Tồn tại nơi “vị trí tiền
tiêu” miền Trung nắng gió và đầy ký ức chiến tranh này, MF chứng kiến những cuộc
đi qua của các anh các chị, Khắc Việt, Hữu Thành, Hồ Bá Đạt, Đỗ Nghĩa, Lê Trường
Giang, Thanh Minh, vợ chồng anh Từ Ngữ, Đại Cương, Hòa Bình, Hoàng Xuân Thủy và
cả những người bạn vong niên đồng tâm, những người bạn lính chiến một thời cùng
làm nên chiến tích giản dị mà vĩ đại: giải phóng đất nước (chưa bao giờ thấy những
người lính kê khai thành tích này J)
như blogger Khúc Quân hành Lixeta, như “lão” Hợp, TS1, các anh Trỗi và bạn bè khác
của họ mà MF không kịp nhớ tên, rồi các Trỗi K9 như tỉ EGK9 (gọi vậy là vì khóa
Trỗi cuối cùng là K8, những người bạn quý mến Trỗi và gia nhập đội ngũ vui chơi
online và offline này tự coi mình là môt khóa Trỗi đặc biệt) … người từ Bắc ngược
Nam, người từ Nam xuôi Bắc, những chuyến xuyên Việt nghĩa tình, viếng, tìm mộ bạn,
tìm, thăm gia đình liệt sỹ, thăm hỏi bạn bè, đưa tiễn người vĩnh viễn ra đi, tìm
lại ký ức trên miền đất chinh chiến… Các anh đi với danh nghĩa tự gọi cho mình:
“lính Trỗi” và những nghĩa cử của các anh làm miền đất như sống lại một thời
nghĩa tình nặng hơn vật chất … có những cặp mắt trẻ tròn xoe từ các miền quê ngạc
nhiên khi một người lạ sừng sững giữa làng mình, chúng đâu có biết hàng ngày
chúng vẫn đặt bàn chân bé nhỏ của mình trên những dấu chân xưa của họ …
Sự hảo hán của lính Trỗi
được thể hiện hết sức bình dị trong tư chất lắng đọng của những cựu chiến sỹ trận mạc với khói lửa hay sóng nước một thời. Các
anh đi và gọi đây là … “đi chơi”!
Có
một chi tiết ấn tượng
trong chuyến đi này, là anh KVK7 tìm được … người xưa! He he, hai trong 4
nhân
vật của câu chuyện “cầu Bến Ngự”, sau hơn 40 năm ròng rã, anh về đây chỉ
nhắc lại
kỷ niệm xưa cho vui, không kỳ vọng tìm lại một ai, không biết còn hay
mất, hay
phiêu bạt tận phương nào! Nhưng MF chợt nghĩ: theo anh nói các cô gái
pháo binh
này là người địa phương, thì chắc chắn người tại địa phương sẽ biết
thông tin,
mất gì không hỏi thăm? Anh KV còn nói đùa: nếu gặp thì dù nhà nàng có là
thành
trì kiên cố cũng ưu tiên một suất cứu trợ đặc biệt! Vậy sao không hỏi
anh cán bộ
mặt trận lớn tuổi đang đưa đường chúng ta kia? Người cùng thời mà? “O
Bảy lính pháo à?
Có một o Bảy! Nay là vợ một doanh nghiệp, nhà ngay thị trấn!” Ồ! Hy vọng
là … “đúng
người, đúng tội”! Các Quế xem ảnh thì đoán được câu chuyện xảy ra như
thế nào! (Có điều, anh KV cung cấp cho MF " tư liệu" chính xác hơn cho
câu chuyện lỡ hẹn này ở trang sau: http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,4854.20.html)
Trên
đường từ Quảng Trị về Huế, và cho đến những ngày sau đó, bên tai MF
dường như cứ văng vẳng khúc nhạc Trịnh: sống trong đời sống, cần có một
tấm lòng, để làm gì em biết không? Để gió … cuốn đi … để gió… cuốn đi…
Vui nhỉ, trong đáy hồ sâu thẳm của quá khứ KV lại thấy lóng lánh giọt nước lưu bóng của mình.
Trả lờiXóaKim Thanh : Đọc bài viết của em , anh hiểu : người viết phải là người nặng tình và sâu sắc lắm ! Văn cũng giàu ý tứ và khúc chiết như người viết vậy . Tuy nhiên , theo người ta thường nói cụm từ : " ra Bắc , vào ( vô ) Nam " hay " xuôi Nam , ngược Bắc " hoặc " xuống Đông , lên Đoài " ... mà em lại nói ngược . Liệu có ý gì chăng ? Anh thì quê nội ở cực Bắc , quê ngoại cực Nam đất nước nên hay " soi " vậy thôi , đừng giận nhé ! Em ở giữa chắc là " thong thả " cách nói hơn .
Trả lờiXóaNhiều năm trước , anh cũng hay vào Huế thăm vợ chồng anh Cảnh Nghĩa mà không được biết có em và vài bạn bè trong đó nên chưa gặp được . Thôi thì đành gặp trên Com. vậy ! Chỉ tiếc bạn Chí " hâu " đi quá bất ngờ .
Vài dòng chào hỏi , mong được đọc nhiều bài " thời sự " của em trên các trang BT .
@Hoàng Giang: dạ muội chỉ nghĩ đơn giản là: Nôi của nước Việt là Bắc. Vậy người Việt ra đó là "về", là "xuôi"! Có đều, muội không làm nghề văn chương, nên điếc không sợ súng, hay viết đại rứa, đại ca đừng chấp. Huế luôn chào đón các đại ca, đại tỉ! Miễn không chê nó mưa dầm mưa dề như mấy bữa ni! :)
XóaKV,DN,TG gioi di tim the?
Trả lờiXóa