Bài ca Trường Nguyễn Văn Trỗi

Nhạc và lời: Hồng Tuyến

Chủ Nhật, 30 tháng 11, 2008

'Cuộc sống muôn màu' qua tranh Phạm Lực

Giống ống kính vạn hoa, triển lãm tranh Phạm Lực khai mạc ngày 28/11 tại Bảo tàng Mỹ thuật TP HCM đem đến cho người xem những khoảnh khắc muôn màu, muôn vẻ qua nhiều lát cắt của cuộc sống…

VnExpress

Ảnh: Quách Hoàn Kiếm

Thứ Bảy, 29 tháng 11, 2008

THĂM BẠN THÁI NGUYÊN

K7 có bốn bạn ở Thái Nguyên là : Dương Bằng Hà, Tống Hòa, Văn Quốc Oai (Oai khơ) và Văn.Trừ Văn ae đã gặp từ tháng 10/2006 ở Đại Từ , còn mấy ae khác đã mấy chục năm nay chưa gặp.
Nhân có Đắc Hòa từ SG ra chúng tôi mò lên" tiền trạm " , kết hợp viếng mộ Thảo và thăm Hồ núi Cốc.
Thăm gia đình Bằng Hà và Tống Hòa thật vui. Khi biết mộ Thảo ở Thái Nguyên Băng Hà dù huyết áp cao nhưng đòi đi bằng được. Hai bạn Thái Nguyên nói :" bây giờ mới biết mộ Thảo ở đây, từ nay bọn tớ sẽ đến thăm Thảo thường xuyên , Các cậu yên tâm".

Viếng Thảo xong, chúng tôi kéo nhau đến một quán nhỏ bên Hồ Núi Cốc chuyện đến chiều vẫn chưa muốn về. Quả là nhiều chuyện thật, Bằng Hà tính tình vẫn như xưa, nhớ nhiều chuyện và nhắc nhiều kỷ niệm xưa.
Rất tiếc chưa thể kể ngay được về chuyến đi này vì qua muộn rồi, xin khất ae một dịp khác. Thông báo sơ qua để nếu ai có lên thủ đô "gió ngàn" nhớ vẫn có các bạn Trỗi mình ở đó mà ghé thăm.

ẢNH PHÚ QUỐC CHO ÚT

“Những ngày không gặp nhau
Biển bạc đầu thương nhớ
Những ngày không gặp nhau
Lòng thuyền đau rạn vỡ” ( XQ)













Thứ Sáu, 28 tháng 11, 2008

Ném biên


ST

"Giai điệu" một thời quen thuộc


....Và những điệu múa của Hồng vệ binh mà thời ở Quế lâm thỉnh thoảng được xem



Thứ Năm, 27 tháng 11, 2008

Thế hệ sau

Bức ảnh của thế hệ tướng lĩnh hạng con cháu được
chớp vào sáng 25/11 vừa rồi ở Sơn Tây, tại Nhà truyền thống trường Lục quân 1. Có điều khá thú vị:
- Ông Thiếu tướng đang cười là Chính uỷ nhà trường Nguyễn Văn Việt, còn người đứng sau là Phó chính uỷ Nhuần.
- 3 vị dựa vào "sa bàn trận Núi Hồng của E179 trong chiến dịch Việt Bắc Thu đông 1947" là Thiếu tướng Nguyễn Quang Bắc k5, Đại tá giám đốc Vaxuco Hoàng Quốc Hùng k5, Đại tá Hiệu phó Hoàng Minh Châu (em anh Hoàng Quang Minh k3, mất đúng ngày hội trường năm 2005 tại HN). Ba "đ/c con" đang xem lại tấm ảnh của cố Hiệu trưởng trường Quân chính Kháng Nhật (5/1945-8/1945) Hoàng Văn Thái (bố anh Hùng) treo trên tường.
- Cái hay ở chỗ tác giả bức ảnh là anh Tạ Quang Vinh k3, cháu ngoại cụ Hoàng Đạo Thuý - Hiệu trưởng đầu tiên của Võ bị Trần Quốc Tuấn 5/1946, tiền thân của Lục quân 1.

Vườn Chiều

Mình thấy đặt tên "Vườn già" để đối nghĩa với "Vườn trẻ" có vẻ không ổn. Đổi thành "Vườn Chiều" cho mượt tai hơn được không?
Có thể lên kế hoạch dần cho "Vườn Chiều" được chưa?
Đầu tiên là địa điểm: Gần Hồ Tây?

