé lắm nhưng cũng thấy cô rất nhỏ người"; bạn Nguyễn Thị Thái B6 K8

Cô thì dùng kính lúp để xem ảnh đoàn thăm quan trang trại thầy Nguyệt, các trò thì dùng tay chỉ, bảng viết và cả khẩu hình nữa để giới thiệu tên các thầy cô trong ảnh.

 Chụp ảnh kỷ niệm với cô Nhâm, anh Tùng (con cô) và chị Hiền (con dâu cô) trước cửa nhà cô.

Thứ Ba, 19 tháng 11, 2013

Phim Tư liệu

Phim này được anh Bùi Thanh Hùng k6 cất giữ dưới dạng băng từ Video cung cấp. Sau khi “số hóa” và chỉnh sửa những chỗ hư hỏng vì đã quá lâu, được HMK6 biên tập lại và tải lên You Tube, video này đã được HMK6 giới thiệu bên Bạn Trỗi K6. Chân thành cảm ơn 2 anh Hùng và HMK6. "Quay đi quay lại" đã 18 năm. Trân trọng giới thiệu cùng mọi người.

"Hồi xuân" chăng?

Gần 7h sáng,tại vườn hoa "canh nông" Hà nội.
Về hưu không biết miềng có theo được các cụ thế này không?

Thứ Hai, 18 tháng 11, 2013

K7 SG cuối năm.


Gặp gỡ cuối năm K7SG ngày 17.11.2013.
Khách mời có anh TrL & DS K4 tới. Năm nay K7 vắng hơn mọi năm,
và tiếc là thày cô bịnh hết trơn rồi không dự được.
Tụi nó cử người tuần tới đi thăm thày cô.

Hình chụp thử panorama ngược nắng.

Bí ẩn vụ biệt kích Mỹ đột nhập trại giam Sơn Tây

Sau nhiều tháng luyện tập, hơn 100 biệt kích tinh nhuệ nhất của Mỹ đã táo tợn đột nhập trại giam Sơn Tây vào tháng 11/1970.
Nỗ lực giải cứu phi công tù binh

Cuộc tập kích trại giam Sơn Tây (thị xã Sơn Tây – tỉnh Hà Tây cũ) của biệt kích Mỹ là một chiến dịch được chuẩn bị hoàn hảo đến từng chi tiết nhỏ với sự tham gia của những chiến binh giỏi nhất, phương tiện tiên tiến nhất. Việc xuất hiện chiến dịch này nằm trong nỗ lực giải cứu các phi công Mỹ bị bắt làm tù binh trên miền Bắc Việt Nam những năm chiến tranh Việt Nam đang diễn ra.

Như nhiều người đã biết, tù binh phi công Mỹ bị giam ở nhà tù Hỏa Lò là chính. Tuy nhiên về sau số lượng giặc lái bị bắt nhiều lên, Hỏa Lò quá tải nên một số nhà giam khác được sử dụng. Câu chuyện khởi đầu khi một số phi công Mỹ được chuyển lên trại giam Sơn Tây ở thị xã Sơn Tây, cách Hà Nội khoảng 40 km về phía Tây Bắc.

Trại này nằm giữa khu vực cánh đồng trống, một mặt giáp với sông Tích. Hàng ngày các tù binh thường thấy máy bay trinh sát Mỹ bay qua vùng trời này chụp ảnh. Điều đó lóe lên trong họ hy vọng một cuộc giải thoát của quân đội Mỹ.

Chủ Nhật, 17 tháng 11, 2013

Thăm trang trại của thày Trần Nguyệt

May mắn được BLL k8 "cử" tham gia cùng các bác khóa trên dự đoàn thày trò trường Trỗi lên thăm trang trại của thày Nguyệt. Ghi lại một số hình ảnh chia sẻ cùng mọi người.
Thày trò chuẩn bị xuất phát
Hai thày dạy toán của trường (thày Ứng & thày Chiêu)
Hai đàn anh khóa 2 (Sơn Tùng & Quang Viêt)
 
 Ảnh chung khổ lớn, bác nào muốn tải VÀO ĐÂY

4 đàn anh K5, ngày xưa chuyên "giặt chăn" cho K8
 Thày Chi Phan tặng sách cho thày Nguyệt


Thư mời

Thày Phạm Lực mời Bạn trỗi các khóa tới dự khai mạc triển lãm tranh "SẮC XUÂN" của CLB sưu tập tranh Phạm Lực. 
Vào lúc 16h30, thứ Năm ngày 21/11/2013
Tại 16 Ngô Quyền - Hà nội
Hận hạnh đón tiếp.


