Sông Hòang Phố chia Thượng Hải thành 2 khu đông và tây. Khu phố Đông được ông Đặng khuyến khích và động viên xây dựng. Từ năm 1990 tới nay, chưa đầy 20 năm mà Pudong phát triển chóng mặt. Dân Thượng Hải thường nói: “Thành phố này nhà cao cao, xe nhiều nhiều và người đông đông”. (Kiểu nói anh GM: nhà khao khao, xe nhều nhều, người lông lông!).
Nhà cao cao ư? Chỉ tính cao ốc từ 20 tầng trở lên thì có tới hơn 4000 tòa. Xe nhiều nhiều ư? Chỉ ở Phố Đông, số xe con xuất xưởng là 1 vạn xe/năm. Cứ mỗi tháng thành phố cho đăng kí 3000 xe mới. Còn người đông đông ư? Chỉ có 1,5 triệu lượt người qua lại Thượng Hải trong 1 ngày(!). Trên diện tích 6.300 km2 có tới 22 triệu dân với 17 triệu gốc Thuợng Hải và 5 triệu ngọai tỉnh.
(Cảnh đêm ở bờ tây sông Hoàng Phố).
Thuợng Hải với 3 Trai
Ầy dà, Thựơng Hải còn nổi tiếng bởi “3 trai”. (Đừng nhầm với “3 chai lọ”!).
Thứ nhất là “con trai Thượng Hải”. Từ ngày Thuợng Hải là tô giới của “bát quốc liên minh” (giữa thế kỷ 19, thời nhà Thanh của Từ Hy Thái hậu), vì nhan nhản lính Tây nên con gái Thượng Hải bỏ đi lấy Tây rất nhiều. Vì thế con trai lấy vợ rất khó. Để lấy được vợ phải hội đủ 5 điều kiện: “Sáng phải dậy sớm như gà; làm việc phải như trâu; trung thành phải như chó; ngoan ngõan phải như mèo và dễ nuôi phải như heo (cái gì thừa cũng phải ăn hết cho bằng hết!). Phụ nữ Thuợng Hải đi làm về là chỉ ngồi xem TV, đọc báo, còn chồng làm hết mọi việc. Nay là trọng nữ khinh nam!
Thứ hai là Tháp truyền hình Minh Châu Đông Phương, (tên do Gianh Trạch Dân đặt với ý Thuợng Hải là hòn ngọc sáng ở phía đông Trung Quốc). Tháp cao 468m, đứng thứ 3 thế giới sau Ostankino, xây dựng trong 2 năm (1991-93). Ngòai nghiệp vụ truyền hình, trên tháp còn có các dịch vụ nhà hàng, cafetiria cùng khách sạn 5 sao với 25 phòng suit ở 5 quả cầu trên những độ cao khác nhau. Không xa nó lừng lững cao ốc 88 tầng và cao ốc trên 101 tầng đang xây dựng sẽ hòan thành nhân Olimpic 2008.
Thứ ba, Thượng Hải có truyền thống nuôi và kinh doanh lọai ngọc trai rất đắt tiền.
(Ảnh chụp chiều 18/12 tại chân tháp truyền hình Minh Châu Đông Phương và Trung tâm hội nghị quốc tế nơi diễn ra Apec 2005. Cuối năm, trời mù nên chụp không thật đẹp).
“Năm Châu” ở Trung Quốc
Xin bổ sung những gì Dương Minh đã viết trong 1 bài về nước Trung Hoa vĩ đại. Người Trung Quốc thuờng có 5 địều ước: “Đuợc sinh ra ở Tô Châu, được sống ở Hàng Châu, được ăn ở Quảng Châu, được uống rượu Quế Châu và được chết ở Liễu Châu”.
Chảng hiểu gái Tô Châu ăn cái gì mà có nước da trắng đẹp, mịn màng, ăn nói thì nhẹ nhàng, duyên dáng. Nếu được sinh ra ở Tô Châu thì biết đâu đấy may mắn thành những cô gái đẹp(!).
Còn ở Hàng Châu thì có Tây Hồ nổi tiếng (nói đến đây hướng dẫn viên của tôi lại nịnh: còn ở Việt Nam nổi tiếng với Hồ Tây của Hà Nội. Ôi, nổi tiếng!) và nhà cửa đẹp, cây cối quanh năm xanh tươi (với tỉ lệ 60 cây xanh/1 đầu người; còn Thuợng Hải thì ngược lại 60 người mới có 1 cây xanh).
Ở Quảng Châu thì “dưới đất có cái gì, trừ ôtô, thì thứ đó đều chế biến thành món ăn và ăn rất ngon”(!). Đầu bếp Quảng Châu nổi tiếng trên thế giới. Ai sang Trung Quốc đều cảm thấy ăn không hợp khẩu vị vì món nào cũng có dầu nhưng về tới Quảng Châu thì OK liền.
Còn Qúy Châu thì có rượu ngon nổi tiếng được nấu từ cao lương – rượu Mao Đài.
Cuối cùng khi chết mà được quàn bằng quan tài làm bằng gỗ Liễu Châu thì bền thiên niên vạn đại. (Có những quan chức mong làm ăn phát đạt đã đặt trên bàn làm việc của mình mô hình chiếc quan tài làm bằng gỗ Liễu Châu! Mà “mini quan tài” này giá không rẻ chút nào).
Cám ơn Trần Tiên Sinh đã mở mang đầu óc cho Lê Thanh. Cũng mong được thưởng thức một lần để xem có thực hay thế không? Trần Tiên Sinh đã đựoc thưởng thức chưa? có hay lắm không mà bây giờ mới kể?
Trả lờiXóaTrần Tiên Sinh cần gì đi , ngồi nhà cũng đã chế được khối chuyện hay. Nếu đi thì hay hơn, thế thôi.
Trả lờiXóaĐừng bao giờ quên câu của ông bà " Trăm nghe không bằng một thấy, trăm thấy không bằng một...".
TM
Trần Tiên sinh đang ở Trung quốc từ hôm 15/12
Trả lờiXóa