Bài ca Trường Nguyễn Văn Trỗi

Nhạc và lời: Hồng Tuyến

Thứ Bảy, 31 tháng 12, 2011

Bài hát "Auld Lang Syne"

"Auld Lang Syne" là tựa đề một bài thơ của Robert Burns một thi hào người Scotland sáng tác năm 1788 và được phổ nhạc thành một ca khúc truyền thống. Bài hát được biết đến ở nhiều nước nói tiếng Anh và cả các quốc gia khác, thường được hát trong thời khắc giao thừa để bắt đầu một năm mới. Cứ đến đêm giao thừa, ca khúc kinh điển này lại ngân vang để mọi người cùng nhìn lại một năm đã qua và hy vọng sang một năm mới có thêm niềm tin trong cuộc sống. "Auld Lang Syne" đã ăn sâu vào tiềm thức hàng triệu người qua nhiều thế hệ trên thế giới.
Nguồn: Wikipedia
Bài hát Nguyên gốc tiếng Scotland của Robert Burns

Thứ Sáu, 30 tháng 12, 2011

Có 2 lính Trỗi trong hình


ACE thử tìm trong hình xem 2 lính Trỗi ở đâu.

Chúc tất cả ACE một mùa lễ 2011-2012 vui, khỏe và hạnh phúc

Thứ Tư, 28 tháng 12, 2011

Lại có internet "chùa"

Cách đây dễ mấy tháng, lãnh đạo cơ quan ra "lệnh" để quản lý chặt "anh tẹc nét" tại cơ quan, mỗi Cục, Vụ...chỉ được để một điểm truy cập và cho cắt hết tại các phòng làm việc ("chuối" quá).
Thôi rồi lượm ơi! đã chót nghiện "online" mất rồi, biết giải quyết ra răng? "Nghiêm chỉnh chấp hành", đành "nghiến răng", sắm cái USB Dcom 3G của Viettel, mất toi gần 800K dùng riêng để thỏa mãn thói quen "xấu" này. Hàng tháng, thu nhập cá nhân lại phải chi mất mấy trăm K cho cái khoản online...hơi "đau bụng". Hôm kia đang lướt web tại cơ quan bằng cái USB của mình thì mạng đứt đánh "hự", rồi xuất hiện trên màn hình PC thông báo "lỗi 619". Loay hoay đủ cách vẫn không vô mạng được. Đành nhấc phone gọi hỏi nhà cung cấp dịch vụ xem sao, đầu dây bên kia giọng một cô bé "nhẹ nhàng thánh thót" như rót vào tai: 
- Dịch vụ Dcom Viettel xin kính chào quí khách! (sướng cái lỗ nhĩ)
- Tôi dùng Dcom của Viettel không truy cập được, thấy cứ thông báo lỗi 619 là thế nào?
- Lỗi đấy do anh đã dùng quá hạn mức qui định nên máy ở trung tâm tự động cắt.
- Nhưng mà tôi hàng tháng vẫn trả tiền đủ cơ mà!
- Tiền đủ thì đủ, dung lượng truy cập cứ quá hạn mức là cắt, chờ sang đầu tháng mới, lại cấp hạn mức để anh dùng.
- Ơ! ơ!!!!
Đầu dây bên kia tít tít dài.
Chẳng lẽ "botay.com". Ra ngó nghiêng ngoài hành lang, thấy dây mạng nội bộ nối vào PC vẫn còn nguyên chưa bị cắt (chắc chỉ cho dùng mạng nội bộ)...thế thì OK rồi. Chiều qua ở lại về muộn chút, "chọc ngoắy" một hồi...sáng nay lại có "anh tec nét" chùa để xài tại bàn làm việc, không phải đi đâu nhờ cụ thằng nào cả. Đã quá!

Phim tư liệu: NGÀY LỊCH SỬ

Hôm 22/12/2011, HMK6 có đăng video của bài "Tiến bước dưới quân kỳ". Trong video này có một số hình ảnh về buổi lễ diễu binh ngày 1/1/1955, nói về sự kiện nhân dân Hà Nội và các tỉnh lân cận đón Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ từ chiến khu Việt Bắc trở về Thủ đô ngày 1/1/1955. 
Được biết đây chính là bộ phim tài liệu của đạo diễn người Nga Vladimir Echourine. Bộ phim tài liệu màu "Ngày lịch sử" do Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội mua bản quyền của Viện Lưu trữ phim ảnh nhà nước Nga, được phát sóng lần đầu tiên trên Đài Truyền hình Hà Nội ngày 1/9/2005. Ngoài hai nhà quay phim người Nga là Vladimir Echourine và Cotov, có ba nhà quay phim Việt Nam cùng thực hiện bộ phim này là Nguyễn Hồng Nghi, Nguyễn Tiến Lợi và Phan Nghiêm. Thu thanh là kỹ sư Cotov, âm nhạc do Ivanop biên soạn theo các bản nhạc Việt Nam. Nhà văn Nguyễn Đình Thi là người viết và đọc lời bình. Bộ phim này do Xưởng phim Tài liệu Trung ương Moscow sản xuất năm 1955 với sự cộng tác của Xưởng phim Việt Nam. Bản gốc hiện được lưu trữ tại Viện Lưu trữ phim ảnh nhà nước Nga ở thành phố Krasnorsk.
Có lẽ nhiều người chưa có dịp theo dõi bộ phim tài liệu này. Tìm trên You Tube, bộ phim "Ngày lịch sử" phát trên VTV4 có hình ảnh đẹp hơn, đưa về để các bác cùng tham khảo. (Bộ phim dưới đây gồm 2 video clip)
(Tổng hợp từ Internet)

Tin nhắn của BLL trường

"BLL trường dự Lễ truy điệu Liệt sĩ Võ Nguyên Trọng K6
lúc 8g15, thứ Sáu, ngày 30-12-2011,
tại Nhà tang lễ viện QY 354, phố Đội Nhân, Hà Nội."

