Bài ca Trường Nguyễn Văn Trỗi

Nhạc và lời: Hồng Tuyến

Thứ Năm, 6 tháng 3, 2008

Họp Trỗi K7 SG


Tấm ảnh này chụp năm nào V.A có nhớ không ?

6 nhận xét:

  1. Đi đám gặp Hà mèo, Tâm heo, Tuấn ennơ K6 - Xỉn quá, chỉ nhớ có Quảng già và Công cống thì đích thị là chụp hồi cuối thế kỷ XX ở quán Lẩu cá Thanh đa.
    TK7

    Trả lờiXóa
  2. Năm ơ kìa!Lần họp thứ hai của lớp tại Lẩu cá Thanh Đa.Chủ nhật này nhớ đi họp lớp.Khi đi nhớ mang theo máy Camera,máy ảnh và cả "hìu' nữa,khoảng vài "chai' là đủ!

    Trả lờiXóa
  3. xem hính thấy trình B2 (con Trần Đại Nghĩa)còn đeo băng tang,vây có thể suy ra: tháng 12/1997

    Cố Giáo sư Viện sỹ Trần Đại Nghĩa


    GS. VS.
    Trần Đại Nghĩa
    (1913-1997)

    Giáo sư Trần Đại Nghĩa, tên thật là Phạm Quang Lễ, sinh ngày 13/9/1913 tại xã Chánh Hiệp, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long.

    Phạm Quang Lễ sinh ra trong một gia đình nhà giáo nghèo ở miền quê Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long, một miền quê giàu truyền thống yêu nước và cách mạng. Mồ côi cha lúc 6 tuổi, mẹ và chị gái đã tần tảo nuôi em vượt khó ăn học. Phạm Quang Lễ luôn ghi nhớ lời căn dặn cuối cùng của cha trước khi đi xa: “...phải lo học hành đến nơi đến chốn,… phải biết mang hiểu biết của mình giúp ích cho đời”. Và giữa năm 1933, người thanh niên thông minh giàu nghị lực Phạm Quang Lễ đã thi đỗ đầu hai bằng tú tài: Tú tài ta và tú tài tây. Nhưng vì nhà nghèo, không có tiền đi Hà Nội để học tiếp, Phạm Quang Lễ quyết định đi làm để giúp mẹ, giúp chị và nuôi chí vươn lên, chờ thời cơ.

    Được nhà báo Vương Quang Ngươu - một việt kiều trí thức yêu nước tận tâm giúp đỡ, đã vận động Hội ái hữu của Trường Chasseloup-Laubat cấp cho Phạm Quang Lễ học bổng một năm, tháng 9/1935 Anh lên tàu thủy đi Pháp du học. Trong lòng Phạm Quang Lễ luôn luôn nung nấu một hoài bão lớn thầm kín: Học để có kiến thức đầy đủ cho việc nghiên cứu, thiết kế và chế tạo vũ khí để sau này trở về phục vụ cho sự nghiệp giải phóng đất nước.

    Sau những năm tháng học tập cần cù, với trí thông minh và nghị lực cao, Phạm Quang Lễ đã nhận được cùng một lúc ba bằng đại học: Kỹ sư cầu đường, kỹ sư điện và cử nhân toán học. Sau đó Anh còn thi và lấy tiếp bằng Kỹ sư hàng không, bằng của Trường mỏ và Trường đại học bách khoa.

    Từ năm 1936, sinh viên Phạm Quang Lễ đã được nghe biết đến tên tuổi Nguyễn Ái Quốc. Từ thời điểm này, tư tưởng yêu nước của Nguyễn Ái Quốc đã định hướng về mặt chính trị cho người thanh niên Phạm Quang Lễ.

    Ngày 20/10/1946, Bác Hồ từ Paris trở về và Phạm Quang Lễ cũng theo Bác trở về Tổ quốc sau hơn 11 năm du học.

    Được Bác Hồ trực tiếp giao nhiệm vụ, kỹ sư Trần Đại Nghĩa đã cùng nhiều đồng chí xây dựng và phát triển ngành quân giới, chế tạo ra nhiều loại vũ khí mới trong điều kiện vô cùng thiếu thốn về vật tư thiết bị, trong đó nổi bật nhất là súng và đạn Bazoka, súng không giật SKZ góp phần quan trọng để quân đội ta chiến thắng trên chiến trường. Kỹ sư Trần Đại Nghĩa đã mở nhiều lớp đào tạo và bồi dưỡng lý thuyết và thực hành chế tạo vũ khí cho cán bộ, công nhân ngành quân giới trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến. Với những cống hiến hết mình, tại Đại hội anh hùng, Chiến sĩ thi đua toàn quốc lần thứ nhất ở Việt Bắc năm 1952, kỹ sư Trần Đại Nghĩa được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động, một trong bảy Anh hùng lao động đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

    Là một trí thức đi học ở Châu Âu đã nhiều năm, mang một lòng nhiệt tình về phụng sự tổ quốc, phục vụ kháng chiến, Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa đã có công to trong việc xây dựng quân giới, luôn luôn gần gũi, giúp đỡ, dạy bảo và học hỏi anh em công nhân, đã thắt chặt lý luận với thực hành".

