Bài ca Trường Nguyễn Văn Trỗi

Nhạc và lời: Hồng Tuyến

Thứ Ba, 17 tháng 11, 2009

ĐỒNG CẢM VÀ CHIA SẺ

Sắp 20/11 rồi, ngày “hiến cam” mình không có cam quýt và hoa tặng các giáo, thì có câu chuyện nói về họ cũng là thay cho món quà. Trước là để nịnh các bạn làm nghề gõ đầu trẻ, Sau nữa là cũng để không quên những người lính một thời gian nan trận mạc, năm tháng tuổi trẻ suốt mùa biên cương. Thực hiện đúng công tác tuyên truyền cổ động phong trào của lãnh đạo Blog ( Mùa nào thức ấy, không có bài viết về chuyện Trỗi thì viết về thiên hạ )

***

Gấp lá thư bỏ vào túi ngực, N bâng khuâng nhìn dãy núi đá lở loét vì pháo địch, thị trấn biên giới Đồng Đăng còn chìm trong sương sớm.
Tiếng hát của cô sinh viên trong đội văn nghệ xung kích Đại học sư phạm 1 như vẫn vang vang lẩn khuất đâu đó thấm sâu vào trong các vách núi, hang đá đọng lưu lại. Cả tuần nay, mỗi lần rời lán chỉ huy đại đội để đi đâu đó là N lại giở ra đọc lá thư T gửi cho anh sau khi đội văn nghệ rời chốt C2. Lá thư chỉ vẻn vẹn có bốn câu thơ như đã nói hộ tất cả, gửi gắm một tình yêu với anh, một người lính trận.
Em đi lòng thấy bồi hồi
Em sang C1 nhớ đồi C2
C2 em nhớ nhất ai?
Nhớ đại đội trưởng lòng ai thấy buồn ?
Ngày 1/8/1981_TT
Kiểm tra một lượt các vị trí tiền tiêu của đơn vị xong, quay về thì cậu liên lạc đưa N lá thư Hà Nội mới. N hồi hộp để lá thư lên bàn chưa dám bóc vội…dù lòng anh rất muốn.
N cũng định viết thơ đáp lại tình cảm của cô ấy mà cứ lần lữa mãi. Không phải vì quá bận mà không cầm bút được, anh nghĩ có thể đấy chỉ là rung động nhất thời của cô ấy trước những người lính biên cương hôm ấy, mai mốt về dưới phố, trong ánh đèn và nhịp sống thực dụng của đô thị cô ấy nghĩ lại thì thư đi thư về chỉ thêm buồn lòng người lính.
Hai bảy tuổi đời, mười năm lính, N đã trải qua một mối tình tan vỡ trong cuộc chiến tranh trước, khi anh đang là người lính trẻ. Tình yêu cũng nảy nở trong chiến tranh và cũng vì nó mà tan vỡ. Ngày ấy cả nước là tiền tuyến mà không giữ nổi thì bây giờ sự khác biệt ghê gớm giữa tiền tuyến và hậu phương. Khoảng cách địa lý không xa, mọi trái ngược về cuộc sống hàng ngày dội đến làm người ta dễ so sánh và mấy ai muốn lựa chọn gian khó về mình. Là lính, lại gốc nông dân xứ Nghệ nữa nên N dù rất cảm động trước những lời cô gái nhắn gửi , nhưng anh vẫn chưa dám viết thư trả lời cô gái ấy.
N quyết định cầm bút, anh viết cho T một lá thư dài và bắt đầu từ đấy một mối tình “qua những lá thư " nảy nở, nó ngày một sâu nặng đằm thắm theo năm tháng. Rồi vài tháng cô gái lại một lần lên biên giới thăm anh, thăm cái C2 của anh dần dần với cô đã như là gia đình.

