Đôi giày rách hết mũi, chắc chủ nhân chắc phải là người hoạt động nhiều. Là trẻ con chắc phải hiếu động lắm đây.
Thứ Ba, 30 tháng 3, 2010
KHOE CÁC BÁC PHÁT NỮA.
Đôi giày rách hết mũi, chắc chủ nhân chắc phải là người hoạt động nhiều. Là trẻ con chắc phải hiếu động lắm đây.
Thứ Hai, 29 tháng 3, 2010
Thông báo của BLL nhà trường về tổ chức kỷ niệm 45 năm thành lập
Kế hoạch tổ chức kỷ niệm 45 năm ngày thành lập
Trường Thiếu sinh quân Nguyễn Văn Trỗi
Kỷ niệm về 2 Liệt sỹ Y Hòa K7 và Ngô Tất Thắng K7
Tôi được biên chế vào Đại đội 42, tiểu đoàn 54, trung đoàn 59 quân tăng cường cho mặt trận Quảng Trị của Bộ tư lệnh Quân khu Thủ Đô. Đại đội tôi có những học sinh trường Trỗi như Y Hòa K7(em của Y Nguyên K5, GS-TS hiệu phó Trường Đại học Tây Nguyên, nay về hưu, đang tu tập Phật học và võ công ở Trúc Lâm thiền viện, Quảng Ninh), Ngô Thái Hòa K6+7, Ngô Tất Thắng K7, Vũ Trung K8, Hồ Phương Bình K7, Phan (xy) K7, Nguyễn Trường Vỹ (gỗ) K7,...Chúng tôi tập trung ở Tây Mỗ và Đại Mỗ Hà Nội khám sức khỏe lần cuối và phát toàn trang thiết bị súng ống đạn dược sau đó đi bộ 70km lên Bãi Nai, Lương Sơn, Hòa Bình. Y Hòa do bi viêm cầu thận cấp, có biểu hiện áp huyết rất cao, được nữ bác sỹ K.Ny (V 108) khám và quyết định trả về đi học tiếp, nhưng Y Hòa kiên quyết xin được nhập ngũ để được đi miền Nam chiến đấu.
Sau hai ngày đi bộ lên đến nơi là bãi đất trống, chúng tôi hạ ba lô là vác xẻng quân dụng vào rừng chặt cây, tre, nứa về dựng lán trại, sau đó là những tháng ngày luyện tập kỹ chiến thuật đáp ứng cho chiến trường phía nam. Y Hòa và Ngô Tất Thắng luôn luôn là những chiến sỹ gương mẫu trong rèn luyện, nắm vững kỹ chiến thuật, thương yêu đùm bọc đồng đội, nhất là những đồng đội là bạn Trỗi thời thơ ấu. Trong đợt bắn đạn thật bia số 4 cự ly 100 mét và bia số 7 cự ly 200 mét ( bắn đêm), Y Hòa và Ngô Tất Thắng đều đạt thành tích xuất sắc, được biểu dương toàn tiểu đoàn .Hồi đó Y Hòa đã có người thương là Hoàng Dung, cô bạn cùng lớp 10G trường PTTH Nguyễn Trãi, Ba Đình, Hà Nội, nhưng Y Hòa rất kiên định và không bao giờ tỏ ra yếu đuối và biểu lộ sự nhớ nhung thái quá ra ngoài. Ngô Tất Thắng thì sôi nổi và mơ mộng hơn, bận thì thôi, rảnh là Thắng viết nhật ký hay viết thư, hành quân mệt đến đâu, nhưng hạ ba lô là thấy Thắng hý hoáy viết hay ghi chép rồi. Người nhận thư nhiều nhất đơn vị là Ngô Tất Thắng, vì ngày nào Thắng cũng viết thư và nhận thư của Tg BH K7, học sinh của trường PTTH Chu Văn An, Ba Đình, Hà Nội và bạn bè gần xa. Trong đại đội 42 Vũ Trung là người đẹp trai nhất, có tài dạy chó, bất cứ con chó nào của dân bản hay của đơn vị đều quấn quýt và nghe lệnh của Vũ Trung răm rắp. Nhưng người lính đào hoa nhất đại đội là Hồ Phương Bình, thứ bảy hay chủ nhật nào Hồ Phương Bình cũng có vài bóng hồng từ Hà Nội lên thăm hỏi động viên. Mình và Nguyễn Trường Vỹ không có ai thăm hỏi nên thường hay ra bờ suối gần đơn vị tâm sự nhớ về những bạn bè trường Trỗi và PTTH ở Hà Nội mà cả hai cùng có nhiều kỷ niệm chung thời thơ ấu. Sau bảy tháng huấn luyện tích cực và căng thẳng ở Bãi Nai, Lương Sơn và Tân Lạc, Hòa Bình, chúng tôi lên đường bổ xung cho mặt trận Quảng Trị.
