Bài ca Trường Nguyễn Văn Trỗi

Nhạc và lời: Hồng Tuyến

Thứ Tư, 24 tháng 2, 2010

Nghề đi biển

Cho đến nay, vẫn ít người biết rõ về nghề đi biển. Họ chỉ nghĩ rằng nghề thủy thủ lãng mạn trời cao, biển rộng, đứng trên boong tàu ngắm từng đàn cá chuồn bay là là mặt nước, từng đàn cá heo nhào lên, ngụp xuống trước mũi tàu. Được du lịch đây đó khắp nơi miễn phí. Trong lúc nền kinh tế trong nước còn nhiều khó khăn thì còn tranh thủ mua được hàng về bán kiếm lời? Qủa là một nghề quá sướng một công đôi việc. Nên có một thời "thợ may biến thành thợ máy", bằng mọi cách chạy chọt để được xuống tàu, nhất là tàu viễn dương đi nước ngoài. Bây giờ, khi mà hàng hóa đầy chợ và siêu thị, không còn buôn được nữa, hỏi còn mấy ai muốn đi tàu, mặc dù lương trả cho thủy thủ khá cao. Các trang thiết bị trên tàu ngày một hiện đại, giúp cho thủy thủ trên tàu cũng đỡ vất vả hơn? Nghề này được xếp vào một trong những loại nghề nặng nhọc, tết Canh Dần vừa rồi Gentile của chúng ta vẫn còn phải lênh đênh trên biển, để xóa đi nỗi nhớ nhà, cậu tranh thủ khi đi ngang qua VN gọi điện về chúc tết bạn bè. Luôn luôn đối mặt với nguy hiểm và độc hại. Bài viết không thể nói hết được những cực nhọc của nghể đi biển, người viết cũng chỉ đứng trên khía cạnh của bộ phận máy để nói, nên cũng chỉ nêu được một phần nhỏ.
Trước tiên ta phải tìm hiểu các chức danh trên tàu theo thứ tự từ boong xuống máy:
1- Thuyền trưởng (Captain): Chức danh to nhất trên tàu. Chịu trách nhiệm điều khiển tàu rời và cập cảng(maneur).
2- Thuyền phó nhất (First officer): Còn gọi là Đại phó, giải quyết thay thuyền trưởng khi thuyền trưởng vắng mặt. Phụ trách ca 4h-8h, 16h-20h. Khi tầu maneur phụ trách phía mũi tàu.
3-Thuyền phó hai (second officer): Phụ trách ca 12-16,0-4. Khi tàu maneur phụ trách sau lái tàu.
4-Thuyền phó ba (third officer): Phụ trách ca 8-12,20-0. Khi tàu maneur đứng trên buồng lái nhận lệnh thuyền trưởng.
Ngoài ra có Thủy thủ trưởng (boatswain), thủy thủ (sailor) đi ca và bảo quản.
Máy gồm có:
1- Máy trưởng (Chief engineer): Chịu trách nhiệm về máy, không phải đi ca.
2- Máy nhất (first engineer): Phụ trách ca như đại phó. Trông coi và bảo dưỡng máy chính.
3- Máy hai (second engineer): Phụ trách ca như phó 2. Trông coi và bảo dưỡng máy phát điện, dầu.
4- Máy ba (third engineer): Phụ trách ca như phó 3. Trông coi và bảo dưỡng các loại bơm.
Ngoài các thợ máy (oiler) đi ca còn có thợ máy bảo quản tùy theo tàu.

