Thứ Bảy, 27 tháng 2, 2010
Thư từ Nam Ninh
LỄ TRAO DANH HIỆU THẦY THUỐC ƯU TÚ 2010
Bệnh viện 199 có 2 người được vinh dự phong tặng trong đợt này là:
+ Thạc sĩ Bs Thầy thuốc ưu tú NGUYỄN PHÚC HỌC Đại tá Phó giám đốc Bệnh viện (đứng giữa-hàng sau).
+ Thạc sĩ Bs Thầy thuốc ưu tú NGUYỄN ĐỨC HƯNG Thượng tá Trưởng khoa Nội TH (ngoài trái-hàng đầu).
Thứ Năm, 25 tháng 2, 2010
Đọc báo
Những điều nên học và không nên học từ Trung Quốc được bàn luận dưới góc nhìn của một nhà báo kỳ cựu.
Trong khi nhiều người cho rằng Việt Nam phải khác Trung Quốc thì tác giả Tống Văn Công, nguyên Tổng biên tập Báo Lao động giữ quan điểm Việt Nam cần học hỏi những điều hay và tránh những khiếm khuyết mà Trung Quốc đã mắc phải.
Bài viết dưới đây thể hiện góc nhìn riêng của tác giả. Mời bạn đọc cùng tranh luận.
Thứ Tư, 24 tháng 2, 2010
Mời Giao lưu Thể thao Đầu Xuân !
Ban Tổ chức: Trí Dũng, Ngô A Vinh, Châu (tiu) - k8.
Mời dự đám cưới.
Địa điểm: tại số 2 phố Hoa Lư (triển lãm Vân hồ), Hà nội.
Thời gian: hồi 11h30 ngày 04/3/2010 tức 19 tháng Giêng.
Gia đình rất vui và hân hạnh được đón tiếp các anh, các chị và các bạn.
Lưu Mạnh Hà
Nghề đi biển
1- Thuyền trưởng (Captain): Chức danh to nhất trên tàu. Chịu trách nhiệm điều khiển tàu rời và cập cảng(maneur).
2- Thuyền phó nhất (First officer): Còn gọi là Đại phó, giải quyết thay thuyền trưởng khi thuyền trưởng vắng mặt. Phụ trách ca 4h-8h, 16h-20h. Khi tầu maneur phụ trách phía mũi tàu.
3-Thuyền phó hai (second officer): Phụ trách ca 12-16,0-4. Khi tàu maneur phụ trách sau lái tàu.
4-Thuyền phó ba (third officer): Phụ trách ca 8-12,20-0. Khi tàu maneur đứng trên buồng lái nhận lệnh thuyền trưởng.
Ngoài ra có Thủy thủ trưởng (boatswain), thủy thủ (sailor) đi ca và bảo quản.
Máy gồm có:
1- Máy trưởng (Chief engineer): Chịu trách nhiệm về máy, không phải đi ca.
2- Máy nhất (first engineer): Phụ trách ca như đại phó. Trông coi và bảo dưỡng máy chính.
3- Máy hai (second engineer): Phụ trách ca như phó 2. Trông coi và bảo dưỡng máy phát điện, dầu.
4- Máy ba (third engineer): Phụ trách ca như phó 3. Trông coi và bảo dưỡng các loại bơm.
Ngoài các thợ máy (oiler) đi ca còn có thợ máy bảo quản tùy theo tàu.
Thủy thủ đi dài ngày trên biển, mấy ngày đầu còn được ăn thức ăn tươi, còn sau đó là đồ đông lạnh, rau héo, thối, mà rau thì rất cần thiết cho con người. Nên trên mỗi con tàu,người nấu bếp rất quan trọng. Thuyền viên được ăn ngon hay không là do tài chế biến của đầu bếp! Người nấu bếp phải có cái tâm mới làm được, còn nhăm nhăm xuống tàu để đi buôn thì cả thủy thủ đoàn thường xuyên ăn mì gói hay tự nấu lấy khi xong ca là chuyện thường. Có lẽ do quá căng thẳng khi đi trên biển nên lúc thả neo hay đi bờ thủy thủ thường hay nhậu để tìm lại sự cân bằng? Thủy thủ cũng dễ đánh nhau thậm chí có trường hợp còn cắn lưỡi, cắt cổ tay... tự tử do stress khi tàu lênh đênh vài tháng trên biển xa. Của để dành thường chẳng còn bao nhiêu! Chỉ một số ít là giàu, đa phần lên bờ là hết tiền! Còn chuyện gia đình bị đổ vỡ do thường xuyên phải xa nhà không phải là ít. Rồi còn con cái, học hành khi không có bố ở nhà? Thủy thủ thường hay ăn to, nói lớn do thói quen ở dưới tàu. Đến bây giờ bà thị xã của tôi vẫn không quen, hay nhắc nhở vặn "Volume" bé lại khi nói chuyện điện thoại, hay nói chuyện với bạn.
