Bài ca Trường Nguyễn Văn Trỗi

Nhạc và lời: Hồng Tuyến

Thứ Bảy, 26 tháng 7, 2008

Câu chuyện về liệt sĩ Ngô Tất Thắng

Trong các liệt sĩ là học sinh trường Trỗi, người mà tôi biết nhiều nhất là ls Ngô Tất Thắng. Thắng học cùng tôi ở B4, K7, sau đó lại cùng học với tôi ở lớp 10D Chu Văn An. Sau năm 1975 Thắng về học tại ĐH Báo chí, chính tại đây Thắng đã thực hiện một "phi vụ" khá nổi tiếng trong giới sinh viên hồi bấy giờ.

Thắng có một cô bạn gái, không biết yêu từ hồi đi học hay là khi đã nhập ngũ; tình yêu của họ không kéo dài. Khi thống nhất đất nước cô bạn theo gia đình trở về miền Nam. Cuộc sống của cô bạn Thắng không hợp với cách sống trong Nam thời kỳ đó, nên cô rất buồn và xuống tóc đi tu. Trước khi thực hiện ý định của mình, cô viết thư cho Thắng. Nhận được thư bạn gái , đúng lúc Thắng chuẩn bị thi học kỳ II. Để ngăn chặn hành động dại dột của bạn gái, Thắng đã bỏ thi để đi vào miền Nam. Khi nhà trường phát hiện ra đã báo cho bố của Thắng, ông lập tức báo cho ban quân quản các nơi và các trạm giao liên để bắt giữ Thắng. Thực ra Thắng biết chắc chắn chuyến đi của mình sẽ bị chặn lại ở các trạm giao liên hoặc ban quân quản, nên Thắng đã chủ động tránh những nơi đó. Từ Bắc vào đến miền Trung, Thắng chỉ đi nhờ xe của dân sự. Khi đến Huế, Thắng liên lạc với nhóm bạn từng là học sinh Huế học cùng thời và các bạn này đã giúp được Thắng đi trót lọt. Thắng đã gặp được cô bạn gái cũ.

Khi về đến Hà nội, Thắng trở lại trường và xin chịu nhận kỷ luật và cả hè năm đó cậu ta đã ở lại trường để trả nợ tất cả các môn thi đã bị bỏ.

Thắng ơi! Chắc bạn còn nhớ câu chuyện này chứ ?

Xin thắp một nén hương để nhớ Thắng và các liệt sĩ của trường Trỗi chúng ta.

Mong anh em phù hộ cho gia đình và bạn bè tìm ra mộ phần của những liệt sĩ trường Trỗi còn chưa tìm thấy.

6 nhận xét:

  1. Bài viết rất hay đúng ngày 27/7.

    Trả lờiXóa
  2. Chuyện này tôi biết.Lúc đó chỉ biết cậu bỏ học,theo gái vô Vũng tàu do các bậc phụ huynh nói lại.Nhưng có khi nhờ chuyến đi ấy,cậu viết được cuốn"Sau cành Violet"?

    Trả lờiXóa
  3. dathb136 nói làm tôi nhớ chuyện:
    Bên họ hàng tôi có 1 cụ (vai cậu), hồi cuối 1954 đầu 1955 là lính trơn, có quen 1 cô nữ sinh Sài gòn. Cụ theo đoàn quân tập kết ra bắc. Suốt thời gian ở miền Bắc, hình ảnh cô nữ sinh Sài gòn luôn trong tâm trí cụ. Rồi cụ làm đơn xin đi B2, không vì lí tưởng chính trị cao cả, mà chỉ vì muốn "đi theo ánh lửa từ trái tim mình" - theo đúng nghĩa đen của cụm từ này. 6 tháng lội bộ Trường sơn, sốt rét, kiệt sức, nhiều lần gục ngã, nhưng ánh lửa trái tim đã giúp cụ vượt qua tất cả. Và cụ đã tới B2, gặp lại cô nữ sinh Sài gòn nọ (nay là bà mợ tôi).
    HCQuang

    Trả lờiXóa
  4. Lúc Thắng cưới vợ cậu ấy chừng hơn 20 một ít. Sau đó tôi vào công tác miền Nam, ít lâu sau T. đi chiến trường K rồi hy sinh. Sau này về lại 16a L.N.Đế thì gia đình đã chuyển đi đâu mất. Trỗi mình có ai có địa chỉ gia đình T. thì hay quá.

    Trả lờiXóa
  5. Nhớ có một lần ra H.N công tác, khi đi ngang qua khu vực Kim Mã tình cờ gặp đám đánh lộn đang bị kéo về đồn công an, tôi nhìn thấy Ba - cậu em út của Thắng trong đám và bảo lãnh được ra (Chuyện khg lớn, cậu Ba bị câm điếc từ nhỏ và tôi cũng đang trong ngành), sau đó hỏi nhà cậu ấy chỉ theo hướng đi Cầu Giấy và nói bằng ngôn ngữ riêng rồi nhảy lên xe bạn phóng mất. Chẳng hiểu gì cả.
    Nhờ Hằng hỏi thử đám bạn C.V.A coi.

    Trả lờiXóa
  6. Khánh "chuột" gọi điện ra nói nhà ở khu TT trên đường Kim Mã Tầng 2 nhưng chưa tìm được. Tôi có tìm gặp chú Ước bạn thân với ông già Thắng cũng chỉ có thông tin như vậy.Hôm nào rảnh tôi sẽ đến vì vừa rồi bận quá.
    KV.K7

    Trả lờiXóa

Đề nghị mọi người dùng tiếng Việt có dấu để nhận xét. Gõ telex tiếng Việt TẠI ĐÂY. Nhận xét xong xin không dùng Nặc danh mà nên điền danh tính vào Tên/URL (nếu ko dùng danh khoản). Xin chân thành cảm ơn!