***
Chuyện tình giữa anh lính và cô giáo đã có thời người ta hay nói đến và luôn được cho là hình mẫu lý tưởng cũng bởi rất nhiều lý do. Người thì bảo họ có nhiều điểm tương đồng về môi trường sống, hành động chỉ có từ chuẩn mực trở lên. Lính chẳng tiếc mình cho quê hương, Người cầm phấn nguyện cháy hết mình cho sắp nhỏ. Người thì bảo vì cả hai đều rất nghèo, thế mới có câu :"Bộ đội _ Cô giáo, Rau_ Cháo nuôi nhau”. Cứ cho là “nồi nào vung ấy” đi, nhưng chuyện tình về họ, anh lính và cô giáo đều rất đẹp. Bài hát "Hành khúc ngày và đêm" ấy, các bác nghe lại nó đi, rõ ràng nó rất lãng mạn và bay bổng. Song, đấy là trong văn học, trong thi ca còn chuyện tôi kể chắc không được đẹp và lãng mạn nhưng thật cảm động về sự chia sẻ trong cuộc tình Rau _ Cháo của họ.
Sự đồng cảm hay ngợi ca một điều gì đó, con người ta dễ dàng ban tặng, có thể là không tiếc lời nữa kia (thật cảm động phải không các bác) bởi người ta không mất gì, nhưng để cùng chia sẻ, chịu đựng và hy sinh mới là cái không dễ có ở đời. Sóng gió trong mối tình của họ cũng bắt đầu từ đây.
Cô sinh viên trong một gia đình nền nếp trí thức Hà Nội, Cha mẹ cô gái là người đáng trọng trong xã hội, hiểu biết và luôn có tư tưởng mới là tôn trọng con cái. Với họ, quan niệm "môn đăng hậu đối" cũng đã là xưa, là cổ hủ. Ấy vậy mà khi nghe tin con gái cưng của mình yêu anh lính biên giới gốc xứ Nghệ ông bà cũng thất thần, lo lắng. Đó cũng là lo lắng suy nghĩ rất thực tế trong cuộc sống hiện tại. Là những người có học, từng trải bố mẹ cô gái biết cuộc sống sau hôn nhân không như khi yêu, bởi thế họ ngăn cản mối tình “ điên điên ” của con gái mình cũng là chuyện thường tình.
Yêu ai thì yêu chứ yêu cái anh lính tít mù biên cương thì tương lai ở đâu?. Lối xóm không nói ra nhưng cũng bóng gió xa xôi, bạn bè mỗi khi trò chuyện thì nửa đùa nửa thật:” Tưởng kỹ sư, tiến sĩ gì gì, chứ yêu cái anh bộ đội chín năm thì…”. Chẳng mấy ai vun vào
Lòng cô gái buồn ngẫm xót xa hơn cho người lính, nhưng cô càng yêu, càng thương người yêu mình. Cô thực sự thấm hiểu cái gì người ta nói và cái gì người ta làm.
Không ngăn nổi quyết tâm của cô gái, gia đình đành chấp nhận.
N hiểu được chuyện gì đến với cô, anh càng cảm phục và thương T hơn nhưng không biết phải làm gì đây để bù đắp cho T ngoài tình yêu mãnh liệt của mình. Mặc cảm tự ti là giết chết tình yêu, là tự đánh mất mình…Anh thầm nghĩ quyết bảo vệ nó như những gì anh đã dâng hiến cho đất nước này mười năm qua.
Vậy mà người lính từng bắn cháy 2 xe tăng địch trong những ngày đầu của chiến dịch Quảng Trị 1972. Từng chỉ huy đại đội đánh trận Khánh Khê nổi tiếng ở biên giới phía bắc. Chiến công lẫy lừng được đi báo cáo điển hình toàn quốc, được sử sách lưu tên mà hôm nay sao run thế, đứng hàng giờ trước một số nhà, một con phố nhỏ ở Hà Nội. Cuối cùng anh cũng vượt qua được cái rào cản vô hình đó, cái mạc cảm người lính trận để tới nhà người yêu. Món quà lần chạm ngõ đầu tiên của anh lính là 10kg gạo, mộc mạc chân quê và cũng chỉ có thế, thật không ngờ lại làm cha mẹ cô gái rung động…
Từ đấy ông bà không ý kiến gì nữa. Ra trường, cô giáo trẻ tình nguyện lên biên giơi để được gần người yêu, ông bà cũng không ngăn cản dù rất thương con. Từ Lộc Bình cứ mỗi thứ bảy cô giáo trẻ lại đạp xe lên Đồng Đăng mấy chục cây số đường núi thăm người yêu.
Theo thời gian một đám cưới mà hoa cô dâu là cành đào cành mận, tiếng pháo địch bên kia biên giới bắn sang thay cho pháo cưới. Mối tình đẹp, lãng mạn bước vào giai đoạn mới của sự dấn thân, chịu đựng và sẻ chia. ( còn tiếp )
Hành khúc ngày và đêm
Nhạc và lời: Phan Huỳnh  Điểu
Trình bày: Lan Anh

