Bài ca Trường Nguyễn Văn Trỗi

Nhạc và lời: Hồng Tuyến

Thứ Năm, 5 tháng 2, 2009

Bưởi: "Thần dược" cho sức khỏe

Thấy các bác bot nhiều hoa đẹp quá, đã có hoa thì phải có trái. Nhân sưu tầm được bài nói về tác dụng của Trái bưởi xin đưa lên để bác nào chưa đọc đến tham khảo. Vì tình trang các loại quả hiên nay bị lạm dụng quá nhiều hoá chất gây độc hại thì ăn bưởi có lẽ là giải pháp an toàn và lại có lợi cho sức khoẻ.

Bưởi: "Thần dược" cho sức khỏe

Bưởi là một trong những trái cây chứa nhiều vitamin, nó không chỉ dễ ăn, vị ngọt mát mà còn chứa rất ít calorie, bưởi còn giúp bạn có được làn da đẹp và có tác dụng bổ dưỡng cơ thể, phòng và chữa một số bệnh như cao huyết áp, đau dạ dày, tiểu đường...

Bưởi có tên khoa học là Citrus Osb, thuộc họ cam chanh. Múi bưởi ngọt, có vị hơi chua. Các thành phần dinh dưỡng khác cũng ngang bằng với cam, quýt. Bưởi có rất nhiều tác dụng tốt với cơ thể.

Bưởi có tính thanh nhiệt và có chứa nhiều thành phần rất có lợi cho sức khoẻ con người. Bưởi chứa lượng vitamin C và vitamin A dồi dào, làm tăng sức đề kháng cho cơ thể. Chỉ cần nửa trái bưởi bạn đã có đủ 78% nhu cầu vitamin C hàng ngày cho cơ thể.



Bưởi còn giúp cơ thể chống lại được một số bệnh cảm cúm thông thường. Theo các bác sĩ, bạn nên dùng bưởi trong bữa ăn sáng, có thể dùng như một món salad và đương nhiên bưởi cũng là một món tráng miệng rất ngon.

Lá, hoa, vỏ quả bưởi đều chứa tinh dầu nên nó thường được dùng để xông giải cảm. Bưởi đào và bưởi trắng đều chứa tiền vitamin A và nhiều chất khác giúp cơ thể chống lại hiện tượng oxy hoá. Bưởi có thể điều trị bệnh cúm. Ngoài ra bưởi còn dùng làm giải khát và có tác dụng hạ sốt.

Bưởi giúp cân bằng lượng cholesterol trong máu, nhờ chứa nhiều pectin, một dạng chất xơ đặc biệt.

Các công trình nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ăn bưởi giúp tiết nước bọt và dịch vị, vì thế có khả năng “hỗ trợ” hệ thống tiêu hoá. Bạn có thể ăn bưởi hay uống nước ép từ bưởi đều đem lại hiệu quả cao trong việc ngăn chặn và hay “ứng phó” với nhiều căn bệnh khác có liên quan do việc dư thừa axit gây nên.

Bưởi cung cấp một lượng lớn chất xơ, có tác dụng chống lại bệnh táo bón, và được xem như một loại “thực phẩm chức năng”. Bởi nó có thể ngăn ngừa bệnh lỵ, tiêu chảy, viêm ruột non.

Theo các chuyên gia, bưởi được coi như một loại “thần dược”, nhất là đối với bệnh nhân mắc tiểu đường. Nước bưởi còn chứa thành phần giống như insulin, có tác dụng hạ đường huyết, hỗ trợ cho bệnh nhân tiểu đường và cao huyết áp. Các chuyên gia khuyên bạn nên thường xuyên ăn bưởi để hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Thêm vào đó, các bệnh nhân tiểu đường cũng được khuyến khích nên ăn 3 phần bưởi mỗi ngày để cải thiện tình hình. Người có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường cũng nên áp dụng lời khuyên trên. Người phải áp dụng chế độ ăn kiêng cũng nên ăn bưởi thường xuyên, bởi lẽ bưởi có khả năng “đốt cháy” các chất béo và calo dư thừa.

Trong bưởi có chứa quinine, rất hữu ích trong việc điều trị bệnh sốt rét và chứng cảm lạnh. Đặc biệt, có khả năng giảm căng thẳng và mệt mỏi. Chỉ bằng cách đơn giản sau, bạn hãy uống một cốc nước ép bưởi lẫn với nước chanh vắt, sẽ thấy ngay hiệu quả.