Cô đơn

Tin ảnh đưa muộn

Đám cưới con gái Trịnh Hồng Anh k8 qua cả tuần rồi, gia đình chờ mong tin và ảnh trên mặt "Đại tự báo", vậy mà "phóng viên chiến trường" Dương Đức Hải (hắn tự phong vậy và lưu ý: không phải diễn viên hài Đức Hải!) lại lặn về quê thăm bu nó, giờ mới nổi. Thôi thì muộn còn hơn không. Chiều qua từ TpHCM, Đức Hải hớt hải mail ảnh ra và nối điện thoại: "Anh không post ảnh lên là vợ chồng nó... đá... đán... đánh... bỏ mẹ em! Vì em cầm tiền rồi, xài... xài rồi mà... mà lại quên mất nhiệm vụ! Mà ngay cả khi mình cưới, anh em Trỗi đến góp vui đông quá còn quên nữa là... cưới cháu... Chắc vợ chồng nó cũng cho qua vụ này?". Xin mời bà còn chiêm ngưỡng ảnh không có "bình nuận"!





























































Thứ Tư, 26 tháng 11, 2008

Bệnh giả dối...

Bệnh giả dối có liên hệ gì với bệnh vô cảm không nhỉ?
Bạn đã đọc bài này chưa?
(bấm vào tên bài để đọc)

ĐÓN BẠN NHA TRANG RA

Được tin Ba "Châu" cùng gia quyến ra Hà Nội. ACE Hà Nội vui quá , chờ bạn từ khi xe còn đang tân Hà Tĩnh. Hôm trước tại cafepho mọi người chờ đoàn đến 11h ( hết hai bác thủ tướng Nga). Hôm sau mới tổ chức gặp bạn được. Các bác cứ dòm ảnh đoán người nhé.
Cuộc vui có thêm nhiều khuôn mặt đã lâu mới gặp. Đáng lẽ chùm ảnh này phải đăng ngay nhưng "ký Giả " một mùa lại say xỉn nữa. Thành thật cáo lỗi ae






























Utroi cho ảnh mấy ông này vào mục "câu lạc bộ làm quen giùm"

Tin ngắn

Đáp ứng nguyện vọng của Hoàng Minh Phượng K6 muốn được gặp gỡ các bạn Trỗi trước khi về “bển”*. Tối qua tại CLB bóng bàn (K7, K8) đã diễn ra buổi “giao ban” đột xuất của các bạn Trỗi . Ngoài thành phần thường xuyên giao ban “vườn treo” hôm qua K6 có chị Tường Vân, anh Thắng “híp”, anh Trung, con trai anh Huỳnh Hồng K6, Thu Hà K7, Nguyễn Thị Thái K8 và hai người bạn là thành viên CLB. Nhiệt tình với bạn ở xa về, gần cuối buổi ông chủ CAFÉ PHỐ Văn Hùng cũng phi tới tham dự.

Vì tiếng “dữ” Vườn treo đồn xa sang tận trời….Tây nên lần này nhân có việc về nước, chị Phượng đã đã được mục kích “người thật việc thật”. Tiện có Laptop tại đây, TQ Bạn Trỗi đã cấp tốc “huấn luyện” về Internet và “kỹ năng” blog cho tân blogger Phượng . Như mọi lần, cứ lính Trỗi gặp nhau là vui như Tết. Dưới đây một số hình ảnh của buổi “giao ban” đột xuất.


Tổng quản “động viên” tân blogger

HB “ăn theo” nhóm K6

Thái về trước nên ko kịp chụp với nhóm C11


Bù lại nỗi sợ “cấy” khi xưa, “tt_ngày xưa” gỡ lại 1 kiểu ảnh

….. và “cố gỡ” thêm kiểu nữa với nhân vật chính
"bển"*: Nước Áo

Thứ Ba, 25 tháng 11, 2008

Kỷ niệm thời Trỗi

Lục lại đống giấy tờ thấy còn lưu được bút tích của chữ ký Bác Quỳnh

THÔNG BÁO

Vào hồi 10 giờ sáng ngày thứ sáu 28/11/2008 tại Bảo tàng Mỹ thuật thành phố - 97A, Phó Đức Chính, Q1, thành phố Hồ Chí Minh. Thày PHẠM LỰC tổ chức khai mạc triển lãm tranh “Cuộc sống muôn màu” lần 2. Triển lãm mở cửa đến ngày 15/12/2008.

Thày Phạm Lực có lời mời các thày các cô và các bạn tới dự lễ khai mạc.

Thứ Hai, 24 tháng 11, 2008

Nhờ Uttroi tìm hộ bạn

Lục tìm hồ sơ cũ thấy có tấm ảnh bạn Trỗi, xin gửi Quản trị lưu vào Ảnh gốc K7, K8.

