Đây là bài đăng trên báo SGGP ngày 27/7 nói về Ba,má Nguyễn Nhạc.Qua đây chúng ta biết thêm một phần về sự hy sinh của các bậc phụ huynh chúng ta cho cuộc sống ngày hôm nay.
Tôi là vợ liệt sĩ Trường Sơn |
Thứ hai, 27/07/2009, 01:03 (GMT+7) |
Trong những năm tháng ác liệt trên tuyến đường Trường Sơn huyền thoại đã có hơn 23.000 bộ đội, dân công hỏa tuyến, thanh niên xung phong hy sinh. Và cũng có ngần ấy gia đình, hàng chục ngàn thân nhân liệt sĩ mãi mãi mất đi người thương yêu của mình… Có một cặp vợ chồng từ miền Nam tập kết ra Bắc, suốt 11 năm ròng xa chồng thường xuyên và kể cả những năm người chồng ấy đi B, vào Trường Sơn ác liệt, người vợ vẫn son sắt một niềm tin đất nước thống nhất, người thương sẽ trở về… Trong một căn nhà nhỏ trên đường Cao Thắng quận 3, bà Phạm Thị The, vợ liệt sĩ - Trung tá Nguyễn Huệ, nguyên Binh trạm trưởng Binh trạm 33 và Binh trạm 9 đã kể cho chúng tôi nghe về những năm tháng không quên ấy. 11 năm biền biệt Năm 1952, tôi gặp anh. Anh là người Nghệ An vào Nam chiến đấu. Hôm ấy, sau một trận đánh, anh bị thương gãy tay, phải đưa về bệnh xá ở chiến khu D. Tôi là y tá, sau khi sơ cứu, tôi đưa anh đi bệnh xá. Trong những ngày ở bệnh xá, tôi cũng hay lui tới thăm nom anh. Từ tình đồng chí, đồng đội, chúng tôi đã yêu nhau lúc nào không hay… Anh lành bệnh, trở về đơn vị, là cán bộ đại đội thuộc Tiểu đoàn 330. Hễ có dịp là chúng tôi lại gặp nhau. Nhưng khoảng thời gian đó không nhiều vì anh bận chiến đấu còn tôi thì chăm sóc thương binh ở hậu cứ. 1 năm sau, đơn vị biết chuyện chúng tôi liền tác hợp cho anh bộ đội người Nghệ An và cô y tá quê Sông Bé nên duyên vợ chồng. Đến năm 1954, ngay sau khi con trai đầu lòng của chúng tôi ra đời, anh lên đường tập kết. Còn tôi, do con còn nhỏ nên ở lại. Đến tháng 3-1955, tôi cũng được tập kết ra Bắc, trong lòng rất vui vì sắp gặp được chồng, sắp được sống ở miền Bắc xã hội chủ nghĩa. Ra đến nơi, tôi mới hay, anh được cử đi học trường lục quân ở tận Trung Quốc. Tôi ở Hà Nội, tiếp tục đi học và nuôi con. Rồi anh tốt nghiệp, về lại Hà Nội. Vợ chồng vui mừng hội ngộ được vài hôm thì anh lại nhận chỉ thị lên Tây Bắc tham gia tiễu phỉ. Còn tôi được phân công về công tác ở Quảng Yên, Quảng Ninh. Hai vợ chồng lại tiếp tục xa nhau… Suốt 5 năm trời sau đó, chúng tôi gặp nhau chỉ dăm lần. Anh thương mẹ con tôi nên không để chúng tôi phải vượt quãng đường xa đến thăm anh. Chính vì thế, chỉ những lúc công việc tạm lắng, anh mới lại từ Tây Bắc xuống Quảng Yên thăm mẹ con tôi. Thời đó, phương tiện giao thông còn khó khăn, mỗi lần đi như thế, anh phải vượt qua 2 con phà. Phà Rừng thì chỉ khi có xe ô tô mới qua được. Nhiều khi anh phải chờ từ trưa tới tối mới “bám” được xe để qua phà. Vậy mà sáng hôm sau, chúng tôi đã phải chia tay nhau để anh trở về đơn vị… Rồi anh được chuyển về Tổng cục Hậu cần ở Hà Nội công tác, tôi vẫn ở lại Quảng Ninh. Đến năm 1965, khi anh được lệnh đi B, tôi mới được về Hà Nội. Thế nhưng thời gian sum họp với chồng cũng chỉ được một tháng… Từ biệt nhau, cả hai cùng giấu nỗi buồn vào trong. Riêng anh - một người lính - lại có một sự phấn khởi lớn là được ra mặt trận chiến đấu. Lúc bấy giờ, chúng tôi đã có ba mặt con, cả ba đều còn rất nhỏ nên