Hải Hòa, Hải Hậu quê ông bạn Mạnh Thắng, tôi đã về trước đó ít tuần,vậy mà lần này hắn lại rủ cũng vui vẻ ok, cái gì hấp dẫn mà đồng ý ngay vậy nhỉ (?). Rượu Hải Hậu có nổi tiếng, có ngon thật đấy nhưng không đủ quyến rũ tôi đến thế. Gạo tám xoan, rau sạch hay cơm cỗ với hải sản quê nhà cũng chẳng ý nghĩa gì với cái anh răng long bạc tóc này, ăn uống bây giờ chỉ cốt cho qua bữa.
Có lẽ tôi khoái cái gió biển thổi về mát rượi mỗi chiều, rượu quê nhâm nhi và ngồi tán dóc cho đến lúc trăng non lấp ló ngọn cau, dẫu chẳng được như xưa
Ngồi với người quê, cảnh quê đấy nhưng chẳng nói chuyện mùa màng, cấy hái vì hầu hết cánh đàn ông đều đi làm nơi xa. Việc nhà chỉ có đàn bà, con nít , mà những vị này làm sao mà ngồi tán dóc được, họ còn lo rửa chén và hầu rượu, hầu trà mấy bố cu cả năm mới về nhà vài lần. Nhìn thoáng cái là biết, nhà nào có chồng , có con về thì các cô các bà tươi rói, trên môi lúc nào cũng trực sẵn nụ cười. Cô nào bà nào chồng không về được thì lầm lũi, buồn ru lẳng lặng lo công việc trong họ rồi về như bổn phận từ trăm năm này đã an bài cho họ. Nghĩ mà tội, nó hao hao những năm đánh Mỹ xưa, làng xóm vắng tanh, bao thứ việc ở nhà đàn bà lo cả. Mà đâu chỉ đàn ông, đàn bà con gái giờ đi lên phố cũng chẳng kém. Nhà nào có chút chữ nghĩa thì con đi học đại học, cao đẳng, không thì đi làm Ô sin, làm công nhân các khu công nghiệp và hàng trăm thứ nghề có trên thành phố như quán xá, nhà hàng…
Lần ấy về uống rượu quá chén nên say, tôi đành ngủ lại trong làng chứ không ra khách sạn. Đêm ngủ trong một căn nhà mà chủ nhà cũng là người bà con của hắn, cả nhà họ đi làm ăn xa, tận Sài Gòn. Căn nhà cũng sạch sẽ và đầy đủ ti vi, quạt điện nhưng vắng chủ cô quạnh, mùi nồng nồng ẩm mốc vì thiếu hơi người.
Lạ nhà không ngủ được, ra sân ngồi hút thuốc ngắm cảnh thôn quê tĩnh lặng trong đêm lại thấy hay hay. Trăng lên quá đỉnh đầu rọi ánh sáng ngà xuống hàng cau đầu ngõ, đống rơm, bể nước trước sân nhà im lìm dưới trăng, lâu lâu lại nghe tiếng chó sủa xa xa cuối xóm. Ngẫm mà lại nhớ quê mình, ngày xưa quê tôi cũng có cảnh trăng khuya thế này, đã lâu rồi không thấy lại, giờ quê tôi đã lên phố, đã thành khu công nghiệp, thành thị tứ, đêm về lung linh ánh đèn màu. Đất ruộng biến thành những dãy biệt thự xếp dài ven sông chờ người ở. Người dân hết ruộng, cũng tứ tán tìm đường ra phố làm ăn. Những bể nước, hàng cau nhường chỗ cho những dãy nhà cấp 4 cho công nhân thuê ở. Cảnh quê pha trộn cách sống phố phường nó nhốn nháo lai tạp và đầy dang dở. Rác rải đầy lối ngõ vì chưa có công nhân môi trường, quán nhậu bình dân với bia cỏ, karaoke, quán Net mọc lên nhan nhản làm lối sống con trẻ cũng đổi thay…Đêm ấy mất ngủ, tôi ngồi mãi nơi hiên nhà cho tới lúc chuông nhà thờ lan vang các xóm khua các con chiên dạy đi lễ.
