Bài ca Trường Nguyễn Văn Trỗi

Nhạc và lời: Hồng Tuyến

Thứ Tư, 29 tháng 4, 2009

THẾ LÀ TÔI ĐI MỸ.

Tháng 4/2005,vào những ngày này tôi đang ở Mỹ chơi.Qua đó cũng rút ra được nhiều điều xin chia xẻ cùng mọi người.
Tôi được một đối tác mời sang Mỹ chơi. Tưởng rằng mình sẽ không bao giờ được sang Mỹ, nên nhân dịp này thử đi cho biết. Tuy thế tôi cũng không hy vọng nhiều lắm khi đi xin Visa, nghe nhiều người nói vô Mỹ khó lắm?
Trước khi đi phỏng vấn, tôi đã chuẩn bị giấy tờ chứng minh là mình sẽ không ở lại Mỹ(?). Sau khi kê khai vào tờ đơn xin nhập cảnh nộp tại lãnh sự quán Mỹ tọa lạc trên đường Lê Duẩn. Qua nhiều chốt an ninh, bỏ lại túi xách theo yêu cầu, tôi bước vào khu vực phỏng vấn ngồi chờ đến lượt. Hồi hộp không kém gì khi đi thi,nhưng thầm nhủ: "đi cũng được, mà rớt cũng là lẽ đương nhiên". Đến lượt tôi, gặp một bà người Mỹ đứng tuổi và một cậu VN phiên dịch. Bà vẫn lui cui vô đống giấy tờ, miệng thì hỏi tôi sang Mỹ có việc gì? Sau khi nghe tôi trình bày lí do, thế là xong, chờ lấy Visa. Mớ giấy tờ tôi chuẩn bị khá kỹ không cần tới. Đến ngày hẹn tôi lại tới xếp hàng trước cửa LSQ Mỹ chờ đến lượt. Không ngờ Visa của tôi lại được cho ra, vô nhiều lượt, thời hạn đến 1 năm. Trong khi những người đi cùng đoàn chỉ cho có 3 tháng, hoặc rớt luôn. Có lẽ họ trông mặt mà bắt hình dong? Nhân viên di cư Mỹ có quyền thích hay không thích mà không cần nói lí do. Nước Mỹ chảnh thế, nên bị ghét cũng phải!
Đi máy bay của hãng EVA AIR (Taiwan), nên phải ghé sân bay Đài bắc nghỉ khoảng 1-2 tiếng. Do ngồi ghế VIP nên chúng tôi được đưa lên phòng chờ của VIP nằm tít trên lầu, cách cửa ra khá xa. Sân bay Đài bắc lớn nhưng ngoài mỹ phẩm, rượu,vài đồ lưu niệm thì cũng không có gì giải trí cho du khách ghé qua. Nếu được xếp hạng thì sân bay Singapore là nhất về khoản dịch vụ câu tiền của khách, sau đó là Bangkok(?). Ngoài 4 tiếng bay từ VN sang Đài loan, chúng tôi còn phải bay gần 16 tiếng từ Taiwan sang Log Angeles(Mỹ) nên đêm thật là dài. Ngủ suốt trong chuyến bay, tỉnh dậy là được các cô tiếp viên chăm sóc nhiệt tình. Khăn nóng lau mặt, nước súc miệng, hỏi ăn gì? Uống gì? Vì không phải vận động nhiều nên không đói, chẳng biết ăn gì? Tôi gọi đại món cháo trắng ăn với dưa cải, ruốc cá hay thịt gì đó không biết cho dễ ăn. Gọi một ly nước trái cây là xong. Khách VIP trên máy bay thật sướng muốn ăn gì? Uống gì tùy thích, như tôi ngồi ghế VIP có lẽ phí? Nhưng được cái ghế ngồi ngả ra thành giường nằm thoải mái hơn ngồi phía dưới, ghế business, có TV xem, nghe qua tai nghe, không ảnh hưởng đến người bên cạnh . Đi đường dài mới biết nó quan trọng như thế nào! Tới sân bay Log Angeles đã là 15 giờ chiều. Khi bay trên thành phố thấy đa số là nhà gỗ, trung tâm thành phố mới có nhà cao tầng. Sau này hỏi mới biết do California là bang rộng nhất nước Mỹ, hay xảy ra động đất nên hạn chế xây nhà cao tầng! Có nhiều dàn khoan dầu đang hoạt động. Ra khỏi nhà ga có người đứng đón đưa về Little Saigòn ngay. Little Sài gòn cách sân bay LAX khoảng 1 giờ đồng hồ chạy xe. Bên này khi hỏi chỗ đó bao xa? thì sẽ được trả lời là đi khoảng mấy tiếng, chứ không như bên mình tính bằng km. Đến Little Saigon coi như ở VN. Toàn người Việt, dân Mỹ,dân Hàn dần dần lui xa ra các thành phố khác nhường chỗ cho người Việt nam. Dân VN coi đây là thủ phủ của mình nên cứ đến Tết là lại kéo nhau về . Đường xá bên Mỹ chia như ô bàn cờ. Nhà ở không rộng lắm nhưng ngôi nhà nào cũng có 1 lô đất rộng làm sân chơi hay trồng cây, nơi ở riêng tuyệt đối không buôn bán tại nhà, nên không có nạn "Tiến về mặt tiền"như bên ta. Muốn buôn bán ra trung tâm thuê nhà mở cửa hàng. Lúc tôi sang,gần ngày 30/4 nên cờ vàng ba sọc đỏ treo đầy đường, vì Cali là nơi tập trung người Việt đông nhất, nên nơi đây cũng là nơi chống Cộng mạnh mẽ nhất. Báo chí rất nhiều trang, nhưng chủ yếu là quảng cáo, thỉnh thoảng mới