Trên đường vào Nam, tôi được lệnh chuyển đơn vị gấp theo sự điều động của cấp trên. Không kịp chia tay với những anh em Trỗi khác, chỉ kịp gặp và chia cho Y Hòa, Chấn Hưng, Thanh Sơn thuốc tăng lực và sâm Cao Ly, đồng thời hẹn gặp lại các bạn khi chiến tranh kết thúc, khi giải phóng miền nam. Thật không ngờ đấy là lần gặp mặt cuối cùng với Y Hòa và Chấn Hưng, hai bạn đã anh dũng hy sinh và vĩnh viễn nằm lại Quảng Trị. Báo của sư đoàn 312 sau đó có đăng tin biểu dương gương chiến đấu vô cùng dũng cảm và kiên định của Y Hòa, trung đội trưởng trung đội hỏa lực 12 ly 7 đã quyết tử khi chốt chận trên Đồi Cháy gần thành cổ Quảng Trị,hy sinh ngày 15 tháng 10 năm 1972. Đối với Ngô Tất Thắng, sau khi giải phóng miền nam, Thắng theo học lớp Báo chí khóa 2 của khoa Báo chí trường Nguyễn Ái Quốc TƯ, rồi về làm phóng viên của báo Quân đội nhân dân. Bạn đọc trong cả nước và bạn bè gần xa háo hức chờ đợi những tác phẩm tiếp theo của Thắng sau khi nhà văn trẻ cho ra mắt tác phẩm "Sau cành Violet", tiểu thuyết trinh thám ái tình rất ăn khách trong thập kỷ 80, báo hiệu một ngôi sao đang dần tỏa sáng trên bầu trời văn học Việt Nam. Một buổi chiều cuối thu năm 1978 Thắng đến thăm và chia tay tôi ở 71 Hàng Trống, Hà Nội, để chuẩn bị lên đường đi chiến trường Cam Pu Chia. Khi đó tôi là thư ký tổng hợp kiêm biên tập viên Ban Nhà nước và Quốc phòng của Báo Nhân dân. Tôi tặng Thắng một cây bút bi Anh Hùng và động viên Thắng lên đường may mắn và mong bạn có nhiều phóng sự hay và nóng bỏng gửi về từ chiến trường. Sau đó nhiều bài vở và phim ảnh nóng bỏng khói súng của Thắng từ chiến trường tới tấp gửi về được báo QĐND, Nhân dân và nhiều báo đăng tải. Ngày 7 tháng 1 năm 1979 trong không khí cả nước vui mừng đón tin thắng trận từ mặt trận phía tây nam và Cam Pu Chia, thì trong buổi giao ban Quân ủy Trung ương, cả phòng họp lặng đi chia xẻ với đại tá Ngô Từ Vân, Cục trưởng Cục Xuất bản quân đội, (Thân sinh của Ngô Tất Thắng) khi nghe tin nhà văn, nhà báo Ngô Tất Thắng đã anh dũng hy sinh khi đang thao tác nghiệp vụ của người phóng viên chiến trường trên tháp pháo của chiếc xe tăng đầu tiên tiến vào giải phóng thủ đô Phnôm Pênh của Cam Pu Chia, thành lũy cuối cùng của bọn diệt chủng Khơ me đỏ.
Từ đó đến mãi mãi về sau những bạn Trỗi liệt sỹ nói chung và hai bạn Y Hòa và Ngô Tất Thắng vẫn sống mãi trong tâm tưởng của anh chị em Trỗi chúng ta. Riêng tôi thì không thể nào quên những kỷ niệm thời thơ ấu ở trường Trỗi và ở trong quân ngũ với hai bạn Y Hòa và Ngô Tất Thắng.