Đấy là các chức danh làm việc thường xuyên theo ca. Nếu trời yên, biển đẹp thì đời thủy thủy thủ thật là sướng và lãng mạn. Nhưng có mấy khi, lúc thì gió mùa, lúc thì biển động, lúc thì mưa bão, thường xuyên gặp sóng, gió nổi lên, khi đó đầu của người yếu sóng sẽ cảm thấy như quay cuồng, chao đảo, mắt hoa, mày váng, ruột cồn cào muốn lộn từ trong ra ngoài bắt đầu ói lên ói xuống. Đầu tiên là thức ăn trong ruột còn cái gì thì ra tất, khi không còn gì thì tiếp theo là một thứ nước màu vàng xanh đắng ngắt mà người ta vẫn gọi là mật, ra cả mật xanh, mật vàng đúng theo nghĩa đen. Nhiều khi ói nhiều quá, mạch máu trong cuống họng vỡ ra, lúc đó nước dịch trong miệng ói ra sẽ là máu nhưng vẫn phải đi ca đều đặn. Để có cái mà ói ra và tiếp tục làm việc, họ phải uống nước hoặc ăn tạm một thứ gì đó còn có thể nuốt được? Nhiều trường hợp yếu sóng bỏ ca, hay bị bệnh bất ngờ không thể đi ca nổi, sẽ phải có người gánh thêm một ca nữa, mà một ca là 4 tiếng, xong ca trực ai nấy đều mệt mỏi, chỉ muốn nghỉ ngơi, nên việc phải trực thêm là bất đắc dĩ, nhưng có một điểm khác với mọi thứ say như say tàu, say xe vật vờ, mệt mỏi, thì say sóng khi tàu thả neo, chạy trong sông hay cập bờ là tỉnh liền như trước đó không hề có gì xảy ra, giống như giả vờ ốm vậy. Đối với người mới đi biển thì còn có cảm giác say đất. Đi trên đất liền mà có cảm giác khó chịu, bồng bềnh như trên biển và cũng ói. Trên boong thì sau này có trang bị thêm hệ thống GPS dẫn đường, hải đồ điện tử nên đỡ vất vả. Dưới máy hầu như không có thay đổi gì nhiều! Vẫn phải dựa vào con người là chính. Trong lúc máy chạy ầm ầm,người sỹ quan đi ca có trách nhiệm xử lý mọi sự cố xảy ra trong ca trực như bể đường ống, chết máy do mọi nguyên nhân... Nói chuyện với nhau phải gào sát vô tai may ra mới nghe rõ, nên hầu như giữa sỹ quan phụ trách ca với thợ máy phải hiểu ý nhau mới được, ví như người bác sĩ phụ mổ phải hiểu bác sĩ mổ khi mà người đó chìa tay ra mà không nói! Ai mà xử lí chậm là ăn chửi hoặc bị một cái gì đó trong tầm tay bay ngay vào đầu, sau đó khi về bờ là "khăn gói quả mướp" lên nhận nhiệm vụ tại phòng nhân sự công ty.Đang lúc biển động, cả con tàu đang chuyển động,bỗng dưng bục đường ống nước hoặc dẫn dầu.Kim đồng hồ chỉ áp lực nước,dầu giảm xuống, phải xử lí ngay không được để cho chết máy. Nếu người thợ máy không đi kiểm tra thường xuyên hoặc không có đôi tai thính nghe tiếng máy nổ khác đi bình thường thì hậu quả xảy ra với cả con tàu là khôn lường! Chưa kể hơi dầu bốc lên mờ mịt, nhiệt độ phòng máy luôn trên 40 độ c, sờ vào bất cứ thứ gì trong phòng máy cũng bỏng rát. Trong suốt gần 15 năm đi trên tàu viễn dương tôi thấy chỉ có những người yêu biển thực sự mới chịu được nỗi khó khăn vất vả khi đi biển! Chuyện buôn bán thêm chỉ có một thời điểm nhất định khi đất nước còn bị cấm vận với các nước khác, giao lưu mua bán còn nhiều khó khăn, nhưng nó cũng mang lại một chút lợi ích nhỏ bé cho cả đôi bên cá nhân và xã hội thời đó. Mọi người phải hiểu rằng mức lương của người thủy thủ lúc đó chưa được đánh giá đúng! Hơn nữa đi buôn 10 lần chót lọt chỉ cần bị bắt một lần là coi như về con số 0, nhiều khi là âm,chưa kể tù tội.
Thủy thủ đi dài ngày trên biển, mấy ngày đầu còn được ăn thức ăn tươi, còn sau đó là đồ đông lạnh, rau héo, thối, mà rau thì rất cần thiết cho con người. Nên trên mỗi con tàu,người nấu bếp rất quan trọng. Thuyền viên được ăn ngon hay không là do tài chế biến của đầu bếp! Người nấu bếp phải có cái tâm mới làm được, còn nhăm nhăm xuống tàu để đi buôn thì cả thủy thủ đoàn thường xuyên ăn mì gói hay tự nấu lấy khi xong ca là chuyện thường. Có lẽ do quá căng thẳng khi đi trên biển nên lúc thả neo hay đi bờ thủy thủ thường hay nhậu để tìm lại sự cân bằng? Thủy thủ cũng dễ đánh nhau thậm chí có trường hợp còn cắn lưỡi, cắt cổ tay... tự tử do stress khi tàu lênh đênh vài tháng trên biển xa. Của để dành thường chẳng còn bao nhiêu! Chỉ một số ít là giàu, đa phần lên bờ là hết tiền! Còn chuyện gia đình bị đổ vỡ do thường xuyên phải xa nhà không phải là ít. Rồi còn con cái, học hành khi không có bố ở nhà? Thủy thủ thường hay ăn to, nói lớn do thói quen ở dưới tàu. Đến bây giờ bà thị xã của tôi vẫn không quen, hay nhắc nhở vặn "Volume" bé lại khi nói chuyện điện thoại, hay nói chuyện với bạn.