Thứ Hai, 26 tháng 12, 2011

Tắm nước nóng ở Y Trung

Nhớ hồi ở Y Trung, vào mùa đông, mỗi lần muốn tắm nước nóng (vì có khi vẫn tắm nước lạnh!) thì phải ra sau nhà bếp, chỗ gần ngay bên lò hấp bánh bao, hứng xô nước nóng từ bể, xách vào nhà tắm nhỏ xíu gần đó tắm. Nhiều khi hết xô nước mà vẫn chưa tắm xong, thế là phải “trần như nhộng” chạy ra hứng thêm xô nữa! Mà nói chung tắm không đã.
Vậy là có một lần, lúc đó cũng đã chiều tối, tôi đang lúi húi hứng xô nước thứ 2 trong cơn giá lạnh. Bỗng nghe trong bể nước nóng mình đang hứng có tiếng cười sặc sặc. Vươn cổ lên nhìn vào thì thấy bóng đầu mấy đứa thì thầm gọi “Hà mèo, Hà mèo, vào đây!”. Nhìn quanh không thấy ai quanh bể, tôi lập tức thảy cái xô ra xa và nhẩy cái bụp vào bể nước. Ôi, thật đã hết sức! Nước mới ấm làm sao. Cả một cái bể rộng, chỉ cần ngồi xuống là ngập tới cổ. Thật chẳng bù cho nãy giờ phải múc từng ca nước xối xối mà vẫn lạnh muốn chết. Mấy đứa thỏa thích bò qua bò lại trong bể nước nóng. Tha hồ tắm!
Bỗng một bóng đen thò vào miệng bể la: Đứa nào trong này? Cả bọn giật mình nhìn ra thì đúng là anh Cần điếc. Chết mẹ, “Hung thần” của nhà bếp tới rồi! Xuống bếp mò mẫm bánh bao hay gà qué mà gặp anh Cần điếc thì chỉ có chết. Ảnh người Tày, nói hơi ngòng ngọng, lùn, to ngang mà khỏe vô cùng. Nhà bếp có chuyện gì nặng là một tay ảnh làm hết, từ gánh nước, chẻ củi, bắt heo … tới bắt học sinh ăn trộm đều là ảnh. Nhưng được cái ảnh hơi chậm, tai nghễnh ngãng, nghe gì cũng đều hỏi lại. Vậy là nhân lúc ảnh đang “Hả? Hả?” là AE mình chạy tuốt luốt (nên tụi học sinh mới đặt tên “điếc” là vậy). Thật ra theo tôi biết, hình như anh Cần điếc chưa bao giờ bắt được thằng ăn cắp nào (hay là ảnh tốt bụng chỉ hù dọa tụi học sinh là chính mà hồi đó tụi trẻ con không biết?)
Quay lại cái bể nước nóng. Thấy anh Cần tới, cả bọn tụi tôi hoảng sợ chen nhau lùi sâu vào trong bể. Anh Cần điếc quơ tay không nắm được thằng nào bèn lấy cái gáo múc nước (là cái nồi quân dụng được buộc chặt vào một cái cây dài có lẽ tới 2 mét chứ chẳng chơi) đưa vào bể quơ quơ, đập đập … Mấy đứa càng sợ lại càng lùi sâu vào phía trong hơn. Mà càng sâu vào trong thì lại càng gần bếp lò, nóng muốn chết! Cả đám im re nhưng không thể ngồi yên được mà cứ nhấp nha nhấp nhổn vì nóng … đít!
Anh Cần điếc quơ một hồi không trúng đứa nào rồi bỏ đi. Tụi tôi thấy vậy, nhưng đâu có dám ra. Lỡ ảnh đang rình ngoài kia thì bỏ mẹ. Vậy là cả bọn chịu trận trong bể nước ngày một nóng lên … Cho tới lúc chỗ dưới đũng quần bị luộc tới thiếu điều muốn chín thì đành phải bò ra cho dù có tới “bố anh Cần” cũng bất chấp!
Lú đầu ra khỏi bể nước, thấy trời đã tối hù, xung quanh không một bóng người, mấy đứa tôi hối hả vơ vội mớ quần áo, rồi cứ nguyên thể trạng như vậy chạy ù đi thoát ra khỏi khu nhà bếp. Ra khỏi khu vực “nguy hiểm” tôi mới thấy lạnh run. Vội chui vào một góc nhà ăn, lập cập mặc quần áo rồi chạy một mạch thật xa cái nhà bếp trong ánh đèn mờ mờ dưới đám khói sương hơi nước hấp bánh bao bốc lên từ cái bể tôi mới chui ra.
Thật hú vía!

Thơ SH, 18-12-2011: "Thầy trò"

(Ảnh: Báo tường Sơn Tây 9-2011)





Hôm qua thầy Lực đến tôi
Tháp tùng Hải, Kiếm, Việt Sơn thôi
Cam ry biển (Dế) đi oai lắm
Gặp nhau chuyện cũ kể liên hồi
Hứng chí, thầy bảo đem giấy bút
Vẽ tặng Hải bức ảnh treo chơi
Nghĩ! Ảnh thầy toàn nghìn đô cả
Mình nghèo, thầy vẽ phác qua thôi
Năm phút vẽ xong, thầy ngắm lại
Khỏe! Y học chẩn bệnh Hải sai rồi
Học lương thọ một trăm ba tuổi
Hải thọ hơn lương 1-2 năm thôi
Sao! Hải lại nhận làm giám đốc
Ăn chơi chờ chết là sai rồi
Cứ phải sống, sống cho nghèo bảo hiểm
Sống vui - sống khỏe - sống có ích cho đời.

TIN BUỒN

Bác TRẦN THỊ NHUNG - Quân y sĩ, mẹ AHLS Huỳnh Kim Trung k5, cư dân 1A Hoàng Văn Thụ HN - từ trần lúc 22g ngày 25/12/2011.
Lễ viếng: từ 14g ngày 26/12.
Lễ truy điệu: 6g sáng ngày 28/12.
Địa điểm: Nhà tang lễ TP 25 Lê Quý Đôn, Q3.
Khoá 5 tập trung viếng lúc 17g ngày 27/12/2011.
BLL k5 kính báo!
----
BLL truờng VHQĐ-TSQ Nguyễn Văn Trỗi tổ chức dự Lễ truy điệu LS Võ Nguyên Trọng k6, tại Nhà tang lễ Quân y 354, phố Đội Nhân, Ba Đình, lúc 8g ngày 30/12/2011. Sau đó gia đình đưa hài cốt LS về Công viên Vĩnh Hằng, Thạch Thất, HN. 
BLL
  

Thứ Bảy, 24 tháng 12, 2011

"Music Of Christmas"

Nhân lễ giáng sinh mời anh em nghe album "Music Of Christmas" của nhà soạn nhạc người Canada Percy Faith ((7/4/1908 – 9/2/1976). Album được phát hành năm 1990 bởi "Sony Records". Ông sinh ra và lớn lên ở Toronto - Canada, ông là nhà soạn nhạc nổi tiếng về nhạc pop và Giáng sinh. Ca khúc nổi tiếng nhất của ông là "Delicado" (1952), "The Song from Moulin Rouge" (1953) và "Theme from A Summer Place" (1960) đã giành giải Grammy cho vào năm 1961. Percy Faith là nhạc sĩ có số đĩa được bán ra với số lượng rất cao và ông là một trong ba nghệ sĩ cùng với Elvis Presley và The Beatles, có số đĩa bán cao nhất 2 năm liên tiếp. Percy Faith mất vì ung thư ở California, Mỹ. 
hoặc NGHE TẠI ĐÂY

Thư giãn: "Tái cơ cấu hệ thống ngân hàng"

