Bài ca Trường Nguyễn Văn Trỗi

Nhạc và lời: Hồng Tuyến

Thứ Hai, 30 tháng 6, 2008

Đón Nguyễn Chính ấn.





Trưa qua, vừa đi họp về tôi gọi cho ĐN, hỏi sáng nay có giao ban Đôi Khi hay khhông, tnì Nghĩa bảo ra Bia Hà Nội đón Chính Ấn mới vô SG. Máy vừa để xuống thì lại có chuông reo. ĐN nhắc đem máy chụp hình theo. THực ra , ở nhà có cái máy ảnh đểu, còn lần đi 100 năm CVA, mượn máy tố đem đi nên ĐN cứ nghĩ là có máy xịn.
Đi ra tới nơi, các pác ngồi đã đông đông rồi. Nhìn một phát thấy có pác giề ngồi thì biết ngay là CA. Ai cũng nói, hồi đó CA cao lớn, còn bi jờ thi xêm xêm như AE cả thôi. Gọi cho anh Kim đồng thì mới biết anh bị tai nạn GT với Mạnh Thắng. Lúc sau, Dương Quan thanh và Vũ Anh tới. Đây là các chiến hữu của CA hồi ở đảo Vạn Hoa.
Ngồi từ 11h tới 16h thì giải tán.
Thôi vài dòng thông báo cho AE biết. Mấy cái ảnh chụp ko hiểu bị trục trặc mà ko lấy ra được sẽ post sau. Các pác thông cảm.

Chỉ với một cây kim, ta có thể cứu được mạng người.

Cách đây không lâu UT đã đăng bài những triệu chứng của tai biến mạch máu não. Để xử lý tình huống khi gặp trường hợp tai biến mạch máu não, ACE có thể tham khảo bài dưới đây.
Kính thưa quí vị, có thể quí vị đã có đọc những dòng chữ này rồi, nhưng chúng tôi muốn trích dịch ra tiếng Việt Nam và phổ biến rộng rãi, trong hy vọng có thể cứu được mạng người trong cơn nguy cấp, khi chờ đợi được các chuyên viên Y-tế săn sóc.
Chỉ cần một ống tiêm thuốc (loại dùng xong rồi phế thải, bằng nhựa), hoặc một cây kim may, là chúng ta có thể cứu mạng một bệnh nhân đang bị chứng tai biến mạch máu não (stroke). Việc cứu chữa thật đơn giản và dễ dàng một cách lạ lùng, nhưng có thể mang đến những kết quả cũng không kém lạ lùng và hữu hiệu. Chúng ta chỉ cần một phút để đọc tài liệu này, và các điều ghi trong tài liệu quả là những hướng dẫn tuyệt vời.
Xin quí vị ghi nhớ hoặc lưu giữ tài liệu này để sẵn sàng áp dụng, vì biết đâu, một ngày nào đó, quí vị sẽ dùng đến để cứu sống mạng người.
Cô Irene Liu kể chuyện: “Cha tôi bị tê liệt và chết sau đó vì ông là nạn nhân của bệnh tai biến mạch máu não. Ước chi tôi biết được thủ thuật này từ trước. Khi tai biến mạch máu não xảy ra, tất cả những tia huyết quản nhỏ trong não bộ sẽ từ từ vỡ ra sau đó.”
Khi có bệnh nhân bị tai biến mạch máu não, chúng ta phải giữ bình tĩnh, đứng cuống quít. Điều quan trọng nhất là ĐỪNG BAO GIỜ DI CHUYỂN NẠN NHÂN, bất kỳ là họ đang bị nạn ở đâu. Vì nếu nạn nhân bị di chuyển, các tia huyết quản trong não bộ sẽ vỡ ra. Từ từ giúp bệnh nhân ngồi thẳng dậy, và chúng ta có thể bắt đầu công việc “rút máu”.
Nếu quí vị có sẵn một ống tiêm thuốc, thì tốt nhất, nếu không thì một cây kim may, hay một cây kim gúc, cũng có thể giúp chúng ta được.
1- Trước hết, chúng ta hảy hơ nóng kim bằng lửa (bật lửa, đèn nến) để sát trùng, rồi dùng kim để chích trên mười đầu ngón tay.
2- Chúng ta không cần tìm một huyệt đặc biệt nào cả, chỉ cần chích vào đầu ngón tay, cách móng tay độ một ly (milimetre).
3- Chích kim vào cho đến khi có máu rỉ ra.
4- Nếu máu không chảy, nên nặn đầu ngón tay cho đến khi thấy máu nhỏ giọt.
5- Khi máu đã chảy từ cả mười đầu ngón tay, thì chờ vài phút, bệnh nhân sẽ tỉnh dậy.
6- Nếu mồm bệnh nhân bị méo, thì chúng ta phải nắm hai (lổ) tai của bệnh nhân kéo mạnh, cho đến khi hai tai đều ửng màu đỏ.
7- Châm vào dái tai (ear lobe) hai mũi mỗi bên cho đến khi máu nhỏ giọt từ mỗi dái tai. Sau vài phút, bệnh nhân sẽ tỉnh lại. Chúng ta hãy kiên tâm chờ cho đến khi bệnh nhân hoàn toàn hồi tỉnh và không có một triệu chứng nào khác thường mới mang bệnh nhân đến bệnh viện.

Vì nếu nạn nhân được chuyên chở vào bệnh viện sớm hơn. Có thể những dằn sóc của xe cứu thương sẽ làm cho các mao quản (capillaries) trong não bộ bị vỡ ra. Nếu sau khi đó mà họ còn có thể đi đứng được, thì đúng là do phúc đức của Tổ Tiên họ.