Ngô Thái Hòa
(Ảnh trên: Y Hòa, dưới: Ngô Tất Thắng)
Thứ Bảy, 27 tháng 3, 2010
LÀ NGƯỜI LÍNH KHI ẤY
CÁI GIÁ CỦA CHIẾN THẮNG.
- Chua me nấu với hến tiền/ Chồng chan vợ húp hơn tiên trên đời/ Ngậm vàng mà đắng anh ơi/ theo chi giặc Mỹ một đời nhuốc nhơ.
- Thời loạn anh đi xa, quê nhà đêm mong ngày đợi/ Nay hòa bình vui hội nước non/ Anh về hòa hợp xóm thôn/ Tóc xanh em giũ lòng son em chờ.
Thế mà chỉ 3 hôm sau 12/3 Nguyễn Thị Bé và Văn Thị Vững đã hy sinh trong trận đánh phản kích ở Triều Dương. Đây là trận đánh lớn cuối cùng trong cuộc chiến tranh chống xâm lược kéo dài 30 năm trên vùng cát quê tôi. Sáu cô gái Quảng Điền đã dâng hiến tron vẹn cuộc đời trong trắng, cho độc lập, tự do và thống nhất đất nước.”
Đây là cuộc rút lui vì không đạt được ý đồ ban đầu chăng? Trên thực tế thì không hẳn thế.Ta đã diệt hàng ngàn tên địch, tuyên truyền tổ chức quần chúng trên một diện rộng lớn 150 thôn khắp hai tỉnh Trị Thiên. Ngay sự có mặt của 2500 tay súng cùng lực lượng cán bộ chính trị giữa vùng đồng bằng, mà trước đây địch coi như những thôn ấp loại A, an toàn 100% đã là sự kiện kinh thiên động địa…..
Tuy nhiên nhận thức cho ra nhẽ vấn đề này cũng không đơn giản. Tình hình thực tế lúc này,quả thật cũng có mặt phức tạp. Ở một số nơi, trong lúc đánh địch phản kích ta có tổn thất nhất định, Có đồng chí cán bộ lắc đầu kêu rằng, đồng bằng quả là “khó xơi”. Ngay như tôi cũng vậy, khi được tin lực lượng đồng bằng ta đã rút lên hết, trong lòng không được vui, một chút xót xa, một chút băn khoăn cho công lao vất vả của cán bộ, chiến sĩ. Không hẳn là dao động, nhưng có điều gì đó gợi buồn. Hôm qua vừa được tin một người bạn phó chính ủy trung đoàn 4 ( anh Cảnh) đã hy sinh ở đồng bằng khi địch phản kích vào thôn Vĩnh Nầy, …”
Gặp bạn ở xa về
Thứ Sáu, 26 tháng 3, 2010
NGÀY ĐẦU GIẢI PHÓNG
Sáng hôm sau 26/3 đại đội cử tôi dẫn vài anh em quay trở lại Phong Sơn gom những pháo và đưa người chúng tôi bỏ lại đêm 24/3 để truy kích địch trở về đơn vị.
Đi gần tới Lại Bằng nghe có tiếng súng AK và thỉnh thoảng có tiếng nổ đì đòm, cứ nghĩ tàn quân địch. Rồi bỗng nghe tiêng nổ rầm ngay đầu đội hình, cả đoàn đừng lại nhìn đám khói trước mặt. Phía trên có tiếng í ới, thấy hai cáng đi ngược chiều nhận ra anh em c14 cối 120. Hỏi ra mới biết tốp quay lại của c14 vấp mìn, anh Tuyên chính trị viên hy sinh và một bị thương nặng, ngày đầu tiên của hòa bình là thế, vẫn có những đồng đội ngã xuống.
Gom pháo xong, chúng tôi quay về hậu cứ cũ của đại đội mình nghỉ đêm thì gặp một nhóm các sĩ quan của quân khu đang ở trong hậu cứ. Ngồi uống nước trà và ngóng chuyện các SQ bàn luận, tôi mới biết họ là những người trong bộ chỉ huy hậu cần cánh Bắc của mặt trận Tri Thiên mới di chuyển về đây. Tôi không biết cụ thể là những ai và giữ cương vị gì vì trong chiến trường chẳng có ai đeo quân hàm. Khi trò chuyện bên bàn trà giữa sân, thấy các sĩ quan đều xúm quanh một người lính già và hỏi ông rất nhiều chuyện về diễn biến chiến dịch vừa rồi. Tôi vẫn nhớ ông nói :” Trị Thiên trong đợt 2 rất thuận lợi nhờ khí thế Buôn Mê Thuột, xong chiến dịch mà quân tướng còn khỏe lắm, đủ sức giải quyết Đà Nẵng. Riêng có thằng 324 và e4 là tổn thất nặng. Ngồi nghe mới biết sơ qua diễn biến chung toàn mặt trận, mới biết trong đợt 1 f324 đánh phía Nam Huế và trung đoàn tôi đánh Bắc Huế được trên nhìn nhận như thế.