    Từ những năm 1950 cho đến cuối đời, nhà khoa học Trần Đại Nghĩa được Đảng và Nhà nước tin tưởng và giao nhiều trọng trách quan trọng: Cục trưởng Cục quân giới, Cục trưởng Cục pháo binh, Phó chủ nhiệm Tổng cục hậu cần rồi Phó chủ nhiệm Tổng cục kỹ thuật (Bộ quốc phòng). Từ Thứ trưởng Bộ Công thương rồi Thứ trưởng Bộ Công nghiệp, dù ở cương vị nào Ông cũng hoàn thành công việc được giao một cách xuất sắc và lại tiếp tục được cử giữ nhiều trọng trách mới: Phó chủ nhiệm Uỷ ban kiến thiết cơ bản Nhà nước, Chủ nhiệm Uỷ ban kiến thiết cơ bản Nhà nước. Chủ nhiệm Uỷ ban khoa học kỹ thuật Nhà nước. Hoà bình lập lại (1975), Ông đảm nhiệm vị trí Viện trưởng Viện Khoa học Việt Nam rồi Chủ tịch Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam, Giáo sư Trần Đại Nghĩa đã qua Hiệu trưởng đầu tiên trường ĐH Bách Khoa Hà Nội, Uỷ viên Ban chấp hành Tổng công đoàn Việt Nam, Cố vấn Phòng Thương mại và Công nghiệp VN, Đại biểu quốc hội khoá II, III. Mỗi chặng đường công tác thành công của ông đều được ghi nhận bằng những huân chương và giải thưởng cao quý như: Danh hiệu Anh hùng lao động, huân chương kháng chiến, huân chương Hồ Chí Minh, Giải thưởng Hồ Chí Minh và còn được bầu là Viện sĩ Viện hàn lâm khoa học Liên Xô (trước đây).

    GS.VS Trần Đại Nghĩa sống rất giản dị, mẫu mực được nhân dân cả nước và đồng nghiệp yêu quý, mến phục. GS.VS Trần Đại Nghĩa là người đại diện xuất sắc cho đội ngũ khoa học nước nhà. Các công trình nghiên cứu của Ông được quốc tế đánh giá cao.

    Trả lờiXóa
  4. V.A ơi ! tao cũng nghĩ ảnh này chụp lâu rồi. Hầu hết mọi người nhìn rất trẻ, tóc chưa bạc như bây giờ. Đặc biệt V.A cười tươi, nhìn " Đẹp lão" nhất hội. Ha ha...Còn 2 bạn nữ tên là gì hả V.A ? Cậu giới thiệu để các bạn Hanội biết luôn ( nhiều đứa chắc cũng quên như tao ).
    DacHoaK7

    Trả lờiXóa
  5. @ĐHoà:ngồi cạnh DHThanh (ko có kính lúp nên ko piết có phải nó ko?) là e Thu hồng,ở bên T.Hồng là e Chinh "hơi đen"(Bùi Hoàn Chinh) và bên cạnh là a "Kim Đồng..."

    Trả lờiXóa
  6. @ak7: xin đính chánh: cạnh Thu Hống là Thái Phúc "luật sĩ", còn DHThanh thì đứng giữa Vũ Anh và Lê Trường Giang.
    Còn Long jun thành "Kim Đồng" lúc nào dzậy? Sao không có mâm xôi thịt (bia nữa!!) để đám cô hồn K7 chứng cho!!!

    Hẹn ngày mai zui zẻ!!!

    Á!!! Mà VA ráng kéo cho được các chị C11 nhá!

    Dê-SG

    Trả lờiXóa

Đề nghị mọi người dùng tiếng Việt có dấu để nhận xét. Gõ telex tiếng Việt TẠI ĐÂY. Nhận xét xong xin không dùng Nặc danh mà nên điền danh tính vào Tên/URL (nếu ko dùng danh khoản). Xin chân thành cảm ơn!