Thiền sư và cô lái đò.

Tác giả: Nguyễn Nhật Tân

Cô lái đò đưa khách qua sông.

Đò cập bến cô lái thu tiền từng người. Sau hết đến nhà sư.
Cô lái đò đòi tiền gấp đôi. Nhà Sư ngạc nhiên hỏi vì sao?
Cô lái mỉm cười:- Vì Thầy nhìn em…
Nhà sư nín lặng trả tiền và bước lên bờ.

Một hôm nhà sư lại qua sông.

Lần nầy cô lái đòi tiền gấp ba. Nhà sư hỏi vì sao?
Cô lái cười bảo:- Lần nầy Thầy nhìn em dưới nước.
Nhà sư nín lặng trả tiền và bước lên bờ.

Lần khác nhà sư lại qua sông.

Vừa bước lên đò nhà sư nhắm nghiền mắt lại đi vào thiền định.

Đò cập bến cô lái đò thu tiền gấp năm lần. Nhà sư hỏi vì sao?
Cô lái đáp: - Thầy không nhìn nhưng còn nghĩ đến em.
Nhà sư trả tiền và lên bờ.

Một hôm nhà sư lại qua sông.

Lần nầy nhà sư nhìn thẳng vào cô lái đò…

Đò cập bến, nhà sư cười hỏi lần nầy phải trả bao nhiêu?
Cô lái đáp: - Em xin đưa Thầy qua sông, không thu tiền.
Thiền sư hỏi: - Vì sao vậy?
Cô lái cười đáp: - Thầy nhìn mà không còn nghĩ tới em nữa…
Do vậy em xin đưa Thầy qua sông mà thôi…

Thứ Bảy, 16 tháng 11, 2013

Barack Obama, Vladimir Putin và trẻ em.

Các vai chính: Barack Obama, Vladimir Putin và các công dân nhỏ tuổi của Hoa Kỳ và Nga.
Chào, các cậu bé!


Thứ Sáu, 15 tháng 11, 2013

Cuộc đời và sự nghiệp nhóm “hạt giống đỏ”.
(xem tiếp)

Thứ Năm, 14 tháng 11, 2013

Câu chuyện âm nhạc

"Comme toi" - một ca khúc tiếng Pháp được khá nhiều người Việt Nam yêu thích. Giai điệu lãng mạn cùng giọng ca trầm buồn, càng lúc càng trở nên xót xa, nức nở của Jean-Jacques Goldman, khiến người nghe không biết tiếng Pháp nhầm tưởng Comme toi là một bản thất tình ca. Nhưng sự thực là "Comme toi" ẩn chứa sau nó những câu chuyện buồn, những mảnh đời bất hạnh và những tội ác đáng sợ nhất của loài người...
 
Dưới đây là giai thoại của bản nhạc "Comme toi" do Tuấn Thảo đài RFI biên tập và trình bày:

Có nên tẩy chay dịch vụ 3G của các nhà mạng ?