Ngành ngân hàng tổ chức hội nghị tổng kết sớm hơn mọi năm và được Thủ tướng đặc biệt quan tâm, tới dự. Ông dành hơn một tiếng cuối buổi tổng kết sáng 17/12 để đánh giá về tình hình vĩ mô và góp ý thẳng thắn với Ngân hàng Nhà nước cũng như hệ thống ngân hàng thương mại, sau khi lắng nghe phần trình bày của Thống đốc Nguyễn Văn B cùng lãnh đạo 3 ngân hàng lớn nhất hệ thống (BIDV, Vietcombank và Vietinbank).
Trong hội nghị này TT nhấn mạnh:
"Lạm phát có giảm được hay không là do các đồng chí. Lạm phát có nguồn gốc từ tiền tệ, giảm được lạm phát hay không là trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước
Theo Thủ tướng, mọi ngân hàng thương mại cần tái cơ cấu, tự mình kiện toàn chính mình và không làm khó cho hệ thống.
Thủ tướng nói: "Nói thật 3 năm nay lúc nào tôi cũng lo ngân hàng đổ vỡ, mất thanh khoản. Tôi đã phải bỏ dở một cuộc họp quan trọng để ngồi nghe phương án hợp nhất 3 ngân hàng vừa rồi. Các anh đừng để Chính phủ phải lo lắng nhiều, để Chính phủ còn dành thời gian quan tâm tới những công việc quan trọng khác" .... (Nguồn: VnExpress)

Thứ Sáu, 23 tháng 12, 2011

ÁN TREO



Ở SG mấy ông già Noel không biết "can tội" gì mà bị treo lên cây hàng loạt trông tội quá. Mai mốt lấy ai đi phát quà cho tụi nhỏ đây?

Bạn Trỗi với CT "chiếc nón kỳ diệu"

Nhân kỷ niệm ngày thành lập QĐND Việt nam, trong chương trình trò chơi "Chiếc nón kỳ diệu" ngày 17/12/2011 của VTV3 có đoạn: một trong 3 người chơi khi được "MC" Tuấn Tú hỏi: - Chú đã nghỉ hưu, chú đang tham gia một số trang web cựu chiến binh phải không?  và có câu trả lời: "Tôi tham gia rất nhiều hội, nhưng có 2 hội nổi nhất là hội thiếu sinh quân trường TSQ Nguyễn Văn Trỗi của TCCT,  hội của chúng tôi có trang Web Út Trỗi, tôi hay vào đó tham gia có tính chất giao lưu...."

Dự đám cưới con gái Bùi Việt Sơn K8

Có thầy Lực và mấy bạn MN ra Kiếm nhị, Đạt, Thạch tịch. Thầy Lực nói: Đi với các em thế này vui quá. Hỏi thăm sức khỏe thày, thày nói năm nay 71 rồi, có hơi huyết áp.
Ảnh do Thái cung cấp, xem thêm ở đây

Thứ Năm, 22 tháng 12, 2011

Bệnh bại não !????

Cảnh báo: Dạo này bọn đọc chùa phát triển với tốc độ kinh người. Không biết bệnh " bại não " có đồng hành không nhỉ ?
Dù ít dù nhiều cũng nên comment phát. Lúc nào cũng thấy online mấy " thằng ", mà không thấy " thằng " nào comment. Liệt cơ, bại não ... ??? Vô cảm ... ????
Nhân tiện đóng vai Chí phèo phát .

Các bác cho ý kiến về cờ 6 sao

Các em bé Việt Nam cầm cờ hai nước đón ông Tập Cận Bình thăm Việt nam (hình của Reuters chụp trước Phủ Chủ tịch tại Hà Nội 21/12).  Nguồn: BBC

Cờ "zin" của TQ

Thứ Tư, 21 tháng 12, 2011

CHÀO MÙNG NGÀY 22/12

Bộ ảnh thời Đệ Nhất VNCH của tạp chí LIFE

LIFE là một tạp chí lâu đời và nổi tiếng về những phóng sự ảnh. LIFE đã cho công bố toàn bộ cơ sở dữ liệu ảnh của mình lên Google. Kho ảnh này bao gồm hơn 10 triệu tấm ảnh mà LIFE sở hữu, trong đó có những bức ảnh về chính quyền miền Nam trước kia.  Mọi người có thể tìm xem được những bức ảnh tư liệu về con người, về những sự kiện trên thế giới và có thể tìm kiếm và tra cứu những tấm hình lịch sử có một không hai, điều rất tuyệt là những tấm ảnh này đều có kích thước lớn và miễn phí. Bộ ảnh của LIEF dưới đây là một số hình ảnh của thời Đệ Nhất VNCH.

Tăng giá điện 5% và Lương của nhân viên ngành điện!

Sốc với lương ngành điện
Nguồn: Thanhnien online 21/12/2011 2:06
Chưa hết sốc vì mức lương bình quân 7,3 triệu đồng/tháng mà Tổng giám đốc Tập đoàn điện lực VN (EVN) công bố, dư luận càng sốc hơn khi Kiểm toán Nhà nước (KTNN) “khui” ra lương bình quân thực của khối văn phòng công ty mẹ gần 30 triệu đồng/tháng, trong khi tập đoàn này lỗ gần chục nghìn tỉ đồng.
Phân chia tiền lương bất hợp lý
''Lương thưởng của công nhân viên lấy từ lợi nhuận, với khoản lỗ cả chục nghìn tỉ đồng, lại lỗ lũy kế nhiều năm như vậy, EVN lấy nguồn nào để chia lương cho nhân viên lớn như vậy'' - Một chuyên gia ngành điện
Theo kết luận thanh tra tài chính năm 2010 tại EVN của KTNN, thu nhập bình quân toàn công ty mẹ - tập đoàn - là 13,7 triệu đồng/tháng, trong đó khối trực tiếp làm việc lại có mức lương bình quân thấp hơn nhiều mức chung. Cụ thể, bình quân khối phân phối điện là 7,9 triệu đồng/tháng, khối truyền tải là 10,8 triệu đồng/tháng.
KTNN kết luận, việc phân phối tiền lương theo đơn giá cho các đơn vị trực thuộc công ty mẹ “chưa đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các đơn vị”, bởi trong khi thu nhập bình quân toàn công ty tính cả tiền thưởng vận hành an toàn điện năm 2010 mới chỉ là 13,7 triệu đồng/tháng, thì bình quân khối văn phòng công ty mẹ đã cao gấp hơn 2 lần, tức xấp xỉ 30 triệu đồng/tháng.

Thứ Ba, 20 tháng 12, 2011

Hình ảnh của TT

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Giám đốc Ngân hàng Thế giới đặc trách Việt Nam bà Victoria Kwakwa. 
Nguồn: AFP, Hoàng Đình Nam 
Thủ tướng nước CHXHCN Việt Nam tại hội nghị về việc tài trợ cho VN với sự tham dự của đông đảo các nhà tài trợ, các tổ chức quốc tế và đại diện các bộ, ngành của VN diễn ra ở Hà Nội vào ngày thứ Ba 6/12/2011 vừa qua.

Lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Il qua đời

(RFI) Ngày 19/12/2011, thông tấn xã Bắc Triều Tiên KCNA thông báo lãnh đạo nước này, ông Kim Jong Il, đã qua đời do bị nhồi máu cơ tim, trong lúc đang đi thị sát tình hình đất nước trên toa xe lửa đặc biệt dành riêng cho ông. Lãnh đạo Bắc Triều Tiên hưởng thọ 69 tuổi. Đọc tiếp
Video dân Bắc Hàn khóc than ông Kim Jong-Il
Cha có mất, chắc cũng không khóc được như thế này.
Nguồn: BBC/You Tube

Chủ Nhật, 18 tháng 12, 2011

Âm nhạc chiều chủ nhật

Chiều chủ nhật được thư giãn bằng âm nhạc của 4 nhạc trưởng tài hoa người Pháp, còn gì bằng. Dưới đây một số chọn lọc gồm 14 bản nhạc với thời lượng hơn 60' của 4 nhạc trưởng nổi tiếng: Paul Mauriat - Raymond Lefevre - Franck Pourcel - Francis Lai. Bản "Quartet for Kobe" đầu tiên là bản nhạc cả 4 nhạc trưởng cùng biểu diễn.


  • Quartet for Kobe - P. Mauriat/R. Lefevre/F. Pourcel/F. Lai


  • Love Is Blue - Paul Mauriat


  • Love Is Blue - Raymond Lefevre


  • Apres Toi - Paul Mauriat


  • Mamy Blue - Paul Mauriat


  • Tombe La Neige - Paul Mauriat


  • Delilah - Franck Pourcel


  • The Good , The Bad , And The Ugly - Franck Pourcel


  • Four The Seasons - Raymond Lefevre


  • Medley Chansons - Raymond Lefevre


  • La Reine De Saba - Raymond Lefevre


  • Adagio - Francis Lai


  • Bilitis - Francis Lai


  • Scene D´Amour - Francis Lai
  • Tôn vinh "Hiệp sĩ" đường phố

    Thủ tướng vừa trao quyết định thăng quân hàm sĩ quan lên trung tướng và đại tá lên thiếu tướng cho 58 cán bộ cao cấp trong ngành công an. Chưa bao giờ ngành công an có nhiều tướng đông quân như bây giờ, xem ra trật tự an ninh xã hội sẽ tốt hơn. Thế nhưng..."Khi xã hội cần đến các hiệp sĩ, nghĩa là có một khoảng trống quyền lực và đạo đức cần được phủ lấp. Nhưng với chế độ pháp quyền, thật nguy hiểm nếu các "hiệp sĩ" trở thành một phần của thể chế, hay sự trợ giúp cho thể chế" . đọc:  Tôn vinh "Hiệp sĩ": Phản giá trị của xã hội pháp quyền (Tuần Vietnam.net)
    "Hiệp sĩ" Nguyễn Văn Minh Tiến bên một "rừng" giấy khen, bằng khen vì thành tích bắt cướp. Ảnh: Lao động

    Thứ Bảy, 17 tháng 12, 2011

    Đón Liệt sĩ Đỗ Khắc Tiến về quê

    Tin đón LS Đỗ Khắc Tiến về quê
    Một số hình ảnh buổi lễ đón LS Tiến do UBND xã Mỹ Yên tổ chức.


    Thứ Năm, 15 tháng 12, 2011

    Các ngày kỷ niệm của trường

    Tất nhiêntrường mình là không thể không nhắc tới ngày 22/12 – Thành lập Quân đội, vì trường mình là trường Quân đội và hồi đó, cứ tới ngày này là AE mình được nghỉ, vui chơi và ăn uống phủ phê (một “đặc ân” của những thời đói kém).
    Sau đó phải nói tới ngày thành lập trường. Ngày này được chính thức xác nhận là ngày 15/10/1965. AE ta đều biết đó là ngày anh Trỗi hy sinh (một năm trước đó) và ngày lễ Khai giảng năm học đầu tiên của trường ở Đại từ, chớ thật ra trường đã hình thành từ hồi ở Hà bắc. Không biết tới nay có ai nhớ ngày nào là ngày những học sinh đầu tiên (và là ai?) lên trường không nhỉ? Cho tới nay, khóa 6 Hanoi vẫn tụ tập nhau vào ngày 6/6 hàng năm và coi đó là ngày đầu lên trường. Thật ra thì đúng là có số đông AE k6 lên trường ngày này, nhưng trước đó cũng đã có một số rồi (theo tôi nghe lại thì khoảng 2 tiểu đội, rồi tới 6/6 trở thành 2 trung đội và qua tới Đại từ, khi khai giảng là 3 trung đội).
    Rồi các khóa lớn đều có ngày riêng của mình là ngày nhập ngũ, như k3 là ngày 1/8/1968, rồi k4 là ngày 1/7/1969 ….
    Ngày 20/11 thì đương nhiên là ngày đáng nhớ rồi. Ngày này là ngày của toàn dân chứ không phải chỉ trường mình. Ngoài ra còn có các ngày lễ của cả nước như 16/4, 30/4 và 1/5, 7/5, 9/5, 19/5, 19/8, 2/9, 23/9, 10/10, 23/11, 3 ngày lễ lớn ….
    Vậy nhưng có một ngày mà AE ta quên (hay không muốn nói tới?), đó là ngày giải tán trường. Thật ra thì ngày mà các khóa 6, 7, 8 rời trường không giống nhau vì theo tôi nhớ thì khi đó mình về Hanoi theo các Tổng cục. Nhưng cũng phải có một ngày “chính thức” như ngày Thành lập trường vậy chớ!





    Hôm trước tôi được Bùi Thắng k7 gửi cho 2 bản “giấy má” xưa của trường mình (xem hình) mới biết ngày “pháp lý” giải tán trường là ngày 1/7/1970. Tại sao? Vì bắt đầu từ ngày này, AE mình hết phép mà không còn đơn vị để quay lại. Và hơn thế nữa, bắt đầu từ đây hết ăn gạo Quân đội, có nghĩa là chấm dứt các vấn đề “dính” tới Quân đội.
    Vậy là: Ngày giải tán trường chính thức là ngày 1/7/1970. Về pháp lý chính thức, trường mình tồn tại được 4 năm, 8 tháng, 16 ngày.

    Phim điều tra đinh tặc của Tuổi Trẻ lên sóng HTV2

     (Nguồn: Tuổi trẻ online) 
    TT - Bốn tập phim phóng sự điều tra về “đinh tặc” ngoài được phát trên Tuổi Trẻ Online và trang truyền hình báo Tuổi Trẻ: tv.tuoitre.vn (Tuổi Trẻ ngày 13-12) sẽ lên sóng HTV2 lúc 21g các ngày 15, 16, 17, 18-12 trên HTV2. Phóng sự do phòng truyền hình báo Tuổi Trẻ sản xuất không chỉ bóc trần mánh khóe rải đinh mà còn phơi bày cả những chiêu bài phá xe để chặt chém giá.