Lần này có thêm ông Triều cái, sau cái vai trò tiếp rượu cùng cả nhà chén anh, chén chú, ông ấy ra ngồi dưới gốc ổi ở góc sân. Các cháu mời thế nào cái ông “Ô hay” ấy vẫn nhất quyết không chịu vào nghỉ trưa. Hình như bố mày đang khoái ngắm cảnh quê trưa , cũng hàng cau ấy, cũng đống rơm ấy và bể nước sóng sánh thỉnh thoảng lại lánh lên ánh nắng mặt trời, chẳng biết lúc ấy trong đầu hắn nghĩ gì ?. Hắn mê mải ngắm mẹ con đàn gà đùa nghịch quanh đóng rơm, nhắng nhít, inh ỏi . Chợt nghĩ, thằng này dân làng Đình Bảng gốc, phải rồi ! Quê hắn bây giờ có bói cũng không có được cảnh này, từ lâu lắm dân Đình Bảng chỉ chuyên làm hàng “ xịn “. Thuốc lá 555, Vina rồi rượu Hà Nôi đều từ đây ra lò thì lấy đâu ra rơm rạ, chỗ đâu cho gà mẹ gà con ríu rít. Đã vài lần được hắn kéo về dự lễ hội đền Đô rồi ăn thịt chó, cái lệ vốn có từ xa xưa. Làng nhà hắn cũng không còn là làng nữa, con đường lát đá xanh cứ ngắn và bé dần, đường bê tông, nhà gạch, tường gạch phủ kín chẳng còn đất đâu cho cây cối. Vậy là hắn cũng nhớ cảnh quê xưa, chẳng biết hắn nghĩ gì, còn tôi cảm thấy thôn quê vẫn cái cảnh xưa nhưng trong lòng nó biến đổi nhiều rồi . Cái gì cũng thấy khang khác một tí , hay có mà dở cũng nhiều nhưng sao khó diễn tả. Cái vận động bên trong cuộc sống thôn quê hôm này còn chưa phân định hay dở thì viết sao đây…
Cũng định viết cái gì đó về thôn quê Bắc bộ mà khó quá, thấy rơm phơi đầy ngõ, biết là dân vừa gặt xong mà không thấy ý gì. Nghĩ mới thấy thằng cha ĐN nó rành, nó nghe út Hường tỉ tê thanh minh vì lên muộn, rồi ngó tay út Hường thôi mà có bài viết rất đầy đủ về nông dân Nam bộ hôm nay, thật hay !
Đường về cả lũ ghé thăm đền Trần, là ghé cái linh thiêng, oai khí của cha ông tổ tiên chứ chả ai xin ấn, cầu quan như các “ đầy tớ “ của dân mấy năm nay đua nhau về những ngày giáp tết. Thắp xong nén nhàng, cả ba ông cùng lẩm bẩm, ông nào khấn gì thì ông ấy biết.
Quê xưa nhớ thế, về rồi có vui đấy, nhẹ nhàng thanh thản một chút thì cũng ưu tư một chút, mỗi lần về.
Ừ,so với ôg DN thì hơi khác một chút vì rằng thì mà là ôg ĐN tả về tính cách của người dân Nam bộ.Còn ôg thì chưa thấy...về người nông dân lam lũ của miền Bắc.Có bài là hay rùi,cái ôg Tq.Vnq lại k mừng rú lên vì đang lo k có bài đăng...!
Trả lờiXóaBài hay. Đ/c khai thác đề tài này được đấy.
Trả lờiXóaHCQuang
về quê bây giờ chỉ thích ngắm cảnh hồi xưa,nói chuyện với người quê mà dấu ấn vẫn còn in sâu trong óc khi còn đi sơ tán!Có lẽ nay chẳng còn bao nhiêu?Các cậu đi và hưởng thế mới đã!Sắp tới chắc sẽ có nhiều dịp đông người đi như vậy,vì "con tàu hưu trí đang từ từ vào sân ga"đối với anh em ta rồi,không chỉ có nhõn 3 ông,như blog khóa 3 có bài của anh Tuấn Linh nói.
Trả lờiXóaChắc là mọi người đi về quê ăn cỗ rồi về luôn trong ngày.
