Bài ca Trường Nguyễn Văn Trỗi

Nhạc và lời: Hồng Tuyến

Thứ Hai, 13 tháng 10, 2008

VNN: Khắc tên 16 nghìn tiến sỹ - xin can, xin can!

VNN: Tôi tin rằng, những nhà khoa học thật sự của Việt Nam không ai muốn nằm cạnh những tiến sỹ “ngoại giao” hay “mua bán”. Họ thà làm viên sỏi lát đường cho người nghèo đi cắt lúa hơn là có tên trên bia đá để phủ bụi thời gian.

Một đêm thức dậy, "đường đời mở rộng"

Người viết bài này có bằng PTS ở Đông Âu, đề tài về tự động hóa văn phòng, dùng máy vi tính thiết kế hệ thống lập lịch tự động. Nếu ai dùng Lotus Notes hay các loại lịch trên internet của Google, Yahoo và so sánh hệ thống tôi xây dựng cách đây 20 năm sẽ nói đó là mớ…giấy lộn. Xem tiếp
Đọc thêm: Dự án Trung tâm Tiến sĩ Việt Nam, xin đừng vội vã!

Hoa Lư

5 nhận xét:

  1. Nhân tiện đọc bài này ,tôi xin góp bài tôi đx đọc và tam đắc với tác giả.xin giới thiệu để anh em tham khảo:

    Liên minh “mèo chuột” và bệnh dối trá của xã hội

    Thời gian gần đây, dư luận sục sôi về các “scandal” liên tiếp: “hoa hậu Việt Nam 2008”, “bột ngọt Vê-đan”, gian lận trong kinh doanh xăng dầu, “sữa nhiễm độc gây sạn thận”, vụ “truyện tranh phản giáo dục”…
    Những hiện tượng này tuy nghiêm trọng, gây “sốc” cho dư luận nhưng dường như đã được các nhà khoa học, các chuyên gia cảnh báo trước về những cái giá rất đắt phải trả cho sự tăng trưởng kinh tế nhanh mà thiếu bền vững, chưa có quy hoạch ở tầm chiến lược, của một thiết chế pháp luật còn lỏng lẻo, tình trạng tha hóa, tham nhũng của công chức đang rất phổ biến, mặt bằng dân trí chưa cao, sự suy thoái của đạo đức xã hội.
    Tất cả khiến dư luận lo lắng, bức xúc và đã xẩy ra những phản ứng có tính tất yếu: bất an khi mua sắm, sử dụng thực phẩm, hạn chế sử dụng sữa, tẩy chay các sản phẩm sữa có nguồn gốc từ Trung Quốc, thậm chí ngưng dùng sữa và các chế phẩm liên quan đến sữa… Tuy nhiên, quan trọng nhất lúc này là người dân và nhà nước cần có cái nhìn bình tĩnh, khách quan, toàn diện, trúng bản chất vấn đề để đẩy mạnh những giải pháp đúng đắn và đề xuất những giải pháp mới, tiến tới triệt tiêu tận gốc những hiện tượng nguy hại như trên.
    Chúng tôi đồng tình với bài viết “Sữa nhiễm độc: Dấu hỏi về Trách nhiệm và Lương tri” của BS Hòa Minh Tâm trên Diễn đàn Dân trí. Tuy nhiên, chúng tôi muốn trao đổi thêm về một số vấn đề xung quanh hiện tượng này và một số hiện tượng liên quan.
    Cơ quan chức năng: bất lực hay vô trách nhiệm?
    Trước hiện tượng sữa nhiễm độc gây hậu quả nghiêm trọng do “lỗ hổng” từ phía cơ quan quản lý và một số biểu hiện tiêu cực, nguy hại khác, BS Hòa Minh Tâm viết: “…người tiêu dùng lại nhận được điệp khúc muôn thuở từ các cơ quan công quyền: lực lượng quá mỏng, vừa thiếu lại vừa yếu; Thẩm quyền hạn chế, chế tài không đủ mạnh; Chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành; Trang thiết bị lạc hậu vì thiếu tiền; Phân cấp lỏng lẻo, chồng chéo...”.
    Thực chất điều đó chỉ là ngụy biện, bởi nếu như quả thực có các bất cập đó khiến cho việc thực hiện chức năng quản lý không thể hoàn thành, thì các cơ quan công quyền đã phải “kêu cứu” với Bộ chủ quản hay Chính phủ từ lâu, chứ không phải ngồi chờ đến khi hậu quả vỡ lở ra mới chống chế như vậy. Trước thành tích, các Bộ ngành đều nhận là của mình, coi là “thành tích chung” nhưng khi có “vấn đề” thì lại kêu ca “phân cấp lỏng lẻo, chồng chéo” và “chúng tôi đã cố hết sức rồi, nhưng bất lực” hay “cái này cần sự phối hợp nhiều lực lượng”…
    Thực ra, với chức năng và quyền lực đã có, nếu như các cơ quan chức năng nỗ lực, thực hiện nghiêm túc chức trách của mình thì đã khắc phục được rất nhiều biểu hiện tiêu cực và không đến nỗi dẫn đến những “bê bối” như vậy. Có gì bất thường chăng khi mà rất nhiều vụ việc tiêu cực, trong đó có nhiều vụ đặc biệt nghiêm trọng, kéo dài là do báo chí phát hiện, đánh động trước công luận rồi các cơ quan chức năng mới cập rập “vào cuộc”, trong khi chính các cơ quan chức năng, chứ không phải các nhà báo, được đào tạo nghiệp vụ, được trả lương để làm nhiệm vụ phát hiện và xử lý tiêu cực. Vậy vấn đề ở đâu?