Nếu không có một bước ngoặt bất ngờ buộc chúng tôi lên bờ thay đổi công việc, thì có lẽ chúng tôi giờ này vẫn còn lênh đênh trên biển như Gentile? Chỉ vì không chịu quà cáp cho ban giám đốc cty mỗi khi đi biển về,nên chúng tôi bị nhận xét là "Quan hệ với cấp trên không tốt", chúng tôi bị buộc làm đơn xin nghỉ việc. Không biết có phải trong cái rủi có cái may? Chúng tôi đều kiếm được một công việc tốt ở trên bờ và thích nghi với nó. Còn tôi cho đến bây giờ sau gần 15 năm dời tàu lên bờ, có lẽ nghề đi biển đã ăn sâu vào máu? Hàng đêm giấc mơ mình đang đi tàu vẫn thỉnh thoảng ập đến với nhiều kỉ niệm đầy ắp vui,buồn không thể nào quên được!

22 nhận xét:

  1. Đúng như dathb 136 nói,mọi người đâu có chứng kiến nỗi vất vả của thủy thủ tàu Viễn Dương.Họ cứ thấy lên bờ có tiền ăn nhậu (do buôn bán chút đỉnh),vô nhà thấy dàn máy,TV,tủ lạnh...
    Riêng K5 đi tầu có Phước Lợi,Hưng (Bò Đuổi),Minh (Bông),Hồng (toạc)...Giải nghệ hết chỉ còn Minh vẫn còn đi.
    Từ năm 1990 đến 1998 mình là CSKT (Quy Nhơn) chuyên chống BL trên biển nên hiểu khá rõ cuộc sống của thủy thủ.Kiếm được đồng tiền ko phải dễ.
    Qua bài viết BT chúng ta càng thương cảm với một nghề mà lính Trỗi nhiều người đã và đang làm.

    Trả lờiXóa
  2. Đính chính laị:
    - Thuyền phó 2(Off.Snd) và Maý 2(E.Snd) đêù đi ca 0h-4h và 12h-16h.
    -Thuyền phó 3 và Maý 3 đi ca 8h-12h và 20h-24h.Việc đi ca sẽ bao gồm một SQ và 1 thuỷ thủ,ở bên maý cũng vậy(1 SQ và 1 thợ maý)
    -Tương tự như thuỷ thủ trưởng trên bong,tổ maý còn có một thợ Cả nêú tâù có trọng taỉ lớn.Ngoaì ra theo định biên cuả taù còn có Bếp trưởng (Chef.Cook) và 1 phục vụ viên...Tuỳ theo cấp taù mà định biên số ngươì ít hay nhiêù.

    Trả lờiXóa
  3. Các chú Trỗi nhà ta đã lên bờ gần hết, chỉ còn lại Nhân "chi sơ" k7, Giang "Gentile" k7, Hà "quýt" k8. Những anh em này đều đã thành Wolf (sói biển).

    Trả lờiXóa
  4. Đêm qua Gtl lại điện về, chắc cậu nhớ nhà dữ. Sáng được đọc bài của Đạt càng nhớ những ngày làm việc vất vả nhưng vui và vô tư ấy. Thực ra nghề đi biển là một xã hội nhỏ, hoàn toàn độc lập, không thể nhờ vả ai nên mặc dù sóng gió, sức chịu sóng yếu đều phải đúng ca kíp, xử lý sự cố, làm việc hết mình để cho sự tồn tại của con tàu và chính mình. Chỉ sau một chuyến biển là đo được nhau liền, không làm được việc là biến. Để gọn xài giờ đi ca: 12-4, 4-8, 8-12 cho dễ hiểu.
    Cám ơn bạn.