Là người hay sử dụng mạng (tự cho là vậy). Ở nhà đã "chơi" hẳn dịch vụ nào của VNPT (ADSL) lẫn VTVnet cáp quang, ra khỏi nhà thì có máy tính bảng 3G, đến cơ quan thì có Dcom 3G còn tất nhiên khi đi cafe thì chỗ nào mà chẳng có Wifi, như thế đã quá đủ cho nhu cầu. 
Nhưng từ hôm "Cả 3 nhà mạng Viettel, MobiFone và Vinaphone (đang chiếm hơn 95% thị phần viễn thông cả nước) đã đồng loạt thông báo từ ngày 16.10 sẽ tăng giá cước 3G (truy cập internet bằng các thiết bị di động). Mức tăng cao nhất hơn 40% so với giá cước hiện tại". Nếu tăng cước mà chất lượng dịch vụ tăng thì OK!. Nhưng từ khi tăng cước 3G thì chất lượng dịch vụ của các nhà mạng lại giảm một cách tệ hại. Trước đây khi dùng 3G trên thiết bị di động, vẫn dùng 3G của MobiFone sau một thời gian thấy chất lượng dịch vụ quá tệ, đã khẩn trương giải tán. Nghe nói chất lượng của Viettel tốt hơn, chuyển ngay sang Viettel. Từ khi các nhà mạng tăng giá cước 3G thì chất lượng dịch vụ ngày càng "tăng" tỷ lệ nghịch giá cả. Suốt 2 tuần nay, dùng Dcom 3G của Viettel mà chất lượng tệ một cách thảm hại thế này,
thường xuyên bị tình trạng như hình vẽ bên, điển hình như chiều qua dùng trên Dcom 3G của Viettel mà Tốc độ Upload: 0.13 Kbps, tốc độ Download bằng "MO" luôn. Khi dùng trên thiết bị di động  thì chuyện bị "out" không thương tiếc xảy ra như cơm bữa. 
Nên chăng?  tẩy chay cắt hết dịch vụ 3G không thèm dùng cho chúng nó..."chết cụ" nó đi. 
Cũng rất "đau lòng" nếu phải "ly hôn" với em 3G.

Thứ Tư, 13 tháng 11, 2013

Truyện cười Nga.

Viên CSGT qua đời, trình diện trước Thượng đế, Người hỏi:

- Thế nào, con của ta, con có làm điều tốt cho mọi người bao giờ không?
- Có, thỉnh thoảng ạ.
- Thế còn điều ác?
- Cả điều ác cũng có ạ.
- Thế thì có 2 lối rẽ cho con, một lên thiên đàng, một xuống địa ngục. Con chọn lối nào thì sẽ đến nơi đó.
CSGT trả lời:
- Thế con cứ đứng ở đây, giữa ngã tư này được không ạ?

Thứ Ba, 12 tháng 11, 2013

"Saving Private Ryan" Bộ phim đáng xem với nhưng ai chưa xem.

Tối qua cũng dứt khoát phải xếp "món" thiết bị số sang một bên. Xem trên Cinemax, may mắn tình cờ xem được bộ phim này. Bộ phim cũng gây được nhiều ấn tượng. Chia sẻ cùng mọi người.

Giải cứu binh nhì Ryan (tiếng Anh: Saving Private Ryan) là một bộ phim chiến tranh, câu chuyện xảy ra năm 1944, trong bối cảnh sau cuộc đổ bộ lịch sử Normandi tại bãi biển Omaha đẫm máu, năm mà thế chiến thứ hai vẫn còn đang tiếp diễn. Bộ phim được sản xuất vào năm 1998, đạo diễn là Steven Spielberg.

Thứ Hai, 11 tháng 11, 2013

Nguyễn Tạo – người cộng sản được tôn làm Thành Hoàng làng

Hoàng Xuân Chinh
31/10/2013
ĐTVNG và ông Nguyễn Tạo
Ông Nguyễn Tạo, trong quá trình hoạt động cách mạng còn có tên Trần Châu Phong, Nguyễn Phủ Doãn, sinh năm 1905 tai làng Thái Yên huyện Đức Tho, tỉnh Hà Tĩnh, trong một gia đình nho giáo, có nghề đông y gia truyền và giàu lòng yêu nước. Ông nội là cụ Nguyễn Trọng Tốn đậu tú tài, được bổ làm tri huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên, là bạn tâm giao của cụ Phan Đình Phùng cùng tham gia phong trào Cần vương, được vua Hàm Nghi phong hàm Tu Vũ và sau đó bị Pháp bắt giam một thời gian rồi đưa về quản thúc ở quê nhà. Thân sinh là cụ Nguyễn Trọng Tấn, đỗ tú tài, được phong tước Hàn lâm đại chiếu năm Giáp Ngọ triều Nguyễn, bà con trong vùng thường gọi là “cụ Tú Thái Yên”. Năm 1936 cụ là một trong vài nhà đông y sáng lập ra Hội đông y Trung kỳ, mà cụ là người phụ trách phần chuyên môn. Cụ từng được vời vào kinh đô chữa bệnh cho Hoàng tộc nhà Nguyễn và đã chữa cho bà Từ Cung - mẹ vua Bảo Đại.

