Tới Côn đảo, không ai lại bỏ qua đến thăm nghĩa trang Hàng Dương, viếng mộ" cô Sáu"(liệt sĩ Võ thị Sáu). Ngoài những câu chuyện có thực, còn có vô số truyền thuyết ly kì về một người con gái cộng sản chết khi chưa đến tuổi 20. Chúng tôi cũng không là ngoại lệ!
Đường ra nghĩa trang, chúng ta có cảm giác là nằm ở phía cuối của thị trấn. Qua trại giam chuồng bò nổi tiếng, một khu nghĩa trang của người Pháp. Lúc chúng tôi đến, Côn đảo đang phục dựng lại nghĩa trang. Xây dựng một tháp chuông, một nhà tưởng niệm ngay mặt tiền nghĩa trang. Mộ chị Sáu nằm ngang với khán đài tưởng niệm liệt sĩ trong nghĩa trang, hơi vô sâu một tí. Nghĩa trang đã được sắp sếp, xây dựng ngăn nắp và đẹp đẽ. Trước mộ chị có hai tấm bia cùng đề chung một nội dung, chỉ khác chữ "Liệt nữ" và "Nữ anh hùng". Nhưng có một tấm bảng nhỏ bằng đá ghi chú trên một tấm bia làm ta không khỏi suy nghĩ. Đó là tấm bia do vợ, chồng thiếu tá Tăng Tư nguyên tỉnh trưởng Côn đảo lập. Một hành động của đối phương với một chiến sĩ cộng sản bị xử bắn. Chứng tỏ chị Sáu đã được kẻ thù kính phục! Theo lời hai vợ chồng thiếu tá Tăng Tư thì việc làm tấm bia từ Chợ lớn mang ra đảo là cả một vấn đề. Làm sao không cho ai biết? Tấm bia làm bằng đá rất nặng, bà vợ không thể mang đi bằng máy bay, phải đi bằng tàu biển. Nhờ uy thế của chồng, bà được người quen trên tàu giúp đỡ lên tàu ở bến Bạch đằng. Trên tàu lúc nào bà cũng nằm lên trên tấm bia, vì theo bà không ai dám khám lật chỗ bà nằm lên. Khi mang lên bờ, viên thiếu tá tỉnh trưởng phải đích thân mang lên... lúc ban đêm. Mang về dinh sợ bị để ý. Phải 2 hôm sau, lúc 1h sáng, trời không trăng, không sao, gió thổi ù ù. Hai vợ, chồng đánh xe jeep mò ra nghĩa trang lạnh lẽo, tối thui dựng bia. Bỏ xe ở một góc khác, chồng nấp sau một gốc cây vì sợ bị liên quan, vợ lui cui chỉ với một con dao, không cuốc, xẻng dựng bia. Khi đốt nhang để cúng, thì đốt sao cũng không cháy, nhưng sau một hồi khấn vái xin cô Sáu phù hộ đột nhiên cả bó nhang cháy bùng lên. Khoảng 4h sáng, khi ra về chiếc xe Jeep như có một ai đẩy chạy phom phom, mặc dù đường nghĩa trang toàn cát? Theo lời ông Tăng Tư thì lúc đó là hành động bột phát không suy nghĩ của ông, ông chỉ thấy khâm phục hành động của chị Sáu! nếu ai biết được thì ông chỉ có nước mất chức tỉnh trưởng và đi tù. Vợ ông thì nói lần nào ra đảo thăm chồng cũng" gặp "thấy chị Sáu? Nên bà lập bia cho chị. Năm năm sau, một tên tù thường phạm to gan dám đập tấm bia mộ chị. Bỗng một hôm chết bất đắc, kỳ tử tại chỗ lao động, kẻ thù điều tra mãi không ra nguyên nhân cái chết, liền gán cho chị. Huyền thoại về chị Sáu quá nhiều quanh chị.
Với lòng kính trọng, chúng tôi kính cẩn nghiêng mình trước mộ chị. Chị Hạnh vợ anh Thanh Minh còn nói, khi thắp nhang cho chị Sáu, chị còn thấy chị về quanh đấy? Tin hay không tùy mọi người. Đố mấy bạn chơi hoa, trước khi bị xử bắn , chị Sáu cài hoa gì lên tóc?
Với lòng kính trọng, chúng tôi kính cẩn nghiêng mình trước mộ chị. Chị Hạnh vợ anh Thanh Minh còn nói, khi thắp nhang cho chị Sáu, chị còn thấy chị về quanh đấy? Tin hay không tùy mọi người. Đố mấy bạn chơi hoa, trước khi bị xử bắn , chị Sáu cài hoa gì lên tóc?
Câu truyện của Đạt kể lại thật cảm động làm người xa quê chan hoà nước mắt. Bài ... "Mùa Hoa Lê Ki Ma Nở" là bài hát yêu thích của mình thời niên thiếu. Hình như tên bài hát là "Biết ơn chị Võ Thị Sáu"? Hình như khi bị xử bắn, chị Sáu mới độ tuổi trăng tròn?
Trả lờiXóaTư liệu hay lắm! Vui với năm mới nhưng những người trọng nghĩa không bao giờ quên những gì của quá khứ và những người đã hy sinh vì nước!
Trả lờiXóaTrước khi bị xử bắn,chị Sáu cài hoa lekima lên tóc.
Trả lờiXóaCây lêkima cao, trèo lên mất công lắm, không phải đâu. Chị hái hoa cỏ dại nhưng không biết là hoa gì.
Trả lờiXóaHCQuang
Hình như không phải "hoa cỏ dại" mà là bông sứ, tức hoa đại?
Trả lờiXóaChị cài hoa Sứ lên tóc, nên sau này còn được gọi là chị Sứ.
Trả lờiXóaLại mới đi Côn đảo nữa hay sao? Cùng gia đình anh TM?
Trả lờiXóaLúc đó chị Sáu đang tuổi "trăng tròn lẻ" nhưng "lẻ" bao nhiêu thì hơi khó khẳng định: tuổi theo Quyết định của Nhà nước phong anh hùng (có trong tủ kính ở khu lưu niệm Đất đỏ) và tuổi khắc trên tượng chị sáu cũng ở Đất đỏ có sự khác nhau.
Trả lờiXóaHCQuang
À quên, xin bổ sung: tuổi chị Sáu ghi trong tài liệu học tập của Đoàn-TNCS-HCM không trúng với 2 tuổi nêu trên. như vậy có 3 số liệu.
Trả lờiXóaHCQuang
1. Có một chi tiết như sau : Tấm bia chị 6 bị đập trước đó bởi 1 tù thường phạm là do đảo trưởng Tăng Tư xúi, vợ cản mà ko được. Sau khi bia bị đập, người đập bị chết, đảo trưởng ốm nặng. Vợ đảo trưởng đi cúng được báo mộng là Bà 6 "hại". Bởi vậy, 2 vợ chồng mới làm bia mới. Hiện ở mộ chị 6 có 3 tấm bia là vậy.
Trả lờiXóa2. Sau giải phóng, chính quyền mới trồng 1 cây lekima ở mộ chị 6. Nhưng trồng nhiều lần mà ko cây nào sống nổi. Sau phải về Bà rịa bứng 1 cây ra trồng mới sống tới giờ.
HMK6