    Theo chúng tôi, nhiều hiện tượng tiêu cực đều có chung một căn bệnh, đó là sự tha hóa, tham nhũng của một bộ phận không nhỏ cán bộ công chức, dẫn đến sự yếu kém, bất lực của cơ quan công quyền.
    Trong một bài viết trên Diễn đàn Dân trí trước đây, chúng tôi đã đề cập đến “liên minh mèo chuột” vô cùng phổ biến và nguy hại trong xã hội ta hiện nay. Thử hỏi có mấy doanh nghiệp, doanh nhân, thậm chí là những kẻ làm ăn phi pháp… (nói chung là “giới làm ăn”) mà không tìm mọi cách để “quan hệ” thân mật với một công chức có quyền lực nào đó? Đối với “giới làm ăn”, sự đầu tư cho các “mối quan hệ” là không thể thiếu, và thường là món đầu tư đem lại siêu lợi nhuận: có thể là sự “bôi trơn” cho các thủ tục giấy tờ, sớm có các thông tin “mật”, được dung túng, bao che, tác động khi có vi phạm…
    Tại sao các cơ quan quản lý thị trường, thanh tra cấp địa phương rất hùng hậu lại bất lực không phát hiện ra những sai phạm của các cây xăng trên địa bàn? Tại sao người ta còn định cấp bằng khen cho công ty Vê-đan về thành tích bảo vệ môi trường? Tại sao các giấy phép được cấp dễ dàng đến mức không còn nhớ là đã cấp hay chưa?...
    Đối với người dân, ai cũng biết các ngành Hải quan, Thanh tra, Kiểm định, Thuế vụ, Quản lý thị trường, Kiểm lâm… là những vị trí rất “thơm tho”, uy quyền “thét ra lửa” và rất nhanh “phất”, chỉ cần nhìn vào lối sống, cách ăn tiêu của họ là đủ rõ. Câu hỏi “Tiền đâu mà nhiều thế?” thực ra không khó trả lời, mặc dù việc tìm được bằng chứng kiểu “bắt tận tay day tận trán” thì lại rất khó. Theo chúng tôi, nếu có một điều tra đáng tin cậy về tài sản của các “đầy tớ của dân” này, chắc chắn sẽ có những kết quả gây sốc.
    Thật dễ hiểu khi công chức ở các vị trí ấy càng nhanh “phất” thì kinh tế, thị trường càng hỗn loạn, đạo đức xã hội càng đi xuống và người dân lãnh đủ. Nguy hiểm nhất là khi “liên minh mèo chuột” này đã ăn sâu bén rễ, phát triển chằng chịt, chồng chéo và được ngụy trang khéo léo, tinh vi. Thỉnh thoảng người ta vẫn bắt được một vụ gian lận thương mại, nhưng đó chỉ là “phần nổi của tảng băng”, tình hình cũng tương tự khi người ta vẫn nghe thông tin rằng đâu đó vừa phá được một vụ môi giới mại dâm, xử phạt người vi phạm luật giao thông nộp vào kho bạc hàng trăm triệu đồng, bắt được một vụ vi phạm luật bảo vệ môi trường, xét xử một vụ hối lộ… Nhưng tất cả chỉ là “đá ném ao bèo”, phạt để cho tồn tại, để rồi…phạt tiếp, trong thực tế thì mọi việc vẫn “tuần tự nhi tiến” và đến khi có bê bối, người ta lại tiếp tục ngụy biện như trên.
    Cho nên, mọi bê bối nói trên đều có chung một căn bệnh là tham nhũng và coi thường pháp luật, sự tha hóa đến vô cảm của những công chức có trách nhiệm, đều phải dùng một “liều thuốc cực đắng” là tăng cường nền pháp chế XHCN, xây dựng một hệ thống pháp luật có đầy đủ sức mạnh để điều hành xã hội phát triển bền vững, an toàn, đúng hướng. Chỉ có ngọn roi nghiêm khắc của luật pháp mới chữa được căn bệnh “vô trách nhiệm”, “vô cảm” hay “yếu kém” của các cơ quan chức năng, doanh nghiệp, và của xã hội nói chung.
    Ví dụ: đối với Cục VSATTP, nếu thấy các điều kiện về nhân lực, cơ chế, phương tiện chưa đáp ứng đủ để hoàn thành nhiệm vụ thì phải gấp rút kiến nghị Bộ Y tế và Chính phủ điều chỉnh cho phù hợp, và nếu quả thực thấy “lực bất tòng tâm” thì nên thực hành cái “văn hóa từ chức” để có giải pháp thay thế, chứ không thể bình chân như vại rồi đến khi gặp bê bối thì ngụy biện, đổ lỗi cho “khách quan”.