Cô Liu nói tiếp: “Tôi học cách cứu chữa qua cách làm xuất huyết này từ một Đông y tên Hà Bảo Định (Ha Bu-Ting). Ngoài ra, tôi còn có cơ hội áp dụng phương pháp này nữa. Vì thế nên tôi khẳng định là phương pháp hữu hiệu 100%. Năm 1979, tôi đang dạy tại Đai học Fung-Gaap tại Đài Trung. Một buổi trưa nọ, tôi đang giảng bài trong lớp, thì một giáo sư khác chạy sổ vào lớp học của tôi, vừa thở vừa nói ‘Cô Liu, đến gấp dùm, ông Giám sự của chúng ta đang bị tai biến mạch máu não’.
Tôi chạy lên lầu 3 ngay tức thì và thấy ông Giám sự của chúng tôi là Trần Phúc Tiên, mặt mày nhợt nhạt, tiếng nói ngọng nghịu, và mồm thì méo xệch qua một bên, ông hội đủ tất cả những triệu chứng của một người đang bị tai biến mạch máu não. Tôi bảo một người sinh viên đang thực tập tại Đại học, đến Dược phòng bên ngoài mua cho tôi một ống tiêm, và dùng kim tiêm để châm đầu mười ngón tay của ông Trần, cho đến khi mỗi đầu ngón tay có một giọt máu cỡ hạt đậu. Sau vài phút, mặt ông Trần đã nhuận sắc trở lại, và mắt ông cũng đã bắt đầu có thần. Nhưng mồm ông thì vẫn méo, nên tôi kéo hai tai ông cho đến khi hai tai đều đỏ vì máu đọng, rồi châm vào mỗi bên dái tai hai mũi để hai giọt máu tươm ra.

Khi hai giọt máu hai bên dái tai được rỉ ra, một phép lạ đã xảy ra. Chỉ nội trong vòng từ 3 đến 5 phút, mồm ông ta đã từ từ trở lại hình dạng nguyên thủy, và tiếng nói của ông cũng trở lại bình thường. Chúng tôi để ông nghỉ ngơi một lúc, rồi rót cho ông một tách nước trà nóng rồi đưa ông đi đến bệnh viện Ngụy Hoa gần đó. Ông nghỉ ngơi tại bệnh viện một đêm, rồi hôm sau lại trở về nhiệm sở làm việc. Sau đó, mọi việc đều bình thường. Ông không có triệu chứng nào nguy hại sau đó. Trái lại, các nạn nhân của bệnh tai biến mạch máu não thường khó trở lại bình thường, vì các tia máu trong não bộ bị vỡ trong khi xe cứu thương di chuyển họ đến bệnh viện. Kết quả là không thể làm cho họ vãn hồi lại trạng thái cũ.”

Theo các thống kê, thì hiện nay, bệnh tai biến mạch máu não là nguyên nhân giết chết người ta hàng thứ nhì. Những người may mắn thì có thể sống còn, nhưng phải mang tật nguyền suốt đời. Đó là một tai họa khủng khiếp có thể xảy đến cho một cá nhân. Nếu chúng ta có thể ghi nhớ phương pháp cho xuất huyết trên đây, để có thể giúp đỡ những nạn nhân của căn bệnh quái ác này, để áp dụng tức thời trên nạn nhân, thì chỉ trong một thời gian ngắn, bệnh nhân sẽ tỉnh lại và được phục hồi 100%.
Chúng tôi hy vọng là quí vị có thể phổ biến tài liệu này để bệnh tai biến mạch máu não không còn là một căn bệnh giết người như hiện nay nữa.
Bài sưu tầm do thầy Trần Trọng Toàn (Vi sinh) sưu tầm.

CÀ...

Ngồi đợi xem đá banh, mò mẫm trên mạng tìm thấy 1 bài thơ cà...chớn, copy về đăng AE xem chơi.

Anh cà tửng nên quen em cà chớn
Anh cà phê, cà pháo, em cà chua
Tình cà giựt cà rem phơi nắng trưa
Em cà khịa đòi anh mua cà rá

Anh cà nhỏng không đi làm gì cả
Thân cà tàng chỉ có khẩu cà nông
Em cà rỡn le lưỡi giống cà rồng
Nên tình mãi cà bông hạch cà đụi

Anh cà rề chờ đón em mỗi tối
Cùng sánh vai cà thọt tới cà ri
Em cà sàng lại chỉ muốn ăn mì
Ðành cà rịch cà tang đi quán khác

Cà khịa hoài anh chưa thể kiếm chác
Nên cà khùng chửi em giống cà na
Chộp cà mên em giộng anh dập cà
Tình cà đong cà đưa xa từ đó

Em thù anh đi lên đèo Cà Ná
Anh buồn tình xuống tận xứ Cà Mau
Cà nhỏng hoài chưa tìm được tình sau
Thân cà tong cà teo sầu... cà chớn

Xem xong thấy còn thiếu nhiều loại CÀ, nên cũng thử làm bài thơ con cóc hiến AE như sau :

cà pháo, cà bát, cà chua,
cà tím, cà rốt, và cà dái dê,
cà phê, cà muối, cà rem,
cà na, cà cuống, cà bung, cà mèn,
cà rá, cà vạt, cà sa,
cà kheo, cà nhắc, cà om, cà tàng,
cà xạch cà đụi, cà lơ,
cà riềng cà tỏi, kề cà, cà ri,
cà tửng, cà rịch cà tang,
cà giựt, cà khịa, cà tưng, cà rề,
cà xóc, cà nhỏng, cà lăm,
cà rỡn, cà thọt và ma cà rồng,
cà kê, cà khổ, la cà,
cà chớn, cà xấc thì cà là mèng,
cà Sợi, cà Mỵ 1), cà nông,
Cà mau, Cà ná, Cà tu, Cà lồ 2)
Chắc cà đao 3) với Cà ty 4)
cà răng căng nhĩ 5), hoa cà, “cà” nhau.

