LOẠT CHUYỆN VƯỜN BÁCH THẢO
“Khi nghĩ về một đời người, tôi thường nghĩ về một loài cây…”
Hà Nội có vườn Bách Thảo nằm kề khu Phủ Chủ Tịch.
Câu chuyện thứ 6: Hai người mẹ
Cả hai người đều có con là thủ khoa tuy một gái, một trai và cả hai đều có nhiều hy sinh vô kể?
Người mẹ thứ nhất đã từng là một thiếu nữ Hà thành xinh đẹp, giỏi giang. Nhưng không may đôi mắt của cô con gái đầu lòng sau bao năm chữa chạy vẫn ngày một kém đi rồi mù hẳn sau lần mổ khi học lớp 4. Người chồng lại thất nghiệp mấy năm liền. Thế là người mẹ ngày một thêm trĩu nặng lo âu: lo bớt giờ công sở để còn làm thêm kiếm tiền hay đưa đón con đi học, rồi lo chợ búa, cơm nước sao cho dù đồng tiền kiếm ra ngặt nghèo, vẫn phải chắt chiu mỗi ngày một ít gửi tiết kiệm để có được chút gì cho con khi lỡ cha mẹ qua đời. Căn nhà thì nhỏ bé và thiếu mọi tiện nghi giữa Hà Nội đắt đỏ, nóng nực, oi bức vào mùa hè và lạnh buốt những chiều đông.
Là một cán bộ có năng lực nhưng chị đành ngậm ngùi bỏ hết những trọng trách được giao, cũng là bỏ những cơ hội thăng tiến. Mọi tài hoa và khao khát năm nào dồn hết vào cho đứa con khiếm thị. Cháu học ở đâu cũng đứng nhất lớp. Chuyên toán ư? Đứng nhất. Chuyển sang chuyên Anh ư? Sao mà làm được? Cô giáo cũng nghi ngờ, bản thân thì lo lắng, khóc lóc, nhưng chỉ sau một học kì thi gan, lại nhất. Còn văn thì không ít những điểm 10, còn được cô giáo lấy bài ra làm mẫu cho các bạn cả khối. Lại còn sáng lập ra báo, vẽ tranh, chơi đàn organ, làm MC. Nhiều người sẵn sang đánh đổi mọi thứ để con mình đỗ đại học. Cô bé này được tuyển thẳng vào Sư phạm Ngoại ngữ.
Chắc không ít lần người mẹ nghĩ sẵn sàng đánh đổi mọi thứ để con mình có một đôi mắt sáng như bao người bình thường khác?
Người mẹ thứ hai ở bên kia sông Hồng nên đứa con trai thủ khoa ngày ngày phải lặn lội vượt cầu Thăng long, vượt cái nắng chang chang hay cái rét căm căm của gió mùa đông bắc trên dòng sông mênh mông, vượt hơn 40 cây số trên cái xe đạp cà tàng đến trường và về nhà. Không ít lần nó phải dắt bộ vài cây vì bây giờ có mấy điểm vá xe. Nó có thể sống vui cùng bạn bè ở kí túc xá nhưng không muốn để lại người mẹ ốm đau hơn mười năm giờ gần tàn phế một mình lạnh lẽo trong căn nhà lúc nào cũng chực đổ xụp, cái bể nước thì đầy rêu bọ và cái hố xí bẩn thỉu lấp trong góc vườn sau một tấm ni long nhơ nhuốc.
Thế là sáng sáng, người mẹ tong teo, quặt quẹo lại dậy từ 3 giờ, xoay vần trong cái bếp bốn bề nứt toác, mốc meo, bẩn thỉu để nấu cho con 2 bữa cơm, kịp 4 rưỡi con ăn rồi 5 giờ đạp xe đi học. Cái cặp lồng cơm không phải là chuyện lạ đối với chúng ta. Nhưng thức ăn nấu từ 3-4 giờ sáng, để đến 12 giờ trưa, giữa mùa hè Hà Nội oi ả, liệu có đem lại chất lượng cuộc sống cho một sinh viên?
Người đàn bà ốm đau nhưng biết dấu nỗi buồn sau nụ cười tươi tắn. Chị chắc hẳn đã từng là một thiếu nữ xinh đẹp vì bây giờ đã ngoài bốn mươi nhưng trông vẫn trẻ và có nét lắm. Thương mẹ, cậu con trai quyết học thật giỏi để mong thay đổi cuộc đời. Cậu giỏi các môn tự nhiên, không những thế còn giỏi anh văn, văn học và nhiều thứ khác nữa. Tương lai mở rộng trước mắt làm cậu bận bịu đến nỗi tuy là sinh viên đại học KHTN, cậu không thay đổi nổi cái hố xí hai ngăn đã lỗi thời khi mà đồng ruộng quanh làng đã nhường chỗ cho sân gôn nên không ai nấu bằng rơm để có tro ủ phân. Vả lại có ít rơm rạ nào thì người ta cũng hoá hết ngoài đồng cho chúng sớm được làm cát bụi để về trời.