19 nhận xét:

  1. Tôi đã nói là tôi nghi hắn lắm mà . Không ai chịu nghe tôi rồi ráng chịu nghe . Chỉ có người trong cuộc mới ... như vậy !!!
    K6LS

    Trả lờiXóa
  2. KV:Tình yêu đẹp thiệt.Ôg nào được hưởng diễm phúc ấy thế?

    Trả lờiXóa
  3. Không tem được thì ngáng chân phát: -..."Lần lữa mãi" chứ khg phải "lần nữa" y/c sửa liền.
    -Đổi giùm từ ...tình yêu "điên" được không? khúc suy nghĩ của bố mẹ cô gái ấy.

    Trả lờiXóa
  4. tặng tác giả mấy câu phúc đáp:
    " Ở nhà dạ cũng bồi hồi,
    Mình ở Hà nội, nhớ người ở đâu?
    Người đâu mình lại nhớ nhiều,
    Nhớ ai, ai nhớ dốc bầu viết văn!!!"

    Trả lờiXóa
  5. Tôi cũng đang đắn đo về cách dùng từ " lần nữa" của KV. ở đây cũng có thể KV bị lỗi "n,l" nhưng cũng có thể anh chàng này tự nhủ mình "lần nữa ,thêm một lần nữa" tức là anh ta tìm cách trì hoãn việc hồi âm cho cô gái , vậy tùy theo chủ định ,KV có thể sửa hoặc nói thêm cho rõ ý.Về tình yêu"điên" . bản chất tình yêu đó có thể nói là điên thật (trong con mắt người ngoài cuộc) trong văn chương , người ta có thể nói là tình yêu tiểu thuyết, tình yêu sách vở, còn các cụ gọi là tình yêu tiểu tư sản, nhưng với chúng ta tôi nghĩ có thể chấp nhận được , vì thế mới thực , đâu phải văn chương đăng báo, khi đó lại phải làm câu văn ngắn gọn, dấu chấm dấu phẩy phải đúng chỗ, vv mệt mỏi lắm.Mối tình KVkể thực ra không phải là hiếm hoi,tôi biết nhiều câu chuyện tương tự , nhưng cái quý ở đây là tính xác thực của câu chuyện, ta không bắt gặp những điều gượng ép trông cách kể chuyện của KV.nếu chuyên nghiệp người ta sẽ dấu béng cái đoạn chỉ vì mười cân gạo mà ông bà nhạc đồng ý cái rụp mặc dù trước kia chỉ thiếu điều hắt nước vào mặt. hãy chờ đợi phần hai hấp dẫn hơn.