Chú thích :
1) mẹ và em thằng Xăm trong “Hòn đất”
2) con sông ở Phù Lỗ
3) 1 làng ở Châu Thành, An Giang
4) con sông ở Phan Thiết
5) cà răng căng tai

Chủ Nhật, 29 tháng 6, 2008

QUẢNG TRỊ

Với Quảng Trị, tôi muốn cho hai ông lính “đểu” của mình biết được nghĩa trang lớn nhất nước này và thành cổ Quảng Trị nơi cách đây hơn 30 năm hàng chục ngàn người lính trẻ của chúng ta đã ngã xuống. Trong số họ có cả những anh em trường Trỗi chúng ta.

Sáng nay, khi chuẩn bị ăn sáng thì tình cờ có một xe 12 chỗ của tỉnh Quảng Ngãi đi vô Huế. Tôi ngỏ lời quá giang họ đồng ý ngay, thật may mắn (Mạnh Minh phù hộ chăng). Chúng tôi bỏ ăn sang nhảy theo xe, mọi lo lắng tính toán hôm qua nay quá đơn giản, tôi có đủ thời gian để đi cả nghĩa trang Trường Sơn và thành Cổ và có thể đến Huế sớm hơn.

Hôm nay chủ nhật ,nghĩa trang có khá nhiều đoàn nên tôi không tìm gặp chi Hồng nhân viên quản trang nữa mà lên thẳng khu mộ các liệt sĩ Hà Nội. Tôi đã xem ảnh cô giáo Liên đến thăm Minh trong SRTKL tập II nên tìm đến vị trí khá chính xác. Thế mà loang quanh mãi không tài nào tìm thấy, tất cả các mộ tên tuổi quê quán đã được sơn chữ đỏ rõ thế mà lạ sao tìm mãi…Mấy thằng “em chã” có ý sốt ruột, làm tôi cuống lên đọc cứ lướt lướt rồi lại đọc lại, có chỗ đến hai ba lần. Gọi điện cho a.KQ hỏi thêm chi tiết, phân công hai ông lính “đểu” nhà mình mỗi thằng một khối , miệng lẩm bẩm : "tao mà chưa tìm được thì chúng mày cứ ở đấy”. Ý nghĩ vừa bay đi thì mộ Mạnh Minh ngay trước mặt.

Trước khi đi, tôi có đọc lại chuyện về Mạnh Minh trong SRTKL tập II, trong đó anh Hữu Thành có nhắc nếu ai vào nhớ mang sơn đỏ …Nên tôi đã thủ sẵn một hộp sơn và cây cọ nhưng hôm nay chưa cần đến, tôi giao nó cho một nhân viên quản trang.
Thắp hương xong, tôi mời Minh một điếu thuốc (chẳng biết khi sống Minh có hút thuốc không nhưng thấy trong bát nhang có mẩu thuốc). Một cậu bé xem tôi làm các thủ tục hỏi:
- Chú đây là gì với bác?
- Là bạn Bác
Tôi tự hào trả lời cậu bé nhưng trong lòng nghĩ mà xót xa..

XIÊN VỊT 2

QUẢNG BÌNH QUÊ TA ƠI!
Không khí trong lành cùng gió biển mát rượi làm tan biến hết mệt mỏi, bức bối trong tôi qua một chuyến xe đêm. Đang làm mấy động tác khởi động thì mấy chú xe thồ (trong ni gọi xe ôm là rứa) đã quện lại giới thiệu,gạ gẫm.Cũng đành thôi, mình người xứ lạ, không trông vào mấy ông ấy thì trông vào ai.

Phố xá yên tĩnh,lác đác những tốp người đang tập thể dục trong các vườn hoa ven bờ Nhật Lệ. Đến cửa sông, nhìn ra biển, một quầng đỏ cam rực sáng nơi đường chân trời. Cảnh bình minh đẹp quá, tôi yêu cầu dừng xe, làm liền mấy nháy. Về chọn được một cái ưng ý nhất post lên để ĐN, ĐH, HB (mèo) chấm điểm.

Về chuyện đi xuyên Việt,tôi đã định theo đoàn bác Ngữ xong vì xe chật mà mình lại có chút việc riêng nên đành phải thực hiện theo kiểu “ta ba lô” vui đâu chầu đấy. Tôi nhằm Phong Nha là chặng đầu tiên nhưng cũng chưa biết nó mô tê thế nào, nên đành dừng tạm Đồng Hới để nghỉ ngơi và điều nghiên đường đi nước bước phù hợp với túi tiền của mình. Chẳng ngờ bãi biển ở đây lại đẹp và yên tĩnh thế,cả buổi chắng thấy tiếng còi xe. Tôi rất sợ cái cảnh ào ào cùng những loại dịch vụ “đều” theo kiểu Sầm Sơn, Cửa Lò. Người dân ở đây còn mộc mạc, chân thật nhưng dịch vụ thì có đủ các kiểu, các cấp chẳng thế mà người ta đầu tư vào đây hẳn resorts, chỗ đó tôi chỉ dám ngó. Tôi thuê một phòng tầm tầm bình dân cốt để gửi đồ còn suốt ngày lê la ngoài bãi tắm, nhâm nhi li rượu mang sẵn từ nhà với chút đồ biển. Nổi hứng thì chụp vài kiểu để khi tiện thì có cái báo cáo út tổng quản.

Bài hát: TÌNH EM , sáng tác : Huy Du

Cá "không độ"





Nhân tối nay là trận chung kết Euro 2008. Đề tài về "Cá" chắc được nhiều người quan tâm. Vì không biết "Cá độ" nên tôi đưa "Cá..ông sư" ra góp với AE để bình luận cho vui. Con này màu Đỏ, hy vọng mang lại may mắn cho AE chơi "Cá độ".
( Hình chụp qua "vệ tinh" nên không được nét.)

