Bài ca Trường Nguyễn Văn Trỗi

Nhạc và lời: Hồng Tuyến

Thứ Hai, 10 tháng 12, 2007

Tâm sự của bạn ở xa

Xin chuyển tâm sự của một bạn Trỗi ở xa, mong đưọc cùng hiểu.
Bạn A ở Tây, rất vui khi biết tin có B trong nước sắp qua. Cũng đã lên kế hoạch đưa B đi chơi cả ngày. Sang tới nơi, thành phố B ở xa vài trăm km. B phone cho A: "Lấy xe đón tao!". Thật ra xe cộ bên đó quá dễ nhưng đưa đón lại là chuyện phải cân nhắc. Vì đưa đón bằng xe con chiếm rất nhiều thời gian, cả đi lẫn về, nhất là mỗi lần ra - vào một thành phố. Thực chất là lãng phí và với lãng phí thì phải tính có nên hay không.
Ở bên Tây, phương tiện nhanh nhất, rẻ nhất là tầu hỏa. Chỉ ngồi trên tầu 1 tiếng đồng hồ là tới nơi (trường hợp cụ thể này). Với quyển sách trên tay, có khi đọc chưa xong thì tầu đã dừng. Chỉ cần có người tiễn B lên tầu. Khi tầu dừng, A đã có mặt ở sân ga. (Như JM đã đưọc QX đón tại ga Leipzig năm nào). Mọi việc đơn giản vô cùng.
Vậy sao không thực hiện phương án này?
Không chỉ B mà nhiều người từ trong nước sang, do không quen sống ở đất nước công nghiệp với phương tiện giao thông công cộng hiện đại, do ít giao tiếp và ngôn ngữ lại kém nên không dám đi lại một mình. Lúc nào cũng phải "bánh mì kẹp thịt"! Rõ ràng điều này đã làm hạn chế sự đi lại và hiểu biết của chính mình. "Đi một ngày đàng..." mà!
Chuyến ấy, B không xuống chơi được. A cũng hơi ân hận nhưng tôi ủng hộ cách suy nghĩ của A. Ngẫm kĩ thì do dân ta thường tự ti. Lúc nào cũng nghĩ ta bé nhỏ, ta yếu kém mà không dám bứt lên. Nhất là có một thời gian bao cấp dài, ta không phải suy nghĩ mà đã có người khác nghĩ hộ. Từ đó càng làm ta nhỏ bé hơn, tự ti hơn. Nếu phá bỏ được thói quen này chắc là... sướng lắm???

7 nhận xét:

  1. Trần Tiên Sinh ơi! cái này trách ông B 1 thì fải trách lại nên giáo dục nước nhà 10. giáo dục Viêt nam ko dạy cho con người sự TỰ TIN mà chỉ dạy sự TỰ TI. ĐỂ " phá bỏ" được fải xem lại ngay cả giáo dục trong gia đình đã thật sự khuyến khích và tạo điều kiện để fát triển sự TỰ TIN chưa?

    Trả lờiXóa
  2. Thôi, trách ai mà làm gì? Tự cố vươn lên thôi. Có như vậy thì ta thực sự là ta!!!
    À, định post suy nghĩa này lên cả bantroi nhưng sợ Lê Thanh "cô nhắc" nên thôi. Hì!

    Trả lờiXóa
  3. Cám ơn Kiến Quốc đã nói hộ những điều trăn trở của những kẻ "tha phương...". Nhận xét của Lê Thanh hoàn toàn chính xác khi nhiều người VN cứ tự mình "đánh mất" mình vì không có sự Tự Tin. Quang xèng, Leipzig.

    Trả lờiXóa
  4. Tôi nghĩ khác, anh em ta số lượng người có khả năng du hí bên Tây không nhiều. (Phải tuơng đối khá giả). Còn lại là đi theo đường công vụ, quan chức. Mà đã là quan chức thì ở nhà thường có kẻ đưa người đón. Không hiểu sang nớ có phải vẫn quen vậy nên không dám vượt khó?
    Đến với bạn không dễ chút nào!!!
    CT k3

    Trả lờiXóa
  5. Vấn đề CT K3 nêu ra cũng rất đúng ! Hiện tôi còn đang công tác nên rất hiểu điều này. Tôi chỉ là một chuyên viên “quèn” (chắc khi nghỉ hưu cũng ngấp nghé lương tư….ớng !!!) nên tất nhiên “chỉ có” tiêu chuẩn “motorbike” riêng; mỗi lần xuống cơ sở làm việc là cứ tiêu chuẩn xe riêng đó mà đi, không fải ai đưa đón, chờ đợi gì cả, đỡ phiền phức! (thỉnh thoảng lượn đâu đó cũng tiện !). Mỗi lần đi công tác như vậy thì việc đó lại gây ra sự ngạc nhiên cho đơn vị cấp dưới, đúng là chuyện bình thường thì lại thành “chuyện lạ đó đây”. Trong khi đa số cán bộ ở cơ quan tiêu chuẩn chế độ như mình nhưng khi họ đi công tác (hoặc thậm chí việc tư) độ 5-7 km là phải “xe 4 bánh” đưa đi đón về thì là “chuyện bình thường”. Bệnh đó theo tôi nó cũng là 1 loại bệnh của “quan chức” hiện nay.

    Trả lờiXóa
  6. Chuyến đi QL với tiêu chí ta-ba-lô-tự-lăn chỉ thực hiện được một nửa. Vì các bạn hầu hết quen "đi trong đội ngũ". Hô giải tán một cái là thấy chống chếnh, mất phương hướng.
    Bộ phận nào ít hoạt động thì nó bị teo (bệnh lí học?). Các bạn mình nhiều năm đi tập thể nó quen, bộ phận tự định hướng bị teo. Làm sao đi theo lối nhỏ được nữa. Theo phim Tầu, có trách thì trách ông Trời, chứ bạn thì khó mà sửa. Nếu sức khoẻ còn tốt, dăm bẩy năm nữa sau khi nghỉ hưu chúng mới tự lo được. Gọi là "tái hoà nhập cộng đồng".

    Trả lờiXóa
  7. KÍnh thưa bác hữuthành.nguyễn ! Lê Thanh thấy không nên trách trời mà các cụ có câu " tiên trách kỷ, hậu trách nhân". Đầu tiên fải trách mình đã, mình không tự lo cho mình mà cứ chờ người khác lo hộ thì không làm j được. Không càn chờ về hưu đâu mà ngay từ hôm nay hãy tự rèn luyện và tự định hướng cho chính mình. còn chờ về hưu " mắt mờ, chân chậm, tay run, chân đi lảo đảo như phường bát âm" thì còn tự làm j được nữa?

    Trả lờiXóa

Đề nghị mọi người dùng tiếng Việt có dấu để nhận xét. Gõ telex tiếng Việt TẠI ĐÂY. Nhận xét xong xin không dùng Nặc danh mà nên điền danh tính vào Tên/URL (nếu ko dùng danh khoản). Xin chân thành cảm ơn!