Đáng khen chất lượng ảnh (ảnh gốc giấy Lụa TQ) vẫn còn tốt, sau hơn 40 năm.
Đằng sau ảnh ghi 19-10-1967. Theo tôi nhớ thì đã sang trường mới rồi, chắc là Chủ nhật, một dịp được ra phố Quế Lâm chơi, bọn tôi còn bé (K8 lớp 5), chắc nhờ anh Kim Đồng (K7 lớp 6) dẫn đi, rồi chụp ảnh luôn để gửi về báo cáo bố mẹ.
Trong ảnh có Tôi và Tô Tuấn là dân từ tập thể viện 108, Vũ Chính Liêm có bố ở Cục Quân y, và anh Đồng là anh họ của Ng Việt Đức (Đức không ở tập thể nhưng mẹ cũng làm ở viện 108).
Nhờ Uttroi và K7 tìm hộ địa chỉ anh Kim Đồng để gửi ảnh cho a ấy.

@các blogger k8: Ảnh tôi đăng hôm 17-11, trên đồi trong khu ĐH KT QS Vĩnh Yên, bạn ở trong lô cốt, phía dưới là Đặng Quốc Trung B2, K8. Nhà trước kia ở 19c Phan Đình Phùng HN.

Chủ Nhật, 23 tháng 11, 2008

Dân vận

Nhớ hồi ở Hưng Hóa, có một lần Đại đội tôi được đưa ra ở nhà dân đâu 1 hay 2 tuần gì đó để “3 cùng” với dân (không biết các Đại đội khác có không nhỉ ?).

Trung đội tôi được đưa vào ở cái làng cũng gần trường. Tôi cùng 2 hay 3 đứa nữa (không nhớ rõ) được bố trí vào ở nhà anh chủ rất tốt bụng. Tụi tôi được ngủ ngay ở nhà trên, thoáng mát. Hình như đấy là thời gian nghỉ học, nên hàng ngày chỉ đi làm việc giúp dân. Bữa thì đi gặt lúa cho HTX, khi thì làm đường làng hay dọn vệ sinh …. Tới bữa cơm, các chị nuôi gánh cơm ra sân chùa (là sân phơi thóc của HTX) rồi chia mâm ăn. Tối đến lại ra đấy sinh hoạt Trung đội dưới trăng – rất thơ mộng. Còn lại thì chỉ rong chơi, “thăm thú” vườn cây nhà hàng xóm (trừ mấy nhà nào có anh em Trỗi ở - để khỏi ảnh hưởng công tác dân vận của đồng đội !). Có đứa còn đi theo con nhà chủ ra ruộng bắt tôm, bắt cua …

Tụi tôi cũng ra sức “dân vận”, xay thóc, giã gạo cho anh chủ nhà, tích cực tới mức chẳng còn thóc gạo để mà xay giã nữa (!). Thấy vậy, chị chủ nhanh chóng tìm việc nhờ tụi tôi chẻ giùm đống củi để đun cho dễ. Ôi, nhìn đống củi to lù lù (cũng phải cỡ 1 mét khối) với cây nào, cây nấy lớn hơn bắp chân. Mấy thằng ngán ngẩm. Nhưng lỡ rồi nên phải “chơi” thôi. Tụi tôi thay phiên nhau hùng hục chẻ củi bằng cái dao bếp cùn của chị chủ đưa cho. Một thằng làm, mấy thằng ngồi nói dóc, chỉ chỏ … đứa nào cũng ngại. Chẻ được vài cây, mồ hôi, mồ kê chảy ròng ròng …. Nhìn quanh quất, bỗng phát hiện có một đống củi cũng cỡ vậy đã chẻ xong ngon lành nằm bên hông nhà hàng xóm. Nhà này lại không có lính Trỗi vô ở, nên mấy bữa nay cứ đứng nhìn sang đầy sự ghen tức (vì không có lao động phụ ?). Mấy thằng nháy nhau … Một đứa canh chừng, còn lại tức tốc vô việc ngay …. Tới chiều anh chị chủ nhà về thấy đống củi to đùng đã được chẻ xong xếp gọn ghẽ, hết lời khen ngợi và cám ơn mấy chú Trỗi lao động giỏi, giúp dân khỏi chê … Nghe sướng cả lỗ tai.

Trời xẩm tối, thì bỗng nghe từ nhà bên cất lên “tiếng ca” chửi đứa nào dám “ăn cắp củi nhà bà” mà lại còn đem củi nhà nó tới vứt ở đây … Anh chị chủ đang ăn cơm, giật mình ngửng lên nhìn tụi tôi chào đi họp mà không nói câu nào rồi lặng lẽ ăn tiếp như không có gì xảy ra (?).

Mà không có gì xảy ra thiệt. Bằng chứng là ngày hôm sau, chị chủ nấu một nồi canh cua, dứt khoát mời tụi tôi phải ăn với gia đình cho bằng được để thể hiện cho hết lời cám ơn với “mấy chú” ….