Nếu không có một bước ngoặt bất ngờ buộc chúng tôi lên bờ thay đổi công việc, thì có lẽ chúng tôi giờ này vẫn còn lênh đênh trên biển như Gentile? Chỉ vì không chịu quà cáp cho ban giám đốc cty mỗi khi đi biển về,nên chúng tôi bị nhận xét là "Quan hệ với cấp trên không tốt", chúng tôi bị buộc làm đơn xin nghỉ việc. Không biết có phải trong cái rủi có cái may? Chúng tôi đều kiếm được một công việc tốt ở trên bờ và thích nghi với nó. Còn tôi cho đến bây giờ sau gần 15 năm dời tàu lên bờ, có lẽ nghề đi biển đã ăn sâu vào máu? Hàng đêm giấc mơ mình đang đi tàu vẫn thỉnh thoảng ập đến với nhiều kỉ niệm đầy ắp vui,buồn không thể nào quên được!
Chủ Nhật, 21 tháng 2, 2010
Thêm hình ảnh Tết gặp nhau ở SG
XUÂN
Thứ Sáu, 19 tháng 2, 2010
Tin buồn
Thứ Tư, 17 tháng 2, 2010
Làm gì ngày tết?
Thứ Ba, 16 tháng 2, 2010
Đường hoa ở Sài Gòn.
Thứ Hai, 15 tháng 2, 2010
Lạ !
Cây Sala
Sala có nhiều tên gọi Sāla, Sal, Shorea robusta, là một loại cây tìm thấy ở Ấn Độ, miền Nam dãy núi Hy Mã Lạp và về sau được trồng nhiều nơi ờ Nam Á và Đông Nam Á và ngày nay là một loại cây được trồng để cung cấp gỗ cứng (hard wood).
Sala là một loại cây thân gỗ, cây có thể cao tới 30-35m. Hoa sala ra từ thân cây, suốt từ gốc lên, chùm hoa dài ra liên tục có thể tới 2-3m, quả lớn tròn to đường kính quả có thể tới 20cm.
Ở miền Nam, cây có trồng ở các chùa như chùa Xá lợi, chùa Vĩnh Nghiêm, Chùa Già Lam, Chùa Hoằng Pháp... Có một cây Sala to ở khu du lịch Bình Qưới, Thanh Đa gốc to tới mấy người ôm.
Hoa Sala thường được nhắc tới trong kinh Phật. Trong kinh điển Phật giáo, Đức Phật đản sinh ở gốc cây Sala, trong vườn Lumbini (Lâm-tì-nì), và nhập diệt giữa hai cây Sala tại kusinara (Câu-thi-na). Vì thế ngày nay, ngoài cây bồ đề (bodhi tree, bo tree, ficus religiosa), cây Sala cũng được chọn để trồng tại các khuôn viên Chùa. Trong giới chơi cây cảnh ở Việt nam, cây này có tên là cây Ngọc Kỳ lân, Đầu Lân hay Hàm Rồng.
Do kết cấu cả chùm hoa trông giống rắn thần (Naga), mỗi bông hoa là đầu và miệng phùng mang che phần nhụy trung tâm. Hình tượng này làm ta liên hệ đến con rắn hổ mang chín đầu bảo vệ Đức Phật trong lúc ngài ngồi nhập định 49 ngày dưới cội cây bồ đề. Sala nở rộ tương trưng cho Phật Pháp (Dharma) và Đức Phật cuối cùng đã chọn giữa bóng hai cây này (song thọ) để nằm nghỉ và đi vào Niết bàn.
