Cơn bão Morakot vừa qua gây thiệt hại nặng ở Đài loan cho chúng ta thấy không thể nào chống chọi lại với thiên nhiên! Chỉ còn cách sống chung với nó. Bản thân tôi đã từng chứng kiến nhiều cơn bão, mà dưới sức mạnh của nó, con người chúng ta cảm thấy vô cùng nhỏ bé. Ví như con sâu, cái kiến vậy.
Năm 1972, đang ở trên bờ huấn luyện chiến sĩ mới. Chúng tôi đón nhận một cơn bão mạnh đến nỗi ngói bay lả tả, nhà mới xây xong bị đổ,hàng cây bạch đàn to, đường kính cỡ30 cm bị bẻ gẫy làm đôi, rừng trên núi bình thường rất rậm rạp thưa đi trông thấy. Lúc đó chúng tôi đóng quân nhờ nhà dân. Cả đêm gom hết chăn,màn lại,ngồi thức nhìn từng viên ngói như có người dỡ vứt đi. Gió rít từng cơn nghe ghê rợn, cánh cửa ra vào chèn thế nào bị gió thổi bung, nước mưa bay khắp nhà. Tôi và con trai chủ nhà, hai người đẩy cong người mãi mới đóng được cửa. Gần sáng cơn bão đi qua, sáng ra nhìn quanh làng thấy như một trận bom B52, cây cối đổ rạp. Nhà nào cũng có 1 đống bưởi rụng,bộ đội đến nhà nào cũng được mời ăn bưởi cồn hết cả bụng.Lần hai năm 1974, đang ở trên tàu, nhận được tin bão, tối nay sẽ vô, nhưng không biết giờ nào? Mà sao bão hay đổ về đêm thế? Các tàu rời cảng ra bỏ neo. Gần sáng, gió bắt đầu nổi lên. Báo động toàn tàu. Tôi và một người nữa vừa giật được hai mối dây bạt che, thì một cơn gió ào tới giựt tung tấm bạt đang còn nhiều dây buộc chưa kịp tháo bay vù xuống biển. Cả tàu hò nhau kéo neo, nổ máy chạy ngay ra khu neo tránh bão. Trên đường đi thấy sóng nổi lên,bụi nước bốc lên mịt mù. Lần ba,năm 1975 ở Đà nẵng mới giải phóng. Trận lụt năm đó tương đối lớn, mưa dầm mấy ngày, nước sông Hàn đổ ra vịnh đục ngầu, kéo theo nhiều rơm rác,cây cối. Tàu chúng tôi và các tàu khác nhận lệnh đi cứu dân, tàu tôi được phân chốt tại vịnh Đà nẵng. Con tàu nhỏ, chỉ lớn hơn cano một tí,chạy trong vịnh như chiếc lá tre. Vịnh Đà nẳng lúc này không còn êm như mọi khi, từng cơn sóng lừng nhấp nhô, nước đỏ quạch. Trên trời thì mưa không ngừng. Do rác trên biển quá nhiều, bít hết lỗ nước làm mát máy, nên cứ 15-20 phút lại chết máy. Nhiệm vụ của các tàu là chốt tại các cửa sông để vớt người nên gần như phải thả trôi trên biển đám lính chỉ chịu đựng được mấy tiếng đầu,sau đó bắt đầu say sóng. Tàu cứ dập dình từ sáng tới chiều. Kéo,vớt được một thuyền dân bị chết máy, sau khi tiếp tế cho họ vài gói gạo sấy và kéo họ vào chỗ an toàn lại trở ra vịnh. Tôi lúc đó say bò trên boong mò xuống khoang nằm bẹp, áo mưa đi biển chẳng thèm cởi ra. Sau lần đó tôi bị thuyền trưởng phê bình: "Lần đầu tôi thấy đồng chí không hoàn thành nhiệm vụ". Tuy lời phê bình nhẹ nhàng,nhưng làm tôi nhớ mãi! Sau này, chuyển ra ngoài. Chuyện đi biển vào mùa mưa, bão đã trở thành thường xuyên. Đi cả ngày chưa được chục hải lý. Nhiều lúc chỉ chạy để giữ cho khỏi bị lệch hướng sóng, cả ngày chưa đi được hải lý nào. Sóng đánh nghiêng tàu như muốn lật. Đứng trên phòng lái, nhìn mũi tàu trườn qua từng con sóng thấy mũi tàu vẫy vẫy như muốn gãy làm đôi. Đúng là sức mạnh thiên nhiên quả là vô địch!
Trước thiên nhiên, con người vô cùng nhỏ bé. Vậy mà họ còn tàn phá không thuơng tiếc. Chả thế mà đã bị thiên nhiên trừng trị.
Trả lờiXóaUong ruou mai khong thay say lai say song , la nhi ? Cai say nay chac khac say ruou , chu neu biet dang nao cung say theo kinh nghiem ban than toi cu lam tam dam ba coc vai truoc roi hay len tau , he he
Trả lờiXóaBão này còn không sợ bằng bão nổi trong... nhà!
Trả lờiXóaCó những từng trải như thế để khi về về già hồi tưởng thật là hay, và mỗi khi bão đến không thấy kinh hãi mà chỉ có tâm trạng quan sát, đón chờ phải không Đạt?
Trả lờiXóaHThành quá rành cái dzụ bão nổi trong nhà, tụi mình hiểu nhau quá mà.
Trả lờiXóaHCQuang
Bão trong nhà nếu lớn quá là nó thổi mình bay ra khỏi nhà đó nha . Em lại chỉ sợ " Gió hiu hiu đổ ... cột đèn " , lúc đó là không có biết chạy đâu nữa . Và đài phát thanh lại phát bài " Không cho chúng nó thoát " vào lúc đó nữa là em choàng cái dây vào cổ để tự xử thôi vì tới " số " rồi .
Trả lờiXóaCon người không tự bảo vệ môi trường cho mình nên bị thiên nhiên trả lại như vậy. Ai cũng biết thế nhưng rừng vẫn bị phá, các sếp nịnh nhau chiêu đãi thịt rừng, tặng nhau cao hổ mật gấu bò rừng, phá rừng nguyên sinh trồng cao su cà phê khai khoáng... thôi đủ thứ, chẳng qua vơ được gì cứ làm, chỉ khổ con cháu mai sau.
Trả lờiXóa