    "Thể dục giữa giờ"

    Ngày xưa đi học, giữa buổi học phải tập thể dục cho "đỡ mỏi lưng, đỡ mỏi tay".  Thời "hiện đại" mấy bà bán thịt thay tập thể dục bằng "dance sport" giữa buổi chợ. Video này được cho là quay tại chợ Bến Thủy gần ĐH Vinh. Trong tiếng nhạc bài "Trouble is a friend" khoảng chục phụ nữ là chủ các quầy bán thịt gần đó và cả khách mua hàng cùng nhún nhảy giữa lối đi vào chợ. Vừa nhảy, mọi người cười nói...vui phết.
    Các bà bán thịt ngày nào cũng nhảy (VnExpress )

    Nguồn: You Tube

    Lễ truy điệu LS Võ Nguyên Trọng

    Theo tin từ gia đình báo tối qua:
    Hài cốt LS Võ Nguyện Trọng đã được chị Vân và em Tuệ đón từ Kiên Giang về HN ngày 14/12/2011 (sớm hơn dự kiến).
    Lễ truy điệu sẽ tổ chức từ 8g-9g sáng, ngày thứ sáu 30/12/2011 tại Nhà tang lễ Quân y viện 354, phố Đội Nhân, Ba Đình, HN. Sau đó sẽ đưa hài cốt bạn về Công viên Vĩnh hằng, Thạch Thất, HN.
    Gia đình LS Võ Nguyện Trọng kính báo!
    ----
    Việc đón hài cốt LS Đỗ Khắc Tiến đã được thông báo trên Bantroik4! BLL k6 bám sát gia đình LS Đỗ Khắc Tiến để thông báo cho BLL trường và anh em.

    Thứ Tư, 14 tháng 12, 2011

    Khóa 6 HN họp mặt

    BLL k6 HN trân trọng kính mời thầy cô cùng BLL nhà trường và các khóa tới dự Họp mặt truyền thống k6 HN.
    - Thời gian: từ 10.30 ngày 17/12/2011.
    - Đia điểm: số 1 Trấn Vũ (Bãi pháo phòng không hồ Trúc Bạch cũ).
    TM BLL k6 HN: Vũ Điện Biên (0989099954).

    Bộ ảnh Hà nội xưa.

    Bộ sưu tập hình này có lẽ chưa đầy đủ, nhưng là bộ ảnh quý nên lưu giữ.
    Triển lãm ảnh của nhà sử học Dương Trung Quốc
    Nguồn: http://quechoa.info/2010/01/30/ha-noi-xua/
    “Métropole” không phải là khách sạn ra đời sớm nhất nhưng chắc chắn là khách sạn có truyền thống lâu bền và tiêu biểu nhất gắn với Hà Nội. Buổi đầu Tây chiếm đóng, một số quán trọ đã xuất hiện tập trung bên Bờ Hồ và dọc Phố Paul Bert (nay là Tràng Tiền).
    Ở Sài Gòn, chỉ một năm sau khi buộc nhà Nguyễn “nhượng đất”, viên Phó đô đốc thực dân Lagrandière đã ban hành quyết định thành lập một Vườn Bách Thảo và Bách Thú vào ngày 10/6/1863. Còn ở Hà Nội, một khu vườn tương tự được khởi công vào năm 1890, tức là chỉ 2 năm sau khi Hà Nội được vua Đồng Khánh trao cho Pháp làm thành phố nhượng địa.
    Ban đầu nó chỉ là một vườn thí nghiệm, được trao cho một viên dược sĩ hải quân biệt phái về Sở Nông lâm để nghiên cứu phương thức di thực các loại thảo mộc từ nước ngoài, nhất là từ các thuộc địa châu Phi qua để bổ sung cho các loại cây trồng đô thị và phát triển trồng trọt  Dần dà cùng với các giống cây, ngày một phong phú là một số thú nuôi thích hợp như hươu nai, đặc biệt thu hút người xem là gấu, cọp và voi cùng nhiều loại chim muông nên vườn còn đựoc gọi là Bách Thú.

    Khai trương cửa hàng dịch vụ tin học .

    Với mục đích vui là chính và có việc làm để không bị hư người nên :
    Ngày 15/12/2011 ( thứ năm tuần này ) K6LS sẽ mở cửa hàng dịch vụ tin học tại 34 Tú Mỡ , F7 quận Gò Vấp với các dịch vụ sau :
    - Nâng cấp , sửa chữa và cài đặt ( hệ điều hành , phần mềm , games ... ) cho các loại máy PC .
    - Lưu và cứu dữ liệu .
    - Xử lý nhạc , video theo yêu cầu và ghi ra CD,DVD .
    - Bán phần mềm , games , nhạc các loại ...
    - Tải phần mềm , games và nhạc theo yêu cầu .
    Kính mời anh chị em ở xa gần tới ủng hộ .

    Thứ Ba, 13 tháng 12, 2011

    Thay thiệp mời dự đám cưới con

    Mời các bạn tới dự đám cưới con gái tôi là Bùi Khánh Linh
    Vào 17g30 thứ Năm, ngày 22-12-2011,
    Tại nhà hàng Sumvilla (trong khu biệt thự Tây Hồ),
    số 10 đường Đặng Thai Mai, Tây Hồ, Hà Nội.
    Rất hân hạnh được đón tiếp!
    Bùi Việt Sơn (K8 B6) - Nguyễn Diệu Hằng

    Thứ Hai, 12 tháng 12, 2011

    Lửa dập lửa

    Thắng biêu kể, Hameo ghi

    Một bữa ở Trường mới, bọn Thắng biêu, Cảnh trọc, Tấn cáo mấy thằng lang thang ra ruộng ngô gần trường “xin” ít bắp về ăn. Có bắp rồi, tụi nó vòng ra núi sau trường, chỗ có nguyên cả vạt cỏ tranh rộng trải theo sườn đồi. Lượm vài cây củi, rồi chất cỏ lên đốt nướng ngô ăn. Đúng là nhất trần đời. Ngô non, tươi roi rói (vì mới hái mà), thực phẩm sạch (toàn bón bằng phân nguyên chất không có hóa học) với bụng đói (hồi đó có lúc nào mà chẳng đói), lại là của chùa thì bao giờ cũng ngon. Vậy là cả bọn xúm vào hì hụi bóc bóc, cạp cạp cho hết chỗ ngô.