Nhìn người mẹ tàn tạ vì căn bệnh viêm não đa ổ - mà rất có thể nguyên nhân sâu xa chính là cuộc sống bẩn thỉu quanh mình khi ấu trùng giun vô tình nở trong đầu chị - mình chạnh lòng nghĩ: không biết đến khi đứa con được toại nguyện, người mẹ có còn sống để hưởng thụ vinh hoa? Hình như bây giờ học sinh bị nhồi nhét quá nhiều những điều để rồi quên, mà lại học quá ít những việc nhất thiết phải làm!
Không biết có khi nào đứa con ấy nghĩ ngay bây giờ nó sẵn sàng đánh đổi mọi thứ để mẹ nó được khoẻ mạnh như bao người khác?
Đây là căn bếp của nhà cậu sinh viên.
“Khi nghĩ về một đời người, tôi thường nghĩ về một loài cây…”
Hà Nội có vườn Bách Thảo nằm kề khu Phủ Chủ Tịch.
Câu chuyện thứ 6: Hai người mẹ
Cả hai người đều có con là thủ khoa tuy một gái, một trai và cả hai đều có nhiều hy sinh vô kể?
Người mẹ thứ nhất đã từng là một thiếu nữ Hà thành xinh đẹp, giỏi giang. Nhưng không may đôi mắt của cô con gái đầu lòng sau bao năm chữa chạy vẫn ngày một kém đi rồi mù hẳn sau lần mổ khi học lớp 4. Người chồng lại thất nghiệp mấy năm liền. Thế là người mẹ ngày một thêm trĩu nặng lo âu: lo bớt giờ công sở để còn làm thêm kiếm tiền hay đưa đón con đi học, rồi lo chợ búa, cơm nước sao cho dù đồng tiền kiếm ra ngặt nghèo, vẫn phải chắt chiu mỗi ngày một ít gửi tiết kiệm để có được chút gì cho con khi lỡ cha mẹ qua đời. Căn nhà thì nhỏ bé và thiếu mọi tiện nghi giữa Hà Nội đắt đỏ, nóng nực, oi bức vào mùa hè và lạnh buốt những chiều đông.
Là một cán bộ có năng lực nhưng chị đành ngậm ngùi bỏ hết những trọng trách được giao, cũng là bỏ những cơ hội thăng tiến. Mọi tài hoa và khao khát năm nào dồn hết vào cho đứa con khiếm thị. Cháu học ở đâu cũng đứng nhất lớp. Chuyên toán ư? Đứng nhất. Chuyển sang chuyên Anh ư? Sao mà làm được? Cô giáo cũng nghi ngờ, bản thân thì lo lắng, khóc lóc, nhưng chỉ sau một học kì thi gan, lại nhất. Còn văn thì không ít những điểm 10, còn được cô giáo lấy bài ra làm mẫu cho các bạn cả khối. Lại còn sáng lập ra báo, vẽ tranh, chơi đàn organ, làm MC. Nhiều người sẵn sang đánh đổi mọi thứ để con mình đỗ đại học. Cô bé này được tuyển thẳng vào Sư phạm Ngoại ngữ.
Chắc không ít lần người mẹ nghĩ sẵn sàng đánh đổi mọi thứ để con mình có một đôi mắt sáng như bao người bình thường khác?
Người mẹ thứ hai ở bên kia sông Hồng nên đứa con trai thủ khoa ngày ngày phải lặn lội vượt cầu Thăng long, vượt cái nắng chang chang hay cái rét căm căm của gió mùa đông bắc trên dòng sông mênh mông, vượt hơn 40 cây số trên cái xe đạp cà tàng đến trường và về nhà. Không ít lần nó phải dắt bộ vài cây vì bây giờ có mấy điểm vá xe. Nó có thể sống vui cùng bạn bè ở kí túc xá nhưng không muốn để lại người mẹ ốm đau hơn mười năm giờ gần tàn phế một mình lạnh lẽo trong căn nhà lúc nào cũng chực đổ xụp, cái bể nước thì đầy rêu bọ và cái hố xí bẩn thỉu lấp trong góc vườn sau một tấm ni long nhơ nhuốc.
Thế là sáng sáng, người mẹ tong teo, quặt quẹo lại dậy từ 3 giờ, xoay vần trong cái bếp bốn bề nứt toác, mốc meo, bẩn thỉu để nấu cho con 2 bữa cơm, kịp 4 rưỡi con ăn rồi 5 giờ đạp xe đi học. Cái cặp lồng cơm không phải là chuyện lạ đối với chúng ta. Nhưng thức ăn nấu từ 3-4 giờ sáng, để đến 12 giờ trưa, giữa mùa hè Hà Nội oi ả, liệu có đem lại chất lượng cuộc sống cho một sinh viên?
