Sau nhiều tháng luyện tập, hơn 100 biệt kích tinh nhuệ nhất của Mỹ đã táo tợn đột nhập trại giam Sơn Tây vào tháng 11/1970.
Nỗ lực giải cứu phi công tù binh
Cuộc tập kích trại giam Sơn Tây (thị xã Sơn Tây – tỉnh Hà Tây cũ) của biệt kích Mỹ là một chiến dịch được chuẩn bị hoàn hảo đến từng chi tiết nhỏ với sự tham gia của những chiến binh giỏi nhất, phương tiện tiên tiến nhất. Việc xuất hiện chiến dịch này nằm trong nỗ lực giải cứu các phi công Mỹ bị bắt làm tù binh trên miền Bắc Việt Nam những năm chiến tranh Việt Nam đang diễn ra.
Như nhiều người đã biết, tù binh phi công Mỹ bị giam ở nhà tù Hỏa Lò là chính. Tuy nhiên về sau số lượng giặc lái bị bắt nhiều lên, Hỏa Lò quá tải nên một số nhà giam khác được sử dụng. Câu chuyện khởi đầu khi một số phi công Mỹ được chuyển lên trại giam Sơn Tây ở thị xã Sơn Tây, cách Hà Nội khoảng 40 km về phía Tây Bắc.
Trại này nằm giữa khu vực cánh đồng trống, một mặt giáp với sông Tích. Hàng ngày các tù binh thường thấy máy bay trinh sát Mỹ bay qua vùng trời này chụp ảnh. Điều đó lóe lên trong họ hy vọng một cuộc giải thoát của quân đội Mỹ.
Bởi thế, các tù binh này bắt đầu tìm mọi cách tạo ra các biểu tượng cầu cứu trên mặt đất. Lợi dụng những khi đi đào giếng, xẻ rãnh, họ đổ đất mới tạo thành những ký hiệu như SOS (cấp cứu) K (hãy đến cứu chúng tôi)… Cuối cùng, các máy bay trinh sát đã chụp được ảnh trại giam Sơn Tây.
Những chuyên viên phân tích không ảnh của Mỹ không mất nhiều thì giờ để nhận ra các tín hiệu cầu cứu trên ảnh chụp trại giam Sơn Tây. Trước đó, qua nhiều nguồn tin tức khác nhau, tình báo quân đội Mỹ (DIA) đã biết ở phía Tây Hà Nội có 1 hoặc 2 trại đang giam giữ các phi công Mỹ bị bắn rơi. Nay có thêm các bức ảnh trinh sát này đã giúp họ quả quyết trại Sơn Tây là mục tiêu mà họ đang tìm kiếm.
Cho rằng trại Sơn Tây nằm chơ vơ giữa cánh đồng là một sơ hở có thể khai thác, một kế hoạch giải cứu tù binh đã ngay lập tức được DIA phác thảo. Chiến dịch mang tên Bờ biển Ngà. Mỹ sẽ sử dụng trực thăng đưa biệt kích từ Thái Lan đến thẳng Sơn Tây đột kích trại giam để giải cứu tù binh rồi đưa hết về bằng trực thăng trong đêm.
Để chuẩn bị chiến dịch, những biệt kích kinh nghiệm nhất, giỏi giang và gan dạ nhất được tuyển chọn với điều kiện tự nguyện và không được hỏi điều gì về nhiệm vụ nhằm giữ bí mật. Cùng với đó, những tay lái trực thăng thiện nghệ nhất với hàng ngàn giờ bay và từng tham gia các vụ tiếp cứu bằng trực thăng ở Đông Nam Á cũng được tập hợp vào một nơi để luyện tập.
Không chỉ có vậy, những người chỉ huy chiến dịch Bờ biển Ngà còn cho dựng mô hình trại giam Sơn Tây theo tỉ lệ 1/1 (nghĩa là từ khoảng rộng sân đến chiều dài cái bờ tường đều giống như thật) để biệt kích luyện tập. Từ ngày 28/9 các biệt kích được luyện tập cùng với trực thăng. Mỗi ngày họ thực hành 3 lần cái kịch bản giải cứu tù binh vào ban ngày và tập thêm 3 lần nữa khi đêm xuống.