    Ăn xong bỗng sực tỉnh nhìn lại thấy đống lửa nướng ngô hồi nãy dập không kỹ đang lan ra bén vào bãi cỏ. Mấy đứa vội chạy tới quơ cây, dẫm chân gạt cành … đủ kiểu mới dập được. Thở phào nhẹ nhõm! Lúc này, ăn xong rồi, nhu cầu vui chơi bỗng nảy sinh. Thấy việc dập lửa vừa xong, cả bọn cười rộ thích thú. Đúng là một trò vui. Nhưng dập lửa kiểu đó không “kỹ thuật” chút nào. Vậy là Thắng biêu đề xuất: Trong truyện Tàu, tụi nó dùng lửa để dập lửa mới hay! Vậy là cả bọn quyết thử một cái xem sao. Lần này, cả bọn cẩn thận đốt một đống lửa to, khơi cho cháy lên đàng hoàng. Phải cháy to mà dập mới sướng! Rồi lại nổi lửa châm dãy dài cách đấy một đoạn. Cả bọn hồi hộp đứng quan sát “lửa dập lửa” … Vạt cỏ tuy chưa khô, nhưng cũng đã bắt đầu héo, từ từ bắt lửa lan rộng và … bùng cháy! Quá hoảng hồn, nhào vô đập đập, đá đá … đủ kiểu hòng dập tắt. Nhưng đã quá muộn, ngọn lửa ngày càng cháy to lên, lan rộng, bốc khói lên mù mịt … Chạy! Cả bọn vội co giò chạy tháo thân vào trường. Phía bên kia, tụi công nhân Tàu thấy lửa bùng phát, hoảng hồn gõ kẻng báo động inh ỏi. Rồi cả đoàn ào ào xách bình chữa cháy, xẻng, cuốc, xô, thùng … lũ lượt kéo tới vừa dập lửa, vừa la lối um sùm. Mãi cả tiếng đồng hồ mới xong.

    Núp trong trường, nhìn đám công nhần Tàu đi về mồ hôi nhễ nhại, quần áo lấm lem, mấy thằng này vừa thấy sợ vừa thấy tức cười. Thôi bây giờ thì đã rõ trò chơi “lửa dập lửa” là thế nào. Sau này, mỗi khi nhìn thấy cái vạt cỏ cháy đen lại nhớ: Mẹ, mấy cái sách Tàu nói bậy!

    Hình: núi Đầu mào

    Đọc giùm bạn.

    Thứ Hai đầu tuần, Sài Gòn se se lạnh theo cái rét miền Bắc. Buổi sáng khoác thêm cái áo gió ra đường, nhớ Hà Nội!
    Mời mọi người đọc một bài viết hay trên Vietnamnet

    Thứ Bảy, 10 tháng 12, 2011

    Về bài Kết đoàn

    Ảnh Lâm Hông Long
    Nhớ khi còn nhỏ đi học, mỗi khi bắt đầu vào lớp hoặc sinh hoạt Đội thỉnh thoảng được các thày cô giáo hay quản ca của lớp bắt nhịp hát bài kết đoàn. Bài hát lịch sử ấy dần dần ít được hát phổ biến rộng rãi, chỉ còn lại trong kí ức của chúng ta. Lớp học sinh, thanh niên bây giờ có lẽ ít người biết đến bài hát này. Về bài hát này có lẽ cũng nhiều người chưa biết xuất xứ của nó, phần nhạc của bài “Kết đoàn” vốn là phần nhạc của một bài hát Trung quốc.

    Tin nóng về LS Võ Nguyên Trọng

    Kiến Quốc vừa báo: Như tin đã đưa , hôm nay Viện Công nghệ sinh học thuộc Viện Khoa học công nghệ Việt Nam sau khi kiểm tra gen đã xác định hài cốt 8 liệt sĩ hiện đang yên nghỉ tại chân đồi Bãi Ớt, ấp Xóm Dừa, xã Dương Hoà, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang đúng là LS Võ Nguyên Trọng và 7 đồng đội.
    Ngày mai, gia đình LS Trọng sẽ bay vô và dự kiến khoảng từ 25 đến 30 tháng 12 sẽ tổ chức Lễ truy điệu tại Hà nội.
    Như vậy trong mấy ngày còn lại của năm 2011 này, 2 LS của k6 sẽ được trở về với gia đình.

    Thư giãn cuối tuần: Serenata - Enrico Toselli

    Enrico Toselli (1883 – 1926) là nghệ sĩ dương cầm, nhà soạn nhạc người Ý. Ông bắt đầu sự nghiệp của mình là một nghệ sĩ piano biểu diễn tại các buổi hòa nhạc ở tại Ý, Châu Âu và Bắc Mỹ. Ông sáng tác rất nhiều bài hát và nhạc cho các vở nhạc kịch. Một trong những sáng tác nổi tiếng gắn liền với tên tuổi của ông là bản Serenata Rimpianto Op. 6, No. 1 với phần lời của Alfredo Silvestri.
    Cuối những năm 60 và đầu 70 của thế kỷ trước, thanh niên Hà nội rất yêu thích và hay hát bài này. Bản Serenata thường được biểu diễn trong các đám cưới hoặc được các ca sĩ trình bày tại các buổi biểu diễn ca nhạc tại vườn hoa Chí linh HN vào tối thứ 7. Có thể cảm nhận bản Serenata qua 4 video clip trong Playlist dưới đây: 

    Thứ Sáu, 9 tháng 12, 2011

    Được mùa "bưởi"

    "Mùa hè sắp về
    Sư cọ nhiều ghê"

    ..........................
    Nghe chừng năm nay " bưởi " được mùa . Hẹ hẹ . (K6LS)
    Chắc còn nhiều "bưởi" được trồng ở đâu đó trong trường, nhờ các bác "thu hoạch" giúp.

    Thứ Năm, 8 tháng 12, 2011

    Hình thời sự

    Ve ve ve, mùa hè đã về
    Sư cọ nhiều ghê
    Có cô phi dê đi mê sư cọ!






    Hôm nay các bạn k6 giao lưu với Đỗ Bình ở Mỹ về chơi (Phúc lồi, Đảo mỡ đã về trước). Vui ghê mà không có cô phi dê nào.

