miệng còn cười , buốt giá chân không giầy
thương nhau tay nắm lấy bàn tay..."
TÌNH ĐỒNG CHÍ, là tên bài hát của Minh Quốc. Tôi học bài này từ Chí Cường bạn cùng tiểu đội với tôi, còn Chí Cường học lại từ ai thì tôi không nhớ rõ? Nhưng trước đó tôi đã nghe má tôi hát rồi,nó có vẻ đậm chất Nam bộ(tôi thấy thế)?Thế là nó đi theo tôi suốt những năm, tháng cuộc đời, tương tự như lời thề thứ 7 của quân đội. Tôi trân trọng nó, coi như kim chỉ Nam . Tôi muốn nói đến tình bạn, tình đồng đội.Chúng ta vẫn thường nhắc đến trong tập SRTKL những kỷ niệm đẹp về tình bạn, tình đồng đội đó sao? Chuyện chia nhau điếu thuốc trên đỉnh Trường sơn của Vũ Trung, YHoà với anh Chí Nhân là 1 ví dụ. Còn chuyện lính Trỗi gặp nhau trên chặng đường hành quân ra trận thì vô khối. Riêng tôi đã gặp các anh, các bạn trường Trỗi trong quân ngũ như: Cùng lớp thì có Vũ Trung, Cao quý Vũ, Hồ Thăng Long, Phạm Ngọc Thiết, Vũ Ngọc Đại, Trần Mạnh Tiến (bạc), Nguyễn Thắng Lợi, Quốc Thắng, Nguyễn Chí Hòa.... không biết tôi còn quên ai nữa không? Lớp trên thì nhiều lắm, liệt kê ra thì cả 1 danh sách, nhưng tôi chỉ kể ra những tên mà mọi người đều biết đó là Y Hoà, Ngô Tất Thắng, Phan đình Nhân... Khỏi nói khi lính Trỗi gặp nhau vui như thế nào? Dù trước đó chỉ biết nhau, không thân, thì tự nhiên thân tất, mọi thứ có thể cho nhau được, là mang ra hết. Đúng nghĩa nhường cơm, xẻ áo. Tôi có thể nói ra điều này mà không ân hận chút nào.
Nhân ngày Huỳnh Cúc ra đi,tôi nhớ một chuyện về Cúc trước khi bị bệnh mấy tuần. Trước đó bạn đã biết minh bị bệnh gì rồi, nên lúc nào cũng thủ theo thuốc đề phòng, mấy viên thuốc Tàu nhỏ li ti, đặc trị. Thế mà nghe Quách Kiếm kể hay bị huyết áp cao, liền chia đôi thuốc với Kiếm ngay. Chuyện này khiến tôi và Kiếm nhớ mãi, vì tôi chứng kiến mà. Hôm tôi và Kiếm đến nhà thăm Cúc có nhắc lại chuyện đó cho vợ Cúc nghe. Tôi muốn nói cái gì làm cho nhau được lúc sống thì nên làm ngay nếu có thể.Tất nhiên bây giờ ta không thể lo cho nhau vô tư như trước được, vì ta còn gia đình nữa! Nhưng tình bạn, tình đồng đội thì không thể quên được.
Nhân ngày Huỳnh Cúc ra đi,tôi nhớ một chuyện về Cúc trước khi bị bệnh mấy tuần. Trước đó bạn đã biết minh bị bệnh gì rồi, nên lúc nào cũng thủ theo thuốc đề phòng, mấy viên thuốc Tàu nhỏ li ti, đặc trị. Thế mà nghe Quách Kiếm kể hay bị huyết áp cao, liền chia đôi thuốc với Kiếm ngay. Chuyện này khiến tôi và Kiếm nhớ mãi, vì tôi chứng kiến mà. Hôm tôi và Kiếm đến nhà thăm Cúc có nhắc lại chuyện đó cho vợ Cúc nghe. Tôi muốn nói cái gì làm cho nhau được lúc sống thì nên làm ngay nếu có thể.Tất nhiên bây giờ ta không thể lo cho nhau vô tư như trước được, vì ta còn gia đình nữa! Nhưng tình bạn, tình đồng đội thì không thể quên được.
Đạt bột ơi, cải chính một chút:
Trả lờiXóaTrên đỉnh Trường sơn, Y Hòa đã gặp a.Trí Dũng (anh của Chí Nhân) chứ không phải a.Chí Nhân. Hồi đó ta chuẩn bị mở chiến dịch và tổ của a.Trí Dũng có nhiệm vụ dùng điện đài để nghi binh hướng tấn công. Ba anh em gặp nhau chừng một vài phút (cấp trên của a.TDũng quy định không cho tổ của TDũng tiếp xúc với "bên ngoài"), cùng chia nhau gói thuốc (hình như là thuốc Trường sơn).
HCQuang
Cái chất ấy cũng chính là "chất Trỗi" đấy, Đạt ạ!
Trả lờiXóaNhà anh còn giữ 1 tấm ảnh kỷ niệm chụp ông già và các cán bộ kháng chiến được BTCTW cho đi nghỉ ở bãi biển Xô-chi,năm 1961. Đoàn có tới 30 cụ, trong đó có cô Hà Thị Quế, chú Lê Quý Quỳnh... còn cánh Nam bộ có chú Nguyễn Thọ Chân, bác Mười Trí. Ông già vốn lang bạt kì hồ, vào Nam ra Bắc, tù đày ngót chục năm nên rất trọng những người sống nghĩa hiệp như cụ Mười Trí.
Sau đó anh em ta lại được sống với nhau, rồi cũng nhiễm cái máu nghĩa hiệp ấy, nhiều khi còn thương yêu nhau hơn cả anh em ruột. Chả thế mà hơn 40 năm rồi vẫn chơi được với nhau!
KQ
Khi Út trỗi ra đời quản trị mượn bài của Hà "Mèo" K6 đưa lên blog, để muốn nói nét đặc trưng của học sinh Trỗi và đấy cũng là mục đích, tiêu chí của ÚT TRỖI. Bất kỳ ở đâu gặp nhau, mà biết cùng là học sinh Trỗi, mặc dù khi ở trường chưa biết nhau hoặc không thân nhau, nhưng tôi dám chắc mọi người đều như cảm thấy là đã rất gần gũi và tin cậy nhau rồi, cái môi trường tập thể đó đã gắn kết mọi người lại với nhau như anh em thân thiết. Bây giờ chúng ta đều có tuổi cả, thì lại càng phải giữ gìn sự gắn kết đó một cách trong sáng hơn, sâu sắc hơn.
Trả lờiXóaVnq
Từ Vũng Tàu xin chúc mừng Út Trỗi đã ra đời!
Trả lờiXóaÝ tưởng của các em quá hay. Tuy vậy gần đây vào 1 blog nào đấy của ta thấy phảng phất 1 cái gì thiếu trong sáng, thiếu "chất Trỗi". Hơi kì lạ! Kỷ niệm xưa là đẹp, quan hệ nay là tốt (vì đã được thử thách 40 năm qua), lý gì lại có những vết gợn như thế? Mong các em làm sạch!
Phúc Chiến