Trả lờiXóaNếu được dịp về quê mà ở lại đêm như chuyến trước ấy, và ở lại được 1,2 ngày, đi chợ phiên, ăn quà chợ quê, thăm vó bè, ngồi bên thềm sau bữa cơm chiều xỉa răng bằng tăm tre loạch xoạch, xúc miệng kêu thật to rồi nhổ xuống sân đánh xoẹt một cái. Thế mới cảm nhận.
@ĐN : Thế thì sướng ... nhưng nghe nó cứ lục cục thế nào ấy . Thế kỷ thứ 10 kể cả bên tây người ta cũng hành xử như vậy .
Trả lờiXóaK6LS
Ở nông thôn Bắc bộ, nhất là vùng Hà Nam Ninh nhìn thấy từ xa xa làng thôn và một mái đình hay nhà thờ thấp thoáng, thanh bình và đặc thù.
Trả lờiXóaBây giờ nông thôn còn cảnh này không: "Rung rinh rung ring, gánh lúa rung rinh,lão bà tóc trắng, kĩu kịt quang gánh, môi trầu mà tươi đám cỏ xanh".
Chào K Việt đã lâu không được về thăm
Trả lờiXóaquê đọc xong thấy nhớ quá . Thôi thì lại tặng KV và anh em vài vần thơ vậy.
Lâu lắm chẳng được về thăm quê
Nghe nói đổi thay lắm bộn bề
Đường về thôn xóm thơm mùi lúa
Đường vào thành phố lắm " Cave"
Nhân dân , cán bộ chiếm vỉa hè
Giữ xe,bơm mực bán chè đỗ đen.
Cái thời kinh tế bon chen
Tham ô, hối lộ mấy phen tử hình.
Đám cưới,sinh nhật linh đình
Thanh niên cướp giật,Sinh viên mua bằng
Nghiện lên Cha chú cũng thằng
Thàng hâm thằng tẩm cái thằng nhà quê
Xa quê lâu lắm chẳng về
Ngẫm ra bỗng thấy tái tê...cuộc đời.
@ Bác Đức Dũng:
Trả lờiXóaBác cho biết email của bác, để gửi bác quyền đăng bài lên UT.
Ngày xưa bác Tố Hữu ước: núi rừng có điện thay sao, nông thôn có máy làm trâu thay người...ấy vậy mà bây giờ anh em mình tiếc những "núi rừng, những "trâu" ấy huynh nhỉ? Xem hình huynh chụp bắt mắt nhất là đống rơm lấp ló đó, vì Quế em năm nào cũng phải đi xin rơm!!
Trả lờiXóa@Quế Lâm : Xin rơm về để thui chó cho ông xã nhậu . Tuyệt !
Trả lờiXóaK6LS
Đọc xong thở dài một cái, rồi ngồi thừ ra... lại thở dài...
Trả lờiXóa4 SG
Pó tay với đại ca K6LS .
Trả lờiXóa@4 SG : Đọc xong thở dài một cái, rồi ngồi thừ ra... lại thở dài... làm một ly cối loại nút lá chuối . Lại thở dài ... làm cái nữa ... nếu còn thở dài thì còn tiếp cho đến khi thở ngắn . Hehe
Trả lờiXóaK6LS
@Quế Lâm : Toàn soi K6LS . Géc quá đi . Ngày mai tui đi tìm quán thịt chó ăn cho đã , khỏi phải thui .
Trả lờiXóaK6LS
@K6LS: Cám ơn pác đã chỉ giáo! Như thoát khỏi mây mù!
Trả lờiXóa4 SG
Bạn về thăm lại quê xưa.
Trả lờiXóaBờ tre ,ao cá, hương đưa dạt dào
Nhớ không , hôm nảo hôm nào.
Gặp em gánh nước ,em chào..rung rinh!
Có về thăm lại mái đình
nhớ câu hát cũ ,có mình có ta.
Hôm nay dù đã thật xa.
Vẫn sao lưu luyến quê ta,quê mình.
Tặng các bạn còn nhớ hồn quê!
Cái ông KV này càng viết càng lên tay hỉ?
Trả lờiXóaMột dạo thấy hắn im im , tưởng hắn bị sao . Hình như hắn đi học thêm ở trường Nguyễn Du . Hèn nào , có học có hơn . Tôi đang tìm gốc của ông Nguyễn Du xem anh của ông ấy là ai để xin vô lớp ổng học . KVK7 dè chừng tui nha . Tui mà học xong các chiêu của ổng thì ... hàng tổng phải liêu xiêu .