Sống trong một gia đình có truyền thống nho học và giàu lòng yêu nước thương dân như vậy, lại được chứng kiến cuộc sống cơ cực cuả mọi tầng lớp nhân dân dưới chế độ thực dân phong kiến tàn bạo, Nguyễn Tạo đã sớm giác ngộ, trốn nhà ra đi hoạt động cách mạng tìm đường cứu nước.

Chủ Nhật, 10 tháng 11, 2013

Hitler và chế độ phát-xít

Những gì được học trong sách vở về sự tàn bạo và độc ác của Hitler, trùm phát xít, có lẽ còn thua xa sự tàn bạo ở chế độ XV  và ở Trung quốc thời kỳ CMVH như mọi người đã biết. Qua cái chết của tướng Erwin Rommel (được mệnh danh là "Con Cáo Sa Mạc" - Desert Fox) có thể nhận thấy Hitler và chế độ phát-xít của ông ta vẫn chưa phải là tàn ác nhất.

Tướng Erwin Rommel
Sau khi tìm thấy những bằng chứng về tướng Erwin Rommel có dính líu đến vụ âm mưu ám sát Hitler ngày 20-7-1944, trùm phát xít đã gửi những chứng cứ tới Rommel và cho ông có được một trong hai sự lựa chọn: hoặc là tự tử bằng thuốc độc, hoặc bị đưa ra "Tòa án Nhân dân" (People's Court) xét xử. Nếu Rommel chọn cái chết bằng cách uống thuốc độc cyanide tự tử, tang lễ của ông sẽ được cử hành theo cấp nhà nước và ông sẽ được chôn cất theo nghi thức quân đội, gia đình ông và các sĩ quan dưới quyền ông không bị sách nhiễu. Ngược lại, nếu ra tòa, ông sẽ bị xử về tội phản quốc, các tướng lĩnh dưới quyền ông và những người thân trong gia đình ông có khả năng sẽ bị giết hại.

Homo - soveticus là một khái niệm trừu tượng

Nguồn Tuổi trẻ
22 năm sau khi Liên Xô tan rã, một bộ phận người Nga vẫn kỷ niệm Cách mạng Tháng 10 (7-11-1917) ở một nước Nga đã khác trong một thế giới cũng nhiều đổi khác.
giáo sư Vladimir Kolotov
TTCT trò chuyện với giáo sư sử học Vladimir Kolotov - chủ nhiệm bộ môn lịch sử Viễn Đông của Đại học Saint Petersburg.
Nói về... “homo - soveticus”

* Nước Nga không còn kỷ niệm Cách mạng Tháng 10. Nhưng với ông, một sử gia, sự kiện lịch sử này có ý nghĩa gì?

- Không, ở Nga vẫn còn rất nhiều người kỷ niệm Cách mạng Tháng 10, vẫn còn Đảng Cộng sản Nga, là một trong những chính đảng mạnh nhất trong nước. Mỗi năm họ vẫn tổ chức biểu tình và lễ hội để kỷ niệm ngày này. Truyền thống mừng Cách mạng Tháng 10 trong nhân dân vẫn còn rất mạnh, nên từ năm 1996 chính quyền đã đổi ngày lễ kỷ niệm thành “Ngày hòa giải và hòa hợp” để những người có quan điểm khác nhau về vai trò của cách mạng có thể chung sống hòa bình trong một xã hội.

Úc: Nhà hát Sydney tròn 40 tuổi.