Người đàn bà ốm đau nhưng biết dấu nỗi buồn sau nụ cười tươi tắn. Chị chắc hẳn đã từng là một thiếu nữ xinh đẹp vì bây giờ đã ngoài bốn mươi nhưng trông vẫn trẻ và có nét lắm. Thương mẹ, cậu con trai quyết học thật giỏi để mong thay đổi cuộc đời. Cậu giỏi các môn tự nhiên, không những thế còn giỏi anh văn, văn học và nhiều thứ khác nữa. Tương lai mở rộng trước mắt làm cậu bận bịu đến nỗi tuy là sinh viên đại học KHTN, cậu không thay đổi nổi cái hố xí hai ngăn đã lỗi thời khi mà đồng ruộng quanh làng đã nhường chỗ cho sân gôn nên không ai nấu bằng rơm để có tro ủ phân. Vả lại có ít rơm rạ nào thì người ta cũng hoá hết ngoài đồng cho chúng sớm được làm cát bụi để về trời.
Nhìn người mẹ tàn tạ vì căn bệnh viêm não đa ổ - mà rất có thể nguyên nhân sâu xa chính là cuộc sống bẩn thỉu quanh mình khi ấu trùng giun vô tình nở trong đầu chị - mình chạnh lòng nghĩ: không biết đến khi đứa con được toại nguyện, người mẹ có còn sống để hưởng thụ vinh hoa? Hình như bây giờ học sinh bị nhồi nhét quá nhiều những điều để rồi quên, mà lại học quá ít những việc nhất thiết phải làm!
Không biết có khi nào đứa con ấy nghĩ ngay bây giờ nó sẵn sàng đánh đổi mọi thứ để mẹ nó được khoẻ mạnh như bao người khác?
Đây là căn bếp của nhà cậu sinh viên.
Thân phận thật buồn và trớ trêu.Tôi nghĩ ai cũng muốn đánh đổi mọi thứ để người thân hạnh phúc hơn?
Trả lờiXóa-Có chi tiết cậu S.viên nọ học đại học KHTN, lại giỏi cả Anh văn, Văn học...vậy là KHTN bây giờ có học thêm cả văn học sao?
Trả lờiXóa-Thật lòng tôi không chịu cậu s.viên này một tý nào hết. Để một bà mẹ đau bệnh "tong teo,quặt quẹo" 3h sáng nào cũng thức dậy nấu cơm cho mình, mùa hè cũng như mùa đông!
-Thanh niên sinh viên gì mà để cho nhà mình "lúc nào cũng chực đổ xụp, cái bể nước thì đầy rêu bọ và cái hố xí bẩn thỉu... tấm nilon nhơ nhuốc", còn cái bếp thì "bốn bề nứt toác, mốc meo, bẩn thỉu".
Nếu những việc ở nhà cậu để như vậy thì có học giỏi cũng chẳng để làm gì.
to DN: 1. Không phải ĐHKHTN học văn mà mình hiểu điều đó qua bài dịch anh văn của s/v: dịch bài hát đề tài hoá học bằng tiếng Anh sang tiếng Việt.
Trả lờiXóa2. Thú thật là mình buồn và nghĩ ngợi đến mất ngủ cả một tuần sau đó. Mình có thể giúp tiền để gia đình em sinh viên sửa sang cái hố xí và vận động các em cùng lớp sang nhà dọn dẹp cái bếp cái vườn. Nhưng đấy không phải là giải pháp cơ bản vì mình không thể chấp nhận một gia đình có hai sinh viên của ĐHQGHN lại để gia đình mình lạc hậu như thế. Họ là lớp thanh niên tiên tiến nhất nước: cô chị gái đang ở trọ để làm bằng thạc sỹ giáo viên anh văn, đi dạy thêm tiếng anh sắm được cả xe máy; cậu em trai là sinh viên đang theo học chương trình đào tạo tiền tiến của Bộ GD ĐT, tức là học hoá hoàn toàn bằng tiếng Anh. Cha ông ta có câu: đói cho sạch, rách cho thơm. Cái đạo lí ấy không thấy có trong cảnh nghèo kia.
Một mặt mình giúp tiền, mặt khác mình trao đổi thẳng với cô chị. Mình cũng vận động khoa và chi đoàn khoa sang thăm tìm hiểu tình hình để giúp đỡ thêm nhưng k và c/đ chưa có rục rịch gì.
Cách đây hai tuần, căn bếp đã được sửa lại và chuyển nhà vệ sinh về cùng.
Mong có cách nào để tất cả sinh viên nghèo tập hợp lại giúp nhau xoá lạc hậu.
Lòng mẹ thì bao la . Khổ mấy mẹ vẫn chịu được chỉ mong con cái nên người . Ôi cái tình đấy , chẳng giấy bút nào viết hết được . Nhưng cái lũ con được mẹ tặng cho bao nhiêu món quà vô giá ấy lại chẳng thể nghĩ đến cái khó nhọc của mẹ . Chúng cứ điềm nhiên nhận lấy cứ như là chúng có quyền đó . Giỏi giang mà làm gì khi chúng quên đi cái bổn phận của chúng . Buồn lắm thay .
Trả lờiXóaMột giáo sư Mỹ khi xem đoạn băng này hỏi mình: "Is this Hoa Lo?"
Trả lờiXóa