Tôi ngồi nhìn người lính già đang nói chuyện mà cứ ngờ ngợ, chợt nhớ cái hình ảnh thường thấy trong cái khu tập thể 1A Hoàng Văn Thụ chúng tôi. Những chiếc xe Commăngca cài lá ngụy trang, nhiều cái có cả giàn mướp phía trước luôn xuất hiện ở khu nhà chúng tôi. Rất nhiều bậc cha chú như Hai Nghiêm, Kim Tuấn hàng xóm nhà tôi đã vào chiến trường trên những chiếc xe như thế.
Gặp vị chỉ huy hậu cần cánh bắc Huế này tôi thấy quen mà nhớ không ra ông tên gì. Khi nhận ra ông có người con tên Tuấn Linh lớn hơn tôi vài ba tuổi cũng đang ở trong quân đội thì cũng là lúc phải lên đường về lại Triều Sơn Đông. Rồi sau này ông lại về làm Tham Mưu phó TCHC, tôi nhận ra “người quen” cũ nhưng điều kiện công tác chả có lúc nào được gần ông để hỏi chuyện xưa. Hôm nay đã 35 năm tôi viết những dòng này và xin hỏi bác Tuấn Linh :” Có phải cụ nhà mình tên Yên không ạ ?“
Vì rất có thể tôi nhầm với một ai đó.
Bạn Trỗi ở Đức (tiếp)
(do Ngô Thái Hòa K6+K7 gửi Út Trỗi)
Tham khảo: Cuộc sống của cộng đồng người Việt tại CHLBĐ.
Thứ Tư, 24 tháng 3, 2010
HUẾ NHỮNG NGÀY CUỐI CÙNG CỦA CHIẾN TRANH
…….Cuộc chiến đấu vượt sông ( bồ) Lại Bằng xảy ra hồi 15 giờ ngày 23 tháng 3, bắt đầu bằng trận mưa pháo vào Long Khê, Lại Bằng, núi Bản trong khi đó cối và 12 ly 7 bắn xối xả vào bến sông chỗ ta sắp vượt qua. Lúc pháo chuyển làn là lúc các đơn vị đánh chiếm đầu cầu bắt đầu vượt sông thì pháo của địch lập tức ngăn chặn ta ở bến vượt, bắn vào Cồn Nổi, vào làng Huyền. Giữa một cuộc đấu pháo khiến ta có cảm giác đạn va vào nhau giữa không trung, chiến sĩ đoàn 4 ( K13) vẫn bình tĩnh bơi qua dòng sông Bồ mặc cho mảnh pháo rơi lủm bủm đó đây trên mặt nước, mắc cho đạn bắn thẳng của những tên lính liều lĩnh … bắn xối xả.
16 giờ ngày 23 tháng 3 năm 1975, đơn vị đầu tiên gồm 34 chiến sĩ đã vượt qua sông Bồ, nhanh chóng chiếm bàn đạp chi viện cho các đơn vị tiếp tục vượt sông phía sau. Phòng tuyến của tiểu đoàn 5 lữ 147 thủy quân lục chiến bắt đầu bị chọc thủng.
Để bảo toàn lực lượng thủy quân lục chiến, Nguyễn Thành Trí tung liên đoàn 14 biệt động quân vừa chạy ở tuyến Mỹ Chánh vào, có chi đoàn xe tăng M113 gồm 18 chiếc yểm trợ, ra phản kích ngăn chặn ta. Trong lúc đó, Bộ tư lệnh nhẹ thủy quân lục chiến cùng lữ đoàn 147 chuồn về cửa Thuận An.