Thứ Bảy, 28 tháng 6, 2008

BÁO CHỮ TO

Để tiện cho anh em phân xử và rút kinh nghiệm, khi đăng nhận xét vào cho khớp với nội dung của bài đăng và thực hiện đúng tiêu chí của UT “…Mục đích vui, học hỏi, tôn trọng lẫn nhau cùng ôn lại những kỉ niệm ở Trường và giúp đỡ nhau trong cuộc sống…”. Học tập đàn anh BẠN TRỖI. ÚT TRỖI đăng toàn bộ nội dung nhận xét (hữu danh) của bài : “ĐÓN ĐOÀN XUYÊN VIỆT” lên trang chính. Để anh em với tinh thần xây dựng, công bằng, khách quan đóng góp ý kiến xây dựng cho UT, ngày càng phong phú về nội dung , vui hơn , tôn trọng anh em trên tinh thần hiểu biết và xây dựng.

"

AMk3 nói...

Lần này chú chậm hơn anh! ;)

21:33 Ngày 26 tháng 6 năm 2008

BloggerVinhnq nói...

Hôm qua bác GM chắc là "vất vả" nhất, còn bà chị VTM cười "bội thu" nhất, ko biết bà chị có kịp về "vườn treo" giao ban chiều mai ko?

23:09 Ngày 26 tháng 6 năm 2008

Nặc danhcà pháo mắm tôm nói...

Trâu chậm có khi lại uống nước trong - giống ô. Văn Hùng ;)

23:57 Ngày 26 tháng 6 năm 2008

Nặc danhNặc danh nói...

Từ Ngữ và Lê Tất Thắng k4.

03:17 Ngày 27 tháng 6 năm 2008

BloggerLêThanh nói...

Lời của AK7& nói với LT về những kẻ không biết mình, "con người này thuộc dạng potay.com rồi.Tốt nhất là thấy comments của a ta thì nên tua qua...MACKENO!". Rất cảm ơn lời của AK7.

08:16 Ngày 27 tháng 6 năm 2008

Nặc danhtk8 nói...

A, chào LêThanh Hồ Bá Đạt B5K8, khỏe k ?. Biết cậu ốm đau bệnh tật, đắng mồm miệng k ăn được cơm nên thỉnh thoảng tớ có gửi cho cậu ít bánh kẹo, tớ còn nhiều lắm. Tớ fục nhất là cậu có võ PHÂN THÂN, tự chia làm 2 - 3 người nói chuyện với nhau, khen nhau, cãi nhau...y như "song thủ hỗ bác" của Châu Bá Thông vậy. Bái fục !:-D

11:43 Ngày 27 tháng 6 năm 2008

Nặc danh

Nặc danh

Nặc danhtk8 nói...

hêhê, LêThanh Hồ Bá Đạt ui, cậu kể chưa hết tội của tớ, tớ còn buôn bán ma túy, mại dâm, cướp của giết người...
Cậu thì nhiều võ nghệ, tớ chỉ có đúng 1 võ: BẬT ĐÈN SÁNG LÊN cho ae thấy, mà trước khi bật là tớ cân nhắc dữ lém
:-D

12:47 Ngày 27 tháng 6 năm 2008

BloggerLêThanh nói...

@Hồ Bá Đạt: Chân thành xin lỗi anh.
@tk8: Trình độ văn đàn và hiểu biết của TK8 cần fải cố gắng nhiều mới theo được Lê Thanh. Chính thế nên TK8 cần tu dưỡng và tự sửa mình hơn nữa mới đủ tầm, không cần fải bật đèn đâu. Tk8 đúng là " ngọng" lại làm thơ "cái uông".

16:13 Ngày 27 tháng 6 năm 2008

Nặc danhtk8 nói...

LêThanh Hồ Bá Đạt, mình thỏa thuận thế này nhá: thỉnh thoảng tớ mới fúc đáp cậu, tớ còn fải đi kiếm ăn và vui chơi với ae...còn cậu cứ viết thật nhiều vào, comment nào xa wá thì cậu chuyển tiếp lên trên cho tớ thấy. Thân mến ! :-)

16:53 Ngày 27 tháng 6 năm 2008

BloggerĐỗ Nghĩa nói...

Gởi Lê Thanh và Tuấn lé:
-Đoàn xuyên Việt là các anh chị Trỗi giản dị thôi nhưng đáng trân trọng đối với U.T và đối với cả X.hội.(Các bạn đã biết có anh từng hạ F5 bằng súng cá nhân).
-Anh AMk3 các buổi giao lưu ít được ngồi yên vì lo ảnh, clips mất công lắm, tôi cũng mất công và khoái chí mãi mới vồ được cái ly rượu trên trần nhà của anh Đ.H, để mà tếu táo với nhau ở tuổi này.
-Và trước đây Tuấn cũng đã có vài lần rồi, phát ngôn làm phiền lòng nhiều người rồi, các anh chị và mọi người còn thương còn góp ý.
Vậy sao các bạn lại cứ như vậy nữa? Nên tự biết mình phải làm gì chứ.
Không có ý khuyên bảo, chỉ là trò chuyện thôi.

17:18 Ngày 27 tháng 6 năm 2008

BloggerHòa Bình nói...

Tôi đồng ý với Đỗ Nghĩa. Khó chịu mỗi khi họ "tỷ" nhau ở đây.

18:08 Ngày 27 tháng 6 năm 2008

Nặc danhNặc danh nói...

Trưa nay Tư tôi có ý kiến, ko hỉu sao mất tiu lun.

