Bài ca Trường Nguyễn Văn Trỗi

Nhạc và lời: Hồng Tuyến

Chủ Nhật, 5 tháng 4, 2009

HUẾ -NGÀY ĐẦU .

Vừa về tới ,tôi tranh thủ vô uttroi và bantroi mà suốt hơn 10 ngày qua chưa coi được.Thấy có bài của K.V. thật hay.Chỉ có những người lính đã từng trải qua chiến tranh mới cảm nhận được và viết hay như thế!Đọc bài của bạn chúng tôi cảm thấy bâng khuâng ,tiếc nuối(tiếc vì bài viết sao kết thúc nhanh quá).Về chuyến đi vừa rồi tất cả chúng tôi đều có chung nhận xét là thu hoạch được quá nhiều điều mà trước nay chỉ biết qua báo ,đài hoặc nghe nói.Chúng tôi(tôi,Khánh chuột k7,Nam béo k9,Quang nhẻm và cháu Minh lái xe) đã chuẩn bị kỹ cho chuyến đi này từ gần tháng nay.Ngoài đi ĐN dự lễ hội bắn pháo hoa quốc tế,chúng tôi sẽ thăm lại nơi chúng tôi tham gia giải phóng là ĐN,Huế.Thăm bà con thôn Như lệ (Quảng trị) nơi bạn Y'Hòa cùng đồng đội hy sinh.Thăm động Phong nha(Quảng bình).Đi dọc đường Trường sơn,dọc các tỉnh Tây nguyên mà chúng tôi chưa từng đi.Ngày 24/3 Nam và Quang từ HN bay vô.5 giờ sáng ngày 25/3 chúng tôi xuất phát.
Sau 4 đêm ở Đà nẵng dự lễ hội bắn pháo bông,gặp gỡ Bs. Học k7,Nguyễn thăng Long b1,k8 một bữa,rủ Học cùng ra Quảng trị,nhưng do không thu xếp công việc được nên đành ở lại.Theo kế hoạch sáng 30/3 chúng tôi lên đường vượt hầm Hải vân sang Huế.Trước khi đi chúng tôi đã chuẩn bị sẵn đồ ăn,nước uống,quà cho trẻ em những nơi chúng tôi định ghé,trên xe có chở theo bao quần áo cũ của chị H'Thanh(chị của Y'Hòa)gởi cho trẻ em thôn Như lệ(Hải lăng,Quảng trị).
Đi qua hầm Hải vân,qua 2 đèo Phú gia và Phước tượng do còn sớm ,chúng tôi tranh thủ ghé thăm Đỉnh Bạch mã gần ngay đó.Bạch mã còn hoang sơ so với Bà nà ( Đà nẵng),nhưng có lẽ do thế khách du lịch mới có cảm hứng khám phá?Khí hậu mát lạnh,mưa nhỏ nhưng mau tạnh.Khách sạn Bạch mã nằm ngay đỉnh,chỉ có 2 người trông coi và tiếp khách,nhưng chẳng mấy khi có dịp tiếp khách nên khách sạn có vẻ xuống cấp?Chữ gắn bên ngoài rơi rụng cả.Ngồi uống cafe một lúc thì chúng tôi xuống đi tiếp đến Huế thăm cửa biển Thuận an nơi mà hồi mới giải phóng Khánh "chuột" đóng quân,nơi mà tôi và Nam thoát chết khi từ Đà nẵng ra Huế lấy xăng về cho đơn vị.Một cái chết không phải ngoài mặt trận ,mà do quân ta bắn quân mình đối với người lính như chúng tôi thì thật vô duyên ?Chuyện thế này:Tôi và Nam khi đó đang đóng quân ở cảng Đà nẵng mới giải phóng khi biết đơn vị có tàu đi Huế lấy xăng,vì là tàu há mồm ,nên chứa xăng bằng phuy cần vài người vần phuy liền xung phong đi.Một phần háo hức muốn đi cho biết t/p Huế,một phần do Nam quê ở Huế muốn tranh thủ dịp này thăm bà con họ hàng,thăm Khánh đang đóng quân tại đó.Tàu há mồm chạy tuy chậm,nhưng chạy từ sáng đến chiều cũng đến .Qua cửa Thuận an ,thuyền trưởng có lẽ cũng suy nghĩ giống chúng tôi nên cho tàu chạy thẳng sông Hương vào T/p Huế luôn,tàu đậu ngay bến Bãi Dâu tấp nập ghe thuyền thay vì phải ghé Căn cứ Thuận an lấy xăng.Sau 1 ngày chơi ở Huế ,tàu mới chạy về Thuận an lấy hàng.Xăng được chở từ bồn ra gần cảng ,bơm vô từng phuy rồi lăn xuống tàu.Lúc đó do có quan niệm là hàng chiến lợi phẩm nên cứ xài thoải mái.Cứ phuy nào bị thủng ,xăng chảy ra ngoài thì vứt sang 1 bên. Nam nhà ta đến chiều lăn ra nhà dân bán,được 1 ít tiền uống bia,ăn khô mực là hết.Đến tối,do trên tàu chật chội,nóng nên chúng tôi lên bờ kiếm 1 chỗ ngả lưng bên cạnh một đơn vị cảnh vệ bảo vệ kho xăng.Sau này Khánh "chuột" khi có dip ra Đà nẵng nói lại:"Bọn mày mà ở lại thêm 1 đêm nữa là xong",hỏi thêm nữa cậu mới nói :"Sáng hôm sau,một tay lính cảnh vệ do mắc lỗi bị đơn vị kiểm điểm ,quy chụp nên bức xúc.Lợi dụng khi đơn vị tập thể dục buổi sáng,vừa triển khai đội hình 9-6-3-0 thì ném lựu đạn thẳng vào đội hình,dùng súng đuổi bắn chỉ huy đơn vị,sau đó rút cố thủ ngay căn nhà mà chúng tôi nằm ké bên.Bị bộ đội đặc công nước bao vây,ném lựu đạn cay vào,sau một hồi giằng co thì tay lính cảnh vệ kê súng vào cằm tự sát".Cũng giống như năm 1972,tôi lại lần nữa thoát chết nhờ may mắn.Lần đó tàu tôi neo tại cảng Cửa Ông.Bao nhiêu ngày không sao,tàu vừa rời đi buổi chiều hôm trước thì ngày hôm sau máy bay Mỹ bắn phá Cửa Ông.Tàu Liên xô khi chúng tôi đi ra đang vào lấy than.Hai tàu còn kéo còi chào nhau bị bom Mỹ cháy đen thui,còn thêm cần cẩu đổ than sập đè xuống.Lần này sau hơn 34 năm,chúng tôi quay trở lại thì cảng Thuận an đã khác xưa rất nhiều.Một cây cầu lớn bắc ngang,cảng Tân Mỹ vẫn còn nhận ra.Hồi năm 75 nơi đó toàn xác xe tăng ,xe bọc thép bị bắn cháy,thép chảy thành vũng.Một con đường nối với Đà nẵng nằm vắt qua.Kho xăng và đơn vị hải quân không thấy đâu?Hỏi thăm dân,thì được biết xưa nó nằm ở chỗ đó,chỗ đó.Chúng tôi quay ra Huế với những kỷ niệm đấy ắp về cửa Thuận an mới giải phóng.Chiều nay chúng tôi sẽ đi Đông hà(Quảng trị) sau khi ăn trưa xong.(Còn tiếp)
H1 :Trên đỉnh Bạch mã.
H2:Khách sạn Bạch mã.
H3:Đường lên Bạch mã.
H4:Cửa Thuận an nhìn từ trên cầu,bên trái là cảng Tân Mỹ.