    Trả lờiXóa
  5. Nhớ lại truyện "Đảo dấu vàng" mới biết anh chàng Sin-ve cụt 1 chân dưới thời "Captain Bin (hình như thế)" chính là anh Boatswain, khi lên con tàu tìm đảo dấu vàng, anh ta đi với danh nghĩa Đầu bếp. Hồi đó tàu viễn dương chỉ thiếu mỗi chức danh Engineer và Oiler. Hồi bé đọc truyện nhớ nhất bài hát rượu rum của đám Sailor (tui cứ nói tiếng Tây cho nó ... cập nhật).
    HCQuang

    Trả lờiXóa
  6. Hay quá anh Đạt à. Nghe họ hay nói nghề viễn dương giàu, nhưng em cũng hình dung được mọi gian khó của nghề này, tuy nhiên bi giờ em mới biết rõ nghề này cực nhọc ra sao (cả về tâm lẫn việc). Người ta nói "an cư mới lạc nghiệp", thủy thủ cứ lênh đênh hoài vậy bít bao giờ mới an cư.
    Nhưng mà sao hồi í các đại ca trông như học trò lớp 12 vậy?
    Quế MF

    Trả lờiXóa
  7. Đàn ông là phái mạnh nên đi biển để thỏa sức chí trai bốn phương tám hướng. Chính vì vậy trong tiếng Anh từ " Adventure" vừa có nghĩa là mạo hiểm nhưng cũng có nghĩa là chuyến đi biển. Tuy thế so với đàn bà thì chỉ có nước xách dép thôi vì các cụ có câu:
    "Đàn ông đi biển có đôi,
    Đàn bà vượt cạn mồ côi một mình" .
    Nói thế để anh em ta cũng đừng tự hào quá mà về nhà lên mặt với Phu nhân .

    Trả lờiXóa
  8. @datbot: Thôi mờ, than vãn làm gì! Đâu phải ai cũng xuống tàu, ra biển được đâu!

    Nhà 4 SG tui lo cho thằnh Hòa c... (em chồng chị tui) vào Sagosco (tức Saigonship) năm 1980, chỉ có 3 người có biên chế chính thức: 5 Tải, trưởng phòng TC với nó... Còn 4 SG thì chưa bao giờ biết tàu có mấy chân vịt!

    4 SG

    Trả lờiXóa
  9. Bài viết của bạn ngắn gọn mà súc tích, đủ để anh em đã và chưa qua môi trường biển cả hiểu và thông cảm.
    Hồi nhỏ mình khoái lính thủy nên có ảnh chụp mặc áo yếm.
    Khi duyệt binh 75 lại đóng giả khối hải quân.
    Ra trường về V3 tới 7-8 năm.
    Đi tàu (ven bờ với 664) từ HP tới ĐN rồi cũng theo nó đi cứu trọ cù lao Ré - lạc đường do sóng cấp 5-6 tới gần Phi mới quay về nên cũng nếm sóng tàm tạm. Nên cảm thông nhiều với cánh thủy thủ cả về sức khỏe lẫn lối sống, tâm lý.
    Đúng là có yêu biển thì mới tồn tại được ở môi trường này.
    "Nhưng yêu biển là yêu thế nào nhỉ ?" mọi người cho ý kiến thử coi.

    Trả lờiXóa
  10. @BS Hoc: Em là dân gốc làng chài, em thích ngắm biển lúc lặng gió, thích nhìn mặt nước đổi màu theo ánh sáng, thích cảm thấy cái goị là "mùi biển" khi đi gần đến biển, thích đọc "Ông già và biển cả", thích câu thơ :" ngày xưa trên một hòn đảo nhỏ..." ở bài "bài ca chim Hải âu" của Lưu Trùng Dương, thích nghe mọi người hát "đồng chí lái máy ơi, ngày mai tôi sẽ ra khơi..." nhưng em lại sợ sóng to, sợ nước, không biết bơi, sợ bão ...
    Vậy thì em có được coi là người yêu biển không?

    Trả lờiXóa
  11. Để tôi thuyết minh ảnh nhé.
    H1: Biển êm. Đội tàu Cần thơ đang hành trình.
    H2: Sỹ quan máy đang điều khiển máy cái theo hiệu lệnh từ buồng lái.
    H3: Hòa đồng bộ máy phát điện trên tàu.
    Đạt còn giữ nhiều tấm hình quý quá, bữa nào cho kiểm kho đê.

