Ngày thứ 2 (22/4/2009)
Chúng tôi dậy sớm để chuẩn bị xuất phát, 6h30 đồng nghiệp của bác TN ở Sơn la nhất định mời cả đoàn ăn sáng. Cả đoàn đành chiều lòng bạn nên 7h30 mới xuất phát.
Chúng tôi dậy sớm để chuẩn bị xuất phát, 6h30 đồng nghiệp của bác TN ở Sơn la nhất định mời cả đoàn ăn sáng. Cả đoàn đành chiều lòng bạn nên 7h30 mới xuất phát.
Ra khỏi Sơn la là đoàn xe của chúng tôi bắt đầu đi trên đèo (đèo này không một ai trong đoàn biết tên) đèo này có độ dài khoảng trên 15 km, một bên là vách núi, một bên là vực sâu nhưng địa hình chưa có gì gọi là hiểm trở. Đi hết đèo là đoạn đường bằng qua huyện Thuận châu (Sơn la) và phía trước là đèo Pha đin đang chờ đón. Suốt quãng đường đi, hai bên là rừng núi, trùng điệp, ở vùng này thấy rất nhiều chỗ bị dân phá rừng nên trông thấy nhiều khoảng núi bị trọc nham nhở.
Đi hết Thuận châu chúng tôi lên một con đèo. Trên con đèo này, một bên vách núi dựng đứng, một bên là vực sâu (nếu ai có "hội chứng" sợ độ cao nên lưu ý đề phòng) có đường mới làm đẹp và rất dễ đi, khi lên đến đỉnh đèo dừng lại nghỉ và ngắm cảnh mới biết đây là đèo Pha đin. 30 phút nghỉ tại đây, mọi người tản ra ngắm cảnh, tha hồ chụp ảnh phong cảnh xung quanh nơi đây. Nghĩ rằng, trước kia nghe nói vượt đèo Pha đin khó khăn khăn lắm, chẳng nhẽ lại dễ thế này. Sau khi nghỉ, tiếp tục hành trình và đổ đèo. Đi được một đoạn hết đường mới, thấy xuất hiện con đường cũ, mới biết đường lên Pha đin đã làm xong đường mới từ chân đèo lên đỉnh đèo (phía Sơn la ) còn từ đỉnh đèo xuống phía Lai châu vẫn là con đường cũ, nhưng trên đường đi thấy có rất nhiều đoạn: nhìn lên phía trên núi hoặc nhìn xuống phía dưới, thấy xe ủi và công nhân đang làm con đường mới thay con đường đèo cũ này. Hy vọng vài năm nữa các bạn có qua đây, lúc đó con đường mới đã hoàn thành, vượt đèo sẽ dễ dàng hơn. Khi đổ đèo Pha đin mới thấy thế nào là hiểm trở và hiểu được trước khi xuống đèo tại sao bên đường có biển nhắc nhở các lái xe kiểm tra lại tình trạng kỹ thuật của xe (ai thần kinh hơi yếu tốt nhất nên "ngủ"). Đi trên đèo, ngồi trên xe ngắm cảnh rất "đã". Khi xuống hết đèo Pha đin, chúng tôi kiểm đồng hồ km thấy đoạn đèo này dài hơn 30km. Từ đây đến Tuần giáo (Lai châu) còn hơn 10 km, chúng tôi tiếp tục hành trình. Khoảng 11h 30 đến bản Nà tấu nghỉ ăn trưa. Xong bữa trưa, đúng 13h theo hướng Mường Phăng chúng tôi xuất phát đến thăm khu sở chỉ huy của chiến dịch Điện bên. Trước khi vào khu vực sở chỉ huy, chúng tôi vào thăm khu vực duyệt binh làm lễ mừng chiến thắng chiến dịch ĐBP trước kia và chụp ảnh kỷ niệm. Khu vực Sở chỉ huy nằm trong một khu rừng mà người dân nơi đây vẫn gọi là "rừng đại tướng", lần lượt thăm hết các di tích trong khu rừng này. So sánh những gì đã thấy trong bộ phim chiến dịch ĐBP trước kia đã được xem, hầu như toàn bộ khu di tích này được giữ gìn rất tốt. Tại đây, chúng tôi gặp một đoàn cựu chiến binh chống Pháp và chống Mỹ cũng đang thăm quan , không biết tại sao? họ lại biết trong đoàn chúng tôi có con gái của Đại tướng đi cùng , nên mọi người xúm vào hỏi thăm tình hình sức khỏe của Đại tướng VNG và gửi lời kính chúc sức khỏe Đại tướng. Thế mới biết tình cảm của các Cựu chiến binh giành cho Đại tướng như thế nào và họ xin một kiểu ảnh kỷ niệm với con gái Đại tướng.