“Mấy chú” dù đã ăn cơm trường rồi, nhưng không thể từ chối được, đành phải ngồi xuống với gia đình cho đậm tình quân – dân. Mà phải nói thực nhìn nồi canh cua cũng thấy thèm. Mấy khi được ăn món này ! Chị chủ xới cơm, chan canh ra từng bát đưa từng thằng một. Tôi nâng bát cơm với riêu cua nổi vàng bề mặt chỉ nhìn thôi cũng thấy ngon, rồi đưa lên từ từ thưởng thức món canh cua đồng chánh hiệu … Hực ! Tôi dội ngược, nhưng cũng ráng bậm miệng nuốt xuống và liếc mắt nhìn mấy thằng bạn. Thằng nào thằng nấy cũng đang trợn mắt nuốt như tôi ….Chẳng phải thuốc độc hay cái gì, mà vì bát canh rất ngon, nhưng … toàn mùi bùn nồng nặc, tanh không thể nào tả được. Chẳng hiểu mầu vàng nổi trên bát là gạch cua hay bùn non rửa chưa hết ? Nhìn gia đình anh chị chủ và mấy đứa nhỏ vui vẻ ăn bát này tới bát khác một cách ngon lành, tụi tôi đứa nào cũng ráng nuốt cho hết một bát rồi cùng đứng dậy cảm ơn không ăn nữa “vì mới ăn cơm trường xong, no quá !”

Anh chị chủ vui thực sự với việc tụi tôi đã giúp đỡ và “bảo kê” vườn nhà không bị mất như nhiều nhà khác trong làng. Tình quân – dân thực là thắm thiết ! Đúng là “anh đến bà con mừng, anh đi bà con vui”. Không hiểu đợt dân vận (hay zdân zdận – như nói tiếng Nam) đó có kết quả cỡ nào mà sau này không thấy trường tổ chức thêm nữa.

Mùa đông đã về...

Cổng nhà 99 giờ sừng sững tòa cao ốc Pacific hiện đại. Còn nhớ từ sau cơn bão năm nào, cây phượng vĩ được trồng thay cây hoa sữa bị quật đổ. Mỗi khi hè về cổng nhà luôn đỏ rực sắc phượng. Chim chóc líu lo cho dù tiếng xe cộ chạy qua tạo thành 1 âm thanh ào ào rất khó chịu... Vậy mà "nay... đông đã về"!

Tôi ghi lại hình ảnh cây phượng vĩ mùa này nghịch với mùa hè đã qua rồi tức cảnh làm "thẩn".















Hè vừa mới đấy nay đã đông
Cây phượng ngoài đường rũ sạch bông
Bầy sẻ xù lông che cái lạnh...
Bạn cũ nơi xa có nhớ không?

Thứ Bảy, 22 tháng 11, 2008

GIAO BAN ĐỘT XUẤT

Nhân dịp Phượng c11 k6 về Hà Nội thăm nhà và có nhã ý muốn hội ngộ với anh chị em Trỗi, nhưng không kịp dự giao ban thường kỳ vào thứ 6 tới. Do vậy sẽ có một cuộc giao ban đột xuất vào 6 giờ tối thứ ba tới, ngày 25/11, tại 107 Nguyễn Chí Thanh, Hà nội (câu lạc bộ bóng bàn K7-K8 ), thành viên CLB sẽ có mặt từ 4h30 chiều. Mời anh chị em tới giao lưu.

BLOG - CẦU NỐI BẠN BÈ

Hôm vừa rồi tôi có cô bạn cùng lớp hồi Đại học ở Kishinhốp ghé thăm. Bạn tôi không phải là dân Trỗi nên không phải là cái « cớ » để thông báo trên blog nếu không xảy ra một chuyện khá là thú vị.

Như tất cả các U60, hễ gặp nhau, sau vài câu chuyện về con cháu, sức khỏe thì thể nào cũng quay về chuyện bạn bè, chuyện thời đi học. Chúng tôi cũng vậy.

Bạn tôi hiện nay sống trong TpHCM, nhưng trước kia ở cùng phố với tôi, hồi phổ thông học Chu Văn An, trên tôi một khóa (tương đương K6). Câu chuyện của chúng tôi lan man từ những ký ức về Hà nội, chuyện học sinh Trỗi ở Chu Văn An và học sinh miền Nam hay gây gổ với nhau, đến hội trường Chu Văn An 100 năm mà bạn tôi không về dự được. Chợt bạn tôi bảo :

- Mày biết không, mãi vừa rồi đi đám nhà anh Thịnh tao mới biết Nam Vũ lớp tao là em rể anh Thịnh. (Anh Nguyễn Thế Thịnh K5, học Sinh vật cùng chúng tôi ở Kishinhốp).

- Thế lớp mày có mấy đứa Trỗi ?