Trả lờiXóaK6LS
Trong ảnh : ông "Ô hay" ngẩn ngơ trước biến và ông trương BLL K7 thì dăm chiu " lư tự " . Các bác đoán xem mấy lão nghĩ gì (?)
Trả lờiXóaKV.K7
Nhớ thành phố chứ nhớ cái gì . Khổ thế đấy ! Trở đi mắc núi trở về mắc sông . Hix .
Trả lờiXóaK6LS
Trước khi vào trường Nguyễn Du thì không biết ông ấy là ai. Ra trường Nguyễn Du thì biết ông ấy... chưa là gì!
Trả lờiXóaMột dị bản về các nhà văn.
Nói như anh Thành thì ông ấy vẫn ... chuẩn . Nhiều trường hợp " Trước khi vào trường Nguyễn Du thì không biết ông ấy là ai , sau khi ra trường Nguyễn Du cũng không biết ông ấy là ai " !?! Nhưng em biết KVK7 khi chưa vô trường cũng như khi ra trường ( Không phải trường Nguyễn Du ). Ngày xưa dốt văn , bây giờ đột biến viết hay ? Nên em cứ nghi nghi ...
Trả lờiXóaK6LS
" Tiên sư nó! lại sước mất tí sơn đầu xe của ông rồi. Bọn trẻ làng là chúa ngịch" Nhìn hình hắn, tôi đồ thế! chả biết có phải không?
Trả lờiXóaVừa ngồi với hắn và Sơn ở Thủ Đức tối thư 5 tuần trước. ba thằng vật gần hết chai votka và bát BaBa nấu chuối". Thế mà đã thấy hắn ló mặt về quê rồi, nhanh thật!
Lần sau về làng nhớ thắp thêm cho mình mấy nén nhang cho cụ bà và anh Hùng . Mình hay mơ thấy a. Hùng lắm Thắng ạ.
Cả một thời bé thơ hâm mộ ĐỘI THIẾU NIÊN DU KÍCH ĐÌNH BẢNG .Không biết đại ca TRỖI ĐÌNH BẢNG có biết các du kích thiếu nhi thời ấy không ? 37, 38 năm rùi QUẾ vẫn nhớ các nhân vật trong tiểu thuyết như đội trưởng HOAN ,cô bé THƯ giả làm cô hàng xén lừa 2 thằng tây đen để bạn mình lùa đàn bò đi , rồi cậu bé THẠO phải giả vờ làm bồi cho tên quan 2 để lấy tin cho du kích , cuối cùng lại hy sinh ngay khi vừa trở về với quân mình v.v... Nhớ lũ QUẾ giành nhau xem tới xem lui mà không chán . Tuổi thơ lúc nào cũng đáng yêu và đáng nhớ .
Trả lờiXóa@Quế Lâm : Bạn hãy tra tìm anh Lê văn Tám là ai rồi chúng ta cùng nói chuyện nha .
Trả lờiXóaK6LS
Chuyện a.Lê Văn Tám thì ... biết rồi, nhưng Đội thiếu niên du kích Đình bảng thì có nhẽ không như thế.
Trả lờiXóaHCQuang
Bác HCQuang : Nó cũng như con dì con già thôi mà bác .
Trả lờiXóaK6LS
Ô hay!Cái ông KV này hay nhỉ,tôi đâu có lãng mạng đến mức đó.Quả đúng là sau khi có chút tửu tôi có chút ít hoài niệm về thời xưa,nhìn con gà nhớ thời Hưng hóa,nhân buổi chiếu phim mình đã cắp nách một con trong cái áo bông Trỗi. Nhưng cái chính của sự ngẩn ngơ đó là phải xa vợ xa con đêm ấy mà thôi. Huhuhu
Trả lờiXóaQUẾ nhớ báo THIẾU NIÊN TIỀN PHONG có nói tới những đội viên du kích năm xưa hiện giờ làm gì ( hiện giờ cũng cách nay 36,37 năm ), ví dụ chị Thư làm ở bảo tàng ... , anh Hoan là xã đội trưởng ... . Vậy họ có thật mà .
Trả lờiXóaKính mọi pác trai gái của blog!
