Tối qua cũng dứt khoát phải xếp "món" thiết bị số sang một bên. Xem trên Cinemax, may mắn tình cờ xem được bộ phim này. Bộ phim cũng gây được nhiều ấn tượng. Chia sẻ cùng mọi người.
Giải cứu binh nhì Ryan (tiếng Anh: Saving Private Ryan) là một bộ phim chiến tranh, câu chuyện xảy ra năm 1944, trong bối cảnh sau cuộc đổ bộ lịch sử Normandi tại bãi biển Omaha đẫm máu, năm mà thế chiến thứ hai vẫn còn đang tiếp diễn. Bộ phim được sản xuất vào năm 1998, đạo diễn là Steven Spielberg.
Trong khi đó ở nước Mỹ có một bà mẹ đã mất ba đứa con trong cuộc chiến, do hy sinh khi đang làm nhiệm vụ. Chỉ huy quân đội Mỹ phát hiện, bà còn một người con út nữa đang làm nhiệm vụ tại chiến trường châu Âu và muốn đưa cậu ta ra khỏi chiến trường về nước để làm khuây khỏa và an ủi nỗi lòng bà. Tổng chỉ huy quân đội Mỹ, tướng George Marshall rất cảm động và thông cảm trước tình trạng tuyệt vọng của bà mẹ này nên đã ra lệnh một tiểu đội lính biệt kích Mỹ đứng đầu là Đại úy John Miller đi tìm người con trai tên James Francis Ryan ấy, nghe nói là cậu ấy thuộc Sư đoàn dù 101 vừa được máy bay thả xuống địa điểm vào một vị trí nào đó trong lãnh thổ do Đức quốc xã kiểm soát. Trên đường đi tìm binh nhì Ryan, sau khi tiểu đội đó mất hai người khi giao tranh với quân Đức, cuối cùng họ cũng tìm được binh nhì Ryan tại ngoại ô Rommelle. Khi đó có ba lính dù Mỹ đang phục kích tiêu diệt một chiến xa và được tiểu đội của Miller đã hỗ trợ họ. Một trong ba lính dù đó chính là Ryan. Miller đã kể với Ryan những gì đã xẩy ra với ba anh trai của cậu. Ryan rất xúc động khi biết tin nhưng cậu kiên quyết từ chối được trở về quê hương vì cho rằng như thế là không công bằng với những đồng đội của cậu đang dũng cảm bám trụ lại với nhiệm vụ bảo vệ một cây cầu và chờ phục kích tiêu diệt một đơn vị thiết giáp của quân Đức. Miller đã quyết định ở lại và chỉ huy (vì có cấp bậc cao nhất tại đây, trong số các lính dù còn sống sót, người có cấp bậc cao nhất chỉ là trung sĩ) với quân số và đạn dược ít ỏi để giữ cầu. Trong trận đánh, quân Mỹ đã chiến đấu ngoan cường và tiêu diệt được nhiều đối phương, nhưng do chênh lệch về quân số cũng như hết đạn dược nên cuối cùng chỉ còn vài người sống sót. Họ rút sang bên kia cầu đến chỗ đặt mìn để định phá cầu như theo kế hoạch nếu không giữ được cầu. Miller đã bị trúng đạn khi đang cố gắng giật mìn. Đúng lúc xe tăng quân Đức chuẩn bị đến nghiền nát anh thì máy bay diệt tăng của quân Mỹ bay đến tiêu diệt xe tăng và quân Đức. Quân cứu viện của Mỹ đã tới kịp thời để bảo về cây cầu nhưng không cứu được Miller. James Ryan đã sống sót...
Cái hay của bộ phim là cảnh phim lột tả được sự thật khốc liệt của cuộc chiến tranh một cách khách quan, không có kiểu "ta thắng địch thua", mọi hành động, câu chuyện xảy ra trong phim đầy tính trung thực và nhân văn, đậm tình người, không bị cường điệu hóa, "lên gân" cứng nhắc. Một bộ phim đáng xem. Tuy phim sản xuất đã lâu, có thể nói đây là một trong những bộ phim chiến tranh hay và nổi tiếng của điện ảnh Mỹ.