…..Nhưng rồi khoảng 2 giờ trưa, đại đội Biệt Ðộng Quân lại biến mất. Họ không báo cho chúng tôi biết và họ cũng không đi qua cầu An Lỗ. Tôi không đoán nổi là họ đi lối nào và lúc nào. Tôi báo cáo về tiểu đoàn. Chỉ còn đại đội tôi nằm ở bờ bắc cầu An Lỗ.
…..8 giờ tối, khi tôi đang cố gắng liên lạc với trung đội 2, Ðại đội trưởng gọi tôi lên họp.
"Ông cho con cái trang bị nhẹ tối đa, bằng mọi giá phải về đến Thuận An trước 6 giờ sáng mai. Ai tới trễ sẽ bị bỏ lại vì chỉ có một chuyến tàu đón mình về Ðà Nẵng thôi."
…14 giờ ngày 25 d1/e4 đã có mặt ở Động Ấp ( bắc cửa Thuân). Như vậy tiểu đoàn 3 Quảng Trị từ hướng bắc đánh vào, tiểu đoàn 1 trung đoàn 4 từ phía tây đánh xuống,cả 2 tiểu đoàn đã hội quân ở đây, cùng nhau chốt chặt phía bắc của Thuận An không cho địch tẩu thoát theo đường biển kể từ chiều 25 tháng 3 năm 1975.
Thứ Ba, 23 tháng 3, 2010
Chó đẻ
http://www.vanchuongviet.org/vietnamese/vanhoc_tacpham.asp?TPID=12400&LOAIID=2&LOAIREF=1&TGID=1625
Tác giả: Phạm Thanh Phúc
Mời gặp mặt Bạn Trỗi
Nhớ bạn B3 - Trại Đồi, suối Chì - K6, Đại Từ - Thái Nguyên.
Nhân dịp chúng ta chuẩn bị kỷ niệm 45 năm thành lập trường VHQĐ Nguyễn Văn Trỗi (15-10-1965 15-10-2010), tôi xin gửi đến các thầy cô và anh chị em lời chúc mừng nhiệt liệt nhất,chúc tình thầy trò, tình đồng chí, đồng đội và bạn bè của anh chị em Trỗi ta nhân dịp này ngày càng nồng ấm và thắm thiết, thủy chung để ngày càng trở thành động lực đoàn kết và động viên nhau thiết thực hơn vươn lên trong cuộc sống. Chúc các thầy cô và anh chị em ta ngày càng khỏe mạnh,vui vẻ, thành đạt và hạnh phúc. Nhân đây tôi gửi tặng các thầy cô và anh chị em một vài đoạn tản văn tự sự nói lên những tâm tư tình cảm và những kỷ niệm không bao giờ quên với thầy cô và các bạn ở K6 và K7 trong thời gian học và rèn luyện ở Đại Từ, Quế Lâm, Hưng Hóa và Trung Hà. Mong nhận được những hồi âm tương tự của các thầy cô và anh chị em Trỗi ta .
Thân mến.
Ngô Thái Hòa K6+K7
Nhớ bạn B3 - Trại Đồi, suối Chì - K6, Đại Từ - Thái Nguyên.
Về Tập 3 Sinh ra trong khói lửa
BLL nhà trường đã họp triển khai công việc tổ chức kỉ niệm 45 năm Trường TSQ Nguyễn Văn Trỗi. Trong đó có nội dung xuất bản Tập 3 "Sinh ra trong khói lửa" (vẫn giữ tên như cũ).
1. BBT sách Tập 3 gồm: thầy Chi Phan, thầy Phạm Đình Trọng, Trần Hồ Bắc và Trần Kiến Quốc.
2. Chủ trương xuất bản Tập 3: nội dung tinh túy, chọn lọc với chất lượng cao hơn Tập 1 và 2.
- Số trang: 400-500. (Các bài không in sẽ được đăng tải tiếp trên VănnghệBạnTrỗi.- Số lượng in: 1000 cuốn, bìa cứng (dự kiến đủ để phát hành trong trường, tặng thầy cô và đối nội, đối ngoại).
3. Tiến độ triển khai:
- Từ nay đến 30/6: biên tập.
- 31/7/2010 - xong bản thảo trên chế bản điện tử.
- 30/9/2010 - in xong tại Cty In QĐ 2 (GĐ Nguyễn Nam Điện k6).
4. Phát hành: Các khóa đăng kí số lượng và nộp tiền trước 30/9/2010. (Giá bán: 100.000đ/cuốn).
Vận chuyển sách ra Bắc: Bùi Quang Vinh k3.