Thăm khu vực sở chỉ huy xong, chúng tôi tiếp tục lên đường hướng về phía Điện biên. Từ đây đi vẫn là những con đường quanh co trên đèo, một bên là vực một bên là núi rừng nhưng đã dễ hơn nhiều, thỉnh thoảng mới gặp những người dân đi xe máy ngược lại. Thấy còn sớm nên vừa đi vừa dừng lại ngắm cảnh thiên nhiên. Đúng 16h30 chúng tôi đến Nghĩa trang liệt sĩ Điện biên , nằm tại trung tâm thành phố. Cả đoàn nghỉ ngơi một chút rồi vào thắp hương tưởng niệm các liệt sĩ Điện biên. Khu nghĩa trang này tương đối rộng, tôi chỉ thấy 4 ngôi mộ của các anh hùng như Phan Đình Giót, Trần Can, Bế Văn Đàn, Tô Vĩnh Diện là có danh, còn lại hầu như toàn bộ là vô danh. Có một số ngôi mộ do gia đình nhờ các nhà ngoại cảm tìm, được gắn tên ở đằng sau tấm bia nhưng phía trước vẫn đề là vô danh. Rời khu nghĩa trang thấy nao nao trong lòng!
Buổi tối, Ban quản lý di tích Điện biên mời đoàn chúng tôi ăn cơm và vẫn là những món đặc sản của dân tộc Thái giống như ở Sơn la (vì sự nhiệt tình của họ mà cố gắng, chỉ "sướng" bác ĐC và 2 cậu thanh niên Mỹ đi cùng đoàn, được uống rượu "khát vọng" với mấy cô gái Thái).
Kết thúc bữa ăn cũng là kết thúc hành trình của ngày thứ hai.
THUẬN CHÂU & đèo PHA ĐIN
Đi hết Thuận châu chúng tôi lên một con đèo. Trên con đèo này, một bên vách núi dựng đứng, một bên là vực sâu (nếu ai có "hội chứng" sợ độ cao nên lưu ý đề phòng) có đường mới làm đẹp và rất dễ đi, khi lên đến đỉnh đèo dừng lại nghỉ và ngắm cảnh mới biết đây là đèo Pha đin. 30 phút nghỉ tại đây, mọi người tản ra ngắm cảnh, tha hồ chụp ảnh phong cảnh xung quanh nơi đây. Nghĩ rằng, trước kia nghe nói vượt đèo Pha đin khó khăn khăn lắm, chẳng nhẽ lại dễ thế này. Sau khi nghỉ, tiếp tục hành trình và đổ đèo. Đi được một đoạn hết đường mới, thấy xuất hiện con đường cũ, mới biết đường lên Pha đin đã làm xong đường mới từ chân đèo lên đỉnh đèo (phía Sơn la ) còn từ đỉnh đèo xuống phía Lai châu vẫn là con đường cũ, nhưng trên đường đi thấy có rất nhiều đoạn: nhìn lên phía trên núi hoặc nhìn xuống phía dưới, thấy xe ủi và công nhân đang làm con đường mới thay con đường đèo cũ này. Hy vọng vài năm nữa các bạn có qua đây, lúc đó con đường mới đã hoàn thành, vượt đèo sẽ dễ dàng hơn. Khi đổ đèo Pha đin mới thấy thế nào là hiểm trở và hiểu được trước khi xuống đèo tại sao bên đường có biển nhắc nhở các lái xe kiểm tra lại tình trạng kỹ thuật của xe (ai thần kinh hơi yếu tốt nhất nên "ngủ"). Đi trên đèo, ngồi trên xe ngắm cảnh rất "đã". Khi xuống hết đèo Pha đin, chúng tôi kiểm đồng hồ km thấy đoạn đèo này dài hơn 30km. Từ đây đến Tuần giáo (Lai châu) còn hơn 10 km, chúng tôi tiếp tục hành trình. Khoảng 11h 30 đến bản Nà tấu nghỉ ăn trưa. Xong bữa trưa, đúng 13h theo hướng Mường Phăng chúng tôi xuất phát đến thăm khu sở chỉ huy của chiến dịch Điện bên. Trước khi vào khu vực sở chỉ huy, chúng tôi vào thăm khu vực duyệt binh làm lễ mừng chiến thắng chiến dịch ĐBP trước kia và chụp ảnh kỷ niệm. Khu vực Sở chỉ huy nằm trong một khu rừng mà người dân nơi đây vẫn gọi là "rừng đại tướng", lần lượt thăm hết các di tích trong khu rừng này. So sánh những gì đã thấy trong bộ phim chiến dịch ĐBP trước kia đã được xem, hầu như toàn bộ khu di tích này được giữ gìn rất tốt. Tại đây, chúng tôi gặp một đoàn cựu chiến binh chống Pháp và chống Mỹ cũng đang thăm quan , không biết tại sao? họ lại biết trong đoàn chúng tôi có con gái của Đại tướng đi cùng , nên mọi người xúm vào hỏi thăm tình hình sức khỏe của Đại tướng VNG và gửi lời kính chúc sức khỏe Đại tướng. Thế mới biết tình cảm của các Cựu chiến binh giành cho Đại tướng như thế nào và họ xin một kiểu ảnh kỷ niệm với con gái Đại tướng.