- Ba. Nam Vũ, Tuấn Anh và Kiên. Mấy chục năm nay tao không gặp Kiên, nghe Tuấn Anh bảo là nó vất vả lắm. Hình như bây giờ tá túc đâu đó trên Lạng sơn.

Nghe đến đây tôi biết ngay đây là Kiên K6LS, nhân vật chính của bài viết « Cảm nhận » đầy xúc động.

Tôi hỏi bạn :

- Thế mày có biết cụ thể là Kiên vất vả như thế nào không ?

- Không. Tao không biết tí thông tin nào cả.

Tôi mở blog, tìm lại bài viết "Cảm nhận", in ra đưa cho bạn tôi đọc. Đọc xong, nó lặng đi một chút rồi nói :

- Thật không ngờ. Khi nghe nói nó vất vả lắm tao cũng chỉ hình dung là nó sống chật vật hoặc ốm đau bệnh tật thôi. Ngày xưa ở lớp tao, nó hiền và ít nói lắm.

Tìm lại trên blog loạt ảnh HB, VH và KV lên Lạng sơn thăm Kiên cho bạn tôi xem. Nó nhận ngay ra Kiên và rất mừng khi nhìn thấy cơ ngơi khang trang của Kiên.

- Bài viết rất hay. Mày có biết người viết bài này không ? Nó hỏi tôi khi cẩn thận xếp bài báo vào trong hành trang của nó.

- Có. Người viết là dân Chu Văn An nhà mày. Học cùng lớp với cái Hương « đen » khoa Hóa ấy.

Ở cuối bài báo tôi có ghi số điện thoại của Kiên mà tôi tìm thấy ở phần comment của bài viết này. Nếu một ngày nào đó Kiên có nhận được những cuộc gọi từ bạn bè lớp cũ thì cũng đừng ngạc nhiên nhé. Tôi tin là bạn tôi sẽ đưa bài viết cho bạn bè cũ đọc khi có dịp.

Cám ơn tác giả bài viết, cám ơn blog khi một lần nữa lại làm cầu nối tốt lành cho bè bạn gần xa.

EGK9

THƯ GỬI THẦY GIÁO CŨ

Nhân ngày 20/11 muốn gửi lên blog một bài thơ tôi viết đã lâu trong một dịp kỷ niệm ngày nhà giáo Việt nam do mạng VKS (mà tôi đã có dịp giới thiệu trong một bài viết trước đây) tổ chức. Tuy nhiên, đúng hôm 20/11 tôi lại có việc gấp phải hoàn thành sau chuyến về Việt nam đột xuất vì việc gia đình, nên hôm nay mới gửi bài được. Hy vọng là những bông hoa mà các thầy cô blogger Trỗi được nhận trong dịp này vẫn còn tươi và vài dòng tri ân của tôi đến các thầy cô giáo của mình vẫn nhận được sự đồng cảm của bạn bè cùng thế hệ.