Đề nghị ADM tắt hết các comment ko liên quan tới nội dung bài viết.

Hạn chế dùng nơi đăng comment để thông báo tin khẩn cấp. Khi các pác ko có account cần thông báo khẩn cấp, thì xin gọi điện hoặc nhắn tin cho các ACE có accont post dùm.
Hì... Hì... trừ các pác TKQ, JM, các trưởng BLL . Các pố ấy phải được iu tiên có cái privileg đó chớ.
(Các pác thấy Tư tui cũng piết nâng bi đó chớ. Thưởng cho tui 1 cút Làng Vân nghen!!!)

He...he...Be... be...

19:24 Ngày 27 tháng 6 năm 2008

tk8 nói...

ĐN: tui chỉ trả lời vui AMk3, vì comment đó nói với tui, trong đó có "ngoáy" VănHùng tí cốt để VH lên đây với ae...thì LT nhảy vào cà khịa. ĐN fải fân biệt Lửa - Khói chớ, "đổ mái bằng" vậy tui đâu có chịu !
Còn việc chụp và làm ảnh mất công thế nào thì tui là người hiểu được khó nhọc đó - Thân :-)

21:42 Ngày 27 tháng 6 năm 2008

Xoá

BloggerHùng cafe PHỐ nói...

@ACE: ACE mình đều là con của bố mẹ mình ACE mình phải kg được mất đoàn kết giống bố mẹ mình, thế thì mới là ACE mình.Mất nước,mất ACE mình cũng chỉ vì mất đoàn kết.Tôi thích thằng Tuấn lé vì nó là thằng khôn,nhưng nó lại là thằng chưa ngoan vậy ACE để tôi dậy thằng voi 1 ngà thằng lé 1 mắt này.

23:15 Ngày 27 tháng 6 năm 2008

Xoá

BloggerHùng cafe PHỐ nói...

Nịnh nhau, bơm nhau,kg ra vấn đề gì hết. Chửi nhau mới là ACE,mới ra vấn đề.

23:18 Ngày 27 tháng 6 năm 2008

Xoá

Nặc danhtk8 nói...

Chúc cho trời nóng khủng khiếp, đừng có ngày nào mát, thiên hạ chui hết vô CF Phố -> VH thành máy gặt liên hợp $$$ Zdô !Zdô !Zdô !

01:14 Ngày 28 tháng 6 năm 2008 "

Thứ Tư, 25 tháng 6, 2008

Nhắn tin

Mới nhận alu của anh GM: Đoàn xuyên Việt đã tới S.G đang ở KS đường Hoàng Việt. Các thành viên trong đoàn rất "khát khao" chờ buổi giao lưu tại Jodee hôm nay với anh em Trỗi S.G. Nhờ chuyển tới các bạn Ak7, Tư SG, Gtl... và các bạn blogger UT ráng sắp xếp thời gian đến giao lưu.

Đỗ Nghĩa

Từ - bi - hỉ - xả

Thấy “pác” Tư SG hay dùng ngôn ngữ của nhà Phật, kêu gọi mọi người hãy: Từ, bi, hỉ, xả. “Mỗ” đây! đọc trên “Dân trí điện tử” thấy có bài Phật dạy về tình yêu và trong đó có đoạn “Bốn yếu tố của tình yêu: Từ bi hỉ xả” trích về để anh em tham khảo và nghe “pác” Tư SG phân tích giùm.

“….Phật dạy về tình yêu rất sâu sắc. Tình yêu phải hội tụ đủ bốn yếu tố: từ, bi, hỉ, xả.

“Từ” là khả năng hiến tặng hạnh phúc cho người mình yêu. Yêu thương không phải là vấn đề hưởng thụ, yêu thương là hiến tặng. Tình thương mà không đem đến hạnh phúc cho người yêu không phải là tình thương đích thực. Yêu mà làm khổ nhau không phải tình yêu. Có những người yêu nhau, ngày nào cũng khổ, đó là tình yêu hệ luỵ, chỉ mang tới sự khổ đau. Yêu thương ai đó thực sự, nghĩa là làm cho người ta hạnh phúc, mỗi ngày.

“Bi” là khả năng người ta lấy cái khổ ra khỏi mình. Mình đã khổ, người ta làm cho thêm khổ, đó không thể là tình yêu đích thực. Còn gì cho nhau nếu chỉ có khổ đau tuyệt vọng. Người yêu mình phải là người biết sẻ chia, biết xoa dịu, làm vơi bớt nỗi khổ của mình trong cuộc đời.

Như vậy, “từ bi” theo Phật dạy là khả năng đem lại hạnh phúc cho nhau. Yêu thương ai là phải làm cho người ta bớt khổ. Nếu không, chỉ là đam mê, say đắm nhất thời, không phải là tình yêu thương đích thực. “Từ bi” trong tình yêu không phải tự dưng mà có. Phải học, phải “tu tập”. Cần nhiều thời gian, để quan sát, để lắng nghe, để thấu hiểu những nỗi khổ niềm đau của người yêu, để giúp người ta vượt qua, tháo gỡ, bớt khổ đau, thêm hạnh phúc.

“Hỉ” là niềm vui, tình yêu chân thật phải làm cho cả hai đều vui. Dấu ấn của tình yêu đích thực là niềm vui. Càng yêu, càng vui, niềm vui lớn, cả gia đình cùng hạnh phúc. Cuộc nhân duyên như thế là thành công.

“Xả” là không phân biệt, kì thị trong tình yêu. Mình yêu ai, hạnh phúc của người ta là của mình, khó khăn của người ta là của mình, khổ đau của người ta là của mình. Không thể nói đây là vấn đề của em/ anh, em/ anh ráng chịu. Khi yêu, hai người không phải là hai thực thể riêng biệt nữa, hạnh phúc khổ đau không còn là vấn đề cá nhân. Tất cả những gì mình phải làm coi đó là vấn đề của hai người, chuyển hoá nỗi khổ đau, làm lớn thêm hạnh phúc.