Thăm khu vực sở chỉ huy xong, chúng tôi tiếp tục lên đường hướng về phía Điện biên. Từ đây đi vẫn là những con đường quanh co trên đèo, một bên là vực một bên là núi rừng nhưng đã dễ hơn nhiều, thỉnh thoảng mới gặp những người dân đi xe máy ngược lại. Thấy còn sớm nên vừa đi vừa dừng lại ngắm cảnh thiên nhiên. Đúng 16h30 chúng tôi đến Nghĩa trang liệt sĩ Điện biên , nằm tại trung tâm thành phố. Cả đoàn nghỉ ngơi một chút rồi vào thắp hương tưởng niệm các liệt sĩ Điện biên. Khu nghĩa trang này tương đối rộng, tôi chỉ thấy 4 ngôi mộ của các anh hùng như Phan Đình Giót, Trần Can, Bế Văn Đàn, Tô Vĩnh Diện là có danh, còn lại hầu như toàn bộ là vô danh. Có một số ngôi mộ do gia đình nhờ các nhà ngoại cảm tìm, được gắn tên ở đằng sau tấm bia nhưng phía trước vẫn đề là vô danh. Rời khu nghĩa trang thấy nao nao trong lòng!
Buổi tối, Ban quản lý di tích Điện biên mời đoàn chúng tôi ăn cơm và vẫn là những món đặc sản của dân tộc Thái giống như ở Sơn la (vì sự nhiệt tình của họ mà cố gắng, chỉ "sướng" bác ĐC và 2 cậu thanh niên Mỹ đi cùng đoàn, được uống rượu "khát vọng" với mấy cô gái Thái).
Kết thúc bữa ăn cũng là kết thúc hành trình của ngày thứ hai.
THUẬN CHÂU & đèo PHA ĐIN
Những hình ảnh thăm Mường Phăng.
(Còn tiếp)
Hành trình đi Tây bắc, TQ rất chu đáo, đã trang bị cho mỗi xe 1 máy bộ đàm. Trên đường có nó nên rất tiện lợi cho việc "chỉ huy" hành quân và cũng rất tiện cho việc giải quyết mọi "sự cố" thường xảy ra. Mỗi lần ai đó muốn đi "hát" thường phải dùng đến nó.
Trả lờiXóaQuảng trường duyệt binh mừng chiến thắng chứ không phải xuất quân vào chiến dịch đâu. Xuất quân mà duyệt binh thì phi pháo nó úp cho chạy bạt tóc.
Trả lờiXóaChiến thắng rồi, chỉ có ta với ta, muốn làm gì cũng không sợ hỏa lực địch. Cảm giác lúc đó thật là tự do, đã giành lại cả đất trời Điện Biên.
Cảm ơn TQ!
Trả lờiXóaNăm 2004 bọn mình (lớp CVA) đã đến Điện Biên vào dịp kỷ niệm 50 năm ngày chiến thắng nên đọc bài của Vinh như được thấy lại Sơn La, Lai châu, hầm chỉ huy, Điện Biên và khu nghĩa trang. Cảm ơn bạn.
Trả lờiXóaHai lần lái xe qua đèo, đến giờ vẫn chưa được ngắm phong cảnh. Ngắm thì ai lái cho đây.
Trả lờiXóaVinh ơi! cảnh đẹp quá mà phải chụp qua kính xe, hơi tiếc.
Trả lờiXóaAnh HT: Đoạn đường đèo đi xe máy "sướng" hơn đi xe hơi. Lần sau qua đèo rồi thuê xe máy quay trở lại tha hồ ngắm,chụp.
@ĐH:Biết là vậy, đi cả đoàn phải biết "hy sinh" bản thân mình, chỗ nào dừng lại thì cố mà bấm lấy được, rồi về lọc sau. Chụp amatơ thì kiểu gì cũng chụp được. Còn chuyện thuê xe máy ở đấy hơi "bị" khó đấy. Nếu thích thì đi xe máy lang thang ở Tây bắc vài tháng chắc sẽ được thỏa mãn. Qua đèo Khau Phạ cảnh còn đẹp nữa mà tôi chẳng "vồ" được cái nào! Thế mới tiếc (TQ cũng vậy).
Trả lờiXóaQuả là đi xe máy tụt tạt dễ hơn. Dù có một mình một xe ô tô cũng ngại đỗ dừng trên đèo hiểm trở. Đằng này mấy xe, mỗi xe mấy người. Nhưng mà phượt thì quả thực nghĩ đến cũng thấy oải! Cái đó gọi là khi muốn thì không có, khi có thì không muốn.
Trả lờiXóa"Dốc Pha Đin chị gánh anh thồ", còn gánh và còn đẩy được xe thồ, coi phim về ĐBP thấy gánh và thồ nặng lắm thì độ dốc cũng vừa phải thôi.
Trả lờiXóaƠ VinhNQ ơi, cái hầm trong ảnh sau mấy ảnh lối vào là của ông Cơ yếu Hoàng Đạo Thúy chứ nhỉ? Cái lán của ông Hoàng Văn Thái có chung hầm xuyên núi sang lán Đại tướng, ở ngay trên phòng giao ban Tác chiến mà VHP đứng trình bày phương án.
Trả lờiXóa@a HT: Lẫn lộn đã sửa
Trả lờiXóa