Chủ Nhật, 21 tháng 3, 2010
Thứ Sáu, 19 tháng 3, 2010
Nghệ sĩ ND Quốc Hương
Trên đường ta đi tới
Sáng tác: Bửu Huyền - Trình bày: Quốc Hương
Anh đi khai phá miền tây
Rừng núi bao la bừng giấc say
Anh khai đất hoang thành luống cày
Mai kia mừng ngô lúa nặng tay
Tôi đi khắp chốn công trường đó đây
Như cánh chim tung trời gió mây
Tôi xây lên những công trình đẹp tuyệt vời
Đó đây lò cao khói bay
Bao năm kháng chiến trường kì
Lòng vẫn mơ có ngày hôm nay
Xưa mang súng gươm đi giết thù
Nay lên đường gieo lúa mùa thu
Năm xưa chiến đấu bên bờ Cửu Long
Sóng reo ca mừng chiến công
Năm nay ta hát bên dòng sông Hồng
Lòng phơi phới vui say hòa bình
Cất tiếng ca dội vang tới chân trời xa
Ta gửi về niềm tin chiến thắng quê ta
Đất nước ơi nguyện dâng trái tim nồng cháy
Đi đắp xây cho ngày sông Hồng Cửu Long vang tiếng vui ca
Trên đường ta đi tới
Nguồn: Trang âm nhạc "Nhac cua tui"
Thứ Năm, 18 tháng 3, 2010
45 năm vững bước trưởng thành
Thông báo
Địa đểm: Nhà hàng Pacific 281 Đội Cấn, Hà Nội.
Thời gian: 15g ngày chủ nhật 21/3/2010.
Trân trọng!
Trưởng ban Bùi Quang Vinh
Thứ Ba, 16 tháng 3, 2010
Đọc báo: Đừng biến tín ngưỡng thành cuồng si
Nhưng quan chức cấp cao công khai đến lễ hội có nhằm gửi "một thông điệp" nào đó cho dân chúng? Dù là cố ý hay vô tình thì họ cũng đã góp phần làm biến tướng lễ hội và đang chi phối đời sống tín ngưỡng dân gian.
.....XEM TIẾP
Xin đừng bật đèn xanh cho tiêu cực
17/3/2010
Tặng người em gái xa quê
Anh thăm em một buổi chiều,
Con tim rộn ràng,hồi hộp bao nhiêu.
Minh nhìn nhau, bao điều muốn nói,
Anh và em, chẳng nói được câu gì,...
Anh thấy em mắt ướt mi,
Chiều Xuân gió lạnh, buồn chi cô nàng?
Nơi đây trống vắng "Địa đàng"
Phải chăng em nhớ thương chàng nào đây?
Nhớ ai da diết chân mây,
Nhớ con đò nhỏ , gốc cây xóm chùa,
Nhớ đồi sim tím hoa mua,
Nhảy dây,đánh chắt,mấy mùa em chơi.
Bây giờ xa tít mù khơi,
Gian nan vất vả xây đời ấm no,
Thương em thân cò lặn lội,
Ca kíp sớm khuya, trăm lối quê người,...
Bao giờ cho đến tháng mười?
Để em lại được nói cười ở quê!
Thương người em gái chân quê,
Trời tây giá lạnh chưa về quê hương.
Berlin, Xuân Canh Dần-2010
Ngô Thái-Hòa.
Chùm ảnh phong cảnh Berlin do NTH gửi tặng bạn Trỗi.
Thứ Hai, 15 tháng 3, 2010
Thư chào của anh Ngô Thái Hòa
Gửi Ngô Thái Hòa
3 sáng tác mới của thày Hồng Tuyến
Bạn Trỗi ở Đức
Thân mến
Ngô Thái Hòa.
16:59 Ngày 14 tháng 3 năm 2010 ".
Mạn phép tác giả, ÚT TRỖI đưa nhận xét này lên trang chính.
Chiều Xuân Berlin
Đông này giá lạnh lắm thay,
Chiều nay Xuân đến tuyết bay đầy đường.
Em về, anh nhớ anh thương,
Không về, nhớ mẹ,thương cha, chong đèn.
Chiều Xuân tầu điện leng keng,
Ô tô, tàu hỏa thắp đèn sáng choang,...