    Trả lờiXóa
  6. @ĐN : yêu cầu 1 sửa liền nhưng nhờ tông quản sửa giúp vì : "Lần lữa" có phải lặp lại nữa không?
    Yêu câu 2 thì thôi vì nó là phong cách người viết mà.
    KV.K7

    Trả lờiXóa
  7. Không dám nói về văn phong đâu, tôi chỉ nghĩ các bậc phụ huynh ở Hà Nội có con gái yêu bộ đội hồi đó mà lại cho là "mối tình điên" thế ra bộ đội mình lép vế thế a? tôi khg chịu, có thể là khg vừa lòng lắm thôi.
    Còn lần lữa theo tôi khỏi lặp lại, ông sửa được mà, khỏi nhờ lão tổng. Mà còn phải sửa bên QS nữa đấy.

    Trả lờiXóa
  8. Cảm ơn utTQ đã sử ý 1
    @ĐN : Ý 2 tôi thêm chữ " Điên " nữa coi có nhẹ đi không.

    Trả lờiXóa
  9. Lần nữa là lặp lại , lần lữa tức là không chịu làm ngày , trì hoãn ... để chờ cơ hội . KVK7 hiểu nhất mà :)))
    K6LS

    Trả lờiXóa
  10. Bài rất hay , rất ý nghĩa ,nhưng lời dẫn chuyện lại làm các giáo tủi thân , khi thấy ngày hiến chương lại trở thành " đời thường "như vậy . Buồn lắm thay !

    Trả lờiXóa
  11. Khắc Việt.
    Chạm ngõ (10 kg gạo) chứ không phải Trạm ngõ mô.
    Hồi xưa, món quà 10 kg gạo không phải là quá ít (như bây chừ). Nhớ câu "như mất sổ gạo" mới biết hạt gạo hồi đó có đẳng cấp cao hơn hạt gạo thời nay nhiều.
    HCQuang

    Trả lờiXóa
  12. KVK7 bây giờ có khác nhiều . A trưởng đi xa nên có điều kiện lục lọi lại ký ức . Mơ mộng đến mức nghe tiếng pháo địch thành tiếng pháo mừng đón cô dâu thì ... tôi phải gọi một ly cối trà đá à nha . Mặt khác , thời xưa chuyện đi hối lộ chưa phổ biến nên chuyện mang 10kgs gạo đến nhà bố mẹ người yêu là bình thường . Ngày nay nghĩ lại mới thấy ... không được . Hối lộ đã có từ thủa xa xưa lắm rồi . KVK7 ơi , TY phải có dẫn bằng gạo ư ? Hay nhỉ ! Nếu tôi yêu một cô gái nào thời đó mà mang một con heo đến thì sao ? Liệu tôi có được tung hô hay là tung hê ....
    Ngày đó gạo hiếm ( gạo quế ) , nhưng tôi mang 200 kgs hạt ( viện trợ của nước ngoài ) thì xin bạn né sang một bên nhé . Không phải cô ấy mà người nhà cô ấy sẽ nói rằng : Phu quân của ( cháu , chị , em , ... ) mới xứng tài .
    Xin một ly trà đá , ít nước và nhiều đá . Hụ hụ ...
    Đoạn này bị ho vì nước đá quá lạnh nha .
    K6LS

    Trả lờiXóa
  13. Kính bác HCQuang, em đã sửa xong ! Bác soi tài thật, ngay cả ĐN và K6LS là thợ nhặt sạn mà không phát hiện ra, hay từ ấy mỗi thằng chỉ được dùng có một lần trong đời nên mấy bố không tìm ra
    Đúng là 10kg lúc đó rất quí nhưng ít ai lại mang đến lần đầu

    Trả lờiXóa
  14. Khiếp thật . KVK7 tấm ngẩm tầm ngầm mà đấm chết con trâu . Phần hai KVK7 liệu mà tả cảnh nha , A trưởng đọc được là ... hạt tiêu luôn đó . Bệnh tưởng cũng giống như bệnh già ( nhìn thằng nào cũng thấy địch , nghe đài của mình cũng phân vân là nghe đài ta hay đài địch ... ) .
    Theo tôi KVK7 cứ nói thẳng là thằng chả nào đó , anh em gọi điện hỏi thăm và góp ý ( chửi bới ... ) cho nó dễ vì đỡ phải mua trà của thằng Thanh ( tốn tiền , ko biết chuẩn ko ... có khi bộ y tế kiểm tra lại nói ... ??? ) . Tôi chỉ uống trà đá và bật hết quạt lên thôi .
    K6LS

    Trả lờiXóa
  15. " Mối tình đẹp, lãng mạn bước vào giai đoạn mới của sự dấn thân, chịu đựng và sẻ chia."