Ngày 6/10/1970, cuộc tổng diễn tập lần cuối cùng có bắn đạn thật được tổ chức. Các máy bay trực thăng đã bay một quãng đường dài tượng trưng cho quãng đường từ Thái Lan sang Sơn Tây trước khi đổ biệt kích xuống mô hình trại giam. Do luyện tập quá nhiều, các biệt kích đã thuộc đến từng ngóc ngách cho nên buổi diễn tập thành công không chê vào đâu được. Các viên chỉ huy rất hài lòng. Vấn đề bây giờ chỉ còn là chờ lệnh xuất kích.
Đêm tối Sơn Tây
Tình báo Mỹ nhận định lực lượng vũ trang của ta ở xung quanh Sơn Tây có khoảng 12.000 quân gồm trung đoàn bộ binh 12, trường pháo binh Sơn Tây, một kho quân trang ở thị xã với khoảng 1.000 cán bộ chiến sĩ hậu cần cùng với khoảng 500 bộ đội với 50 xe tại một căn cứ phòng không ở Tây Nam thị xã. Đây là lực lượng ngăn chặn đáng kể khi biệt kích đột nhập. Nhưng Mỹ cũng tính toán rằng vì các đơn vị này đóng tản mát và ở xa trại giam nên thời gian nhanh nhất để có phản ứng phải mất 30 phút. Từ tính toán đó, biệt kích Mỹ được chỉ đạo tiến hành cuộc đột nhập chỉ trong vòng 26 phút.
Đêm 20/11/1970, thời tiết tốt, lợi dụng ánh trăng, các trực thăng Mỹ xuất phát từ sân bay Udon (Thái Lan) hướng về Sơn Tây. Đoàn bay gồm 3 chiếc trực thăng HH-53 chở biệt kích, một chiếc C-130 dẫn đường và 2 chiếc C-141 để chở tù binh khi đến Sơn Tây.
Đoàn máy bay Mỹ bay thấp sát ngọn cây và ngoằn ngoèo trong các thung lũng nên đã không bị radar của ta phát hiện. 2h17 phút ngày 21/11, các toán biệt kích được trực thăng đưa đến mục tiêu an toàn. Chiếc C-130 bắn pháo sáng xuống cho đoàn trực thăng tiếp đất trong khi đó một chiếc trực thăng trút đạn hạ gục 3 chòi gác của trại.
Các toán biệt kích chia nhau ra hành động. Một toán đổ xuống liền lập tức đi phá cầu sông Tích để cản trở sự phản ứng của quân ta nếu có. Hai toán còn lại đổ bộ xuống trại giam để giải cứu tù binh.
Mọi công việc vì đã luyện tập thuần thục nên rất trôi chảy. Có điều các biệt kích Mỹ kêu gào khản cổ nhưng cả trại giam trống không. Trong một buồng nhỏ, chúng gặp 6 người đàn ông không vũ trang, đang cởi trần nằm ngủ. Chúng liền xả súng giết họ. Đó là tất cả những người chúng gặp trong trại. Không có bóng dáng một phi công tù binh nào.
Trong đêm đột kích Sơn Tây, các toán biệt kích còn giết hại một số thường dân như toán đi phá cầu sông Tích khi thấy 1 ngôi nhà dân còn bật điện đã đạp cửa xông vào xả súng. Trong nhà có một người mẹ và 3 đứa con đang trốn dưới gầm giường. Kết quả người mẹ và 1 bé gái chết ngay còn 1 bé trai và 1 bé gái khác thì bị thương nặng. Một toán đổ bộ xuống trại nhưng nhầm mục tiêu nên đã nhảy xuống trường Đảng Hà Tây cách đó 400 m. Tại đây chúng cũng đã bắn chết 5 cán bộ an dưỡng khi họ đang ngủ trước khi rút đi.
Vén bức màn bí ẩn
Thất bại của cuộc đột nhập làm tình báo Mỹ không thể hiểu nổi. Rõ ràng là trước khi tiến hành đột kích, máy bay trinh sát vẫn thường xuyên theo dõi mục tiêu. Các bức ảnh bằng tia hồng ngoại chụp được cho thấy vẫn có người ở trong các buồng giam. Vậy nhưng khi tiến hành chiến dịch lại gặp một cái trại trống không.