Giải cứu binh nhì Ryan (tiếng Anh: Saving Private Ryan) là một bộ phim chiến tranh, câu chuyện xảy ra năm 1944, trong bối cảnh sau cuộc đổ bộ lịch sử Normandi tại bãi biển Omaha đẫm máu, năm mà thế chiến thứ hai vẫn còn đang tiếp diễn. Bộ phim được sản xuất vào năm 1998, đạo diễn là Steven Spielberg.
Trong khi đó ở nước Mỹ có một bà mẹ đã mất ba đứa con trong cuộc chiến, do hy sinh khi đang làm nhiệm vụ. Chỉ huy quân đội Mỹ phát hiện, bà còn một người con út nữa đang làm nhiệm vụ tại chiến trường châu Âu và muốn đưa cậu ta ra khỏi chiến trường về nước để làm khuây khỏa và an ủi nỗi lòng bà. Tổng chỉ huy quân đội Mỹ, tướng George Marshall rất cảm động và thông cảm trước tình trạng tuyệt vọng của bà mẹ này nên đã ra lệnh một tiểu đội lính biệt kích Mỹ đứng đầu là Đại úy John Miller đi tìm người con trai tên James Francis Ryan ấy, nghe nói là cậu ấy thuộc Sư đoàn dù 101 vừa được máy bay thả xuống địa điểm vào một vị trí nào đó trong lãnh thổ do Đức quốc xã kiểm soát. Trên đường đi tìm binh nhì Ryan, sau khi tiểu đội đó mất hai người khi giao tranh với quân Đức, cuối cùng họ cũng tìm được binh nhì Ryan tại ngoại ô Rommelle. Khi đó có ba lính dù Mỹ đang phục kích tiêu diệt một chiến xa và được tiểu đội của Miller đã hỗ trợ họ. Một trong ba lính dù đó chính là Ryan. Miller đã kể với Ryan những gì đã xẩy ra với ba anh trai của cậu. Ryan rất xúc động khi biết tin nhưng cậu kiên quyết từ chối được trở về quê hương vì cho rằng như thế là không công bằng với những đồng đội của cậu đang dũng cảm bám trụ lại với nhiệm vụ bảo vệ một cây cầu và chờ phục kích tiêu diệt một đơn vị thiết giáp của quân Đức. Miller đã quyết định ở lại và chỉ huy (vì có cấp bậc cao nhất tại đây, trong số các lính dù còn sống sót, người có cấp bậc cao nhất chỉ là trung sĩ) với quân số và đạn dược ít ỏi để giữ cầu. Trong trận đánh, quân Mỹ đã chiến đấu ngoan cường và tiêu diệt được nhiều đối phương, nhưng do chênh lệch về quân số cũng như hết đạn dược nên cuối cùng chỉ còn vài người sống sót. Họ rút sang bên kia cầu đến chỗ đặt mìn để định phá cầu như theo kế hoạch nếu không giữ được cầu. Miller đã bị trúng đạn khi đang cố gắng giật mìn. Đúng lúc xe tăng quân Đức chuẩn bị đến nghiền nát anh thì máy bay diệt tăng của quân Mỹ bay đến tiêu diệt xe tăng và quân Đức. Quân cứu viện của Mỹ đã tới kịp thời để bảo về cây cầu nhưng không cứu được Miller. James Ryan đã sống sót...
Cái hay của bộ phim là cảnh phim lột tả được sự thật khốc liệt của cuộc chiến tranh một cách khách quan, không có kiểu "ta thắng địch thua", mọi hành động, câu chuyện xảy ra trong phim đầy tính trung thực và nhân văn, đậm tình người, không bị cường điệu hóa, "lên gân" cứng nhắc. Một bộ phim đáng xem. Tuy phim sản xuất đã lâu, có thể nói đây là một trong những bộ phim chiến tranh hay và nổi tiếng của điện ảnh Mỹ.
Đạo diễn: Steven Spielberg
Diễn viên: Tom Hanks, Tom Sizemore, Jeremy Davies, Matt DamonThể loại: Hành Động, Tư Liệu - Lịch Sử
Quốc gia: Mỹ
Thời lượng: 2:51:00
Năm sản xuất: 1998
Xem phim ở đây
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Đề nghị mọi người dùng tiếng Việt có dấu để nhận xét. Gõ telex tiếng Việt TẠI ĐÂY. Nhận xét xong xin không dùng Nặc danh mà nên điền danh tính vào Tên/URL (nếu ko dùng danh khoản). Xin chân thành cảm ơn!