    "CÔNG CHỨC" thời nhà Trần

    Ai cũng biết Chu Văn An là một nhà giáo, một thầy thuốc và là một đại quan thời nhà Trần. Trong lịch sử  phong kiến Việt Nam, đời nhà Trần ông được phong tước Văn Trinh Công, đời sau vẫn gọi là Chu Văn An. (Wikipedia).
    Chu Văn An (1292 - 1370)
    Vì sự ngưỡng mộ và kính trọng một người thầy lớn của đất nước, tháng 6/2011, Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Hiệu trưởng Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng, TP Hồ Chí Minh, trình lên các cấp có thẩm quyền văn bản đề xuất Nhà nước cần chính thức công nhận nhà giáo Chu Văn An (1292 - 1370) là người thầy muôn đời của nền giáo dục Việt Nam. Trong đó có những việc cần thực hiện là thành lập giải thưởng giáo dục Chu Văn An dành cho các nhà giáo có thành tích xuất sắc trong sự nghiệp trồng người và các nhà nghiên cứu có công trình khoa học tác động tích cực đến sự phát triển giáo dục nước nhà.
    Đề xuất này được gửi lên Ban thi đua khen thưởng TW (thuộc Bộ Nội vụ), sau khi xem xét, Ban thi đua khen thưởng TW có công văn trả lời, trong đó có đoạn: “Nhà giáo Chu Văn An đã được các thế hệ người dân Việt Nam tôn vinh là người thầy mẫu mực, nếu có một hình thức cụ thể nào đó để ghi nhận công lao của những người đi vào lịch sử dân tộc sẽ không bao quát được tính tôn vinh nhà giáo Chu Văn An. Luật thi đua khen thưởng chỉ có hai danh hiệu là Nhà giáo nhân dân và Nhà giáo ưu tú dành cho sự nghiệp giáo dục. Do vậy không nên đưa vấn đề này ra thảo luận lúc này.” 
    Chẳng biết mấy ông Ban thi đua khen TW nghĩ thế nào? lại đưa Luật thi đua khen thưởng của công chức thời nay áp dụng cho cụ Chu Văn An, một Đại quan nhà Trần. Thế mới hay chứ!  

    Thứ Tư, 7 tháng 12, 2011

    Tôi suýt bị bọn Tàu tháo khớp!

    Trải qua 2 mùa đông ở Quế Lâm tôi đều bị mắc phải một thứ bệnh mà mãi 10 năm sau mới biết đó là bệnh gì.
    Khi mới qua, lúc ở Y Trung, lúc trời bắt đầu lạnh, 2 bàn tay tôi bắt đầu ngứa, nhất là ở những kẽ tay. Khi đó, tôi hoàn toàn nghĩ là ghẻ nước – thứ bệnh đã theo mình từ Đại Từ qua đây. Tối nào tôi cũng xuống Quân y ra sức bôi thuốc Lưu huỳnh, rồi ban ngày thường xuyên rửa ráy bằng nước lạnh cho tụi ghẻ chết cóng! Nhưng những vết ngứa từ từ mọng nước, trương lên và nhiễm trùng. Chú Quân y la quá trời, rồi tới bữa chú phải băng cả 2 bàn tay lại và hàng ngày tới chú thay băng, bôi thuốc ghẻ. Kéo dài cả tháng trời mới hết. Không ai để ý đó cũng là thời gian kết thúc mùa lạnh.
    Tới mùa lạnh năm sau ở Trường mới, tôi lại bị như vậy, nhưng lần này là ở các kẽ chân. Từ từ chân sưng vù lên, không thể đi giầy được và cũng tới lúc nhiễm trùng. Tôi phát sốt. Vậy là phải lên Bệnh xá (hình). Ở bệnh xá, các chú Quân y cũng chẳng biết phải làm gì ngoài việc lau rửa, giữ vệ sinh cho 2 bàn chân tôi. Có một lần, mấy bác sĩ Trung tàu ở Quế Lâm vô, đến dòm ngó 2 chân tôi rồi xủng xoảng cái gì đó làm thấy mấy chú Quân y nhìn trân mà lúc đó tôi nghĩ mấy chú không hiểu tiếng tàu. Nhưng mãi sau này khi đã xuất Bệnh xá tôi mới biết tụi Tàu nói: Bị sâu quảng ăn chân rồi, phải đưa ra bệnh viện Quế Lâm để tháo khớp, nếu không sẽ nguy đến tính mạng. Mấy chú Quân y hoảng quá, báo cáo bác Quỳnh. Bác Quỳnh cương quyết nói không và nếu có chuyện gì thì đưa về Việt Nam làm, chứ không phải ở Quế Lâm. Nhưng rồi 2 cái chân tôi từ từ khô lại, đóng vẩy và khỏi hẳn do được rửa ráy sạch sẽ bằng nước nóng và giữ ấm, giữ khô thường xuyên. Vậy là khỏi hẳn.
    Tới lúc đó tôi vẫn đinh ninh mình bị ghẻ nước (lần đầu) và sâu quảng (lần sau), một thứ sâu chẳng biết trông nó ra làm sao? Mãi tới 10 năm sau, trong một lần nghe mấy anh chị lớn nói chuyện hồi đi học ở Liên Xô bị bệnh bệnh cước thì tôi mới biết hóa ra đó là cái bệnh mình đã bị hồi ở Quế Lâm. Một thứ bệnh mà chỉ cần giữ ấm và khô là khỏi. May mà bác Quỳnh cương quyết, chứ nếu không thì bây giờ tôi chắc đã được nhận giấy chứng nhận thương phế binh!

    Báo "chùa"

    Cứ mỗi sáng vào cơ quan, lại có 2 tờ "định hướng" được đặt ngay ngắn trên bàn làm việc.
    Tờ ND giá 2500đ, tờ QĐND giá 1500đ, tính sơ cả 2 tờ 4000đ x 365 ngày = 1460000đ, mà khoản này là do "chùa" cấp, nếu mà bảo móc túi mình chắc là không bao giờ. Trong cơ quan dạng được đọc báo chùa như mình chắc cũng không ít. Lẩn thẩn nghĩ, nếu tính trong các cơ quan của NN và QĐ lượng cán bộ được cấp báo chùa như thế này là bao nhiêu nhỉ?  Nhờ các bác tính hộ.
    Khổ nỗi, giờ đã có báo mạng, cả lề phải lẫn lề trái nhé! tha hồ đọc thoải mái...con gà mái, chẳng ai cấm được, nếu có "rào" thì ta lại "trèo". Đã lâu lắm cũng chẳng buồn đọc 2 tờ "định hướng" này, có chăng thì đọc trang cuối xem mục "Tin buồn" biết cụ nào, ông bạn nào đã "thăng". Hàng ngày, mất công xếp báo vào một chỗ để vài ba tháng gọi cô lao công vào cho, tính cân đem bán, kiếm chút tiền "còm" đỡ thêm thu nhập (chí ít đỡ phí tiền dân).
    Được biết 2 tờ báo này, đố bác nào tìm thấy trên các quầy báo, "muốn mua" cũng chẳng có mà mua. Biết rằng, các báo này được in bằng tiền ngân sách NN...chỉ chết tiền thuế của dân. Cũng xót lắm chứ!