Sự thực không có gì là khó hiểu. Trong cuốn sách Phi công Mỹ ở Việt Nam, ông Gia Huy – một sĩ quan tình báo của Bộ Công an cho biết, từ giữa tháng 10/1970 ông đã nhận được tin tức rằng Mỹ sắp tập kích vào phía Tây Hà Nội để giải cứu tù binh phi công. Tin tức đến từ một cựu sĩ quan DIA Mỹ có cảm tình với cuộc kháng chiến của Việt Nam.
Cũng theo tài liệu trên, Thiếu tướng Nguyễn Đôn Tự - Trưởng ban nghiên cứu phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Hội nghị Paris đã biết sớm về mô hình trại giam Sơn Tây trên đất Mỹ qua tài liệu mật của Quốc hội Mỹ mà ông có được. Bằng suy luận cá nhân, tướng Tự đã nhận định Mỹ có khả năng tấn công trại Sơn Tây để cứu tù binh.
Nhưng có điều là về sau này, cả ông Gia Huy và tướng Tự về nước mới biết rằng từ trước khi các ông gửi tin về thì ở nhà đã nghe phong thanh. Khi có tin của ông Gia Huy và tướng Tự thì lãnh đạo quyết định chuyển tù nhân đến 1 trại dự bị nằm cách đó 15 km. Ông Huy còn kể: Bộ trưởng Trần Quốc Hoàn nói rằng ta đã bố trí một lực lượng mai phục ở trại nhưng vì không biết chính xác ngày giờ nên chờ mấy tuần không thấy, lực lượng này đã rút đi.
Căn cứ điều đó có thể phán đoán, những bức ảnh hồng ngoại của Mỹ chụp trước khi tấn công vẫn thấy người ở trong trại có thể là những người lính của ta phục kích.
Vũ Tiến Đức
Sưu tầm.
Về quân số:
Trả lờiXóaCó khoảng gần trăm đ/c tham gia chiến dịch (không tính hơn trăm giặc lái thuộc lực lượng đảm bảo, yểm trợ, nghi binh), nhưng Đội biệt kích trực tiếp đổ bộ thì gồm 56 đ/c, bao gồm cả đại tá Si-mon, chỉ huy chiến dịch. Tới giờ phút lên trực thăng thì có một đ/c từ chối (với lí do vợ ốm con đau thì phải - nói chung là lí do chính đáng), do vậy lực lượng đổ bộ ở trại Sơn tây có 55 đ/c (theo Si-mon).
Trong chuyện tấn công trại tù binh để giải thoát những tù binh quốc tịch Mỹ tại chiến trường VN, lực lượng biệt kích Mỹ luôn luôn xui xẻo - chả hiểu tại sao - mặc dù họ chuẩn bị rất chu tất.
Theo thống kê bên Bển, trong suốt thời kì Mỹ qua VN, chỉ nhõn 1 vụ là thành công, cứu được nhõn 1 tù binh quốc tịch Mỹ, trong khi, cũng theo thống kê bên Bển, việc giải cứu tù binh người bản xứ thì khá thành công.
"...khi thấy 1 ngôi nhà dân đã đạp cửa xông vào xả súng. Trong nhà có một người mẹ và 3 đứa con đang trốn dưới gầm giường. Kết quả người mẹ và 1 bé gái chết ngay còn 1 bé trai và 1 bé gái khác thì bị thương nặng" là gia đình đại úy Tiến trưởng CA huyện, còn sống đứa con trai bị bắn mù 1 mắt, 1 con gái lớn bị thương. đc Tiến được thăng thiếu tá về làm trưởng CA khu Ba đình HN, cũng là để quản lý đc lun, hó hé là mần: răng "ta nhất định thắng, địch nhất định thua" mà nó xông tới cửa ngó Thủ Đô ? - vì vậy cái logic là "k có vụ này". Tui thấy cả nhà họ sống trong câm lặng.
Trả lờiXóaĐại tá Xì - Mông nghe đâu cũng hổng thèm lên Tướng, chỉ ngồi chơi xơi nước, mà nếu có ý định viết hồi ký thì mần thịt lun - thời nào cũng zậy, quyền điều khiển "cuộc chơi" k nằm trong tay những quân cờ.
Nghe nói một trực thăng khi bay lên vướng cành bàng gẫy cánh mà ?
Trả lờiXóaNghe đâu khi cất cánh chiếc này bị vướng dây điện, sau khi chuyển tải sang máy bay khác chiếc này bị phá hủy
Xóa