Này người trẻ, bạn nghĩ về tình yêu của mình đi, có “từ bi hỉ xả không”?Bạn hãy can đảm tự hỏi mình rằng “Người yêu ta có hiểu niềm vui nỗi khổ của ta không? Có quan tâm đến an vui hàng ngày của ta không? Người ấy có nâng đỡ ta trên con đường sự nghiệp không?...” Và tự hỏi lại mình, liệu bạn có đang thành thực với tình yêu của mình?! Liệu tình yêu của bạn đã đủ “từ bi hỉ xả”?!....”

(Theo Dantri)

Thứ Ba, 24 tháng 6, 2008

Bắc Kinh 2008

Gần đây, các anh "nhớn" VN ta đi công tác nước ngoài hơi bị nhiều: A. Mạnh đi Bắc kinh, a. Trọng đi Tây & Đông Âu, a. Triết đi Hy lạp, a. Sinh Hùng đi Bắc Âu, giờ thì a. Dũng đi Huê Kỳ. Thật là xoay hơn chong chóng. Nay post một bài cũ để mọi người cùng ngẫn nghĩ về trò chơi chính trị của chính VN ta, mặc dù bài viết nói về người khác. Nói cho cùng , dân Đài Loan bản địa cũng từ gốc Bách Việt mà ra. Các pác có comment thì lời lẽ cũng nhẹ nhàng, vì chúng ta còn bàn đủ thứ chuyện khác. Nhờ pác VinhNQ up load cái ảnh và làm đường link dùm. Tôi còn ngu về khoản này. Pác nào biết thì chỉ dẩn bằng bài post hoặc điện thoại, tốt nhất là thị phạm thực tế.
Xin mời
“Bắc Kinh 2008” hay ván bài chính trị Trung - Mỹ - Nhật - Đài
Bức sơn dầu “Bắc Kinh 2008” đang được trưng bày tại Triển lãm nghệ thuật New York. Năm 2008, Bắc Kinh sẽ đăng cai tổ chức Olympic Games. Bức tranh này cũng miêu tả một Game truyền thống của Trung Hoa là Mạt chược. Nhiều dư luận ở Trung Quốc và Đài Loan cho rằng, những cô gái trong tranh đại diện cho những thế lực cạnh tranh trong cuộc chơi toàn cầu hoá đầu thế kỷ 21 mà tâm điểm là Trung Quốc.
Cách giải thích thứ nhất in trên tờ Nam Phương Châu Báo thì cho rằng: Chân dung người treo trên tường ở góc trái tranh, nếu nhìn kỹ sẽ thấy vừa quen vừa lạ. Phóng to bức tranh lên sẽ thấy là hàm râu Tôn Trung Sơn, đầu trọc của Tưởng Giới Thạch, nét mặt trên mặt tiêu chuẩn của Mao Trạch Đông. Đó là bức chân dung khái quát cả một trăm năm lịch sử của Trung Quốc, hoặc có thể coi đó là toàn bộ chân dung của chủ nghĩa Dân chủ cũ và chủ nghĩa Dân chủ mới của Trung Quốc.
Phong cảnh sau cửa sổ: ngoài trời đen đặc mây vần vũ, mờ mịt như cục diện trên eo biển Đài Loan. Trung tâm của bức tranh là bốn cô gái đang đánh Mạt chược, một cô đứng ngoài biển Thái Bình Dương ngóng vào cuộc chơi của những “ông lớn”, trên thực tế, trong cuộc chơi bốn người ấy, Đài Loan không có phần tham dự.
Thế cục ván Mạt chược của hai cô gái tóc vàng và hai cô gái tóc đen, Trung Quốc và Mỹ là hai tay chơi chính đối diện nhau, Nga và Nhật chỉ là vai phụ, vai trò của từng người chơi rất rõ ràng. Phục sức của bốn
mỹ nữ đại diện cho thực lực của họ, nước Mỹ phía trên áo quần long trọng nhất, nhưng nửa dưới mát mẻ, chứng tỏ trên võ đài Mỹ là thế lực mạnh mẽ nhất, nhưng dưới võ đài thì trần trụi. Trung Quốc trên cuộc chơi có vẻ tay không, chẳng áo mão gì, nhưng thực tế thì là tay chơi lắm đòn nhiều công lực nhất. Nhật Bản không một mảnh vải che thân, không thế lực, và Nga chỉ có một miếng vải che.
Trên bức hoạ này, Trung Quốc quay lưng, không lộ sắc mặt, nhưng chính là người quan tâm nhất đến ván Mạt chược, sau lưng Trung Quốc giấu hai quân, và đang lén lút trao đổi quân với Nga. Nhật đang mê mẩn với chính mình, Nhật là người c