5 nhận xét:

  1. Hình 1: giữa nơi heo hút mà có "cột mốc" ghi số "O km", hay thiệt ta. Cột ghi ĐB MA chắc là dòng chữ "Đạt Bột mà"?
    HCQuang

    Trả lờiXóa
  2. Đạt dạo này "xung" quá, "hành quân" liên tục, chắc khối chuyện hay. Kể tiếp đi nhé!
    Sao không có ảnh thi pháo hoa QT?

    Trả lờiXóa
  3. Hồi tháng 3/1975 Đạt vào có thấy một tàu của địch bị chìm ngay cửa biển Thuận An, cách bờ khoảng 600,700m?
    Chuyện xăng dầu chắc là đơn vị tôi rồi, ngày đó đại đội tôi có nhiệm vụ quản một bồn dầu ở đảo Cồn Tè nơi có cột ăng ten rất cao( thấy bảo là trung tâm tiếp âm gì đó), cũng bị kỷ luật một mớ. Quản xăng là đơn vị khác (K2), nghe Đạt nói thì nhớ hình như hồi đó bên ấy còn phức tạp hơn bên mình.

    Trả lờiXóa
  4. Tháng 3/75 mình đóng quân ở thôn Triều Sơn Đông, băc sông Hương , ở giữa sông có một cái cồn ( nó như bãi giữa sông Hồng ở Hà Nội) bên kia là Vĩ Dạ. Trên cồn cây cối xanh tốt rất giống Đạt tả" bãi dâu xanh".Mình có thấy có một cái tàu nhỏ của ta như bị "mắc cạn"thì phải. Không biết chừng lại là tầu Nam béo và cậu cố tình" mắc cạn" để lên Huế chơi.Quả là chiến tranh nhiều khi cách nhau một tí mà không hề biết, thật tiếc.

    Trả lờiXóa
  5. Bộ Đạt bột muốn Bạch Mã như Bà Nà sao? Phải nói là "may còn giữ được hoang sơ". Tôi cũng đã lên đỉnh với đội HBThọ, ngồi nhậu trên lầu nhà bát giác, rất thú vị. Con đường lên đỉnh làm từ thời Tây đến giờ nhỏ, bí hiểm và thấy phục tụi Tây ba lô lên đây nhiều đứa đi bộ không.

    Trả lờiXóa

Đề nghị mọi người dùng tiếng Việt có dấu để nhận xét. Gõ telex tiếng Việt TẠI ĐÂY. Nhận xét xong xin không dùng Nặc danh mà nên điền danh tính vào Tên/URL (nếu ko dùng danh khoản). Xin chân thành cảm ơn!