    Đối với các cơ quan Kiểm định, thanh tra cấp địa phương cũng vậy, trước hiện tượng các cây xăng gian lận phổ biến nhưng họ không phát hiện được thì cần phải bị xem xét trách nhiệm một cách nghiêm khắc, không thể biện minh bằng bất cứ lí do gì (nếu có thì nên biện minh trước đó)…
    Sự kêu gọi lương tri của xã hội là cần thiết, song đó nhất thiết không thể là chỗ dựa, là giải pháp cho các vấn đề xã hội bức xúc hiện tại. Thậm chí, nếu chỉ biết dựa vào lương tri, vào giải pháp đạo đức chung chung thì sẽ có nguy cơ dẫn đến tiêu cực tràn lan không kiểm soát nổi.
    Sự bất cập, lỗ hổng trong hệ thống pháp luật của ta là có, và là tất yếu, bởi vì xét cho cùng thì không một hệ thống pháp luật nào đạt yêu cầu hoàn hảo tuyệt đối, chúng ta lại đi sau các nước phát triển về phương diện lập pháp. Nhưng nguy hại nhất là ở chỗ sức ì ghê gớm của hệ thống hành pháp do một bộ phận công chức đã bị tha hóa, nên thay vì phản biện, kiến nghị để “lấp các lỗ hổng” trong hệ thống pháp luật, không ít kẻ đã lợi dụng các kẽ ở đó để trục lợi, và để khi có chuyện thì “ẩn nấp”, trốn tránh trách nhiệm.
    Sự dối trá - một căn bệnh trầm kha
    Tất cả những biểu hiện tiêu cực, bê bối nói trên lại cùng liên quan đến một căn bệnh khác, đó là bệnh dối trá đang hoành hành trong xã hội. Tất cả tìm cách chọn và nấp sau những tấm bình phong tốt đẹp để thực hiện những mục đích riêng bất chấp những hậu quả ghê gớm có thể xẩy ra. Thậm chí đến khi vụ việc vỡ lở, người ta vẫn tiếp tục quanh co, ngụy biện, nấp sau những tấm vỏ đạo đức tốt đẹp để trốn tránh một sự thật đã quá rõ ràng. Nói dối đang là một căn bệnh trầm kha, một cách ứng xử đã thành thói quen của không ít người, của các “đấng”, “bậc” trong xã hội.
    Nguy hại nhất là khi cái dối trá, không trung thực đã trở nên quá phổ biến, trở nên bình thường và người ta dần “quen” với nó, thậm chí chấp nhận nó như một hiện tượng bình thường. Có bất thường không khi sự trung thực vốn là “nhân chi sơ tính bản thiện” bỗng trở nên hiếm hoi, người trung thực bỗng trở thành “điển hình”: một em bé trả lại túi tiền nhặt được, một học sinh từ chối nhận giải thưởng học sinh tiên tiến vì tự thấy không xứng đáng với danh hiệu ấy, một em bé không nói dối được cô giáo khen, một thầy giáo tố cáo gian lận trong thi cử…
    Ngành giáo dục hiện đang rất vất vả để chiến đấu với “bệnh thành tích” (thực chất là hình thức, dối trá), nhưng căn bệnh này đâu chỉ tồn tại trong ngành giáo dục, và nào có “ buông tha” địa phương nào? Sự dối trá này bên cạnh các hậu quả về mặt vật chất còn gây ra một lệ lụy nguy hại hơn nhiều: đó là sự khủng hoảng về niềm tin, sự mất phương hướng của giới trẻ mà rồi xã hội sẽ phải trả một giá rất đắt.
    Chúng ta dường như đang “lạm phát” các giải thưởng, các danh hiệu, bằng khen, giấy khen, các học hàm học vị, những “chiến dịch”, những “đợt ra quân”, những lời “có cánh”… nhưng xã hội lại đang khủng hoảng thiếu về các giá trị thực, về sự tin cậy và cảm giác an toàn. Một khi người ta được “nuôi dưỡng” bằng “bầu sữa” của sự dối trá thì sẽ trở nên dị ứng với sự trung thực, thậm chí tìm cách chống lại sự trung thực.
    Ông Lý Quang Diệu, thủ tướng Singapore có một câu nói đại ý: Một xã hội không được xây dựng trên nền tảng của sự trung thực thì sẽ có nguy cơ sụp đổ. Đây là một điều rất đáng suy ngẫm. Bởi vì chỉ có trung thực mới là cái gốc bảo đảm cho các mối quan hệ xã hội cũng như cá nhân phát triển hài hòa, bền vững.
    Xây dựng một xã hội trong lành kiểu thời Nghiêu Thuấn có lẽ là một mơ ước có tính lí tưởng nhiều hơn là hiện thực, song chúng ta cũng không thể chấp nhận một xã hội tiêu cực tràn lan và những nhân tố tích cực trở nên lép vế. Xây dựng, hoàn thiện pháp luật và tăng cường giáo dục để nâng cao dân trí, ý thức chấp hành pháp luật của người dân có lẽ là lời giải đúng đắn cho những rắc rối hiện tại, để phát triển đất nước toàn diện và bền vững.
    Trọng Nghĩa