THƯ GỬI THẦY GIÁO CŨ

Thưa thầy,

Chắc thầy chẳng còn nhớ tên em

Một học sinh bình thường của thời chống Mỹ

Dép cao su, bộ áo quần giản dị

Mũ rơm trên đầu, túi thuốc ngang hông

Lớp học trống trơn, nằm nép ở ven rừng

Dưới chân bàn dọc ngang hào trú ẩn

Tất cả đễu xanh và một vầng sáng nhỏ

Khăn quàng đỏ rất nhiều trên vai học sinh

Cái ngày ấy em nghĩ thật giản đơn

Đi sơ tán cũng chỉ vì đi học

Môn học không nhiều nhưng rất nhiều mơ ước

Với rất nhiều những dự cảm không tên

Mỗi một bến qua, hành trang lại nặng hơn

Ngoài kiến thức là bạn bè còn, mất

Những chuyến tàu ngược chiều về hai đầu đất nước

Người cầm súng vào nam, người du học phương xa



Chỉ vẫn thầy ở lại với bến xưa

Qua 20, 30 năm những ai về thăm lại

Nếu chúng em khác nhiều, xin thầy thứ lỗi

Cuộc sống có nhiều điều không giống ước mơ

Còn riêng em, em cũng đi học xa

Được ngồi trong giảng đường đầy ánh sáng

Nhưng ngọn đèn dầu ngày xưa, không được quyền quá sáng

Vẫn mãi là ngọn đèn không thể tắt trong em

Em cũng dạy học trò ở những lớp cao hơn

Với những điều có lẽ thầy chưa từng đọc

Nhưng thầy hãy tin, có một điều không bao giờ mất được

Cách thầy dạy chúng em biết mơ ước thành Người

20/11/1997

EGK9

Thứ Sáu, 21 tháng 11, 2008

SÓC TRONG THÀNH PHỐ

Trước nhà tôi ở là một khu vườn của tu viện Mân côi. Nó dài cả khúc đường nên làm cho đoạn đường đi qua nhà tôi thật yên tĩnh.
Mỗi buổi sáng thức dậy, nằm nghe tiếng hót của các loại chim. Nhất là tiếng chim cu gáy gù...gù lại nhớ lại thuở đi sơ tán ở nông thôn, tâm hồn cảm thấy thư giãn. Nó cứ gáy vào buổi sáng và chiều tối. Bay tới khu vườn có cả một đàn vẹt, nhiều lúc chúng đậu cả đám trên cây kêu náo loạn. Đặc biệt nhất là khu vườn có cả sóc. Những con sóc cứ hồn nhiên đuổi bắt nhau nhanh thoăn thoắt, chuyền từ cành này sang cành khác. Nhiều lúc nó nhảy từ cây sang đám dây điện hoặc ngược lại mà không thèm để ý đến tôi đang đứng ngắm nó, nhiều lúc đang tập thể dục nghe tiếng kêu khục khục là biết cu cậu đang ở quanh đây. Nhân tiện gửi cho các bạn cùng ngắm chơi, bức ảnh tôi phải rình mãi mới chộp được, vì nó khôn lắm! Biết mình đang rình hay sao ? Nên nó cứ lẩn mãi. Nay mai nhà nước sẽ mở một con đường rộng làm cửa ngõ ra, vào sân bay TSN ở đây. Khu vườn sẽ biến mất, không biết các loài chim, thú ở đây sẽ đi về đâu? Được cái "lọ" mất cái "chai", chỗ hít thở không khí của người dân vốn đã eo hẹp sẽ bị eo hẹp hơn, dành đất cho những công trình" thế kỷ"? Toàn thành phố sẽ bị bê tông hóa. Các khu vườn sẽ trở thành "chuyện cổ tích"!

"Cụ" non

Ăn sáng xong rồi, tranh thủ đọc báo trước khi vào...NHÀ TRẺ !


(Tài năng chưa biết, nhưng tương lai nước nhà sẽ có rất nhiều "cụ" non như thế này - Thằng nhóc này mới 4 tuổi, đã phải học trước để "bằng chị, bằng em" khi bước vào lớp 1 - Bố nó bảo thế! ).

Ảnh mới "chộp" sáng nay, còn "nóng hổi" khi mới bước qua ngày NG VN.

Thứ Năm, 20 tháng 11, 2008

"ĐỨC THẦY"

Đức là cách cư xử, là thái độ tốt đẹp, hợp đạo lý (Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín - chính là 5 đức cơ bản).

Nhân ngày lễ, xin kể 2 việc, của chính mình, để tôn vinh và tưởng nhớ về một người Thầy, trong rất nhiều Thầy mà thế hệ chúng ta may mắn đã được gặp.

Cách nay hơn 20 năm, để mở màn cho lớp CKI đầu tiên tại ĐH YD Tp HCM, Bộ môn mời Thầy vào dạy về một loạt bài như "Shock, Suy thở, Thăng bằng kiềm toan, Suy thận cấp sau mổ và chấn thương,...", tôi chỉ được gần gũi sơ giao vào các lần cùng Thầy giúp sửa máy thở cho Khoa GM...

Đúng ngày 20/11/1986, Thầy giới thiệu về Hội nghị GM thế giới họp tại Malaixia năm 84, về Gây mê & Dioxin..., cho Lớp chúng tôi, cho Hội GMHS TP và cả các Thầy thuốc mọi chuyên khoa tại ĐH YD TP; chúng tôi thì ngồi lẫn với các Thầy của các BM khác tại hội trường lớn; nội dung các bài dài, hay và Thầy miệng nói tay viết suốt buổi (làm gì có chiếu từ CPU như nay); cũng như mọi khi, chẳng bài nào thầy có giáo trình, toàn nhớ nằm lòng, nhưng nội dung và cách trình bày thật tuyệt vời, chỉ xin trính một câu nghe được từ Gs H - thuộc tầm 'cây cao bóng cả' nhất SG thuở đó: "Thật đúng là thầy của thầy!".

Vài năm sau, tôi được ra Đoàn 871 BQP để đi nước ngoài, do có đề tài, lại được thông qua Đề cương tại HVQY..., nên đã đến nhờ Thầy việc khó - là chứng hồ sơ để thành bs dân y! (do đi theo đường của Bộ Y Tế nên phải thế - nếu muốn chuyển làm đề tài); Thầy đã bằng uy tín của mình vừa giúp chứng nhận lý lịch cho thành Bs của Bv VĐ; lại còn bầy cách để khi ở nước ngoài làm gì để sống mà khỏi phải đi bốc vác, và nếu không có thầy giúp cho đề tài này thì sẽ làm đề tài nào khác... và những việc này, đến cha ruột cũng còn ngại, cũng còn khó làm được chu toàn đến thế! (và ai từng là học trò Thầy, thì đều biết rằng, dù chỉ mang một gói bánh nhỏ đến để cảm ơn thôi, cũng đã bị Thầy Cô la mắng rồi đấy !)...