hơi ngốc nhất trong cuộc, vừa nhìn thế cuộc vừa cảm thấy tự mãn. Nga đang nằm ngửa, gác chân lên Mỹ, bài của Nga là con Tướng Công, nói lên rằng Nga chẳng quan tâm chuyện thắng thua này, cũng không muốn chơi tiếp, nhưng Nga trên bề mặt thì dây mơ rễ má cùng Mỹ, dưới hậu đài thì bí mật đi đêm cùng Trung Quốc, hẩy cho Trung Quốc những con bài riêng. Còn Mỹ thì lại đang nhìn đến Đài Loan, tay đặt sau gáy vặn eo, như thể Mỹ đã mệt và mỏi, Mỹ đang cân nhắc xem có đáng để chơi tiếp hay không, chứ không phải là suy nghĩ xem làm thế nào cho thắng.
Đài Loan vô cùng chăm chú tới cuộc chơi, bê trên tay đĩa trái cây như những lợi ích thực tế, nắm dao lộ liễu. Quần áo của Đài Loan là kiểu y phục Trung Quốc, ngầm ý rằng Đài Loan mới đích thực là những giá trị Trung Hoa chính thống. Còn Trung Quốc chỉ xăm phượng rồng trên da, chứ trang phục đã t
hành đồ Tây cả rồi, nói lên xu hướng phương Tây hoá của Trung Quốc.
Trong tranh, Mỹ dường như không nhìn vào bài của mình, nhưng thực tế đang nhìn một lá bài khác, đó là Đài Loan.
Một nguồn tin từ tạp chí khác của TQ thì nhận xét: Người con gái Trung Quốc đang chạm quân Đông Phong, chỉ có ý rằng ta đang là “Đông” (tức là chủ nhân của tình thế). Nga đang lợi dụng lúc Mỹ Nhật lơ đễnh, lén lút trao quân bài cho Trung Quốc, thời khắc này là lúc họ đang “đi đêm”, và trên ván mạt chược của Nga rõ ràng thiếu đi một quân.
Đài Loan ở bên rõ ràng phát hiện thấy màn kịch hậu trường, Nga hậu thuẫn cho Trung Quốc trong thế cuộc này, và Mỹ, thông qua việc quan sát gương mặt Đài Loan để phát hiện được phần nào động tĩnh. Trên thực tế, cả Mỹ lẫn Nga đều đang “đi đêm” với thủ đoạn riêng và mục đích riêng.
Trong khi Mỹ còn nhìn Đài Loan với gương mặt vừa quan tâm vừa suy nghĩ xem không biết nên làm gì với “nhỏ” này thì
Đài Loan chỉ muốn nói rằng, con dao nhỏ là năng lực phòng vệ của tôi, đừng ai động đến quyền lợi của Đài Loan.
Một giải thích khác từ báo chi Phương Tây: người xăm phượng hoàng trên lưng là Trung Quốc, nhưng lại mặc đồ phương Tây. Phải đây là ám chỉ Trung Quốc giờ đây “Học chữ Hán để lấy lễ còn học Tây học để hữu dụng”?
Mây mù vần vũ ngoài cửa sổ như tình thế u ám giữa hai bờ biển Đài Loan, Trung Quốc, nơi thế cờ này được bày ra giữa bốn bên rình nhau. Quyền lợi đan xen giữa Trung Mỹ Nhật Nga quá phức tạp, và Nhật chỉ nhăm nhăm lợi ích cho bản thân mình.
Phương Tây thường nhìn nhận chính phủ Dân quốc của Quốc dân đảng Đài Loan như một chính phủ Dân tộc chủ nghĩa, bởi thế tấm áo khoác lên Đài Loan là áo yếm truyền thống. Và năm 2008, lập trường của Đài Loan vẫn là Dân-Quốc chứ không phải đòi độc lập thành Đài – Loan - Quốc. (Điều này tôi cho là phù hợp bởi trong cuộc tổng tuyển cử bầu tổng thống Đài Loan năm 2008, ứng cử viên nhiề
u cơ hội nhất là Mã Anh Cửu của Quốc Dân Đảng với chủ trương ôn hoà, dân tộc và phát triển).
Nhìn tình huống trên bức tranh “Bắc Kinh 2008”, thấy Nga đã ngả về Trung Quốc, và Mỹ càng chơi giằng co càng nhiều rủi ro.
Riêng Trung Quốc, đang hy vọng cố giành phần thắng bằng mọi cách, bằng cạnh tranh, bằng đi đêm, bằng thủ đoạn. Nhưng tôi tin Mỹ thắng ván cờ châu Á, bởi ai thua người đó đã… cởi dần từng cái áo rồi.
Và ván Mạt chược phương Đông vần quanh Trung Quốc Đài Loan này, có thể là ván cuối, lại có thể là khúc dạo đầu của một cục diện mới.