Trả lờiXóaNều mọi chiện, mà lấy kinh hiển vi soi, thì các pác có biết, có tin bao nhiu phim và truyện được làm ra mà chúng ta đã từng xem, từng tin sái cổ : Đội du kích đường sắt, Tiểu binh Trương Ca, Địa lôi chiến...
Nếu viết thêm e lạc mất chủ đề của bài viết!
4SG
Có lạc đề cũng phải cãi .Mấy phim anh 4SG nói của ai dậy ??? Quế nói chuyện mình mà .
Trả lờiXóa@DĐ : Về Hải Hậu trước khi Thắng đi SG, hôm ấy có qua mộ bác Kim và anh Hùng thắp hương.
Trả lờiXóaXe hôm ấy có bị cào một đường dài nhưng là do bác tài chứ không phải trẻ con nghịch.
@Quế Lâm : không lạc đề đâu, mấy thiêu niên Đình Bảng xưa bây giờ uống rượu giỏi lắm.
Quế nói đúng đấy, 4SG Nói chuyện phim Trung của, các tựa đề ấy đều là Mếch in chai nờ,tuy nhiên 4SG liên tưởng đúng theo hướng Lê văn TÁM ,Nguyễn văn Bé. sản phẩm của một thời bắt chước Ritbentơ rốt, (nói mãi không tin cũng phải tin). Đội thiếu niên du kích ĐB có một phần sự thật. điều đó không thể phủ nhận, tuy nhiên chắc chỉ có mấy chục phần trăm mà thoai.Ta cứ bắt gà nhét túi áo bông là khoái nhất, thêm tý quốc lủi nữa thì vô địch thiên hạ.đừng cho các cháu ngó vô còm men này nhé cả làng!
Trả lờiXóaCám ơn pác QT hỉu ý Tư tui!
Trả lờiXóa4 SG
Bác QT nói là hợp lý nhất . Cụng với bác một phát .
Trả lờiXóaK6LS
Đại ca K6LS chỉ mỗi cái cụng ly là nhanh . Tiểu thuyết đương nhiên phải hư cấu , nhưng đội thiếu niên du kích ĐÌNH BẢNG là có thật không phải như LVT , NVB ... hu hu hu .
Trả lờiXóa@Quế Lâm :QUẾ nhớ báo THIẾU NIÊN TIỀN PHONG có nói tới những đội viên du kích năm xưa hiện giờ làm gì ( hiện giờ cũng cách nay 36,37 năm ), ví dụ chị Thư làm ở bảo tàng ... , anh Hoan là xã đội trưởng ... . Vậy họ có thật mà .
Trả lờiXóaMuội đọc báo thiếu niên tiền phong thì ... như vậy . Nếu muội tìm các sách báo lịch sử và về tìm chị Thư , anh Hoan ... muội sẽ cảm thấy sự thật đang ở rất gần . Đúng là nó có thật nhưng văn thơ cổ động và những tình huống người viết dựng lên đã che lấp đi khá nhiều sự chân thực . Nhà văn Nguyễn Khải có bao giờ ra đảo Cồn Cỏ đâu , nằm dài uống cà phê ở Hà nội mà viết về các chiến sỹ đang chiến đấu ở Cồn Cỏ hay đến mức chúng mình còn phải học văn ( lớp 10 ) đấy . Đừng khóc nữa nha vì khóc sẽ không thấy được gì cả . Mục đích câu chuyện là làm cho mọi người hãy theo đó mà học tập và chiến đấu để giữ gìn đất nước theo các tấm gương anh hùng . Những nhân vật không quá đẹp như muội nghĩ đâu . Họ cũng như chúng ta thôi , cũng nghe theo tiếng gọi của tổ quốc chống giặc ngoại xâm và sẵn sàng hy sinh thân mình cho sự độc lập của dân tộc . Đặng thùy Trâm cũng vậy , nếu muội ở hoàn cảnh đó muội cũng như vậy . Chúc vui .
K6LS
Đại ca K6LS có zẻ hết sức nghim túc trong còm nì! Zưng mà đại ca bắt đúng tim đen Quế, các Quế hồi xưa được các thầy cô dạy kỹ quá, thành ra tin ...tất tật!
Trả lờiXóa