Các nhà khoa học đã minh chứng rằng bưởi có khả năng làm giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt, do có chứa một lượng lớn lycopene (chất chống oxy hoá).

Không chỉ dừng lại ở đó, người ta còn tìm thấy trong bưởi có chứa axit phenolic, chất này có thể ngăn chặn một số bệnh ung thư chết người, và các bệnh mãn tính khác như bệnh viêm khớp, bệnh luput

Ăn bưởi hàng ngày giúp bệnh nhân bị thấp khớp, ban đỏ hoặc viêm nhiễm giảm thiểu cơn đau nhức, do các chất sinh hoá học trong bưởi có khả năng khống chế những tác nhân gây nên sự đau đớn.

Vỏ bưởi được dùng để chữa trị đờm ở cổ họng và cuống phổi. Lá bưởi dùng để chữa bệnh ho, sốt, nhức đầu và viêm amidan.

Bài thuốc ứng dụng cho Bưởi

Chướng bụng buồn nôn: Bưởi 1 quả (bỏ hạt, ép lấy nước), trần bì 9g, gừng tươi 6g, thêm đường đỏ nấu lên rồi uông.

1. Phụ nữ có thai hay nôn ọe: Bưởi 5 - 8 quả, bỏ vỏ hạt, vắt lấy đường đun nhỏ lửa cho sôi, thêm vào 500g mật ong, 100g đường kính, 10ml nước gừng tươi, đun thành dạng sền sệt rồi cho vào lọ dùng dần. Mỗi lần một thìa canh pha với nước sôi, ngày uống 2 lần.

2. Ho nhiều đờm: Múi bưởi bỏ hạt, cắt nhỏ cho vào bình miệng rộng, đổ rượu ngập rồi đun cho nhừ, trộn thêm mật ong, thình thoảng xúc một thìa ngậm trong miệng.

3. Ăn không tiêu: Vỏ bưởi rửa sách, gọt vỏ lớp ngoài cùng rồi cắt thành sợi, đổ đường trằng vào ngân trong một tuần, mỗi lần uống 15g, ngày 2-3 lần.

4. Họng ngứa, ho, đờm loãng máu trắng; Bưởi đào 10g, trộn với đường và nước, ép lấy nước, thay nước chè.

5. Chữa đầy bụng, ăn uống không tiêu, đau bụng: Vỏ bưởi khô sao vàng thơm 12g, vỏ quýt sao thơm 12g, gừng tươi 3 lát. Tất cả sắc với 300ml nước lấy 100ml, chia làm 2 lần uống nóng trong ngày.

6. Người già ho lâu ngày: Cùi bưởi và đường phèn đun chín, mỗi ngày uống 50 - 100g.

7. Ho khan: Vỏ bưởi nghiền thành bột, đun nóng với ngư tinh (bán ở các hiệu thuốc bắc), ngày uống 4 lần, mỗi lần 3-6g.

8. Chữa tức ngực đau sườn, giải uất trong gan: Dùng vỏ một quả bưởi còn nguyên, đem nướng cháy rồi cạo vỏ, cho vào nước sạch ngâm một ngày cho hết đắng. Sau đó cắt thành miếng rồi cho vào đun với nước, khi gần chín cho 2 củ hành vào, thêm muối, dầu ăn, dùng ăn kèm trong bữa ăn.

9. Cảm cúm, nhức đầu, sốt cao, sổ mũi, ngạt mũi, không ra mồ hôi: Lá bưởi 50g, lá sả 20g, lá hương nhu 20g, lá tre 20g. Tất cả cho vào nồi, bịt kín miệng đun sôi 5 phút rồi đem xông.

10. Chữa viêm loét dạ dày hành tá tràng: Hạt bưởi để cả vỏ cứng 100g, rửa sạch cho vào cốc thủy tinh to, rót 200ml nước sôi, đậy kín, ủ nóng trong 2-3 giờ. Hạt bưởi sẽ tiết ra chất nhầy làm cho cốc nước đặc, sánh như cháo, gạn bỏ hạt uống nước sau bữa ăn 2 tiếng. Uông liên tục hằng ngày khi hết đau thì thôi.

Bưởi chữa đái đường, béo phì và tim mạch.