Tết xa xứ vẫn đàng hoàng,
Bánh chưng, giò,mứt ...với Nàng Thơ Xuân.
Chiều Xuân anh viết Thơ Xuân,
Ngoài kia tuyết lạnh,gió ngân từng hồi.
Thương em gái tím đôi môi,
Bán hàng, bão tuyết, qua đồi, em đi.
...
Em về em nhớ những gi?
Anh thì xa xứ nhớ về quê hương,
Nhớ đàn em nhỏ thân thương,
Nhớ cha,thương mẹ ở nơi quê nhà,
Nơi đây gấm vóc lụa là,
Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương,
Cây đa, bến nước, con đường,
Nhớ làn môi ấm hẹn hò em trao.
Bây giờ em ở nơi nao?
Tình em lại cứ bay vào thơ anh?,
Tràn đầy nhựa sống trên cành,
Tình anh đang đợi buông mành liễu tơ.
Bây giờ anh lại cứ mơ,
Đến ngày gặp lại, em chờ, chân quê.
Berlin, Xuân Canh Dần-2010
Ngô Thái Hòa.
Tình cờ
Tôi đi lặng lẽ phố đông,
Ồn ào xe cộ mênh mông là người.
Bỗng nhiên tôi thấy em cười,
Hàm răng lấp lóa , môi cười xinh xinh...
Đi đâu ơi hỡi cô mình?
Trời Xuân giá lạnh một mình lang thang!
Thì ra nàng cũng mênh mang,
Như tôi lặn lội "Địa đàng" nơi đây.
Bao giờ Rồng mới gặp Mây,
Tim tôi hết lạnh , hồng đầy vườn Xuân.
Berlin,Xuân Canh Dần - 2010.
NgôThái-Hòa.
Chủ Nhật, 14 tháng 3, 2010
Thứ Bảy, 13 tháng 3, 2010
Americans are NOT stupid
Thứ Sáu, 12 tháng 3, 2010
Tin buồn
Cụ bà Lưu Thị Hồng Liên (thân mẫu bạn Dương Đức Hải B3 K8), đã từ trần hồi 08h53 ngày 12/3/2010 tại Hà nội, hưởng thọ 82 tuổi.
Lễ viếng: từ 13h đến 15h ngày Thứ hai 15/3/2010
Địa điểm: Nhà tang lễ bệnh viện 354, 13 phố Đội Nhân, Thành phố Hà nội.
Hỏa táng cùng ngày tại Đài hóa thân Hoàn Vũ.
Thay mặt K8 xin gửi lời chia buồn tới Dương Đức Hải và gia đình.
BLL K8
(Bạn Trỗi đến viếng, tập trung lúc 14h, ngày 15/3/2010.)
Thứ Hai, 8 tháng 3, 2010
Chủ Nhật, 7 tháng 3, 2010
Chào mừng ngày quốc tế phụ nữ 8.3:Mẫu đàn ông lí tưởng.
Khi nàng 20 tuổi:
- Đó là một người đẹp trai
- Thu nhập cao
- Biết lắng nghe
- Biết hài hước
- Ăn mặc sành điệu
- Người tình lãng mạn.
Khi nàng 32 tuổi:
- Trông bảnh trai, nhất là mái tóc
- Có đủ tiền cho một bữa tối sang trọng
- Biết nghe nhiều hơn nói.
- Mang giỏ xách một cách nhẹ nhõm khi đi chợ
- Biết đánh giá cao bữa tối chuẩn bị công phu
- Nhớ ngày sinh nhật và những ngày lễ trong năm
- Thích tình huống lãng mạn ít nhất 1 lần/tuần.
Khi nàng 42 tuổi:
- Đừng xấu quá, đầu hói cũng OK
- Đừng phóng xe khi mình chưa kịp ngồi lên
- Làm việc chăm chỉ
- Biết mặc áo thun che bụng bia
- Cạo râu cả những ngày không đi làm.
Khi nàng 52 tuổi:
- Không gãi những chỗ tế nhị nơi đông người
- Không vay tiền thường xuyên
- Không ngủ gật khi có người đang nói
- Không nhắc đi nhắc lại một chuyện tiếu lâm
- Ngày nghỉ vẫn ăn mặc đàng hoàng
- Không thỉnh thoảng quên tên vợ. ….