chen vào một bài chống Cộng, không bán được vì không có người đọc, chủ yếu cho không, sống bằng tiền quảng cáo. Cứ trong nước xử vụ gì hay có một vụ dân khiếu kiện thì ở đây nó xuyên tạc thành chống chính phủ hay chính phủ lừa phỉnh dân ngay. Ví dụ như vụ gạo cứu trợ cho dân bị mốc , chính phủ yêu cầu điều tra xử lí thì báo chí ở đây la ầm ĩ là chính phủ cung cấp cho dân gạo mốc...Rồi việc nhạc sĩ Phạm Duy, Nguyễn cao Kỳ về VN bị chửi thậm tệ, ca ngợi ca sĩ Thu Phương, Bằng Kiều. Nhưng đấy là những thành phần sĩ quan chế độ cũ bị đưa đi học tập cải tạo hoặc có thâm thù với đất nước ở khoảng 60 tuổi trở lên, còn đám người trẻ tôi hỏi thì họ nói không quan tâm tới chính trị và cũng không hiểu được những người kia làm như thế để làm gì? Theo họ cả một chế độ có đầy đủ vũ khí, được Mỹ ủng hộ còn không làm được gì, thì bây giờ có mấy mống già lại càng không làm được! Nhưng họ hiểu hoàn cảnh những người kia phải lợi dụng chính trị, tổ chức này, tổ chức kia như thế thì mới kiếm tiền được(?). Phần nhiều "quyên góp,vận động" bà con xong, lại cãi nhau chí chóe vì chia không đều. Bây giờ mọi người đều chán, nên ít người cho. Dân Mỹ tuyệt đối tuân thủ luật giao thông cho dù có là nửa đêm, đường phố vắng tanh, nhưng cứ có biển báo dừng là dừng lại mấy giây quan sát hai bên xong mới chạy tiếp(?) Cả ngày không hề thấy bóng cảnh sát, nhưng cứ thử chạy quá tốc độ xem, lập tức không biết từ đâu cảnh sát xuất hiện liền rất nhanh? vi phạm giao thông bên Mỹ luật phạt rất "hà khắc" nên chẳng mấy ai dám vi phạm. Suốt thời gian hơn một tuần ở bên Mỹ, tôi chỉ thấy có hai lần tai nạn giao thông xảy ra, lần nào cũng chết người vì xe bên đây toàn xài phân khối lớn 8.0 nên chạy rất nhanh. Và cũng thật nhanh chóng cảnh sát phong tỏa hiện trường liền,chặn các ngả đường đến chỗ tai nạn, hướng dẫn đi đường khác, nên không có cảnh ùn tắc giao thông. Cuộc sống ở bên đây không sôi động bằng bên VN, nhà nào biết nhà đó, không có cảnh hàng xóm láng giềng nói chuyện, hỏi han nhau hoặc chửi bới nhau, anh ồn ào quá sẽ có cảnh sát giải quyết. Tối ăn nhậu tại nhà ,ca hát ồn ào cỡ anh Quốc, cảnh sát gõ cửa hỏi thăm ngay. Mà ra quán ăn nhậu uống rượu, bia không được lái xe, 20 h là quán đóng cửa, đang nhậu dở cũng phải đi ra cho người ta dọn dẹp, đóng cửa vì quá giờ đó sẽ phải trả tiền thêm ngoài giờ. Bên Mỹ tối rất buồn, nếu anh không đi vào vũ trường? Ngoài đường thì vắng,lèo tèo vài quán bán khuya chủ yếu là phở và ăn lót bụng. Tô phở ở Mỹ to lạ lùng? Cỡ tôi chỉ ăn tô nhỏ mà đã to hơn tô lớn ngoài Hà nội. Còn tô lớn, ở đây gọi là tô XL(ngoại cỡ) hay Xe lửa. To như một cái chậu đựng canh, cỡ 4 người ăn no. Thế mà có người xơi được 2 tô? Phong tục ở đây là ăn gì, uống gì cũng phải bo vài ba đồng, nhậu thì nhiều hơn, khoảng 3% nếu anh quên , họ sẽ rất lịch sự hỏi khéo:"tôi phục vụ anh không được chu đáo à?". Cho nên trong túi lúc nào cũng phải đầy tiền lẻ! Nói chung người Việt ở bên Mỹ đa phần khó khăn vất vả. Làm việc đúng nghĩa là "đầu tắt mặt tối"! Không có chuyện ăn nhậu triền miên như bên ta, thậm chí có người còn làm đến 2 job (công việc). Riêng tiền thuế, tiền này tiền kia đã chiếm hơn 2/3 nên chẳng còn bao nhiêu. Bên Mỹ cũng có ăn xin đeo biển "Jobless", "homeless"(không việc làm, không nhà) cũng có cảnh chợ người nhưng toàn là người Mễ (Mexico), chờ ai đó đến thuê làm như ở HN. Gái Hàn quốc thì nổi tiếng vì làm điếm. Nước Mỹ không dễ kiếm tiền! (Kỳ sau: "Đi Las Vegas "đóng tiền điện")
Từ trên xuống
H1:Đường vào sân bay LAX.
H2:Thương xá Phúc-Lộc-Thọ nằm ngay trung tâm quận Cam(Orange country).
H3:Cờ 3 sọc kỉ niệm ngày 30/4,ngày quốc hận.
H4:Trung tâm băng nhạc Thúy Nga Paris.
H5:Big foot một loại xe tự chế chạy trên đường.
H6:Một góc nghĩa trang của người Việt.Người nhà đến viếng mộ có thể ngồi ăn uống.Nhạc sĩ Hoàng thi Thơ và nhiều văn nghệ sĩ cũng chôn ở đây.

