Bài ca Trường Nguyễn Văn Trỗi

Nhạc và lời: Hồng Tuyến

Thứ Tư, 11 tháng 11, 2009

Tham khảo: Toán và ngôn ngữ

"Thời buổi hội nhập, tiếng Anh là ngôn ngữ thông dụng trong giao tiếp với thế giới bên ngoài. Anh bạn tôi, một người mê toán học, lại phải chuyển sang nghiền ngẫm tiếng Anh, cho dù thời trẻ anh đã từng học cả tiếng Pháp, tiếng Nga rồi tiếng Trung nữa"...Xem tiếp
Nguyễn Gia
(SG times online)

7 nhận xét:

  1. Thật lòng mà nói thì đây là sự sùng bái nịnh bợ đê tiện nhất mà tôi được biết.
    Pô lão này (cả nhà tón học lẩn kẻ jiết bài)hết thuốc chữa!!

    4 SG

    Trả lờiXóa
  2. Cái "ATTITUDE"=100 points này BaChai tui đã đọc ở đâu đó nguyên bản tiếng Anh. Ẩn sau đó là một triết lý sống sâu sắc. Tiếc là hình như không phải là do nhà toán học Việt Nam chúng ta phát hiện ra.

    Trả lờiXóa
  3. Nếu như thông tin anh BaChai là chính xác thì quả là hết thuốc chữa 101%!

    4 SG

    Trả lờiXóa
  4. Tôi thì nghĩ khác. Tác giả "muợn" một ông bạn mê "toán học" không có thực, chỉ làm cái cớ để nêu và phân tích vấn đề sau đó, chính là cái từ "ATTITUDE".

    Trả lờiXóa
  5. Trong văn chương người Việt hay dùng cách nói bóng gió ,mượn chuyện xưa kể chuyện nay, có tác giả dùng một câu chuyện xa xôi nào đó để diễn đạt điều mình định nói, nhiều khi nói thẳng toẹt ra thì không còn là văn chương nữa, ở bài viết này ,tác giả thật ra muốn bàn luận về cách đối nhân xử thế của người đời, điều mà chúng ta thấy là chưa tốt, đó cũng thực sự là điều những người có tâm thường day dứt trong bối cảnh xã hội VN hiện tại, điều đó không đáng làm cho chúng ta phải suy nghĩ hay sao?

    Trả lờiXóa
  6. Ngôn ngữ là sự thể hiện trí tuệ của con người. Cách đối nhân xử thế là đỉnh cao của trí tuệ. Nói hay không nói , lời nói thế nào để người khác nói chung tiếp thu, hiểu được ý của mình là điều mà không fải ai cũng làm được. Đọc hàng ngàn trang sách, trải qua bao kinh nghiệm sống nhiều khi tự mình thấy cư xử chưa đúng mực, chưa phải đạo làm người. Nhiều khi chỉ một câu nói ( "lời nói đọi máu" ) hoặc một cách xử sự chưa đúng mực mà vô tình làm tổn thương người thân của mình, và trong nhiều trường hợp còn gây bao hệ luỵ. Cái khó nhất trên đời là "đối nhân xử thế". Hiểu nhân tình thế thái, trải nghiệm cuộc sống và tự trau dồi kiến thức mà cũng chỉ dám mong mình là "người biết điều", chứ chưa dám nghĩ mình là người biết "đối nhân xử thế". Ngày xưa và kể cả ngày nay yếu tố " nhân hoà " vẫn là quan trọng bậc nhất làm nên thành công. Còn các bậc túc nho như Ngô Thì Nhậm cũng chỉ mong hiểu " thời thế" để " Thời thế, thế thời phải thế" , giỏi như Trạng Trình với các câu Sấm truyền nổi tiếng cũng còn fải thốt lên rằng "Chữ rằng: Nhân dĩ hòa vi quý
    Vô sự thì hơn, kẻo phải lo" ( Dĩ Hoà Vi Quý-Nguyễn Bỉnh Khiêm).

    Trả lờiXóa
  7. Các pác à!
    Nếu có được cái tầm lòng như các pác, thì cần gì phải có cái bảng "tổng sắp" quanh co lắc léo như vậy! Tiếng Việt ko đủ khã năng diển dịch các khái niệm trừu tượng đó sao?

    Thử hỏi có một vủ bộ sách nào của Phương Tây nói chung và nước Ăng lê nói riêng đưa ra cho con người cách sống, cáh xử thề như bộ Kinh Dịch ko? Mời các pác đọc quyển Kinh dịch của tác giả Nguyễn Hiến Lê cho dể hiểu!
    Nói thêm ngoài lề: Tôi ko xem Kinh Dịch là có nguồn gốc Hoa hạ đâu.
    Nguyên do xin các pác đọc các bài viết của Hà Văn Thùy, Nguyễn Việt Dũng... Đó cũng là một cái Attitude,nếu các pác thích!

    4 SG

    Trả lờiXóa

Đề nghị mọi người dùng tiếng Việt có dấu để nhận xét. Gõ telex tiếng Việt TẠI ĐÂY. Nhận xét xong xin không dùng Nặc danh mà nên điền danh tính vào Tên/URL (nếu ko dùng danh khoản). Xin chân thành cảm ơn!