Bài ca Trường Nguyễn Văn Trỗi

Nhạc và lời: Hồng Tuyến

Thứ Tư, 13 tháng 2, 2008

MÂM NGŨ QUẢ

Tết đã bắt đầu từ từ hết, nhưng tôi vẫn xin gửi tới AE 1 bài về mâm ngũ quả, cái mà chắc nhà nào cũng có trong mấy ngày qua. Lẽ ra đúng thời điểm nhất là trước tết phải đăng bài này, song vì có trưng mâm Ngũ quả thì mới nghĩ tới nó. Có nghĩ tới nó thì mới tìm hiểu và chuẩn bị viết bài. Ngặt cái, mấy ngày tết “xỉn” quá viết không được. Bây giờ vẫn còn chút xíu tết, vội vã gửi. Mong AE xá lỗi!

Nguồn gốc mâm Ngũ quả được xuất phát từ Tàu, thể hiện cho sự mong muốn đầy đủ, mà bấy giờ là các loại ngũ cốc người tàu thường dùng : gạo, nếp, lúa mì, tiêu mạch và đậu. Các thứ này có lẽ trưng bày trên bàn thờ thì coi không đẹp, nên không biết ai ở thời Chiến quốc đã nghĩ ra 5 loại trái cây thể hiện nó và phù hợp với thuyết Ngũ hành, đó là :

Táo thể hiện gạo, mầu xanh, hành mộc, hướng đông

Hạt dẻ thể hiện nếp, mầu đen, hành thủy, hướng bắc

Tắc (quất) thể hiện lúa mì, mầu vàng, hành thổ, trung tâm

Đào thể hiện tiểu mạch, mầu đỏ, hành hỏa, hướng nam

Mận (roi) thể hiện đậu, mầu trắng, hành kim, hướng tây

Khi cái “thủ tục” này lan qua Việt Nam ta và sau nhiều đời thì không còn bị ràng

buộc bởi cái ý nghĩa trên nữa. Tuy vậy mâm Ngũ quả ở miền Nam và miền Bắc có khác nhau. Mâm Ngũ quả của người Bắc thường có nải chuối hoặc quả phật thủ thể hiện sự che chở của trời phật cho con người. Ngoài ra, nói chung không kiêng cữ gì (có lẽ phần nào còn tư tưởng XHCN chăng ?), miễn sao mâm Ngũ quả trưng ngày tết sao cho đẹp, cho “hoành tráng”, nhiều mầu sắc nên thường dùng các thứ cam, quýt, táo, đào, lựu, hồng… và thậm chí cả ớt với nhiều mầu sắc khác nhau.

Nhưng mâm Ngũ quả của người Nam thì mang ý nghĩa là sự cầu mong của gia chủ trong năm tới. Do vây thường trưng những trái như : mãng cầu (na), dừa, đu đủ, xoài, sung (đọc theo cách nói của người Nam là : cầu vừa đủ xài sung). Hay cũng theo kiểu : cầu đủ tiêu xài hoặc cầu tiêu đủ xài !... Cũng do cách nói này, nên người Nam kiêng các trái như Chuối (chúi nhủi), khổ qua/ mướp đắng (khổ quá) hay tiêu (tiêu luôn), cam (cam chịu)…Song tất cả cũng chỉ là người xưa hoặc một số vùng nông thôn miền Nam, còn ở thành phố ngày nay, nói chung người Nam chỉ tránh không trưng một số trái như chuối, khổ qua và hay chưng các trái như thơm (dứa) vừa đẹp, vừa có ý nghĩa (thơm tho), hay trái thanh long (rồng xanh), bưởi, dưa hấu thể hiện sự căng tròn, no đủ….

Nói tóm lại, mâm Ngũ quả ngày nay mang nhiều tính cách trang trí cho đẹp bàn thờ ngày tết mà thôi. Tuy nhiên, dù chỉ có vài trái cây bày trên 1 cái điã (có khi rất nhỏ), nhưng dân ta vẫn luôn trân trọng gói đó là “Mâm ngũ quả” để dâng ông bà. Đó là cái tên chung để chỉ đĩa trái cây trưng bày ngày tết và chỉ cho ngày tết.
Năm mới tới, chúc EA Trỗi mạnh khỏe bởi sức khỏe là điều EA ta cần nhất vào tuổi này, và chỉ mong như thế là quá đủ với chúng ta rồi. Có sức khỏe, AE ta làm được mọi thứ, ko có thì chỉ "cày" cho mấy thằng bác sĩ hưởng mà thôi. Chúc blog ÚT TRỖI có thêm nhiều thành viên tham gia. Hệp pi niu ỉa ! (người Hà Tĩnh nói tiếng Anh có hơi khác 1 chút, AE đừng chê trách)

4 nhận xét:

  1. Mâm ngũ quả ngày Tết: Nhiều quan niệm, lắm cách thể hiện
    http://www2.thanhnien.com.vn/Doisong/2006/1/23/136632.tno

    Trả lờiXóa
  2. Nói như cái nhà a BThắng B2 thì a HMK6 này có "wan đỉm wần chúng": Nhậu - Ăn - Tráng miệng bằng mâm Ngũ Quả, rùi nói tiếng Anh fiên âm ra tiếng Vịt thổ ngữ hẳn hoi

    Trả lờiXóa
  3. Đọc bài HM tôi lại nhớ tới mâm ngũ quả nhà tôi mấy tết trước. Ngoài trái Bưởi, nải chuối đủ cả Dừa, Đủ, Xoài, theo quan niệm của người Nam. Chưa yên tâm vợ tôi còn nghe ai xui kiếm bằng được một chùm Sung đặt vắt lên trên mâm quả. Hy vọng năm tới tôi sẽ "khá" hơn. Nhưng mấy tết qua đi tôi chẳng cải thiện được gì, vợ tôi bực mình. Đã thế năm nay phải đổi mới, nên tết này tôi không còn thấy chùm Sung như mọi năm nữa. Tôi không hiểu "thâm ý" vợ nên khi ngồi ngắm mâm quả tết tôi chỉ nhận xét, nhìn chùm Sung phản cảm lắm, nhất là mồng một , mồng hai tết, chùm Sung thâm đen lại quắt queo, chả trách ...
    D.Đ-K6

    Trả lờiXóa
  4. Quả thật! vợ bác DĐ muốn dạy cho anh em ta đừng có bắt chước bác "Đại lãn"! Rất thâm.

    Trả lờiXóa

Đề nghị mọi người dùng tiếng Việt có dấu để nhận xét. Gõ telex tiếng Việt TẠI ĐÂY. Nhận xét xong xin không dùng Nặc danh mà nên điền danh tính vào Tên/URL (nếu ko dùng danh khoản). Xin chân thành cảm ơn!