    Thứ Ba, 6 tháng 12, 2011

    Tiền nhiều chắc đã...sướng

    Tiền nhiều chắc đã sướng à? Có tiền chưa chắc đã là đẳng cấp để tiêu pha, mua nhà chung cư "cao cấp" và  mới thể hiện được đẳng cấp của người giàu. Bỏ ra dễ cả chục tỷ mua căn hộ "cao cấp" để cho Tây nó "hành" ngay trên đất nhà mình.
    thietkenoithat.com
    Mấy hôm rày các báo liên tiếp đưa tin cảnh dân chung cư từ "cao cấp" đến thấp cấp biểu tình đòi quyền lợi, đòi chủ tòa nhà tôn trọng hợp đồng, tôn trọng các qui định chung của Thành phố và của luật pháp đã ban hành.
    Một tòa chung cư loại có "số má" trong các chung cư "cao cấp" ở Hà nội như Keangnam cũng không ngoại lệ, thậm chí chỉ trong một tháng nay đã có vài lần bà con ở đó biểu tình vì đủ thứ chuyện: bảo vệ chung cư để côn đồ đánh người, cháy nhà xe khói mù, căn hộ hoàn thiện không đúng theo hợp đồng, phí dịch vụ cao hơn nhiều lần qui định của Thành phố... Đọc Sống với giang hồ ở khu chung cư tiền tỷ!
    Ảnh: VTC New
     Vì chất lượng giáo dục ở Việt nam ta hiện đang ngày càng rơi vào tình trạng không..."thắng". Nhiều gia đình "khá giả" lo lắng cho tương lai con em bằng cách tìm kiếm môi trường học hành chất lượng cao, chi hàng trăm triệu đồng mỗi năm cho con đi học theo chương trình quốc tế và...“Gần như 100% phụ huynh ở đây đều nghĩ con cái chúng tôi đang theo học hệ thống giáo dục quốc tế Singapore. Chúng tôi nghĩ sau này sẽ được chuyển tiếp kết quả sang một trường học khác bên Singapore” (Một phụ huynh phát biểu).

    Tin hay không tin thì tùy nhé

    Các bạn hãy xem và phán quyết , riêng tôi chỉ thấy phần nổi của tảng băng thôi . Ai biết phần chìm nó thế nào . Mê tín dị đoan đến thế NÀY thì chịu thật rồi . Bao giờ Việt nam bằng được người ta đây .

    Thứ Hai, 5 tháng 12, 2011

    Hình ảnh Nghị sĩ các nước

    Sau khi xem một số hình ảnh các nghị sĩ tại Quốc hội một số nước trên thế giới "tẩn" nhau, xem ra các ông nghị Việt nam được cái "lành" ... Nhưng có "tẩn" nhau thế mới ra vấn đề.
    QH Thổ nhĩ kỳ
    QH Mê xi cô
    QH Hàn quốc

    Chủ Nhật, 4 tháng 12, 2011

    Chủ nhật thư giãn



    “Nắn” cầu quốc gia, “tránh” nhà... “đại gia” (*)

    Dự án xây cầu Nhật Tân bắc qua sông Hồng đang khiến dư luận và công luận ngỡ ngàng vì "lợi ích nhóm” dành cho một nhóm người giàu, đồng thời cố ý bỏ qua số phận của hàng trăm hộ dân bình thường khác.... 
    Câu chuyện dưới đây thêm một lần nữa chứng minh cho sự vội vàng, khuất tất của quy hoạch giao thông đô thị vì những lợi ích cục bộ mà trên thực tế đã từng xảy ra. Điều đáng trách hơn chính là sự chà đạp lên quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân. ĐỌC TẠI ĐÂY
    Chờ xem! qua vụ này Bộ trưởng Đinh La sẽ xử lý ra răng?
     (*) Tên bài trên báo ĐĐK
    Nguồn: Đại đoàn kết.
    PS: Năm kia, dự án đường Văn Cao - Hồ Tây, cũng vì "lợi ích nhóm" như thế này mà gia đình một giáo viên trường Trỗi đã trở thành một trong những nạn nhân của dự án.

    Thứ Sáu, 2 tháng 12, 2011

    Một sáng mùa hè

    Ở Quy Nhơn chắc đã bắt đầu lạnh, nhưng xin các bạn hãy nhớ về mùa hè đẹp ở đây. Vì ko đủ trình chụp hình nên đành phải cung tiến AE 1 đoạn clip vậy (Lại chân trời nghiêng)

    CHÂN DUNG HAY "CHÂN TƯỚNG" NHÀ VĂN (2) ?

    Nhà thơ Nguyễn Bính, tham gia cách mạng từ 1947, về Hà nội năm 1954, làm báo tư nhân Trăm hoa từ năm 1956. Thời đó, báo của Nguyễn Bính là cái gai đối với các nhà lãnh đạo văn nghệ. Ông “cả gan” chê thơ Tố Hữu và Xuân Diệu :”Vì những sai lầm nghiêm trọng, cần phải xét lại toàn bộ giải thưởng văn học 1954-1955; đề nghị đưa tập thơ Việt Bắc xuống giải nhì. Loại tập thơ Ngôi sao và một số quyển không xứng đáng.”. Táo tợn  hơn nữa, Trăm Hoa còn “đề nghị bỏ lệ khai báo trong chính sách quản lý hộ khẩu”. Tất nhiên chỉ ra được vài số Trăm Hoa “chết yểu” .Tuy không xơi đòn nặng như Nhân Văn Giai phẩm nhưng Nguyễn Bính cũng phải rời Hà Nội về Nam định làm anh nhân viên ngoài biên chế dưới sự “quản lý chặt chẽ ” của Trưởng ty văn hóa, nhà văn Chu Văn. Trong thơ chân dung về nhà thơ tình số 1 VN này , Xuân Sách điểm có hai tác phẩm tiêu biểu Lỡ Bước Sang Ngang (1940), Giếng Thơi (1957) nhưng vẫn không quên “sự kiện báo Trăm Hoa” với tình cảm xót xa  :
      “Hai lần “lỡ bước sang ngang
     Thương con bướm đậu trên dàn mồng tơi
     Trăm hoa thân rã cánh rời
     Thôi đành lấy đáy “giếng thơi” làm mồ.

    Thứ Năm, 1 tháng 12, 2011

    CA TP HCM cấm chiếu phim về Hoàng Sa'

    Theo tin Bauxite VN: Bộ phim tài liệu Hoàng Sa Việt Nam - Nỗi đau mất mát nói về cuộc sống của ngư dân huyện đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi, Việt Nam) do ông André Menras-Hồ Cương Quyết và Đài Truyền hình TP. HCM (HTV) thực hiện năm 2011 dự kiến sẽ có buổi giới thiệu đoàn làm phim và chiếu ra mắt với các thân hữu vào lúc 17g30 ngày 29-11-2011, tại khu du lịch Văn Thánh (Q. Bình Thạnh, TP. HCM). Thế nhưng...XEM TIẾP
    Ảnh: Bauxite VN
    (Ông Lê Hiếu Đằng giúp ông André Menras-Hồ Cương Quyết căng biểu ngữ thể hiện quan điểm trước hành động ngăn cấm buổi chiếu phim.)
    PS: Ông Nguyễn Minh Triết khi còn tại chức Chủ Tịch Nước xem và có đề nghị HTV trình chiếu nhưng  cuối cùng vẫn bị cấm chiếu vì khi xem duyệt “ đồng chí tư tưởng” của Thành Ủy phán “ không có yếu tố của Đảng trong phim !” và thế là…xong phim  (Đỗ Trung Quân)