Nguồn: Wikipedia
Nhà hát Opera Sydney (đôi khi được gọi Nhà hát con sò) là một công trình nhà hát tại thành phố Sydney, Úc. Nhà hát có kiến trúc độc đáo hình con sò hay những cánh buồm no gió ra khơi. Đây là công trình kiến trúc độc đáo của Sydney nói riêng và nước Úc nói chung, thu hút nhiều du khách đến thăm.
Đây là một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu nhất thế kỷ 20 và là một trong các địa điểm biểu diễn nghệ thuật nổi tiếng nhất thế giới. Tọa lạc tại Bennelong Point ở bến cảng Sydney, gần với cây cầu Sydney Harbour cũng nổi tiếng, tòa nhà và khu xung quanh tạo nên một hình ảnh nước Úc đặc trưng. Đây là nhà hát ballet, kịch và trình diễn ca nhạc. Nhà hát này cũng là trụ sở của của Sydney Theatre Company và Sydney Symphony Orchestra. Nhà hát được Quỹ Opera House Trust quản lý (Quỹ này thuộc Sở Nghệ thuật New South Wales).

Thứ Bảy, 9 tháng 11, 2013

Bạn hữu.

Những chuyến đi xa gần, tới được nhiều vùng miền và thăm được nhiều bạn hữu là thú đi của anh bạn KVK7. Vậy nên hồi mua xe, bạn nói mua thiếu cũng mua, có xe đi không thôi tuổi già sầm sập đuổi theo, mau lắm, sợ mai mốt rồi khó còn đi xa được nữa.
Và rồi đi nhiều thật. Bạn đi chơi thăm nhiều cảnh đẹp ở mọi miền, vùng núi, cao nguyên hay miền biển, đi tới những nơi thật xa hỗ trợ người dân hay thăm bạn bè xưa thời chinh chiến, thăm bạn lính trang Quân sử hay Khúc quân hành, và những người bạn học cũ thời học sinh trường Trỗi hay thời phổ thông.

Mới tuần rồi KV đi với Đảo mỡ K6 thăm thằng bạn K7 sống bên Nhơn Trạch, nghe đâu mới bị tai nạn. Về rồi bạn nói, bên nhà thằng đó vườn rộng mà không trồng trọt gì, bữa nào qua thăm, tiện kiếm ít rau trái trồng. Mỗi lần qua chơi lao động cuốc đất một tí, có ăn nhậu sẵn rau trái sạch xài.
Sáng ấy bạn nói, cà phê sáng xong, qua giờ cao điểm bớt xe cộ là đi, lại đi qua thăm nó. Bữa nay khỏi làm tài, có xe nhà vợ chồng VH, cho hoa hậu về làng chơi luôn. Thì ra mấy ông đã đi chợ sớm kiếm mua ít đồ mồi, đồ dùng lặt vặt và cuốc xẻng cùng ít dây rau muống rau lang. 

Lết đôi nạng gỗ đứng trước cửa nhà đón bạn Sài Gòn, nụ cười toe trên môi với vết da non mới lành trên má, cậu ấy vẫn đẹp trai như xưa. Mái tóc còn xanh lắm và giọng nói vẫn oang oang bông lơn, phớt đời.
Tháng trước bạn không may bị té xe trên đường đi làm về, tai nạn khá nặng. Dù chỉ là tránh xe máy cùng chiều, xui xẻo lại vướng cái xe ngược chiều, vậy mà gãy chân, bể khớp gối. Nẹp giò, lấy sụn hông vá gối, từ viện về cả tháng nay loanh quanh bên cái ghế xếp, gối đệm kê chân với cặp nạng.
Thì ra bạn đã bỏ Sài Gòn về sống ẩn dật ở vùng Nhơn Trạch Đồng Nai đã hơn chục năm nay. Hàng ngày đi làm ở khu công nghiệp, một mình nuôi cô con gái đang học năm cuối phổ thông.