Bưởi chứa nhiều Vitamin, nhất là vitamin C. Gần đây, các nhà khoa học còn phát hiện trong nước bưởi có chứa insulinl; có thể làm hạ đường huyết. Mỗi ngày ăn một quả bưởi chua sẽ có tác dụng rất tốt cho những người mắc bệnh đái đường, béo phì và người mắc bệnh tim mạch.

10 nhận xét:

  1. Cảm ơn Tr.M, bài thuốc này tôi chưa biết. Sẽ thực hiện ngay.

    Trả lờiXóa
  2. ĐH : ở trỏng có cây hoa "cứtlợn" không ? Bạn tìm chụp ,tôi sẽ gửi bài sưu tầm chữa viêm xoang bằng loại hoa đó.
    TrMk7

    Trả lờiXóa
  3. OK! Nhưng bài về Bưởi mà không có ảnh minh họa, tôi gửi 1 cặp nhé?

    Trả lờiXóa
  4. Trỗi mình có hai ông trồng rất nhiều "cây thuốc" này. Đó là TQ bantroi ở phía Bắc và V.Định (K4) phía Nam. Hai ông đều to cao, béo mượt, đẹp giai chắc nhờ thường xơi "bưởi thần dược"!
    TM

    Trả lờiXóa
  5. Hôm 25 Tết vừa rồi TQ quản cũng phát "bưởi thần dược" cho đám bạn "xấu" mỗi người 1 quả về ăn Tết, chắc cũng mong muốn ai cũng "to cao béo mượt..."???

    Trả lờiXóa
  6. ĐH : Bưỏi thì ai cũng biết kg cần minh hoạ nhiều nhưng cây Hoa (cứt lợn) không phải ai cũng biết nên rất cần minh hoạ, nhưng bạn nhớ chụp loại có hoa mầu tím đấy nhé.
    TrMk7

    Trả lờiXóa
  7. Cây cứt lợn (hoa tím) chữa xoang rất công hiệu, "chế biến" sử dụng cực kì đơn giản, nhưng phải là cây mọc ở vùng trung du Bắc bộ mới khỏi (ví dụ nội bộ: Tùng kiếng K4, nguyên bệnh nhân nặng). Cây mọc ở Nam bộ và cực Nam Trung bộ chỉ thuyên giảm thôi, không dứt điểm (có 2 ví dụ).
    HCQuang

    Trả lờiXóa
  8. Bác HCQuang làm bài phỏng vấn bác Tùng về các chữa và hiệu quả của bài thuốc phô biến cho anh em được kg?
    TrMk7

    Trả lờiXóa
  9. Anh chí nói đúng một nửa,cây này ở đồng bằng Bắc bộ chữ cực tốt,tôi là nhân chứng sống.Năm đó đang vào mùa thi tôi bị viêm xoang, mũi dị ứng nặng,mấy cha chỉ huy không cho đi khám bệnh,thnag82 bạn người dân tộc nói, mày để tao chữa. Hắn ra ngay khu đất trống vặt một mớ lá ngũ sắc( cây cứt lợn)đem về giã nhỏ với muối hột, vắt lấy nước,nằm dốc đầu nhỏ vào mũi, nhỏ lần lượt mỗi bên( phải ngiêng đầu sang bên mũi vừa nhỏ). lúc sau ngồi dậy nước trong mũi tuôn ra tất nhiều, làm vài lần là khỏi hẳn. Sau này mấy chục năm sau bị tái phát tôi đi tìm nhưng không được. Cây này ở ngoài Bắc rất thơm, bông phớt hồng tím rất mịn. Khi về quê hay lên Đà lạt có tìm mà không ra,ở SG thì ra ngoại thành kiềm cũng nỏ thấy,thành ra cái mũi của tôi nó thỉnh thoảng lại hành.
    DS

    Trả lờiXóa
  10. Chào TrMk7.
    Tùng kiếng phổ biến rồi, dễ lắm. Dung mà để tác giả (ông hoặc Tùng kiếng) đăng thì hay hơn.
    DS đã nêu 1 trong 2 phương pháp.
    HCQuang

    Trả lờiXóa

Đề nghị mọi người dùng tiếng Việt có dấu để nhận xét. Gõ telex tiếng Việt TẠI ĐÂY. Nhận xét xong xin không dùng Nặc danh mà nên điền danh tính vào Tên/URL (nếu ko dùng danh khoản). Xin chân thành cảm ơn!