    Trả lờiXóa
  2. Đây ko phải là chuyện đùa nửa mà là danh dự của đất nước.
    Chúng ta ko phải chỉ biết "xin can". Mà cần phải nêu đích danh thằng chó chết nào đã đề xuất ý kiến nay đề phỉ nhổ nó, để muôn đời phỉ nhổ nó.

    Tôi có nặng lới các blogger bỏ qua.

    4SG

    Trả lờiXóa
  3. Khắc tên bia đá 16.000 TS - ý tưởng này hay đấy chứ!
    Mình cũng không nghĩ cả nước chỉ có 16 nghìn - tưởng phải hơn thế nhiều chứ ?
    Như bạn đã biết - đã có các tập sách in danh sách các TS & đề tài, giống như Từ điển BKTT ở các Hiệu sách, lâu nay đang lo chưa tái bản được, nay có bia đá, chụp hình in vào, tái bản chắc chắn có cái mới.
    Và xin bạn tham khảo bài viết về TS này ở địa chỉ này nhé http://b5bv17.vnweblogs.com/post/2692/31255

    Trả lờiXóa
  4. Vừa mới hôm qua, chương trình thời sự của VTV1 báo tin mừng: Hà nội mới kéo được điện về mấy vùng của chính Hà nội (2). Những người dân "Thủ đô" này của chúng ta cả đời chưa hề biết điện là gì!
    Các vị tiến sĩ nhiều chữ lắm rồi.
    Tiền khắc tên các vị, giá để kéo thêm điện về cho đồng bào nhiều vùng còn mù "ánh sáng" thì bao nhiêu người sẽ có thêm "cái chữ"?
    Nghe tin vui mà ... buồn chua chát!

    Trả lờiXóa
  5. Cứ tưởng tượng cái Khu bia 16.000 tiến sĩ (chắc chắc phải hơn) mà hãi, chắc phải oai hùng hơn Nghĩa trang liệt sĩ Tp.HCM. Tiết thanh minh ra dọn cỏ mệt nghỉ.
    Nói chơi thôi, nhà cháu không có ý chi mô, xin các bác tiến sĩ đừng giận nhà cháu mà tội nghiệp.
    HCQuang

    Trả lờiXóa

Đề nghị mọi người dùng tiếng Việt có dấu để nhận xét. Gõ telex tiếng Việt TẠI ĐÂY. Nhận xét xong xin không dùng Nặc danh mà nên điền danh tính vào Tên/URL (nếu ko dùng danh khoản). Xin chân thành cảm ơn!