Nhân ngày 20/11 năm nay, chỉ xin nêu 2 câu chuyện nhỏ như thế này, để tôn vinh, và thay cho hương thơm, thắp lên tưởng nhớ về một trong những người Thầy của chúng tôi - đó là Thầy TÔN ĐỨC LANG - Kính mong Thầy ở dưới 'suối vàng', luôn yên dạ là ở trên cõi đời này, còn có những đồng nghiệp và những học trò như chúng ta...

Đà nẵng 20/11/2008
Nguyễn Phúc Học

PHÍA NAM CHÀO ĐÓN THẦY ,CÔ GIÁO NHÂN NGÀY 20/11

Như đã thông báo. Trưa nay, tại nhà hàng Vườn Phố (Sân vận động QK7) đại diện các khóa học sinh trường thiếu sinh quân Nguyễn văn Trỗi (TCCT) đã tổ chức mừng các thầy, cô nhân dịp 20/11. Rất mừng là năm nay các thầy, cô có mặt tham dự đầy đủ, trừ thầy Trần Sinh đang ở dưới Cần thơ, thầy Hồng Tuyến ở Vũng tầu do đường xá cách trở không lên được. Còn lại các thầy: Văn, Trực, Điền, Ký, Trọng, Chinh, cô Thục đều đến dự. Ngoài ra trong Nam còn được đón tiếp thầy Phạm Lực nhân dịp triển lãm tranh trong thành phố HCM cũng đến. Do BLL không lường trước được số người tham dự quá đông nên việc chuẩn bị không được đầy đủ. Dự kiến khoảng 20 người, nhưng số lượng thực tế là hơn 30 người tham dự, tuy đông nhưng rất vui! Nhất là các thầy, cô. Đây có lẽ là lần đầu tiên, nhưng sẽ là mở đầu cho những năm sau ! Tới dự có cả các bạn khóa 9. Thông tin nhanh cho các bạn và các anh, chị. Cuộc vui hiện tại vẫn chưa kết thúc.
Dưới đây là một số hình ảnh của buổi gặp chúc mừng thày cô.




Chúc mừng

Sáng mở blog mà chưa thấy hoa, vội chạy ra hàng hoa "mua" 1 giỏ để ngày hội có thêm không khí. Về đã thấy HB tặng hoa và lời chúc tới các thày cô và bạn bè là nhà giáo. Thôi thì góp với HB cho xôm tụ.

Chúc mừng ngày hội của các Nhà giáo VN.

CHÚC MỪNG CÁC THẦY CÔ GIÁO

Nhân ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, em xin gửi tới các thầy cô trường NVT và các bloggers Út Trỗi, Bạn Trỗi bông hoa tulip xinh xinh này. Chúc các thầy cô sức khỏe và những điều tốt lành.

Cũng nhân dịp này, xin giới thiệu ca khúc “BỤI PHẤN” khá xúc động viết về thầy cô. Cũng xin được xem đây như là những lời tri ân đối với những thày cô của chúng ta, những người lái đò tận tụy đã đưa chúng ta qua sông.

Chắc chắn các bạn từng nghe bài hát "Bụi phấn". Lời bài hát nhẹ nhàng. Âm điệu như những vần thơ được gieo trên khuông nhạc. Không biết đây có phải là bài thơ phổ nhạc, hay là tiếng nhạc được lồng thơ. Chỉ biết rằng khi nghe bài hát này, bao người thấy lòng trào dâng niềm xúc động. Có lẽ " Bụi phấn" vừa là thơ vừa là nhạc, tác giả đã gieo xúc cảm của mình trong khoảnh khắc nhận biết ấy vào hồn người nghe.


Bụi phấn
Sáng tác: Phạm Trọng Cầu

Khi Thầy viết bảng bụi phấn rơi rơi.
Có hạt bụi nào rơi trên bục giảng
Có hạt bụi nào vương trên tóc Thầy ...

Em yêu phút giây này Thầy em, tóc như bạc thêm
Bạc thêm vì bụi phấn để cho em bài học hay

Mai sau lớn nên người làm sao, có thể nào quên ?
Ngày xưa Thầy dạy dỗ khi em tuổi còn thơ ...

Chị Quyên

VTV1 vừa đưa tin chị Quyên đang ở Venezuela nơi du kích đã bắt cóc tên tướng Mỹ để trao đổi với anh Trỗi năm xưa (cùng chủ tịch Nguyễn Minh Triết).

CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11

Hôm nay, 20 tháng 11 năm 2008. Cả nước tưng bừng kỷ niệm ngày tôn vinh nghề dạy học nói chung và các thầy, cô giáo nói riêng. Các thế hệ học sinh đều không thể quên ngày này! Trường Trỗi chúng ta cũng vậy! Trưa nay, BLL phía Nam tổ chức họp mặt các Thầy, cô và gia đình sinh sống ở t/p HCM. Các thầy, cô còn lại khoảng 6 người, thêm thầy Phạm Lực nhân dịp mở phòng triển lãm tranh tại SG cũng đến dự. Ngoài các thầy, cô chúng ta còn có bạn Chính Nghĩa k8 là thế hệ thầy giáo kế bước cũng sẽ đến tham gia. Bạn Chính Nghĩa hiện là hiệu phó trường Đại học sư phạm t/p HCM. Buổi họp mặt tổ chức tại nhà hàng Vườn phố(Sân vận động QK7) hồi 11h00 cùng ngày. Thân mời các bạn tới tham gia.
Buổi tiệc có quyên góp. Thông tin, hình ảnh của buổi họp mặt sẽ đăng sau.

Thứ Tư, 19 tháng 11, 2008

Tin buồn

Thân phụ của bạn Đặng Nguyên Bình B2 K8, là cụ Đặng Kim Lang đã từ trần ngày 19/11/2008.

Lễ tang được tổ chức vào ngày 21/11/2008, tại N11, Khu Tập thể xây dựng 241 Trần Hưng Đạo, phường Phú thụy, thành phố Phan Thiết.

Quách Hoàn Kiếm.

---------------------------------------------------------------------------------
ÚT TRỖI chân thành xin chia buồn tới Đặng Nguyên Bình và gia đình.

Dưới hàng cây Bằng Lăng

Bây giờ vẫn còn tốt...

Và hai mươi năm sau vẫn còn ???

Tam cốc

Mấy ngày nay "nhà mình" thấy vắng vẻ quá nhỉ ? ACE chắc bận chuẩn bị cho ngày NG VN ? Sẵn thấy "đất rộng, bài thưa", gửi vài hình ảnh Tam cốc- Ninh bình để ACE nào chưa đến thì "du lịch" 1 chuyến.

H1- Bến đò đưa khách vào Tam cốc. Thời gian 1 tour vào-ra khoảng gần 2 giờ. Bạn có thể thuê hướng dẫn viên chuyên nghiệp ngồi cùng trên đò để thuyết minh, hoặc để "nhà đò chúng em" kiêm luôn, chốc nữa xin các bác thêm ít tiền gọi là "bồi dưỡng". Các hướng dẫn viên nghiệp dư này cũng tận tình lắm, chỉ phải cái vừa nói, vừa chèo nên khi nghe thuyết minh nếu quay Video sẽ thấy rất "hấp dẫn" vì có cả tiếng thở "gấp gáp" như là...mệt lắm.

H2- Đường vào khu thắng cảnh. Bên trái có đường đi vào trong núi, nghe nói có liên doanh với Hà lan để xây dựng KS và khu vui chơi. Kiểu này không biết có còn "thiên nhiên" không nữa?




H3- Hang Cả (cốc Nhất), đò chui qua hang đầu tiên.






H4- Hang Hai (cốc Nhị), có cả 1 "phân đội tàu hàng" chờ đón Quý khách với rất nhiều đặc sản NB. Họ chèo thuyền đi theo "hộ tống" du khách từ đây cho đến điểm cuối.


H3- Hang Ba (cốc Tam), qua khỏi hang là hết tour. Nhà đò sẽ đưa du khách lên 1 cái quán để ăn uống, giải khát. Quán có bán món "nem dê" để làm mồi nhậu chắc là "đặc sản", (định mua 1 ít về làm quà cho bạn VA, KV nhưng sợ "chúng" chê nên thôi). Chủ quán là 1 đ/c bộ đội F325 nghỉ hưu cũng vui chuyện.


H4- "Cửa hàng bách hóa" lưu động, chọn em "cửa hàng trưởng" xinh nhất đấy.





H5- Phong cảnh ven "đường", núi non hùng vĩ, đúng là "vịnh Hạ long" trên cạn.





H6- Hòn "vọng phu" của NB. Khi đò đi ra mới nhìn thấy rõ.

Nói chung là phong cảnh "vịnh Hạ long"- Ninh bình rất đẹp. Đi dạo bằng thuyền trên sông nước, ngắm núi non hùng vĩ, thật tuyệt ! Các bạn trong Nam có dịp ra Bắc nên đi du ngoạn 1 chuyến.