    Hay nhất câu này!!

    4 SG

    Trả lờiXóa
  16. Đề nghị utTQ kiếm bài hát " hành khúc ngày và đêm " post lên cho thêm phần lãng mạn đi
    KV.K7

    Trả lờiXóa
  17. Vui một tý nhé KV ơi: Theo KV thì từ ngày yêu đến ngày cành mận thay hoa cưới của họ khoảng th/gian là bao nhiêu?

    Trả lờiXóa
  18. Phòng tôi làm việc khi trước có đến 5 đôi "Bộ Đội-Giáo viên", mọi người thường ca ngợi mô hình mẫu mực này nọ, một tay -trong số các đôi đó- cả cười mà rằng: " Các ông cứ tô vẽ, có gì đâu : Thằng khùng mới lấy giáo viên-con điên mới lấy bộ đội, Hì hì".
    Ở một đám cưới, tôi đã nghe MC nói: "Bộ đội mà lấy giáo viên. Gia đình hạnh phúc ...Sướng Điên cả người !!!". Cũng mộc mạc đấy chứ.

    Trả lờiXóa
  19. Chuyện này tôi mà có tí văn chương thì thành tiểu thuyết, chắc nặc danh nghĩ tôi hư cấu. thật ra tôi còn viết chưa đủ về họ đâu. Bên Quansuvn.net có một người lính thông tin đã comment về câu chuyện này :
    Vâng ! Câu chuyện bác Phong Quảng kể chính là về cuộc tình của anh Ninh D trưởng của em và chị Thủy . Em xin trả lời bác TS1 thay bác Phong Quảng . Em đã đến thăm anh Ninh , chị Thủy cách đây vài năm tại ngôi nhà hiện nay họ đang sống tại HN . Em có thể khẳng định rằng : họ sống rất hạnh phúc (đúng nghĩa của từ hạnh phúc không tính vật chất)! Theo chủ quan của em thì : Để đến được với nhau , anh chị ấy đã vượt qua được những gì khó khăn nhất thì không lẽ ... bây giờ họ lại không thể sống với nhau hạnh phúc được . 1 tiểu thư con nhà gia giáo , trí thức tình nguyện lên dạy học tại 1 huyện BGPB đang xảy ra chiến sự , 1 cô giáo mới ngoài 20 tuổi hàng tuần đạp xe theo hướng có tiếng pháo TQ , ngược với những đoàn người gồng gánh đi sơ tán , để thăm chồng ... Các bác cứ thử tưởng tượng ra sẽ thấy mối tình của họ thế nào . Riêng chị Thủy thì em có 1 kỳ niệm : Hồi ấy em bị viêm phế quản nặng phải nằm ở nhà thì chị Thủy sang A hữu tuyến thăm (lúc này em chưa quen chị Thủy) và đưa em mấy vỉ thuốc kháng sinh cộng với những lời an ủi động viên , chị ngồi lại với em khá lâu . Lần đó em đã phải quay mặt ra chỗ khác để giấu đi những giọt nước mắt , không biết chị Thủy có nhìn thấy không ?
    Cũng là thêm vào câu chuyện của họ.
    KV.K7

    Trả lờiXóa

Đề nghị mọi người dùng tiếng Việt có dấu để nhận xét. Gõ telex tiếng Việt TẠI ĐÂY. Nhận xét xong xin không dùng Nặc danh mà nên điền danh tính vào Tên/URL (nếu ko dùng danh khoản). Xin chân thành cảm ơn!