không thể hiểu hết sự chia ly và chiến tranh. Phải sống thay anh Vào Trường Sơn, anh được phân công về làm Binh trạm trưởng Binh trạm 33 và sau đó là Binh trạm 9. Trong những năm tháng ấy, anh vẫn đều đặn gửi thư về cho tôi, dặn dò trông nom con cái và vững tin về một chiến thắng, một cuộc hội ngộ. Những năm anh ở Trường Sơn, chúng tôi gặp nhau vài lần khi anh về Hà Nội dự họp nhưng thật ngắn ngủi. Chiến trường đang hồi ác liệt, công tác cứ cuốn chúng tôi xa nhau… Đầu năm 1970, Tết Canh Tuất, trời Hà Nội lạnh đến cắt da cắt thịt. Dù đã đón tết nhiều năm ở miền Bắc nhưng với tôi, không có cái tết nào Hà Nội lạnh như thế. Khí trời ảm đạm đến lạ… Tết cũng là dịp 3 cậu con trai từ nơi sơ tán về nhà ăn tết với mẹ. Sau mấy ngày tết quấn quýt bên nhau, tôi lại đưa các cháu ra phố Lý Nam Đế để các anh bộ đội đưa chúng đi sơ tán. Tôi chở chúng đến nơi, chợt thấy mấy chị phụ nữ quen cũng có chồng đi Trường Sơn cùng đơn vị với anh cứ nhìn tôi xì xào. Tôi nghe thấy loáng thoáng rằng có ai đó tên Huệ mới hy sinh ở Trường Sơn. Chợt ớn lạnh nhưng tôi nghĩ: Kệ, thiếu gì người tên Huệ, không phải chồng mình đâu! Lúc ấy, tôi cũng đang học dở Trường ĐH Y Hà Nội. Chỉ 1, 2 năm nữa tôi sẽ là bác sĩ. Đó cũng là mong muốn của anh nên tôi càng phải cố gắng thật nhiều. Tháng 4 đến. Đã 3 tháng ròng bặt tin anh. Tôi bắt đầu lo lắng: “Chắc anh ấy chỉ bị thương, rồi anh ấy sẽ khỏi, sẽ báo tin cho mình”. Tôi tìm đến Tổng cục Hậu cần, gặp những đồng đội anh để hỏi nhưng ai cũng bảo là anh ấy đang chiến đấu, ác liệt lắm, chưa có thông tin gì mới. Tháng 6, tôi bắt đầu tin những gì nghe được hôm tết. Lần này tôi đến tổng cục, quyết hỏi cho ra. Thấy tôi tha thiết, đeo bám riết, rồi thì người ta cũng cho tôi biết cái tin sét đánh - Trung tá Nguyễn Huệ hy sinh hôm 29 Tết Canh Tuất, hiện đang chôn ở Quảng Bình. Tôi chết lặng. Mọi người giải thích là không muốn cho biết để tôi yên tâm học hành và vẫn được nhận lương bộ đội của anh vì anh vốn để lại lương cho vợ nuôi con… 3 tuần liên tục, bạn bè, họ hàng anh ra thăm mẹ con tôi. Tôi hầu như bất động, chỉ nằm suốt. Sau lễ truy điệu mà bạn bè tổ chức cho anh, tôi bừng tỉnh. Tôi là vợ liệt sĩ Trường Sơn, phải đứng dậy, phải sống để nuôi con thay anh. Các anh ở tổng cục rất thương mẹ con tôi nên sau khi anh mất, tôi vẫn đều đặn nhận lương của anh đến hơn 1 năm trời. Tôi tốt nghiệp bác sĩ, hàng ngày đi làm, nuôi con và vẫn nhớ anh canh cánh. Năm 1972, tướng Đồng Sĩ Nguyên ra Hà Nội công tác. Ông vốn rất quý anh nên cho xe riêng đến chở mẹ con tôi về tận Quảng Bình tìm mộ anh… Nay thì hài cốt anh đã theo tôi vào Nam, sống bên vợ con thương yêu. 16 năm nên duyên vợ chồng, 39 năm âm dương cách biệt, hàng ngày, nhìn lên tấm bằng Tổ quốc ghi công, tôi vẫn thấy cay cay nơi sống mũi. Anh cứ yên tâm, người bạn đời của anh - vợ một liệt sĩ Trường Sơn - đã và mãi mãi sống xứng đáng với anh. THẠCH THẢO (ghi) |
Cảm ơn Đạt đã cho Ut biết về các bác thông qua bài báo này.
Trả lờiXóaNhìn ảnh thấy Phúc giống ông già nhiều. Nghĩ thấy thương bà già quá, hai thằng con bỏ đi trước mẹ già.
Trả lờiXóaNg Nhac se vui ve mim cuoi tren thien dang vi con co cac ban da luon tuong nho den nhau...xin cam on tam long cua ban be.
Trả lờiXóa