Thứ Hai, 23 tháng 6, 2008

Chuyện về chiếc huy hiệu Trường Trỗi

Nhân đọc An ninh Thế giới cuối tháng 6/2008 thấy có bài “AK-47, Những điều ít được biết tới”, tôi nảy sinh ý tưởng viết về sáng tác và sản xuất chiếc huy hiệu của trường ta. Vì trên đó cũng gắn khẩu AK-47 của tác giả Kalashnikov!
… Giữa năm 2005, chuẩn bị kỉ niệm 40 năm thành lập Trường Thiếu sinh quân Nguyễn Văn Trỗi mà huy hiệu vẫn chưa có. Điện nhắc anh Bùi Vinh, Trưởng Ban, thì bảo phải tổ chức thi mẫu và phải trưng cầu ý kiến thầy cô, anh em. Quá là phức tạp! Vì hơn nghìn thầy trò ta tứ tán khắp nơi, nếu có tổ chức lấy ý kiến thì còn lâu mới có hồi âm. Rồi ông chẳng bà chuộc… Thời gian không cho phép. Thấy việc này bất khả thi, vậy là nhóm anh em phía Nam động viên “Ông cứ đứng ra làm, nếu Ban Liên lạc trường không chấp nhận thì anh em Trỗi phía Nam dùng. Cứ bàn mãi thì cũng chẳng làm được gì cả…”. Xin ý kiến thầy Trọng thì được động viên xốc tới!
Chọn ai thiết kế bây giờ? “Tọa độ” ra ngay Trần Hữu Nghị k8 vừa là kiến trúc sư vừa là anh em trong nhà, sẽ phát huy tài năng tối đa và giảm chi phí tối thiểu. Bàn với Nghị, Nghị nhận lời và sáng hôm sau có ngay vài phương án phác thảo.
Là con em cách mạng chúng ta phải đi theo con đường của cha mẹ đã đi, vì thế bố cục tổng thể là 1 lá cờ đỏ sao vàng. Trường ta là trường mang tên anh hùng liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi nên trên biểu tượng phải có hình ảnh anh. Hay nhất khi đưa di ảnh của anh Trỗi lên nền đỏ quốc kì đang tung bay phấp phới. Từ bức ảnh “Hãy nhớ lấy lời tôi!” với gương mặt hiên ngang anh dũng của anh Trỗi, họa sĩ Nghị đã dùng vài nét chấm phá đặc tả gương mặt và tính cách của anh.
Trường ta là Trường Thiếu sinh quân, nghĩa là sau này chúng ta sẽ thành những người lính. Ngòai việc học cầm bút ta còn phải học cầm súng, và khẩu tiểu liên AK là người bạn quá thân quen của chúng ta. Nửa thân trên khẩu AK-47 được chọn làm cán cờ với đầy đủ các chi tiết từ nòng súng, đầu ruồi, cây thông nòng, đến ốp che tay, băng đạn, cò súng... Phải nói khi thiết kế mẫu súng, Kalashnikov không chỉ dựa trên các tính năng kỹ-chiến thuật của vũ khí mà còn đưa những đường nét rất mỹ thuật vào khẩu súng.
Là học sinh Trường Thiếu sinh quân, chúng ta phải học văn hóa. Biểu tượng cuốn vở rộng mở, 1 phần được gấp lại làm nền cho lá cờ đỏ. Những trang giấy trắng ngần - sự trong sáng của tuổi học trò - mở ra thành từng lớp còn chứa đựng ý nghĩa lớp lớp đàn em noi theo tấm gương anh Trỗi.
Còn chữ thì đưa những gì vào? Bản chất trên huy hiệu không cho phép viết nhiều và nếu có viết tắt thì cũng không gây khó cho người đọc. Khi tham khảo ý kiến chị Quyên thì được lời khuyên nên viết thật đầy đủ tên anh “Nguyễn Văn Trỗi”. Nhưng khi thử đưa lên thì không có cách nào chứa đủ 15 kí tự. Ngay cả cụm từ “Thiếu sinh quân” cũng phải viết tắt. Cuối cùng thì “NVT” viết kiểu chữa nghiêng, in đậm. Ngày thành lập trường sau ngày anh Trỗi hy sinh tròn 1 năm được trang trọng gắn trên lá cờ đỏ “15-10-1965”. Và dù các chữ có viết tắt thì với kích thước huy hiệu bằng ngón tay cái cũng đủ nhận dạng ra hình ảnh anh Trỗi.
Sau khi mẫu được duyệt, quả thật có email cho anh Bùi Vinh xin ý kiến nhưng không có hồi âm. Với “tác phong miền Nam”, anh em quyết làm.
Ở TpHCM có Cty Huy hiệu của Thành đoàn. Các anh chị ở Trường Thiếu nhi VN Lư Sơn, Quế Lâm từng đặt làm huy hiệu tại đây nên không khó khăn khi đặt hàng. Tôi bám sát quá trình từ làm mẫu đến sản xuất hàng lọat. Để làm bóng và bảo vệ huy hiệu thì bề mặt được phủ 1 lớp epôxy mỏng.
Và thầy cô cùng anh em phía Nam là những người đầu tiên có vinh dự được đeo chiếc huy hiệu này. Từ 15/10/2005, chiếc huy hiệu này đã trở thành “tín hiệu nhận biết” của anh em Trường Trỗi.
Xin có vài dòng viết lại kỉ niệm sáng tác và sản xuất chiếc huy hiệu này. Xin cám ơn tác giả Trần Hữu Nghị!

BỔ XUNG MỘT SỐ HÌNH ẢNH K7





























Chủ Nhật, 22 tháng 6, 2008

TIẾP

Họp mặt tại vườn treo 6-08. Các nhân vật trong ảnh
TQ Uttroi giới thiệu giúp.












































































































Quê nhà . Nhìn từ trang trại TQbantroi















Núi tản. Anh TL( Bộ Tổng) bảo:QĐ ta hồi này
lớn mạnh , có nhiều binh chủng mới như
" lính sơn cước", "lính duyên hải "...ae nên
để ý cập nhật kẻo lạc hậu.

Thuyết minh ảnh:

Từ trên xuống dưới, từ trái qua phải:

Ảnh 1: Em Thúy K9 (Con gái hiệu trưởng Dương Hưng Tuấn), "ca sĩ" Vũ Xồm K7 đang say xưa ca bài : “Lo là người thợ tồi”, đương kim "hoa hậu” K4 VTM, Painter Bình “mèo” K7.

Ảnh 2: Dũng sĩ diệt máy bay F105, Lê Đại Cương K4; Tường Vân K6, C11; nhà “dinh dưỡng học” Từ Ngữ K4

Ảnh 3: Bác đầu không tóc kiêm painter Thái “tọ” K4, C trưởng Khắc Việt K7, Lê Đại Cương K4; Tường Vân K6, C11;

Ảnh 4: Vnq K8; đương kim "hoa hậu” K4 VTM; Việt Hằng K7 C11;

Ảnh 5: Từ Ngữ K4; Thao K4; Tổng quản Bạn Trỗi Hữu Thành; Nhà “Phở học” Hồng Hải;

Ảnh 6: Painter Thái “tọ” K4; Khắc Việt K7; Từ Ngữ K4; Thao K4

Xe đặc chủng của "lính sơn cước". Vũ khí
của họ xin miễn đề cập vì lý do bảo mật.