Xung quanh đây là những nếp nhà dân bên những ruộng khoai mỳ, giàn bầu mướp hay vườn ớt xanh đầy trái. Bạn dựng nên ở nơi đó ngôi nhà đơn giản, tĩnh lặng xa xa đường lộ. Nhà cửa tuềnh toàng của cảnh neo người, muốn làm một việc gì, tìm kiếm vật dụng chỗ nào cũng thấy như thiếu thiếu, bất cứ một cái gì. Là vậy, không thấy đâu sự chăm sóc cho nhà cửa, cho gia đình của bàn tay người nữ.
Đi dạo qua lại trong nhà là một cún con và một mèo nhỏ, đứa nào cũng nhỏ xíu con và suy dinh dưỡng. Một mẹ gà mái chui vào kẹt cửa, đẻ vội quả trứng trên nền nhà rồi vụt bay ra cục te cục tác, chú cún con phát hiện vội sục vào, hai chân lăn tròn quả trứng. Dãy chuồng heo sau nhà bao năm không đụng tới đã sụp mái từ bao giờ. Lối đi ngập cỏ và vườn hoang đầy cây dại, mùi lá cây cứt lợn hăng nồng và những bụi cây mắc cỡ già cào xước cả chân tay. Một tiếng gà gáy xa giữa tiếng côn trùng i a và tiếng bụi tre kẽo kẹt theo gió, nắng đã xéo vào hiên nhà.
Hoa hậu về làng.
Bữa ấy ở nhà chỉ có mình bạn, cô con gái đi học nên bếp núc có KV và bà xã VH, hoa hậu về làng đảm trách, một bữa cơm nhẹ nhàng bè bạn ngồi dóc chuyện với nhau. Bạn nói cả tháng nay không đụng một giọt rượu, bữa nay vui có bạn xin uống một ly.

Bạn ở cùng khu tập thể 12A Lý Nam Đế ngày xưa. Đi lính ngày mới vào học kì hai của năm cuối phổ thông và cũng có những tháng năm chinh chiến mà chẳng bao giờ nghe bạn kể chuyện, nhưng nghe người ta nói, thằng ấy chiến trận lỳ đòn lắm. Rồi lao động bên cộng hòa Czech, rồi cuộc sống loay hoay ra vô Hà Nội Sài Gòn... Bạn ít sinh hoạt lớp, chắc tại hơi xa và trong cuộc sống này còn bao điều lo khác.

Niềm vui nho nhỏ.
Riêng tư chắc chắn đã có nhiều lắm những nỗi vất vả và khó khăn của thằng gà trống nuôi con. Trò chuyện thật vui, cười thôi mà không nghe bạn thở than một điều gì của cuộc sống, không nghe trách cứ về một ai, về một điều gì cả, bạn vô tư và phớt đời lắm. Nhưng khi bạn hữu về rồi, cứ nghĩ về những chiều mưa thật buồn nơi làng quê hiu hắt ấy.

Nhiều năm rồi không gặp nhưng nhìn mặt nhau là nhớ liền câu hát chế ngày nhỏ xíu sau buổi học nhạc thày Hồng Tuyến dạy một làn điệu chèo Ngày hội cướp bông. Hình như bạn không có tên ghép như nhiều người nhưng câu hát này thì dính tới bạn rồi, câu hát một thời con trẻ phá đám.
Ngô Vi Lam Sơn rê bóng sút qua cầu gôn.
Sút bằng chân trái
Quả bóng bay vào mặt cô nàng.
A, ối a, ối a tang tình tang...

Thứ Ba, 5 tháng 11, 2013

"Chính quyền của dân, do dân thì phải vì dân"

Sẽ rất xa xỉ nếu bây giờ nói câu: "Chính quyền của dân, do dân thì phải vì dân" Những chuyện như thế này giờ xảy ra như cơm bữa. (Kienthuc.net.vn) - " Để lấy đất chia lô bán đấu giá, UBND phường Thanh Trì cho xây tường bịt lối đi của 12 hộ dân, nhiều người bị mắc kẹt trong nhà."
Một người dân dùng ghế chắn ngang lối đi chung, phản đối việc xây dựng. (ảnh: kienthuc)

"Buôn"

Dưới đây là đoạn "chat" giữa tôi và Doãn Thành B3 chiều hôm qua trên Face. Nhờ các bác K8, hoặc các bác khóa khác có còn nhớ về một thày giáo dạy Nga văn ở  trường không?