Có tác giả nghiên cứu Phật giáo còn gọi Sala là hoa Vô Ưu. Theo như tìm hiểu thì chưa có khẳng định về ý nghĩa tên hoa Vô Ưu có đúng là hoa Sala không vì có khác nhau ở mỗi tài liệu về hoa Vô Ưu. Cả 2 loại: hoa Sala và hoa Asoka - bông Trang (miền Bắc gọi là hoa Mẫu đơn) cũng được gọi là hoa Vô Ưu.
Tán cây Sala rậm rạp, những cánh hoa rất dầy. Hoa sala có mùi rất thơm, hương tỏa xa thanh thoát. Nhưng khi kết trái, trái Sala chín rất hôi, và khi nó chín nẫu và nồng nặc thì lúc ấy hạt mới đủ già để mọc thành mầm cây mới. Đó cũng là qui luật sinh diệt mà nhà Phật dùng cây Sala để tượng trưng.
Với xứ sở Phật giáo, cây Sala cũng quen thuộc như cây Hoa Gạo (Mộc Miên) ở Việt nam ta.
Đôi tay như sen hé
Lòng thành kính như hoa
Nguyện người thương nhau mãi
Dù cuộc đời phong ba.
(Theo thông tin từ internet)
Suối
Hoa mới
Đăng lên tấm hình gửi AE xem cho mãn nhãn.
Chủ Nhật, 14 tháng 2, 2010
Vừa đủ!
Vừa đủ tiền bạc để gia đình sung túc;
Vừa đủ hạnh phúc để tâm hồn luôn ngọt ngào;
Vừa đủ ồn ào để thay đổi không khí lặng lẽ;
Vừa đủ sức khỏe để có thể rong chơi;
Vừa đủ thảnh thơi để thấy mình thực sự sống;
Vừa đủ hy vọng để giữ mãi niềm tin;
Vừ đủ tự tin và hài hước để làm cuộc sống đáng yêu hơn.
..................................................................
Để được "Vừa đủ" thế này cũng bở hơi tai đấy chứ!
CHÚC MỪNG NĂM MỚI.
Phúc lộc đưa nhau đến từng nhà.
Vài lời cung chúc tân niên mới.
Vạn sự an khang vạn sự lành
Năm mới chúc nhau sức khỏe nhiều.
Bạc tiền rủng rỉnh thoải mái tiêu.
Gia đình hạnh phúc bè bạn quý.
Thanh thản vui chơi mọi buổi chiều.
Đầu xuân năm mới chúc BÌNH AN,
Chúc luôn TUỔI TRẺ chúc AN KHANG.
Chúc sang năm mới nhiều TÀI LỘC,
Công thành danh toại chúc VINH QUANG..
CUNG kính mời nhau chén rượu nồng
CHÚC mừng năm đến, tiễn năm xong
TÂN niên phúc lộc khơi vừa dạ
XUÂN mới tài danh khởi thỏa lòng
VẠN chuyện lo toan thay đổi hết
SỰ gì bế tắc thảy hanh thông
NHƯ anh, như chị, bằng bè bạn
Ý nguyện, duyên lành, đẹp ước mong
Cung chúc tân niên một chữ nhàn.
Chúc mừng gia quyến đặng bình an.
Tân niên đem lại niềm Hạnh Phúc.
Xuân đến rồi hưởng trọn niềm vui
Năm mới chúc nhau sức khỏe nhiều.
Bạc tiền rủng rỉnh thoải mái tiêu.
Gia đình hạnh phúc bè bạn quý.
Thanh thản vui chơi mọi buổi chiều
Tui cũng xin chúc bà con
Đàn ông lủng lẳng hai hòn còn nguyên
Đàn bà thêm đẹp, nhiều duyên
Trẻ con nho nhỏ có tiền ăn chơi!
(Theo ATP)
Thứ Bảy, 13 tháng 2, 2010
TIN BUỒN.
CHÚC MỪNG NĂM MỚI !
Quyết gồng mình vượt qua khó khăn, chấp nhận thách thức.
Hà nội sáng 30 Tết
.... Ngày xưa con đường này chính là đường Láng Trung, ở đó có Ký túc xá trường Đại học Giao thông mà tôi, ĐN và nhiều lính Trỗi K8 khác từng "trú ngụ"