    Trả lờiXóa
  12. Thuyết minh của ĐN rất chính xác!Chứng tỏ cậu cũng như tôi rất nhớ biển.
    Quế MF:Thời gian này bọn anh đều đã trên dưới 30 rồi,nhưng đã có nhiều năm đi biển.
    EGK9:Bạn vẫn là người yêu biển mặc dù không biết bơi!Bạn tưởng thủy thủ đều biết bơi cả hay sao?Hàng năm hoặc vài năm đều có kiểm tra bơi.Nhưng số thủy thủ đạt chứng chỉ chỉ 1/3,còn lại đều biết bơi nhưng bơi chỉ khoảng 20-50m là đuối sức,trong khi quy định là 200m.Chuyện lạ là các trường hợp lúc tàu gặp bão bị chìm thì thường người bơi giỏi hay chết,còn bơi yếu không chết vì họ hay thủ thân bằng phao bơi hay can đựng nước, gặp sự cố là buộc quanh mình ngay.

    Trả lờiXóa
  13. - @dathb136: Bài viết rất hay nhưng" Thuyền trưởng (Captain): Chức danh to nhất trên tàu. Chịu trách nhiệm điều khiển tàu rời và cập cảng(maneur)" còn thiều đoạn
    " Là người cuối cùng rời tàu khi...".
    - EGK9: "em lại sợ sóng to, sợ nước, không biết bơi, sợ bão ...
    Vậy thì em có được coi là người yêu biển không"?
    Câu trả lời chính xác: Em vẫn có thể được coi là "người yêu người yêu biển".
    - AChí:" mười lăm thằng trên hòm người chết, uống rượu rum say bét say be" ( Đảo giấu vàng).
    12ly7

    Trả lờiXóa
  14. Gửi anh 4.SG: Tàu " thường"có hai cái chân vịt nhưng do thuỷ thủ xa nhà buồn quá lên nhậu mất một " chân". Vậy nên tầu chỉ còn một "chân". Thèm lắm nhưng không dám nhậu nữa sợ không còn đường về. Không biết có đúng không hả các bác?

    Trả lờiXóa
  15. @ND:Sai toét,trên tầu có bao nhiêu người là có bấy nhiêu chân vịt.

    Trả lờiXóa
  16. @Ak7: "bấy nhiêu chân vịt" đấy thì thò ra ở chỗ nào? hay chỉ có" bấy nhiêu chân vịt" khi nhậu thôi?

    Trả lờiXóa
  17. @LT: Đó là LT hỏi nghen "...thò ra ở chỗ nào" thì khi nào gặp rồi sẽ nói.

    Trả lờiXóa
  18. Đạt bột với Đỗ Nghĩa hồi chẻ đẹp giai phết nhỉ, tôi nghe nói các chú thuỷ thủ ghé bờ bến lạ hay vào "bar" hoặc pub lắm phải không

    Trả lờiXóa
  19. AK7 làm gì còn " chân vịt ", mấy ông bác sĩ tháo mất rồi

    Trả lờiXóa
  20. @KV:Sax!Lói đc câu này thì cậu mất đi cái bình đựng Votka rùi.Ko vào lấy là đem cho à nghen.

    Trả lờiXóa
  21. @AK7 : Tưởng vô đây thì phát ngôn thoải mái chứ . Nói mà bị mất rượu thì bố thằng nào dám nói nữa . Thà im để được uống rượu còn hơn . ( Cái này không phải tui nói đâu nghe ) .
    K6LS

    Trả lờiXóa
  22. CÓ PHẢI ĐẠI CA ĐỖ NGHĨA VÀ ĐẠI CA ĐẠT O ? ĐẠI CA NHĨA THÌ O THAY ĐỔI MẤY CÒN ĐẠI CA ĐẠT THAY ĐỔI NHIỀU KỂ CẢ TÓC VÀ KHUÔN MẶT HE HE

    Trả lờiXóa

Đề nghị mọi người dùng tiếng Việt có dấu để nhận xét. Gõ telex tiếng Việt TẠI ĐÂY. Nhận xét xong xin không dùng Nặc danh mà nên điền danh tính vào Tên/URL (nếu ko dùng danh khoản). Xin chân thành cảm ơn!