 T Nguyễn Doãn: Có một bài hát mà B3 đa được một thầy dạy, có lời "20/7 này hỡi đồng bào, 20/7 này thét lên, một tiếng thét khắp nơi , từ Bắc tới Nam, nhân dân ta giữ vẹn một câu thề, hãy giữ lấy Tổ quốc mến yêu này, A, đồng bào ơi đứng lên, cùng đấu tranh!" Đố Vinh, thầy nào dạy chúng ta bài này? Nhớ là giỏi đấy!

VNQ: Cậu đố "quả" này thì mình thua rồi, chịu đấy. Đề nghị Thành hát và thu âm lại rồi đăng lên đây, để xem mình còn lưu lại tí gì về bài hát này không! Giơ tay xin hàng!

Thứ Hai, 4 tháng 11, 2013

Tin buồn.

Thượng tướng Trần Văn Quang (thân phụ chị Nguyễn Thị Mẫn khoá 5 và bạn Trần Bình khoá 8),
Từ trần hồi 23h15 ngày 3/11/2013 tại bệnh viện 108, HN thọ 98 tuổi.
Thông tin tang lễ sẽ báo sau.
Xin chia buồn cùng chị Mẫn, bạn Trần Bình cùng gia đình.

Theo thông báo của Trần Bình về Lễ tang:
Địa điểm: Nhà tang lễ BQP số 5 Trần Thánh Tông, Hà nội.
Lễ viếng từ 7h - 13h ngày thứ Bảy 09/11/2013
Sau đó là truy điệu và lễ an táng.
Bạn Trỗi tập trung viếng 10h30 ngày 09/11/2013
VNQ

Thứ Bảy, 2 tháng 11, 2013

THÔNG BÁO CỦA BLL TRƯỜNG

Một bạn K9 về với vĩnh hằng.

Theo thói quen, đêm xuống trước khi ngủ, vào "lượn" web lần cuối trong ngày. Cách đây mấy tuần có tin nhắn trên gmail: Nguyễn Hoài Nam đã xác nhận là bạn của bạn. Vào facebook đọc được ngay mấy dòng tin "Cháu là Hùng con bố Nam ạ, cháu xin phép đc thay mặt gia đình gửi lời cảm ơn đến các bác các chú các cô đã đưa tiễn bố cháu đến nơi an nghỉ cuối cùng ạ". Lần theo trên dòng thời gian biết được tin Nam "voi" (tôi vẫn gọi cậu ấy như vậy) đã ra đi mãi.
Hoài Nam (hàng đầu thứ hai từ trái sang) Ảnh Facebook
Ở ngoài đời tôi cũng chỉ biết Nam qua bạn bè, nhớ lần đầu biết cậu ấy đã rất lâu từ những năm giữa thập kỷ 80 của thế kỷ trước ở CLB quân đội, lúc đó tôi còn làm việc ở trong Thành, thỉnh thoảng vào CLBQĐ vẫn gặp cậu ấy, với vẻ bề ngoài "dữ tợn" tuy không quen nhưng vẫn gì đó có thiện cảm với cậu, không biết Nam ở đơn vị nào, chỉ nghe nói cậu thuộc đặc khu Quảng ninh.
Ảnh Facebook HBĐ
Bẵng đi thời gian dài, cách đây dăm năm, mỗi lần khi HBĐ ra Hà nội lần nào cũng gặp Nam đi với Đ, được biết Nam là bạn cùng nhập ngũ hải quân với HBĐ. Nhiều lần như vậy, tôi và Nam biết nhau. Đôi khi trước đây cũng có một số "comments" trên UT dưới cái nick "cao to đen hôi" chính là của Nam.
Hồi đầu năm, sau khi đi phía Bắc về, Đ mang được ít thịt lợn rừng về tổ chức đãi đằng một số anh em K7, K8 và "K9" HN tại nhà hàng của Bảo Quốc (K9). trong số bạn K9 có Hoài Nam. Có lẽ đấy là lần cuối cùng tôi gặp Nam. Tuy cùng ở HN cũng ít khi gặp Nam, Nam mất mà không biết để đến tiễn bạn. Thật áy náy!
Xin chia buồn với HBĐ và gia đình Nam. Mong hương hồn Nam được siêu thoát. Vài dòng tưởng nhớ Hoài Nam.
(ảnh 3: Nam ngồi bên tay phải Lợi "móm")