9 nhận xét:

  1. Những đĩa nhạc (gốc)của các ca sỹ nổi tiếng có lẽ Đạt mua về trong chuyến đi đó phải không?

    Trả lờiXóa
  2. Đọc bài của Đạt xong, khỏi cần đi cho tốn tiền mình. Biết hết rồi còn gì.

    Trả lờiXóa
  3. Bác HT nói chí phải. Cuối tháng 5 này, vợ chồng cô em đi Mỹ và có nhã ý mời tôi đi cùng 1 lần cho biết. May quá, đọc bài của Đạt chắc khỏi phải đi-"the house"!Nói thật nhé, cậu về hưu AE lại được nhờ đấy. Viết tiếp đi.

    Trả lờiXóa
  4. DH đi để Ut có thêm chùm ảnh đẹp. Ngày xưa Đạt chưa có dụng ý chụp ảnh cho Ut nên hơi ít! Nếu đi bang khác thì tốt hơn.

    Trả lờiXóa
  5. Đúng là nên có bài viết dạng phóng sự thế này thì đọc thấy hợp lý hơn !!!

    TA

    Trả lờiXóa
  6. DI MOT NGAY DANG HOC 1 SANG KHON.TUOI CHUNG MINH VAN KIP HOC.

    Trả lờiXóa
  7. Bài viết như nhà báo chuyên nghiệp mô tả đến từng cm,đọc xong bài này có thể bốc phét mới ở bển dề nhiều ng tin. Bên đó giải phân cách có phần che ánh sáng xe đi ngc chiều nhau ko bị chói,nói về giao thông thì tuyệt vời.Chắc cũng phải tìm đối tác mời đi Mỹ như ĐB.NT

    Trả lờiXóa
  8. Nặc danh cũng là BĐ à?

    Trả lờiXóa

Đề nghị mọi người dùng tiếng Việt có dấu để nhận xét. Gõ telex tiếng Việt TẠI ĐÂY. Nhận xét xong xin không dùng Nặc danh mà nên điền danh tính vào Tên/URL (nếu ko dùng danh khoản). Xin chân thành cảm ơn!